Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Vị thánh này không muốn sự ngọt ngào nếu Chúa Giêsu mang những mũi gai và đinh

Vị thánh này không muốn sự ngọt ngào nếu Chúa Giêsu mang những mũi gai và đinh

Vị thánh này không muốn sự ngọt ngào nếu Chúa Giêsu mang những mũi gai và đinh

19 tháng Sáu , 2020

Chân phước Osanna xứ Mantua được nhận Năm Dấu Thánh, nhưng dành phần lớn cuộc đời chăm sóc cho các em của mình theo nguyện vọng của thân phụ.

Osanna Andreasi sinh ngày 17 tháng Một năm 1449 tại Mantua, Ý. Cha mẹ của chân phước, ông Niccolo Andreasi và bà Agnese Gonzaga, thuộc dòng họ quý tộc. Giống như Thánh Catarina thành Siena trước đó một thế kỷ, Osanna được biết là đã có thị kiến từ năm sáu tuổi. Trong thị kiến này, Chúa Kitô hiện ra với chân phước đang đội mão gai và vác Thánh giá của Người. Thị kiến này đã khiến Osanna tận hiến trọn đời theo Chúa Kitô, và Người sẽ hướng dẫn chân phước từng bước đi trên đường. Chân phước chịu đựng nhiều đau khổ trong suốt cuộc đời, nhưng vẫn luôn xin chịu nhiều hơn:

“Ôi, lạy Thiên Chúa duy nhất của con! Những mũi gai nhọn phải dành cho riêng Người sao; những mũi đinh và thập giá là của riêng Người sao; và sự ngọt ngào và an ủi lại dành cho con? Không thể như vậy. Con sẽ không dự phần vinh quang của Người nếu Người không làm cho con cũng được chia sẻ những đau đớn của Người.”

Thân phụ của Osanna đã sắp xếp một cuộc hôn nhân cho con gái của ông. Được cuốn hút sâu sắc vào đời sống tu trì, chân phước từ chối kế hoạch của cha. Nhưng chân phước giải thích cho ông hiểu tại sao mình không kết hôn. Ông tin rằng câu chuyện về những cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu là từ trí tưởng tượng phong phú của chân phước. Ông kiên quyết chân phước phải lập gia đình. Vì chân phước là chị cả trong nhà, ông trao thêm nhiều trách nhiệm cho chân phước trong việc chăm sóc cho các em. Ông bắt thánh nhân hứa sẽ ở nhà cho đến khi tất cả các em của chân phước đều có thể sống tự lập.

Không thể có được sự chấp thuận của thân phụ để bước vào đời tu, năm 14 tuổi, chân phước bắt đầu mặc tu phục của Dòng Ba Đa minh. Thánh Catarina thành SienaTu huynh Girolamo Savonarola, cả hai đều là những mẫu gương về sự từ bỏ mình, đã thu hút chân phước vào Dòng này.

Chân phước không coi thường cha mình qua việc gia nhập Dòng nhưng giải thích với ông rằng chân phước đã có lời khấn và sẽ mặc tu phục cho đến khi thánh nữ thực hiện trọn vẹn lời hứa. Thân phụ tôn trọng điều này và cho phép chân phước ở nhà.

Khi Osanna 18 tuổi, chân phước có một thị kiến trong đó chân phước trải qua một cuộc hôn nhân thần bí với Chúa Giêsu. Trong 12 năm tiếp theo, chân phước chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu. Trong thời gian này, cha mẹ chân phước qua đời, và chân phước đảm nhận vai trò là “cha mẹ” với việc chăm sóc cho các em của mình. Thật trớ trêu, chân phước phải đợi 37 năm để hoàn thành lời khấn của mình. Ngoài ra, chân phước sẽ chăm sóc các em cho đến khi tất cả đều có thể rời khỏi nhà.

Chuyện kể rằng Osanna học đọc và viết với sự trợ giúp của nước Trời. Dường như vào một ngày kia chân phước nhìn thấy một mẩu giấy với hai chữ viết trên nó. Đó là các chữ “Giêsu” và “Maria”. Ngay lập tức chân phước biết những chữ đó nghĩa là gì, và từ thời điểm đó, chân phước có thể đọc và viết bất cứ điều gì về thiêng liêng mà chân phước hiểu được.

Thị kiến chân phước nhận được năm sáu tuổi đã trở thành một hiện thực vĩnh viễn cho chân phước năm 30 tuổi. Những dấu Thương xuất hiện trên đầu, bên sườn và hai bàn chân của chân phước. Chân phước cũng có một thị kiến trong đó chân phước thấy trái tim mình bị chia làm bốn phần. Từ thời điểm đó và trong suốt cuộc đời về sau, chân phước trải qua những sự đau đớn của Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chân phước mang những dấu thương của cuộc Khổ nạn của Đức Kitô trên đầu, bên sườn và hai bàn chân, nhưng cố giấu chúng hết mức. Tuy nhiên, nhiều lúc cơn đau ở bàn chân quá dữ dội đến mức chân phước không thể đi lại. Vượt qua tất cả, chân phước trở thành một người linh hướng cho những người nghèo nhất và những người hành khất mà chân phước chăm sóc. Chân phước đã trao cho người nghèo phần lớn tài sản thừa kế của mình.

