Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Đại hội Thế giới các Gia đình: Lịch sử và các câu hỏi thường gặp

Đại hội Thế giới các Gia đình: Lịch sử và các câu hỏi thường gặp

Dublin ’18 sẽ là nơi diễn ra Đại hội Thế giới các Gia đình kể từ khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II thành lập sự kiện năm 1994
24 tháng 5, 2016
dublin ireland 2018
Bản câu hỏi và trả lời này được Hội đồng Giám mục Ireland cung cấp, theo bối cảnh công bố hôm nay về ngày giờ và chủ điểm của Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ được tổ chức tại Dublin vào tháng 8 năm 2018.
Đại hội thế giới các Gia đình là gì?
Năm 1994 Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II yêu cầu Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình thành lập Đại hội Thế giới các Gia đình (WMOF) như một sự kiện quốc tế để cầu nguyện, học hỏi giáo lý, và lễ mừng nhằm thu hút người tham dự trên toàn thế giới. Được tổ chức theo chu kỳ 3 năm 1 lần, WMOF tìm cách củng cố vững mạnh mối dây liên kết giữa các gia đình và làm chứng nhân cho tầm quan trọng cốt lõi của hôn nhân và gia đình đối với mọi xã hội. Đại hội nhằm cổ vũ tiến trình hỗ trợ các gia đình trong sứ mạng của họ. Đại hội cũng nhằm thúc đẩy những thể hiện của tình hiệp nhất cho các gia đình đang gặp khó khăn.
Đại hội Thế giới các Gia đình tổ chức ở đâu?
Đại hội Thế giới các Gia đình lần đầu tiên được tổ chức ở Roma năm 1994. Từ đó Đại hội được tổ chức ở nhiều nơi gồm Rio de Janeiro (1997); Roma (2000); Manila (2003); Valencia (2006); Mexico City (2009); Milan (2012); Philadelphia (2015); và lần này ở Dublin (2018).  Những sự kiện chính của Đại hội Thế giới các Gia đình 2018 sẽ được tổ chức ở Dublin nhưng các sự kiện khác cũng được diễn ra ở những trung tâm khác ở Ireland.
WMOF ở Dublin sẽ được tổ chức khi nào và chủ đềchính?
Đức Thánh Cha Phanxico đã quyết định WMOF ở Dublin sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến 26 tháng 8 năm 2018, và chọn chủ đề: “Tin mừng của Gia đình: Niềm vui của Thế giới.”
Mục tiêu của chủ đề là khơi gợi nguồn cảm hứng từ Tông huấn Niềm vui Yêu thương (Amoris Laetitia) của Đức Thánh Cha Phanxico, đây là kết quả của Thượng hội đồng Giám mục diễn ra trong Giáo hội ít lâu sau ngày đăng quang của Đức Phanxico.
Tại sao chủ đề của gia đình lại tập trung vào giáo huấn của Đức thánh Cha Phanxico?
Ngay sau khi đăng quang, Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu tiến trình kiểm điểm lại trong Giáo hội trên toàn thế giới về vấn đề gia đình. Ngài thông báo tổ chức hai phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục: một về tình hình các gia đình trên toàn thế giới, và một phiên họp thảo luận về cách phản ứng lại với những thách thức mà đời sống gia đình đang phải đối mặt. Đức Thánh Cha Phanxico gần đây đã công bố một tài liệu bao quát mọi vấn đề được đúc kết từ những buổi họp đó, với tên Niềm vui Yêu thương (Amoris Laetitia), nói về vấn đề tình yêu trong gia đình.
