Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều răn (II)

TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều răn (II)
© Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều răn (II)

‘Thiên Chúa đã làm cho tôi bao nhiêu điều đẹp đẽ? Đây là câu hỏi. Trong thinh lặng, mỗi người chúng ta hãy trả lời’

27 tháng Sáu, 2018 14:39
Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9.40 sáng trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trước khi ra Quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha gặp gỡ nhiều nhóm bệnh nhân và người khuyết tật trong Đại sảnh Phaolo VI.

Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tiếp tục loạt giáo lý về Các Điều răn, tập trung vào chủ đề “Tình yêu của Thiên Chúa đi trước lề luật và làm cho nó có ý nghĩa” (Bài đọc sách Thánh: trích Sách Đệ Nhị luật, 4, 32-35).

Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc bằng Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.



Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Hôm nay, buổi tiếp kiến chung cũng sẽ diễn ra giống như Thứ Tư tuần trước. Trong Đại sảnh Phaolo VI có các bệnh nhân, và để tránh cho họ cái nóng, vì ở đó họ dễ chịu hơn. Nhưng họ sẽ theo dõi buổi tiếp kiến qua màn hình khổng lồ, và chúng ta cùng hợp chung với họ, nghĩa là không phải có hai buổi tiếp kiến, chỉ có một. Chúng ta cùng chào những người trong Đại sảnh Phaolo VI. Và chúng ta sẽ tiếp tục nói về các Điều răn, và như chúng ta đã nói đó là những Lời của Chúa nói với Dân Người, để Dân Người có thể vững bước trên hành trình; đó là những lời yêu thương của một người Cha. Mười Lời dạy bắt đầu như vầy: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20: 2). Sự mở đầu này có vẻ xa lạ so với những quy ước thật theo sau. Nhưng đó không phải là vấn đề.

Tại sao Thiên Chúa lại đưa ra lời giới thiệu về Người và về sự giải thoát này? Bởi vì dân Chúa đến núi Sinai sau khi vượt qua Biển Đỏ: Chúa của dân tộc Israel trước hết giải thoát, sau đó Người đòi hỏi sự trung tín.[1] Hay đúng hơn là: Mười Điều răn khởi đầu bằng lòng quảng đại của Thiên Chúa. Chúa không bao giờ yêu cầu trước khi Người trao ban. Không bao giờ. Trước hết Người giải thoát. Trước hết Người trao ban, rồi Người mới yêu cầu. Đây là Chúa Cha của chúng ta, Thiên Chúa nhân lành của chúng ta.

Và chúng ta hiểu được tầm quan trọng của lời tuyên bố khởi đầu: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi”. Có một sự thuộc về, có một mối quan hệ, Người thuộc về chúng ta. Chúa không phải là một người lạ. Người là Thiên Chúa của các ngươi. [2] Điều này làm sáng tỏ Mười Điều răn và cũng tỏ lộ mầu nhiệm hành động của Ki-tô hữu, vì đó cũng chính là thái độ Chúa Giê-su khi Người nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” (Ga 15: 9). Đức Ki-tô là người con yêu dấu của Chúa Cha và yêu thương chúng ta bằng tình yêu đó. Người không bắt đầu từ nơi Người, nhưng từ Chúa Cha. Công việc của chúng ta thường thất bại vì chúng ta bắt đầu từ chúng ta chứ không phải từ tấm lòng tri ân. Và với những người bắt đầu từ chính bản thân của họ, họ sẽ đi đến đâu? Họ sẽ trở về với bản thân của họ! Họ không thể tiến tới mà chỉ quay lại với chính bản thân họ. Chính vì thái độ ích kỷ mà có câu nói đùa người ta nói rằng: “Người đó có một cái tôi lớn, một cái tôi nhỏ với chính tôi và cho tôi.” Người ấy khởi đầu từ chính bản thân và lại quay trở về với bản thân.

