Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Ý cầu nguyện tháng Mười Một của Đức Thánh Cha cho các Ki-tô hữu Châu Á

Ý cầu nguyện tháng Mười Một của Đức Thánh Cha cho các Ki-tô hữu Châu Á

Cầu nguyện để họ thúc đẩy đối thoại, hòa bình và hiểu biết lẫn nhau
31 tháng Mười, 2017
Ý cầu nguyện tháng Mười Một của Đức Thánh Cha cho các Ki-tô hữu Châu Á
General Audience, Screenshot CTV
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu ở Châu Á, biết làm chứng tá Tin mừng bằng lời nói và hành động, có thể thúc đẩy đối thoại, hòa bình, và hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt với những người thuộc tôn giáo khác.”
Đây là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico trong video trình bày ý cầu nguyện của ngài cho tháng Mười Một, 2017, được phát hành bởi Mạng lưới Cầu nguyện Thế giới của Đức Thánh Cha.
“Video của Đức Giáo hoàng,” được đạo diễn bởi Cha Frédéric Fornos, SJ, và sẽ được phát hành trong những ngày sắp tới trên tất cả các mạng xã hội YouTube, Facebook, Twitter, Instagram bằng 10 ngôn ngữ.
Ngày 8 tháng Một, Đức Thánh Cha gửi lời mời gọi mọi người tham gia Mạng lưới Cầu nguyện Thế giới của ngài: “Cha mời gọi anh chị em tham gia vào Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Giáo hoàng, cũng là cách phổ biến những ý cầu nguyện của cha mỗi tháng trong toàn Giáo hội,” ngài nói. “Đây là cách để thúc đẩy việc tông đồ cầu nguyện và phát triển tình hiệp nhất.”
***
Xem trên NET:
Xem tất cả ‘Video của Đức Giáo hoàng’: https://thepopevideo.org/en.html

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/11/2017]


Đức Thánh Cha sẽ đến viếng nghĩa trang của người Mỹ ở Nettuno

Đức Thánh Cha sẽ đến viếng nghĩa trang của người Mỹ ở Nettuno

Ngày 2 tháng Mười Một, 2017, Thánh Lễ cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh
1 tháng Mười Một, 2017
Đức Thánh Cha sẽ đến viếng nghĩa trang của người Mỹ ở Nettuno
Cimetière Militaire Américain De Nettuno (Italie), Creative Commons, Stephen Sommerhalter
Ngày 1 tháng 11, 2017, ngày Lễ Các Thánh, Đức Thánh Cha Phanxico nhắc các tín hữu trong Quảng trường Thánh Phê-rô rằng “chiều mai tôi sẽ đến viếng nghĩa trang của người Mỹ ở Nettuno và sau đó đến Fosse Ardeatine [cuộc tàn sát Ardeatine]: tôi xin anh chị em hiệp thông với tôi trong lời cầu nguyện trong hai giai đoạn này của lịch sử và cầu cho các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực. Chiến tranh chẳng tạo ra được điều gì khác ngoài những nghĩa trang và cái chết: đó là lý do tại sao tôi mong muốn đưa ra dấu chỉ này trong thời điểm nhân loại dường như chưa rút ra được bài học hay không muốn học bài học đó.”
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo chuyến viếng đến địa điểm này vào đầu tháng Mười, địa điểm cách Roma 66 km về phía nam, tại đây Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh Lễ “cầu cho tất cả các nạn nhân chiến tranh,” vào lúc 3:15 chiều ngày 2 tháng 11, 2017, ngày Lễ Cầu Hồn.
Website về Đại chiến Thế giới thứ II cho biết Anzio là địa điểm quân Đồng minh tiến vào tháng Một năm 1944. Ngày 22 tháng Một năm đó, Quân đội Đồng minh tiến đến Anzio. 110.000 binh sĩ sẵn sàng đổ bộ, và câu chuyện bắt đầu từ đây.
Sáng sớm hôm đó, hạm đội bắt đầu nã pháo vào các bãi biển trong suốt hơn nửa giờ đồng hồ. Các chiến đấu cơ thực hiện 1200 lần xuất kích trong cùng ngày hôm đó và dội bom vào hệ thống thông tin liên lạc. Phân đội pháo binh sau đó có thể tiến vào. Họ gặp rất ít sức kháng cự trên bãi biển; gần 70 lính chết.
Nhưng ba giờ sau khi đổ bộ, quân Đức đáp trả và bao vây trận địa. Không quân yểm trợ cho bộ binh Đức, giúp bộ binh chặn bước tiến của đồng minh về Roma và Alban Hills.
Ngày 26 tháng Một, 30.000 quân Đức chặn bước tiến của 110.000 quân Đồng minh. Hitler gửi một đội quân tiếp viện gồm 40.000 lính và ra lệnh “xóa sạch mọi dấu vết đe dọa của quân Đồng minh.” Mười ngày sau khi đổ bộ, 10.000 binh lính chết của cả phía Đồng minh và quân Đức.
Ngày 3 tháng Hai, 1944, quân Đức chuẩn bị phản công, với cùng chiến thuật đã sử dụng bốn năm trước ở Dunkirk. Chiến trường rực lửa. Quân Mỹ chuẩn bị rút lui thì họ nhận được tin quân Đức đã cạn nguồn đạn dược.
Quả thật, ngày 1 tháng Ba, 1944, bị tê liệt vì thiếu đạn, quân Đức ngừng tấn công. Hai doanh trại tự chôn mình trong các công sự. Quân Đức bị lạnh, bị đói và trời mưa liên tục 6 ngày trong tuần. Họ có các loại đại bác khổng lồ đến bằng đường tàu hỏa, trong đó có cả những khẩu súng cối Karl và Leopold.
Giữa tháng Năm, quân Mỹ quyết định cầu viện không quân: với không quân, họ dội bom xuống Lực lượng Phe Trục, và tiêu diệt toàn bộ.
Quân Đồng minh tiếp tục thế tấn công. Quân Đức bắt đầu rút lui. Một cuộc rút lui theo lệnh của quân Đức bắt đầu ngày 2 tháng Sáu, và ngày 4 tháng Sáu, 1944, Roma được giải phóng.
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 02/11/2017]


