Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Những con số về Giáo hội Công giáo

Những con số về Giáo hội Công giáo

Những con số về Giáo hội Công giáo

Chuyên mục đặc biệt nhân Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo thứ 94 – 18 tháng Mười, 2020

16 tháng Mười, 2020 15:50

ZENIT STAFF


Như mọi năm, nhân Khánh nhật Truyền giáo, năm nay kỷ niệm 94 năm vào Chúa nhật, ngày 18 tháng Mười năm 2020, Fides News Service đưa ra một ít con số thống kê được chọn lọc để phác họa bức tranh toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên toàn thế giới. Các bảng này được lấy từ ấn bản mới nhất của “Sách Thống kê của Giáo hội” đã được xuất bản (cập nhật đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2018) liên quan đến các thành viên của Giáo hội, cấu trúc giáo hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục. Xin lưu ý rằng các biến số được ghi trong ngoặc đơn, tăng (+) hoặc giảm (-) so với năm trước (2017), theo so sánh được thực hiện bởi Fides News Service. Cuối cùng là báo cáo phác họa về các giáo khu trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc.

Dân số thế giới

Tính đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2018, dân số thế giới là 7.496.394.000 người, tăng 88.020.000 người so với năm trước. Sự phát triển dân số, gần một nửa so với năm trước, được ghi nhận ở mọi châu lục, bao gồm cả Châu Âu. Mức tăng được ghi nhận cao nhất ở Châu Á (+41.641.000) và Châu Phi (+36.549.000), tiếp theo là Châu Mỹ (+7.949.000), Châu Âu (+1.165.000) và Châu Đại Dương (+716.000).

Người Công giáo

Tính đến cùng ngày trong tháng Mười Hai năm 2018, người Công giáo trên thế giới đã lên đến con số 1.328.993.000 người với tổng số tăng là 15.716.000 so với năm trước. Sự gia tăng diễn ra trên tất cả các châu lục, bao gồm châu Âu (+94.000), con số gia tăng được khẳng định năm thứ ba. Cũng như trước đây, số tăng được ghi nhận cao nhất là ở Châu Phi (+9.208.000) và ở Châu Mỹ (+4.458.000), tiếp theo là Châu Á (+1.779.000) và Châu Đại Dương (+177.000).

Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới vẫn không thay đổi so với năm trước, ở mức 17,73%. Đối với các châu lục, mức tăng nhẹ được ghi nhận ở Châu Phi (+0,18) và Châu Á (+0,01), giảm ở Châu Mỹ (-0,06), Châu Âu (-0,05) và Châu Đại Dương (-0 , 03).

Số người và người Công giáo trên mỗi linh mục

Năm nay, số người tính trên mỗi linh mục trên thế giới tăng 170 đơn vị, trung bình là 14.638. Có sự gia tăng ở Châu Mỹ (+72) và Châu Đại Dương (+64). Giảm ở Châu Á (-38), Châu Âu (-34) và Châu Phi (-1).

Số người Công giáo tính trên mỗi linh mục trên thế giới tăng 42 đơn vị, gần như bằng với năm trước (+38), trung bình 3.210. Có sự gia tăng ở Châu Phi (+46), Châu Mỹ (+40), Châu Âu (+26), Châu Đại Dương (+15). Số người trên mỗi linh mục ở Châu Á vẫn không thay đổi.

Các giáo khu và giáo điểm

Số giáo khu tăng 8 đơn vị so với năm trước, lên 3.025. Những giáo khu mới được thành lập ở Châu Mỹ (+5), Châu Á (+2), Châu Âu (+1), trong khi con số ở Châu Phi (541) và Châu Đại Dương (81) vẫn không thay đổi.

Các Giáo điểm với một linh mục thường trú đạt con số 2.916 (+257). Số gia tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+179), Châu Á (+139) và Châu Đại Dương (+10). Số giảm đã được ghi nhận ở Châu Mỹ (-71), không có sự thay đổi ở châu Âu.

Các giáo điểm không có linh mục thường trú giảm 548 đơn vị, đạt tổng số 137.243 với các số dao động ở tất cả các châu lục: giảm ở Châu Phi (-503), ở Châu Á (-467), ở Châu Âu (-7); tăng ở Châu Mỹ (+409) và Châu Đại Dương (+20).