Đời sống người Ki-tô hữu trên hết là một sự đáp lời lại cho Chúa Cha quảng đại. Những người Ki-tô hữu chỉ chạy theo “những bổn phận” kêu ca vì không có được một trải nghiệm riêng tư với Thiên Chúa là Đấng “của chúng ta”. Tôi phải làm việc này, việc này và việc này … chỉ là những bổn phận. Nhưng có điều gì đó bị đánh mất! Vậy nền tảng của bổn phận này là gì? Nền tảng của bổn phận này là yêu mến Thiên Chúa Cha, Đấng trước hết trao ban, sau đó mới yêu cầu. Đặt lề luật lên trước mối quan hệ không giúp cho con đường của đức tin. Làm sao một người trẻ có thể mong muốn trở thành người Ki-tô hữu, nếu chúng ta bắt đầu từ những nghĩa vụ, những trách nhiệm, sự kiên trì mà lại không bắt đầu từ sự giải phóng? Trở thành người Ki-tô hữu là một hành trình giải phóng! Những Điều răn giải thoát cho anh chị em khỏi tính ích kỷ và chúng giải thoát anh anh chị em vì có tình yêu của Thiên Chúa giúp anh chị em tiến bước. Sự đào tạo người Ki-tô hữu không đặt nền tảng trên sức mạnh của ý chí, nhưng trên nền tảng của sự chấp nhận ơn cứu độ, cho phép bản thân mình được yêu thương: trước hết là Biển Đỏ, sau đó đến Núi Sinai. Trước hết là ơn cứu độ: Thiên Chúa cứu thoát Dân Người trong Biển Đỏ; sau đó trên núi Sinai Người mới nói cho họ những điều phải làm. Nhưng dân Chúa biết rằng họ phải thi hành những điều này vì họ đã được cứu thoát bởi một người Cha yêu thương họ.

Lòng tri ân là một đặc tính nổi bật của tâm hồn đã được Chúa Thánh Thần viếng thăm; vâng lời Thiên Chúa trước hết con người phải nhớ đến những đặc huệ. Như Thánh Basil nói, “Những ai không để cho những đặc huệ kia rơi vào quên lãng là họ đang hướng đến nhân đức tốt lành và hướng đến mọi công cuộc của sự công bình” (Quy tắc, 56). Tất cả điều này sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Để thực hiện một bài kiểm tra bộ nhớ [3]: Thiên Chúa đã làm cho mỗi người chúng ta không biết bao nhiêu điều đẹp đẽ! Chúa Cha trên trời của chúng ta quá hào phóng! Bây giờ cha muốn đưa ra một bài tập nhỏ cho anh chị em; trong thinh lặng, mỗi người hãy trả lời trong tâm hồn của mình. Thiên Chúa đã làm tôi bao nhiêu điều đẹp đẽ? Đây là câu hỏi. Trong thinh lặng, mỗi người chúng ta hãy trả lời. Thiên Chúa đã làm cho tôi bao nhiêu điều đẹp đẽ? Và đây là sự giải phóng của Thiên Chúa. Thiên Chúa làm nhiều điều đẹp đẽ và giải phóng chúng ta.

Tuy nhiên một số người có thể chưa có được kinh nghiệm thật của sự giải phóng của Chúa. Việc này có thể xảy ra. Nó có thể xảy ra khi một người nhìn hướng nội và chỉ tìm ý nghĩa của trách nhiệm, mang lấy tinh thần của người phục vụ chứ không phải là những người con. Có thể làm gì trong trường hợp này? Cũng như dân được chọn đã làm. Sách Xuất hành nói: “Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp. Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ít-ra-en và Thiên Chúa đã biết.” Thiên Chúa nhớ đến tôi.

