Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh

Luca Giordano | Public Domain

Philip Kosloski

06/04/21

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh


Tuần sau Chúa nhật Phục sinh tiếp tục cử hành vinh quang về sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Giống như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh thường được thế giới thế tục tổ chức vào những ngày trước lễ, nhưng không phải sau lễ. Điều này là ngược lại với việc cử hành phụng vụ của những lễ này, chỉ bắt đầu vào chính ngày đó và kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau đó.

Đặc biệt, “Tuần lễ Phục sinh” — còn được gọi là Tuần Bát nhật Phục sinh — là một cách đặc biệt để Giáo hội tiếp tục cử hành sự phục sinh của Chúa Giêsu, xem mỗi ngày như chính ngày Lễ Phục sinh!

Dưới đây là một vài thông tin thú vị về Tuần lễ Phục sinh và cách chúng ta có thể dự phần vào niềm vui của Đức Kitô Phục sinh.

Người Cơ đốc giáo phương Đông gọi những ngày sau Lễ Phục sinh là “Tuần lễ tươi sáng”


Tuần sau Chúa nhật Phục sinh được các Kitô hữu Đông phương gọi là “Tuần lễ tươi sáng” và hàm ý chỉ về ánh sáng mà Chúa Giê-su đã mang đến thế gian.

Theo thuật ngữ Kinh thánh, Chúa Giêsu đã sống lại vào “ngày thứ tám”, điều này tượng trưng cho sự sáng tạo mới và lời hứa về nước Thiên đàng. Người Kitô hữu Đông phương suy ngẫm về lời hứa ban niềm vui trong tương lai bằng cách gọi “Tuần lễ tươi sáng” là “một ngày liên tục”.


Sách Lễ Hàng ngày Thánh Anrê giải thích thêm về mối liên hệ giữa Tuần Bát nhật Phục sinh với các thành viên mới được rửa tội của Giáo hội Công giáo.

Tuần Bát nhật Phục sinh, trước đây không có công việc hầu hạ nào được thực hiện trong dịp này, là một ngày lễ hội kéo dài. Mỗi ngày, các tân tòng tham dự Thánh lễ tại một [nhà thờ khác nhau ở Roma], tại đó họ được Rước lễ. Vào buổi tối, họ đến Đền Thánh Gioan Lateran để dự giờ Kinh chiều.

Ngoài ra, những người mới được rửa tội sẽ mặc áo rửa tội của họ trong suốt tuần bát nhật. Theo Bách khoa Toàn thư Công giáo, Chúa nhật thứ hai Phục sinh “được gọi là dominica in albis (deponendis), Chúa nhật (xếp cất) áo trắng.”


Giáo luật quy định rằng luật sám hối này không áp dụng cho những ngày trong lịch của Giáo hội được coi là những ngày lễ.

Việc kiêng thịt, hoặc một số thực phẩm khác theo quyết định của Hội đồng Giám mục, phải được tuân thủ vào tất cả các ngày Thứ Sáu, trừ khi ngày lễ trọng rơi vào Thứ Sáu (GL. 1251).

Lễ trọng trong Giáo hội Công giáo là một ngày trong lịch phụng vụ được đánh dấu có tầm quan trọng và cử hành cao nhất. Đó là một ngày hân hoan! Thứ Sáu Phục Sinh là một ngày lễ trọng!


Mùa Phục sinh mang ý nghĩa là một thời gian vui mừng trọng đại. Niềm vui này đương nhiên được chia sẻ với người khác và qua hàng thế kỷ người Kitô giáo bày tỏ nó theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn, người Kitô giáo trong nhiều vùng trên thế giới chào nhau bằng một “lời chào Vượt qua.” Nó còn hơn cả lời “Phục sinh Hạnh phúc,” và liên hệ đến niềm vui con người có được nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Phong tục ban đầu được phát triển trong bối cảnh của phụng vụ và vẫn được các Kitô hữu Đông phương duy trì cho đến ngày nay.