Gần cuối đời, Sơ Osanna trở thành bạn với một cha Dòng Biển đức, Cha Jerome. Hai người trao đổi nhiều thư từ, và chân phước xem cha như người con tinh thần của mình “được thai nghén trong Máu Đức Kitô.” Những lá thư của chân phước mô tả một đời sống thiêng liêng chứa đầy những đau đớn và đau khổ rất nhiều, chỉ giảm bớt khi có những lần xuất thần và kết hiệp với Thiên Chúa.

Osanna khấn lần cuối trong Dòng Ba Đaminh năm 1501. Chân phước qua đời bốn năm sau đó. Chân phước được Đức Giáo Hoàng Innocent XII phong Chân phước ngày 24 tháng Mười Một năm 1694. Chân phước là bổn mạng của các nữ sinh.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ:TRI KHOAN 21/6/2020]


Các Giáo hội giải quyết ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em ở Châu Á

Các Giáo hội giải quyết ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em ở Châu Á
© Fides

Các Giáo hội giải quyết ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em ở Châu Á

Hàng ngàn trẻ em bị đẩy vào thị trường lao động

18 tháng Sáu, 2020 09:18
“Trẻ em có quyền được bảo vệ tránh mọi hình thức phân biệt đối xử, bóc lột và bạo lực. Tác động của những biện pháp ngăn chặn Covid-19 ở nhiều nước Châu Á, việc đóng cửa trường học và tình trạng căng thẳng gia tăng đối với các gia đình không thể và không được biến thành nạn bóc lột, lạm dụng, và bạo lực đối với trẻ em. Hỗ trợ và thăng tiến phẩm giá và quyền của trẻ em phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, Giáo hội và tất cả các cộng đồng tôn giáo. Trẻ em phải ở trung tâm của sự phản ứng đối với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, kinh tế và xã hội.”

Đây là những điều được các nhà hoạt động vì quyền trẻ em và các nhà lãnh đạo những Giáo hội Châu Á báo cáo, họ đã tham dự một hội nghị trực tuyến, tiếp theo là Agenzia Fides, được tổ chức bởi “Hội đồng Kitô giáo Châu Á” (CCA) về chủ đề “Thúc đẩy phẩm giá và quyền của trẻ em giữa cuộc khủng hoảng Covid-19.” Tổng thư ký CCA, Mathews George Chunakara, nhấn mạnh rằng “các nhu cầu của trẻ em giữa đại dịch đã trở nên vô hình.” Ông nhận xét: “Tác động của coronavirus có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến sự hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Do đó, quyền của các em phải được bảo vệ, bảo đảm sự hạnh phúc và phẩm giá của tuổi thơ: chất lượng cuộc sống là một quyền của tất cả trẻ em.”

Hàng triệu trẻ em ở Châu Á có nguy cơ bị đẩy vào thị trường lao động: cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra có thể dẫn đến “lần đầu tiên gia tăng số lao động trẻ em sau 20 năm xúc tiến,” báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Unicef nhân “Ngày thế giới chống lao động trẻ em” (12 tháng Sáu), và trước thềm năm 2021, được LHQ công bố là “Năm Quốc tế Xóa bỏ Lao động Trẻ em.” Đánh giá về tình trạng đã giảm từ năm 2000 đến nay, nhưng bây giờ có thể quay trở lại, báo cáo do hai tổ chức công bố nhấn mạnh về tình trạng ngày càng xấu đi của trẻ em ở Châu Á, tàn phá rất lớn đối với sức khỏe và sự an toàn. Khu vực Đông Á và vùng Thái Bình Dương là nơi cư trú của 70% người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên toàn cầu: ngoài những rủi ro liên quan đến đại dịch, người dân phải đối mặt với biến đổi khí hậu, đô thị hóa, di cư, những hiện tượng đang làm trầm trọng thêm hoàn cảnh dễ bị tổn thương hiện tại. Trẻ em là nạn nhân đầu tiên.

Ở Đông Nam Á, ASEAN (một hiệp hội khu vực quy tụ 10 quốc gia trong vùng) đã thảo luận về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt đối với tình trạng bạo lực gia đình trong đại dịch. Nhận thức xã hội và thể chế về những vấn đề này đang gia tăng ở một số nước Châu Á: số những cuộc gọi đến đường dây điện thoại đặc biệt của Hội Phụ nữ Việt Nam đại diện cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình trong thời gian cách ly xã hội đã tăng 50% và số nạn nhân được giải cứu hoặc bị truy tố tăng 80%. Về tác động của đại dịch đối với trẻ em, một cuộc khảo sát của Hiệp hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho thấy 48% trường hợp được báo cáo bị hành hạ bằng lời nói, đồng thời 8% bị đánh đập, và 32,5% cho biết các bé không có được sự chăm sóc phù hợp của gia đình.

Nếu bước đầu tiên là được thông báo và bước thứ hai chắc chắn phải có sự hiện diện của các cơ cấu bảo vệ, thì trụ cột bảo vệ các bé vẫn là luật cho phép bảo vệ quyền trẻ em. Từ quan điểm này, Miến Điện – quốc gia với ước tính số lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi chiếm gần 10% dân số – đã ký Công ước về độ tuổi lao động tối thiểu do Tổ chức Lao động Quốc tế đề xuất, tổ chức quy định thiết lập các chính sách về tuổi quốc gia nhằm xóa bỏ lao động trẻ em. Công ước được quốc hội Miến Điện phê chuẩn vào ngày 8 tháng Sáu.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/6/2020]