Hoạt động giải thoát của Thiên Chúa được đưa ra ngay từ khởi đầu của Mười Lời Dạy – tức là những điều răn – là câu trả lời cho lời than van này. Chúng ta không tự cứu được chính chúng ta, bằng bản thân chúng ta, nhưng từ nơi chúng ta phát ra một tiếng kêu cứu: “Lạy Chúa, xin cứu con; Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối; Lạy Chúa, xin gìn giữ con; Lạy Chúa, xin ban cho con niềm vui.” Đây là tiếng kêu cứu. Việc này tùy thuộc vào chúng ta: xin để được giải thoát khỏi sự ích kỷ, khỏi tội, khỏi những xiềng xích của nô lệ. Tiếng kêu này rất quan trọng, nó là lời cầu nguyện, nó là một ý thức cho thấy rằng chúng ta vẫn còn đang bị đè nặng và chưa được giải phóng trong con người chúng ta. Có rất nhiều thứ không được giải phóng trong linh hồn của chúng ta. “Xin cứu con, xin giúp con, xin giải thoát con.” Đây là một lời cầu nguyện rất đẹp dâng lên Chúa; Chúa chờ đợi những lời kêu lên như vậy, vì Người có thể và Người muốn đập tan những xiềng xích của chúng ta; Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta đến với sự sống vẫn còn bị đè nặng dưới những ách, nhưng được giải thoát và sống trong tâm tình tri ân, hân hoan vâng phục Người là Đấng đã ban tặng cho chúng ta quá nhiều, nhiều hơn vạn lần những gì chúng ta có thể dâng lên Ngài. Điều này rất đẹp. Ước mong rằng Chúa luôn được đáp lại với lòng tri ân tất cả những gì Người đã làm, đang làm và sẽ làm cho chúng ta!

___________________________________________

Lời chào các bệnh nhân và người khuyết tật trong Đại sảnh Phaolo VI

Lời chào của Đức Thánh Cha với các khách hành hương của Hiệp hội Giới trẻ Công giáo Khiếm thính của Châu Mỹ (DCYIA)

Các bạn thân mến,

Cha gửi lời chào nồng hậu đến nhóm đại diện của “Hiệp hội Giới trẻ Công giáo Khiếm thính của Châu Mỹ.” Cha cầu cho chuyến hành hương của các bạn – “Thời gian bước theo chân Chúa Giê-su” – sẽ giúp cho các bạn phát triển lòng yêu mến Đức Ki-tô và yêu thương nhau. Chúa dành một chỗ rất đặc biệt trong trái tim của Người cho những ai bị bất kỳ một dạng khuyết tật nào, và cả Người Kế vị của Thánh Phê-rô cũng vậy! Cha hy vọng rằng thời gian của các bạn ở Roma sẽ làm phong phú về tinh thần và làm vững mạnh chứng tá của các bạn cho tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi đứa con của Người. Trong thời gian các bạn vẫn tiếp tục hành trình, xin các bạn nhớ cầu nguyện cho cha. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng rộng rãi ban ơn lành cho các bạn!

Lời chào của Đức Thánh Cha với phái đoàn từ Tổ chức Olympics đặc biệt

Cha gửi lời chào đặc biệt đến phái đoàn từ tổ chức “ Olympics Đặc biệt” nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập. Thế giới thể thao tạo ra một cơ hội đặc biệt cho con người phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và tình bạn, và nguyện cầu rằng Ngọn lửa Olympic có thể trở thành một dấu chỉ của niềm vui và hy vọng trong Chúa, Đấng ban những ơn hiệp nhất và bình an cho những đứa con của Người. Cha khẩn xin ơn lành niềm vui và bình an của Chúa đổ xuống trên tất cả những người ủng hộ cho mục tiêu của Olympics Đặc biệt.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/6/2018]


Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

26 tháng Sáu, 2018
Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Được xây dựng bằng những phiến gỗ lớn và cao đến 220 bộ (khoảng hơn 67 mét), những nhà thờ này trông giống như vừa bước ra khỏi trường thiên tiểu thuyết của Tolkien.

Vùng Maramures, thuộc phía bắc Transylvania, Romania, là quê hương của một số nhà thờ đặc biệt nhất trên thế giới, mỗi nhà thờ đều được xây dựng bằng những phiến gỗ dầy với mái khổng lồ nhìn như muốn đè thân nhà thờ xuống.

Từ những đỉnh cao nhất của các nhà thờ chính tòa kiểu Gô-tíc đến những cột xoắn mang phong cách nhà thờ Ba-rốc và những kiểu mái vòm hình học của các nhà nguyện theo phong cách tân cổ điển, các nhà thờ này nổi tiếng vì mang nhiều hình dáng và phong cách khác nhau.

Nhưng dù mang phong cách nào, các nhà thờ này đều được xây bằng những vật liệu bền bỉ, như đá vôi hoặc đá hoa cương. Đó là lý do tại sao những nhà thờ gỗ của khu Maramures, được xây dựng trong suốt thế kỷ 18 trong thời kỳ được gọi là đương đại của Romania, trở thành những ngôi nhà thờ đặc biệt. Được xây dựng bằng những phiến gỗ lớn và cao đến 220 bộ (khoảng hơn 67 mét), những nhà thờ này trông giống như vừa bước ra khỏi trường thiên tiểu thuyết của Tolkien.