Huấn từ Kinh Truyền Tin: Lễ Các Thánh

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Lễ Các Thánh

“Lễ các Thánh là lễ “của chúng ta” vì sự thánh thiêng của Thiên Chúa đã chạm vào đời sống của chúng ta”
1 tháng Mười Một, 2017
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Lễ Các Thánh
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, chào anh chị em và chúc ngày lễ hạnh phúc!
Ngày lễ các Thánh là ngày lễ “của chúng ta,” không phải vì chúng ta tốt lành nhưng vì sự thánh thiêng của Thiên Chúa đã chạm vào đời sống của chúng ta. Các vị Thánh không phải là những mẫu gương trọn hảo, nhưng là những người được Thiên Chúa đi vào cuộc đời. Chúng ta có thể so sánh các ngài với những cửa sổ của các nhà thờ, chúng để ánh sáng đi qua với nhiều nhóm màu sắc khác nhau. Các Thánh là các anh chị của chúng ta, các ngài đã đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa trong tâm hồn và truyền tải ánh sáng đó cho thế giới, mỗi người tùy theo “nhóm màu” của riêng mình. Tuy nhiên, tất cả các ngài đều rất dứt khoát; các ngài chiến đấu để tống khứ những vết nhơ và bóng tối của tội lỗi, để cho ánh sáng tốt lành của Thiên Chúa đi qua. Đây là mục đích của sự sống: để cho ánh sáng của Thiên Chúa đi qua, và cũng là mục tiêu đời sống của chúng ta.
Quả thật, trong Tin mừng hôm nay Chúa Giê-su nói với tất cả chúng ta “Phúc thay” (Mt 5:3). Đó là lời mà Chúa Giê-su dùng để bắt đầu bài giảng của Người, và đó là “Tin mừng,” Tin vui vì đó là con đường đến với hạnh phúc. Những ai ở với Chúa Giê-su là phúc lành, là hạnh phúc. Hạnh phúc không nằm ở chỗ sở hữu được thứ gì đó hay trở nên một người nào đó, không phải vậy. Hạnh phúc thật sự là được ở với Chúa và sống cho tình yêu. Anh chị em có tin điều này không? Chúng ta phải tiến bước để đi đến niềm tin này. Và, những chất liệu cho một đời sống hạnh phúc được gọi là Các Mối Phúc: phúc thay những người đơn sơ, khiêm nhường biết dành chỗ cho Thiên Chúa, những người có thể khóc thương cho người khác và cho chính những lỗi lầm của họ, họ nhu mì, chiến đấu cho công bình, tỏ lòng thương xót với mọi người, bảo vệ sự thanh sạch của tâm hồn, luôn hoạt động vì hòa bình và luôn hân hoan vui mừng, họ không ganh ghét, và thậm chí khi đau khổ, họ đáp lại cho cái ác bằng sự tốt lành.
Hãy nhìn vào các Mối Phúc. Chúng không đòi hỏi những hành động sáng chói; chúng không phải dành cho những siêu nhân, nhưng dành cho những người sống các thử thách và sự khó khăn của cuộc sống mỗi ngày, dành cho chúng ta. Các Thánh cũng vậy: cũng giống tất cả chúng ta, các ngài cũng hít thở không khí bị ô nhiễm bởi cái ác trên thế giới; tuy nhiên, trên bước đường đi các ngài không để mất dấu chân của Chúa Giê-su, được thể hiện trong các Mối