Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Làm mới lại Lòng sùng kính Kinh Mân Côi

WEB-A-ROSARY-LITANY-BOOK-COVER-Edward-Looney-Books





















Edward Looney Books


Làm mới lại Lòng sùng kính Kinh Mân Côi


Một quyển sách Lòng sùng kính Kinh Mân côi mới đang tìm cách để nhóm lại ngọn lửa yêu mến Tràng chuỗi Mân côi qua việc thực hành lại cách thức xưa của Thánh Louis de Montfort


PHILIP KOSLOSKI

14 tháng 05, 2016


Trong thế giới ngày nay, nhiều người cho rằng kinh Mân côi đã là lỗi thời, họ cho rằng việc thực hành đạo đức này chỉ dành cho các quý bà tóc bạc trên những dãy ghế dành riêng trong nhà thờ hơn là dành cho những người thuộc kỷ nguyên hiểu biết công nghệ. Để chống lại khuynh hướng này, và cũng để giúp truyền một sức sống vào trong truyền thống có lẽ đã trở nên máy móc ngay cả đối với những người yêu mến Kinh Mân Côi nhất, Cha Edward Looney đã viết một sách hướng dẫn cách thức thực hành sùng kính mới. A Rosary Litany: Renewing a Pious Custom (Kinh Mân Côi: Đổi mới truyền thống đạo đức) áp dụng cách thực hành xưa của Thánh Louis de Montfort để cung cấp cho người Công giáo mọi độ tuổi một cánh cửa mới đi vào Kinh Mân Côi.

Cha Looney, một linh mục được tiến chức gần đây thuộc Giáo Phận Green Bay, nói rằng sự linh hứng về lòng sùng mộ đã lóe lên khi nói chuyện với một người bạn về cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. “Bạn tôi chia sẻ rằng anh ấy cầu nguyện bằng Kinh mân Côi theo cách của Thánh Louis de Montfort và cảm thấy rất hiệu quả. Ở đây các bạn nên hiểu rằng bạn tôi không phải là một người mộ mến tràng chuỗi Mân Côi. Vì vậy đây là một bước ngoặt chính cho anh.”
Sau khi tìm hiểu và thực hành thêm về phương cách sùng kính này, Cha Looney đã đón nhận cách thực hành này và “thấy phương pháp rất hữu ích cho sự suy tư và tĩnh tâm.”
Quyển sách kinh nhỏ xinh tập trung vào phương pháp cầu nguyện bằng kinh Mân Côi theo cách của Thánh Louis de Montfort và sau đó được các Đức Giáo Hoàng cổ vũ. Phương pháp này thêm một “câu suy niệm” khoảng giữa mỗi chục kinh Kính mừng của Tràng chuỗi Mân Côi. Những “câu suy niệm này hướng sự tập trung vào màu nhiệm trong lời kinh Kính Mừng.”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã giới thiệu cách thực hành này trong Tự sắc Rosarium Virginis Mariae, trong đó ngài viết, “Đức Thánh Cha Phaolo VI đã hướng sự chú ý, trong Hiến Chế Marialis Cultus của ngài, đến truyền thống ở một số vùng làm sáng danh Chúa Ki-tô bằng cách thêm vào những câu suy niệm về màu nhiệm đang được đọc. Đây là một truyền thống rất đáng khen, đặc biệt trong những giờ kinh nguyện chung. Phương pháp này dẫn đức tin chúng ta về Chúa Ki-tô, hướng đến những thời điểm khác nhau của cuộc đời Đấng Cứu Thế.”
Lấy ví dụ cho truyền thống này, trong màu nhiệm Vui về Thiên thần Truyền tin, chúng ta có thể đọc: Kính  mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giê-su con lòng Bà cùng phúc lạ, “được loan báo bởi Thiên thần Gabriel,” Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Phương pháp cầu nguyện bằng kinh Mân Côi này đặc biệt hữu hiệu cho những tâm trí hay lo ra. Sự lồng ghép có chủ đích những câu suy niệm vào trong kinh Kính Mừng giúp giữ tập trung vào màu nhiệm thay vì bị phân tán suy nghĩ. Cha Looney đồng ý rằng “Kinh Mân côi sẽ giúp mở khóa màu nhiệm, vì ở giữa khoảng chục kinh, chúng ta phải dừng lại để suy niệm Chúa Giê-su là ai và Người đã làm gì cho chúng ta.
Rất nhiều người đã được thay đổi qua truyền thống cầu nguyện xưa này. Như một độc giả đã chia sẻ kinh nghiệm như sau, “Tôi đọc kinh Mân côi thường xuyên hơn và bây giờ tôi cầu nguyện ít bị chia trí hơn. Tôi cũng tập trung trọn vẹn hơn vào mỗi chục kinh và mỗi kinh Kính mừng.”
Quyển Kinh Mân Côi là hoàn hảo nhất cho những ai vừa bắt đầu tập cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, hay cho cả những người lâu năm nhưng đang cảm thấy việc đọc kinh trở nên khô khan và máy móc. Nó là một phương pháp tuyệt vời để lần chuỗi mân côi kết hợp cách xưa và nay. Chúng ta có thể chắc chắn rằng nhiều vị thánh đã cầu nguyện theo cách này khi thổi một luồng gió mới vào trong tinh thần Công giáo.
Ấn bản kinh Mân côi mới này là cần thiết cho chúng ta trong suốt tháng Năm để thắp lên lòng sùng kính Mẹ Đầy ơn phúc.