Nó diễn ra trong Canh thức Phục sinh, một lễ canh thức vào ban đêm để bắt đầu cử hành Lễ Phục sinh vào Thứ Bảy Tuần Thánh. Theo Viện Metropolitan Cantor Institute, trong khi hát thánh vịnh “các tín hữu tiến đến hôn lên thánh giá do linh mục cầm trong tay, linh mục chào từng người: ‘Chúa Kitô đã sống lại!’; và mỗi người tín hữu đáp lại, ‘Người đã sống lại thật!’”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2021]


Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

published on 03/12/21

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 24: Phía trên bàn thờ, bạn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm “Khổ hình Thập giá” nổi tiếng của họa sĩ Guido Reni.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 24

Lần thứ ba, chuyến hành hương Mùa Chay dừng lại tại một nơi cung hiến cho Thánh Laurensô rất được yêu mến. Chúng ta đang ở trung tâm Roma. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina có lẽ nằm trên ngôi nhà của mệnh phụ Lucina — được sử dụng như một “domus ecclesiae”, hay nhà thờ tư gia.

Các cuộc khai quật được thực hiện bên dưới nhà thờ đã làm lộ ra một insula lớn, hay là tòa nhà phụ, và đặc biệt là một giếng rửa tội hình tròn và một giếng hình chữ nhật nhỏ hơn, được xác định là nơi rửa tội của vương cung thánh đường thuộc thế kỷ thứ 5. Một giả thuyết khác cho rằng tòa nhà cổ là một ngôi đền thờ nữ thần Juno Lucina, được hoán chuyển làm nơi thờ phượng của người Kitô giáo và sau đó được biến thành một vương cung thánh đường.

Hầu như toàn bộ vương cung thánh đường bị sụp đổ vào thế kỷ 11 và được xây dựng lại bởi Đức Giáo hoàng Pasquale II. Cổng vào và tháp chuông có niên đại muộn hơn một chút. Vào giữa thế kỷ 17, nó đã được chuyển đổi theo phong cách Baroque và thu bớt lại thành một gian giữa (các lối đi bên hông trở thành nhà nguyện), và nền nhà thờ được nâng lên để đưa nó trở lại ngang bằng với mức mặt đường. Phía trên bàn thờ, bạn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm “Khổ hình Thập giá” nổi tiếng của họa sĩ Guido Reni.

Nhà nguyện đầu tiên ở bên phải được cung hiến cho Thánh Laurensô phó tế tử vì đạo, và lưu giữ những gì theo truyền thống được coi là tấm vỉ sắt mà ngài đã bị thiêu sống vào năm 258. Trong phòng áo lễ có lưu giữ những sợi dây xích giam giữ ngài làm tù nhân, tại vị trí ngày nay là nhà thờ San Lorenzo ở Fonte.

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (...) Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (Mc 12:30-31)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina (mặt tiền). Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina (bên trong). Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina (cung thánh). Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. “Khổ hình Thập giá” là kiệt tác của họa sĩ Guido Reni. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina, Nhà nguyện Thánh Laurensô. Trong bức tranh, bà Lucina trình bày sơ đồ của Vương cung thánh đường cho Thánh Laurensô. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. Dưới bàn thờ của Nhà nguyện Thánh Laurensô có lưu giữ tấm vỉ sắt mà ngài đã bị thiêu sống trên nó. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. Những xiềng xích của Thánh Laurensô khi ngài còn là một tù nhân. Ngày nay, trên vị trí của nhà tù là một nhà thờ cung hiến cho ngài. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. Ở giữa trần bằng gỗ của nhà thờ là một bức tranh mô tả Chúa Kitô với Giáo hoàng Damasus I, Thánh Laurensô và bà mệnh phụ Lucina. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. Một Sách Lễ xưa với bản Thánh Lễ Thánh Laurensô. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng nhà thờ San Lorenzo ở Lucina: tấm vỉ sắt và những xiềng xích của ngài ở đây

Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina. Các cuộc khai quật đã làm lộ ra một giếng rửa tội hình tròn và một giếng rửa tội hình chữ nhật nhỏ hơn gần đó, trong khu vực được xác định là gian cung thánh của vương cung thánh đường nguyên thủy. Vương cung thánh đường San Lorenzo ở Lucina thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/4/2021]