Phúc, nó giống như bản đồ đời sống của người Ki-tô hữu. Hôm nay là ngày lễ của những người đã tiến đến được đích cuối cùng của bản đồ này: không chỉ những vị Thánh được kính nhớ trong lịch, nhưng còn rất nhiều anh chị em “hàng xóm”, những người có thể chúng ta đã từng gặp và từng biết. Đó là một ngày lễ gia đình, của rất nhiều con người đơn sơ và âm thầm nhưng trong thực tại giúp Thiên Chúa làm cho thế giới này tiến bước. Và ngày nay có rất nhiều người như vậy! Có rất nhiều người. Nhờ vào những anh chị em vô danh này đang giúp Thiên Chúa dẫn đưa thế giới tiến bước, những người sống ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy dành cho họ một tràng vỗ tay thật lớn!
Trước hết – theo Mối Phúc thứ nhất – họ là những người “có tinh thần nghèo khó” (Mt 5:3). Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là họ không sống vì sự thành công, vì quyền lực và tiền bạc; họ biết rằng một con người tích trữ của cải cho bản thân thì không giàu có trước mặt Thiên Chúa (x. Lc 12:21). Ngược lại, họ tin rằng Chúa là gia tài của cuộc đời, yêu thương tha nhân là con đường chính trực để tìm kiếm được gia tài này. Đôi lúc chúng ta không vui vì một thứ gì đó chúng ta thiếu thốn hoặc lo lắng khi chúng ta không được xem trọng như ý ta muốn; chúng ta hãy nhớ rằng Mối Phúc của chúng ta không nằm ở chỗ này, nhưng nằm trong Chúa và trong sự yêu thương: chỉ với Ngài, chỉ với sự yêu thương trong cuộc sống thì mới được chúc phúc.
Cuối cùng, tôi muốn trích dẫn một Mối Phúc khác, nó không có trong Tin mừng, nhưng nằm ở cuối Sách Thánh, và nó nói về cuối cuộc đời: “Phúc thay những người đã chết, mà được chết trong Chúa!” (Kh 14:13). Ngày mai chúng ta sẽ cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho những người đã qua đời, để họ cũng sẽ được mãi mãi hân hoan trong Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến những người thân yêu của chúng ta với lòng tri ân và chúng ta cầu nguyện cho họ.
Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa, Nữ vương các Thánh và là Cánh Cổng của Thiên Đàng, cầu bầu cho hành trình nên thánh của chúng ta và cho những người thân yêu của chúng ta những người đã đi trước chúng ta và bây giờ đang là một phần của quê hương thiên quốc.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch của Virginia M. Forrester của ZENIT]
JF
[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 02/11/2017]


Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II

Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II

30 tháng Mười, 2017
Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II
Damien Meyer | AFP

Quyết định nói rằng Thánh giá vi phạm sự tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước của Pháp.

Sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài hàng thập niên, tòa án hành chính tối cao của Pháp ra phán quyết rằng thành phố Brittany phải dỡ bỏ thập giá phía trên tượng Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II vì nó vi phạm một đạo luật 1905 cấm bất kỳ một “dấu hiệu hay hình ảnh biểu tượng tôn giáo” ở nơi công cộng.
Telegraph tường thuật rằng Thủ tướng Ba lan, khi nghe phán quyết số phận của thánh giá, đề nghị chuyển thánh giá về Ba lan để “tránh thập giá không bị kiểm duyệt.”
Bà nói, “Một người Ba lan vĩ đại của chúng ta, một người Châu Âu vĩ đại, là một biểu tượng của một Châu Âu Ki-tô giáo, Châu Âu hiệp nhất.”
Bà nói thêm, “Những kiểu chính trị độc tài” và “thế tục hóa của nhà nước” đang thúc đẩy “những giá trị ngoại lai vào văn hóa của chúng ta, nó đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của người Châu Âu.”
Telegraph tường thuật rằng Giáo hội Công giáo kêu gọi phán quyết “phải công bằng” và phù hợp với luật 1905.
Thị trưởng của Ploërmel, thị trấn thuộc vùng Brittany là trung tâm điểm của sự tranh cãi, đề nghị một thỏa hiệp: thay vì phải tháo dỡ thánh giá, ông muốn bán vùng đất công đó cho một nhà đầu tư tư nhân.
Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II
Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II
Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II
Tòa án Pháp ra lệnh dỡ bỏ Thánh giá trên tượng Đức Gio-an Phao-lô II

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/01/2017]


Nhà nguyện Thánh Marta: Cần có lòng can đảm và những ‘bàn tay lấm bẩn’ cho Nước Chúa

Nhà nguyện Thánh Marta: Cần có lòng can đảm và những ‘bàn tay lấm bẩn’ cho Nước Chúa

Trong Lễ sáng, Đức Phanxico cảnh báo chống lại thái độ trở thành một ‘người trông coi viện bảo tàng’
31 tháng Mười, 2017
Pope Francis During Mass in Santa Marta
Pope Francis During Mass In Santa Marta © L'OSSERVATORE ROMANO
Cần phải có lòng can đảm và ‘những bàn tay lấm bẩn’ cho Nước Chúa.
Theo đài phát thanh Vatican, Đức Thánh Cha Phanxico đã đưa ra lời nhắc nhở này hôm nay, 31 tháng Mười, 2017, trong Lễ sáng trong nhà nguyện Thánh Marta, khi ngài phân tích bài Tin mừng trong ngày theo Thánh Lu-ca.
Với Nước Thiên Chúa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, chúng ta phải là kênh truyền dẫn sức mạnh tinh thần. Thậm chí Thánh Phao-lô, trong thư gửi tín hữu Roma, trong Bài đọc Một hôm nay nói rõ về những gánh nặng trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhắc nhở, những đau khổ của chúng ta “không so sánh được với vinh quang đang chờ đợi chúng ta.”
Ngài giải thích, vì thế có một sức ép rất lớn giữa sự đau khổ và vinh quang.
Đức Phanxico nói, giữa những sức ép như vậy, có “một niềm mong đợi mãnh liệt” về “sự mặc khải vĩ đại” của Nước Thiên Chúa. Niềm mong đợi này, Đức Thánh Cha giải thích, không chỉ của chúng ta, nhưng của cả tạo vật, cũng giống như chúng ta, ‘đã sa ngã.’
Đức Thánh Cha nói, sức mạnh tinh thần “dẫn đưa chúng ta đến với niềm hy vọng về sự viên mãn của Nước Chúa” đó chính là Chúa Thánh Thần, ngài nhắc nhở rằng niềm hy vọng đó có thể khiến chúng ta vượt qua được những giới hạn và tiến đến vinh quang.
Đức Thánh Cha phân tích, “Chính Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta và đem điều này đến cho chúng ta: đây là một điều vĩ đại, một sự giải phóng, một vinh quang tột bậc. Và vì lý do này mà Chúa Giê-su đã nói: ‘Bên trong mỗi hạt cải, hạt cải nhỏ xíu đó, có một sức mạnh làm bùng lên một sự lớn mạnh không thể tưởng tượng được.”
Đức Thánh Cha lặp lại, “Trong chúng ta và trong tạo vật, có một sức mạnh làm bùng lên, đó chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng.’
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích sống trong hy vọng mang ý nghĩa gì.
Ngài đặt tên cho niềm hy vọng là nhân đức ‘khiêm nhường nhất’ và ‘phục vụ nhiều nhất,’ Đức Thánh Cha phê bình những người rao giảng Nước Thiên Chúa, nhưng lại tránh ‘không để mình bị lấm bẩn,’ ngài gọi họ là ‘những người trông coi viện bảo tàng.’
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận nhắc nhở rằng nơi nào có niềm hy vọng, nơi đó có Chúa Thánh Thần, và điều này giúp dẫn đưa chúng ta đến được Nước Thiên Chúa.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/11/2017]