Đức Thánh Cha Phanxico đã đưa vấn đề này vào vị trí trọng tâm của gia đình trong Giáo hội và trong xã hội:
·         Hạnh phúc gia đình là điểm then chốt cho tương lai của thế giới và của Giáo hội.
·         Trải nghiệm tình yêu trong gia đình là một nguồn lực trường tồn cho đời sống của Giáo hội.
·         Gia đình như một nhà máy sản xuất sự hy vọng.
·         Thiên Chúa rất thích gõ cửa vào các gia đình và tìm thấy cảnh gia đình hiệp nhất, gia đình yêu thương nhau và dưỡng dục con cái trên con đường xây dựng một xã hội chân, thiện, mỹ.
WMOF sẽ được tổ chức như thế nào?
Đại hội chính thức sẽ được bắt đầu với hội nghị thảo luận kéo dài trong 3 ngày trong đó các diễn giả quốc tế sẽ trình bày những thách thức cho các gia đình. Những cặp vợ chồng sẽ làm chứng nhân về những đóng góp của gia đình cho Giáo hội và xã hội. Mỗi ngày sẽ mở ra một thảo luận chính và tiếp theo là thảo luận nhóm về hàng loạt những vấn đề thuộc thần học, tâm linh, khoa học và xã hội đứng trên bình diện gia đình trong thế giới ngày nay, và sẽ kết thúc bằng một Thánh lễ. Vào tối thứ Bảy 25 tháng 8 sẽ có một buổi họp lớn hơn được tổ chức để chào mừng vị trí của gia đình trong Giáo hội. Một thánh lễ kết thúc Đại hội vào chiều Chúa nhật 26 tháng 8.
Đức Thánh Cha Phanxico có tham dự WMOF không?
Còn quá sớm nên không thể biết liệu Đức Thánh Cha Phanxico có tham dự WMOF không. Chương trình của ngài thường chỉ được thông báo vài tháng trước bất kỳ sự kiện nào. Đức Thánh Cha đã bày tỏ mong muốn được tham dự và nếu có sự tham dự của ngài chắc chắn sẽ mang niềm vui rất lớn đến cho người Công giáo Ireland và dân tộc khác. Nhưng quyết định cuối cùng còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chỉ nói đến tuổi của Đức Thánh Cha thì khả năng chuyến viếng thăm của ngài năm 2018 rõ ràng sẽ có chương trình giới hạn hơn so với chuyến thăm của Đức Gioan Phaolo II năm 1979.
Ai sẽ đứng ra tổ chức Đại hội Thế giới các Gia đình năm 2018?
Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ được kết hợp tổ chức giữa Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình và Đức Tổng giám mục Diarmuid Martin, là giám mục của địa phận chủ nhà. Kế hoạch sẽ bao gồm các nhóm nam nữ, linh mục, tu sĩ và giáo dân từ khắp mọi miền Ireland. Một Ủy ban thuộc Hội đồng Giám mục Ireland đã được thành lập để giám sát việc gây quỹ cho sự kiện.
Để chuẩn bị cho đại hội, một chương trình chuẩn bị mục vụ gia đinh sẽ diễn ra trên khắp Ireland, đặc biệt trong năm 2017. Hy vọng rằng song song với những sự kiện diễn ra thì những dấu chỉ của tình hiệp nhất sẽ được thúc đẩy, chẳng hạn lấy ví dụ Quỹ Giáo hoàng Phanxico cho người vô gia cư.
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/05/2016]