[Nguồn: ALETEIA]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/05/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico: Các con không thể yêu thú cưng hơn người hàng xóm của mình

Đức Thánh Cha Phanxico: Các con không thể yêu thú cưng hơn người hàng xóm của mình

Pope Francis at Jubilee of Mercy audience in St. Peter's Square. May 14, 2016. Credit: Alexey Gotovsky/CNA
Đức Thánh Cha tại Buổi Triều yết chung Năm Thánh tại Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 14, 2016]
Ảnh: Alexey Gotovsky/CNA

Vatican City, 14 tháng 05, 2016 / 06:06 am (CNA/EWTN News).- Những người đang cần trợ giúp xứng đáng được hưởng đức ái của chúng ta hơn những con vật, Đức Thánh Cha Phanxico nói.
Trong những nhận xét ứng khẩu hôm thứ Bảy, ngài nói: “Chúng ta quá thường xuyên nhìn thấy người ta gần gũi âu yếm những con mèo, con chó,” nhưng lại không “giúp những người hàng xóm, những người chung quanh đang cần sự trợ giúp … Điều này là vô lý.”
Giáo huấn của Đức Thánh Cha trong buổi triều yết chung Năm Thánh tập trung vào chủ đề lòng sùng đạo và cách thức thể hiện lòng thương xót của Chúa qua lòng trắc ẩn với người đang đau khổ và buồn phiền.
“Lòng sùng mộ mà chúng ta đang nói tới phải là sự thể hiện lòng thương xót của Chúa,” Đức Thánh Cha nói với đám đông đứng dưới trời mưa tại Quảng trường thánh Phê-rô.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng lòng sùng đạo - hay tiếng Ý gọi là “pietà”  và cũng có nghĩa khác nữa là lòng trắc ẩn, sự thương cảm, hay lòng thương xót – không được “lẫn lộn với lòng thương hại chúng ta dành cho những con vật đang sống với chúng ta.”
“Thực tế, có những lúc một người cảm nhận một thứ tình cảm này cho những con vật, nhưng lại vẫn thờ ơ với nỗi đau của những người anh chị em của họ,” ngài nói thêm.
Buổi gặp gỡ hôm 14 tháng 5 tại Vatican là buổi gặp gỡ gần nhất trong một loạt các buổi triều yết chung đặc biệt trong Năm thánh Lòng thương xót, và được tổ chức trong suốt năm song song với những buổi triều yết hàng tuần vào thứ Tư.
Năm Thánh Lòng thương xót là một Năm thánh đặc biệt chính thức được bắt đầu ngày 8 tháng 12 – ngày kính trọng thể Lễ Mẹ Vô Nhiễm – cùng với nghi thức mở cửa Năm Tháng Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Năm thánh sẽ khép lại ngày 20 tháng 11, 2016 vào dịp lễ trọng Chúa Ki-tô Vua.
Đức Thánh Cha Phanxico tập trung bài giáo huấn hôm thứ Bảy vào lòng sùng đạo bằng việc quan tâm đến “những người đang cần giúp đỡ.” Lòng sùng đạo là một khía cạnh của lòng thương xót, và là 1 trong 7 ơn sủng của Chúa Thánh Thần,” ngài nói.
Như phần ghi chú trong bản dịch tiếng Anh của bài giảng, cụm từ “lòng sùng mộ” có nghĩa là “sự tin và thực hành đạo hay là tận hiến”, và nó cũng còn mang nghĩa liên hệ với lòng trắc ẩn và lòng thương xót.
Khái niệm lòng sùng mộ đã có trong thế giới La Mã cổ đại, Đức Thánh Cha giải thích bằng tiếng Ý, cụm từ này được hiểu là sự vâng phục đấng bề trên, chẳng hạn Thượng đế, cha mẹ, người lớn tuổi v.v..
“Tuy nhiên, hôm nay chúng ta phải cẩn thận không được lẫn lộn giữa lòng sùng mộ với sự mộ đạo cảm tính, mà ngày nay đang có vẻ lan rộng, nó chỉ là một tình cảm bên ngoài và nó xúc phạm đến phẩm vị người khác,” ngài nói.
Đức Thánh Cha dẫn chứng nhiều ví dụ trong Tin Mừng trong đó những người bệnh tật, những người bị quỷ ám, những người cùng khổ, hay đau khổ kêu xin Chúa Giê-su “Xin thương xót” (tiếng Ý là “Abbi pietà”.)
Ngài nói, “Chúa Giê-su đã đáp lại với cái nhìn của lòng thương xót và nguồn an ủi với sự hiện diện của người.”
Khi cầu xin sự cứu giúp và lòng thương xót, những người này đã thể hiện đức tin của họ, họ gọi Người là “Thầy”, là “Con vua Đa-vít,” hay Thiên Chúa, Đức Thánh Cha giải thích.
“Với trực giác họ nhìn thấy nơi Người có cái gì đó siêu phàm, một cái gì đó có thể giúp họ để lại đàng sau tình trạng buồn bã mà họ đang ở trong đó. Họ nhận biết nơi Người tình yêu của Thiên Chúa.”
Về phần mình, Đức Giê-su đã thương xót, và bảo những người đang đau khổ và bệnh tật “hãy có niềm tin nơi Người và Lời Người.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giê-su “chia sẻ nỗi buồn với những người Ngài gặp,” và đồng thời tác động nơi họ để “biến chúng thành niềm vui.”
Đức Thánh Cha Phanxico nói “chúng ta cũng vậy, chúng ta được kêu gọi để xây đắp” những thái độ thương cảm khi phải chứng kiến những hoàn cảnh có thể làm chúng ta trở nên “thờ ơ khiến chúng ta không thể nhận ra được những nhu cầu của anh chị em chúng ta,” và giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng “nô lệ vật chất.”
Ngài đúc kết bài giảng bằng khơi gợi hình ảnh của Mẹ Maria là người “quan tâm chăm sóc từng đứa con là những người tín hữu chúng ta,” và Người là “biểu tượng của lòng sùng mộ.”
[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/05/2016]