Các nhà thờ với nhiều kích thước khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là một tháp chuông cao và hẹp và một mái hình chóp kim tự tháp trông như muốn đè thân nhà thờ xuống. Hầu hết các cấu trúc đều được làm bằng những phiến gỗ ghép được cắt, đẽo và tạo hình bằng rìu, và hầu như không sử dụng đinh — một đặc điểm nổi bật của phong cách kiến trúc địa phương của vùng Đông Karpat bao quanh những khu vực hiện nay là Ba lan, Slovakia, Ukraine, và Romania.

Với khoảng 300 nhà thờ được xây dựng trong suốt thế kỷ 18, khoảng 100 nhà thờ còn tồn tại đến ngày nay. Tám nhà thờ trong số đó được UNESCO liệt kê vào danh sách những Khu Di sản Thế giới năm 1999. Dưới đây là một vài nhà thờ quan trọng nhất:

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Nhà thờ Șurdești

Được xây dựng năm 1712 để tôn vinh Tổng lãnh Thiên Thần Micae, nhà thờ Șurdești là một trong những kiến trúc bằng gỗ cao nhất trên thế giới. Nó được xây dựng theo niềm tin của người dân rằng những nhà thờ cao sẽ làm cho lời cầu nguyện dễ bay lên tới thiên đàng hơn. Những bích họa trên tường 1783 trang trí bên trong nhà thờ được vẽ trên những bức phông đặt giữa các xà gỗ.


1/5

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Nhà thờ Bârsana 

Được xây dựng năm 1711 như một phần của Tu viện Barsana, nhà thờ ban đầu đươc xây dựng trong khu vực được gọi là “Monk’s Hair” (mái tóc của thầy tu) bởi một tu sĩ muốn thể hiện tấm lòng cảm tạ vì Chúa đã cứu ngài thoát khỏi bệnh dịch. Về sau nhà thờ được di chuyển về vị trí hiện tại trên Đồi Jbar, nơi trước đây là nghĩa trang cho các nạn nhân bệnh dịch. 


2/5

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Nhà thờ Budesti

Nhà thờ này được xây dựng để tôn vinh Thánh Nicholas năm 1643 và được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ sồi. Năm đỉnh tháp của nhà thờ, gồm một tháp lớn ở trung tâm được bao quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn là đặc trưng của phong cách Maramures Gothic. Người ta tin rằng một áo lenn và mũ sắt có niên đại thế kỷ 18 được lưu giữ trong nhà thờ thuộc về anh hùng Pintea "Viteazul" ("The Brave"), phiên bản Robin Hood của the Romania.


3/5

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Nhà thờ Desești

Nhà thờ này, được gọi là "Pious Paraschiva,” xây dựng năm 1770 trong làng Desești. Theo truyền thuyết địa phương, một nhà thờ tại khu vực này trước đó đã bị đốt cháy trong cuộc cướp phá của quân đội Tartar năm 1717 làm cho người dân làng không còn nơi thờ phượng. Vị trí của ngôi nhà thờ mới được chọn bằng cách ném một cục đá của bàn thờ trên mặt đất một vài lần cho đến khi nó dừng lại và dựng đứng. Những bích họa bên trong được vẽ trực tiếp trên gỗ, có lẽ được thực hiện bởi họa sĩ bậc thầy Radu Munteanu từ ngôi làng Ungureni lân cận.


4/5

Hành trình qua những ngôi nhà thờ gỗ của vùng Maramures, Romania

Nhà thờ Poienile Izei

Được xây dựng năm 1604, Nhà thờ Thánh Parasceva ở Poienile Izei là một Khu Di sản Thế giới của UNESCO và là một trong những địa điểm được bảo tồn tốt nhất trong vùng. Những bích họa trang trí rất phong phú thể hiện nhiều cảnh trong Kinh Thánh của Ngày Chung Thẩm với những nhân vật miền quê như các nông dân và gia súc.


5/5


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/6/2018]