Bài giảng lễ sáng của Đức Thánh Cha: ‘Hoán cải mỗi ngày’

Bài giảng lễ sáng của Đức Thánh Cha: ‘Hoán cải mỗi ngày’

Tại nguyện đường Casa Santa Marta, Đức Phanxico nói rằng việc nên thánh quả thật rất dễ, vì nó được hình thành bởi những bước nhỏ mỗi ngày
24 tháng 5, 2016
Đức thánh cha phanxico
L'Osservatore Romano
Nếu chúng ta muốn nên thánh, chúng ta phải canh tân mỗi ngày.
Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha Phanxico dẫn giải điều này trong thánh lễ sáng tại nhà nguyện Casa Santa Marta, rút ra từ bài đọc hôm nay trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô, mà ngài gọi là “một luận thuyết để nên thánh.”
Ngài Phanxico nhấn mạnh đến 4 yếu tố cần thiết cho chúng ta ‘nên thánh’ mỗi ngày: hoán cải, dũng cảm, hy vọng, và ơn sủng.
Hoán cải
Xem lại thư, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hoán cải là là điều chúng ta được mời gọi, cho thấy nỗ lực liên lỷ làm sạch tâm hồn.
“Hoán cải, mỗi ngày,” Đức Thánh Cha Phanxico phân tích rõ, không có nghĩa là chúng ta phải phạt xác mình vì phạm tội.
“Không, không, không: những hoán cải nhỏ thôi … nếu các con bỏ không nói xấu về người khác là các con đang trên con đường ngay chính nên thánh. Dễ quá! Cha nghĩ rằng các con không bao giờ nói xấu người khác, chắc không? Mấy điều nho nhỏ … ‘tôi muốn chỉ trích người hàng xóm, người đồng nghiệp’: hãy cắn lưỡi nhè nhẹ. Lưỡi các con hơi đau, nhưng tâm hồn các con sẽ thánh thiện hơn trên hành trình này. Chẳng có gì vĩ đại cả, hành xác: không, nó rất đơn giản. Con đường nên thánh thật đơn giản. Đừng bao giờ quay lại, nhưng hãy luôn luôn tiến tới, được chứ? Với sự dũng cảm.”
Cam đảm
Suy tư về bài đọc, Đức Phanxico phân tích rằng nên thánh có nghĩa là “bước đi trong Chúa mà không thấy hổ thẹn.”
“Nên thánh là một hành trình; nên thánh không thể mua được. Nên thánh cũng không bán được. Nên thánh cũng chẳng cho tặng được. Nên thánh là một hành trình đến với Chúa mà tôi phải đi theo: chẳng ai có thể đứng tên tôi mà làm việc đó. Tôi có thể cầu nguyện cho một người nên thánh, nhưng chính người đó phải tự mình tiến bước nên thánh, không phải tôi. Hãy bước đi trong Chúa, theo con đường ngay chính.”
Nên thánh mỗi ngày, ngài nói thêm, có thể là “ẩn danh”, nhưng không rụt rè sợ hãi, vì “con đường nên thánh cần can đảm.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Vương quốc Thiên đàng của Đức Giê-su” là nơi dành cho “những ai đủ dũng cảm tiến bước,” và sự dũng cảm, ngài nhận xét, được phát xuất từ hy vọng, và đây là một yếu tố khác dẫn đến con đường nên thánh. Ngài nói, khi gặp gỡ Chúa Giê-su, chúng ta có được lòng can đảm “mang hy vọng.”
Hy vọng, Ơn sủng
Đức Thánh Cha nhận xét, yếu tố thứ ba cần có cho hành trình này ẩn chứa trong những câu nói của thánh Phê-rô: “Hãy đặt mọi sự hy vọng của anh em vào ơn sủng đó.”
“Chúng ta không thể tự mình nên thánh,” Đức Thánh Cha nói. “Không, đây là một ơn sủng. Sống tốt, sống thánh thiện, mỗi ngày “bước tới” một bước nhỏ trong đời sống Ki-tô hữu là một ơn sủng của Thiên Chúa và chúng ta phải cầu xin được ban ơn sủng đó. Dũng cảm, một hành trình, một hành trình chúng ta phải thực hiện với lòng dũng cảm, với hy vọng và với lòng sẵn sàng đón nhận ơn sủng này. Và hy vọng: hy vọng của hành trình.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha thúc giục tín hữu đọc chương XI “rất đẹp” trong thư gửi tín hữu Do thái, trong đó kể lại chi tiết hành trình của “các vị tiền nhân của chúng ta, những vị đầu tiên vâng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa,” trong đó có Abraham, ông “ông ra đi nhưng không biết mình đi đâu. Nhưng ông cậy trông.”
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/05/2016]