Giám mục

Tổng số Giám mục trên thế giới giảm 12 đơn vị, xuống còn 5.377. Các Giám mục Giáo phận tăng (+6) và Giám mục Dòng giảm (-18). Số Giám mục Giáo phận là 4.122, trong khi số Giám mục Dòng là 1.255.

Số Giám mục Giáo phận tăng ở Châu Á (+17) và ở Châu Đại Dương (+1), giảm ở Châu Mỹ (-9), Châu Phi (-2) và Châu Âu (-1). Số Giám mục Dòng chỉ tăng ở Châu Đại Dương (+1), trong khi giảm ở Châu Phi (-5), ở Châu Mỹ (-10), Châu Á (-2) và Châu Âu (-2).

Linh mục

Tổng số linh mục trên thế giới cũng giảm trong năm nay, xuống còn 414.065 (-517). Một lần nữa châu lục ghi nhận mức giảm lớn là Châu Âu (-2,675) cũng như Châu Mỹ (-104). Số tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1.391), Châu Á (+823) và Châu Đại Dương (+48).

Linh mục giáo phận trên thế giới tăng 64 đơn vị, đạt tổng số 281.874, một lần nữa giảm ở Châu Âu (-1,595), cùng với Châu Đại Dương (-16). Mức tăng đã được ghi nhận ở Châu Phi (+904), Châu Á (+686), Châu Mỹ (+85).

Số linh mục dòng giảm 581 đơn vị, còn tổng số 132.191. Mức tăng đã được ghi nhận trong những năm gần đây ở Châu Phi (+487), Châu Á (+137) và Châu Đại Dương (+64), trong khi con số giảm ở Châu Âu (-1.080) và Châu Mỹ (-189).

Phó tế vĩnh viễn

Phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục tăng, năm nay đạt 610 đơn vị, lên 47.504. Một lần nữa mức tăng cao nhất lại được ghi nhận ở Châu Mỹ (+293), tiếp theo là Châu Âu (+271), Châu Đại Dương (+25), Châu Phi (+13) và Châu Á (+8).

Phó tế giáo phận vĩnh viễn trên thế giới là 46.813, với tổng số tăng thêm là 621 đơn vị. Con số tăng ở mọi châu lục, ngoại trừ Châu Á (-4): Châu Âu (+299), Châu Mỹ (+297), Châu Đại Dương (+26), Châu Phi (+3).

Số phó tế vĩnh viễn thuộc dòng là 691, giảm 11 đơn vị so với năm trước. Con số giảm ở Châu Âu (-28), Châu Mỹ (-4) và Châu Đại Dương (-1), tăng ở Châu Á (+12) và Châu Phi (+10).

Nam nữ tu sĩ

Số lượng linh mục không thuộc dòng giảm năm thứ sáu liên tiếp, 594 đơn vị, xuống còn 50.941. Mức giảm được ghi nhận ở Châu Âu (-591), Châu Mỹ (-290) và Châu Đại Dương (-17). Tăng ở Châu Phi (+217) và Châu Á (+87).

Ngay cả năm nay, tổng số nữ tu nói chung cũng giảm 7.249 đơn vị, giống như năm trước, xuống còn 641.661 người. Mức tăng, một lần nữa đã được ghi nhận ở Châu Phi (+2.220) và ở Châu Á (+1.218), giảm ở Châu Âu (-7.167), Châu Mỹ (-3.253) và Châu Đại Dương (–267).

Thành viên các tu hội tông đồ, nam và nữ

Thành viên của các tu hội nam là 614 người và tăng (+29), trái ngược với những năm trước. Một mức tăng đáng kể được ghi nhận ở Châu Âu (+16), Châu Mỹ (+15); Châu Á (+5), giảm ở Châu Phi (-7), không thay đổi ở Châu Đại Dương.

Thành viên của các tu hội nữ giảm trong năm nay, 591 đơn vị, với tổng số 21.466 thành viên. Mức tăng ở Châu Á (+32), Châu Phi (+10), trong khi mức giảm được ghi nhận ở Châu Âu (-501), Châu Mỹ (-130) và Châu Đại Dương (-2).

Thừa sai giáo dân và giáo lý viên

Số thừa sai giáo dân trên thế giới là 376.188 người, với tổng số tăng là 20.388 người, ở Châu Âu (+128), Châu Mỹ (+8.129), Châu Á (+12.433), giảm ở Châu Đại Dương (-12) và ở Châu Phi (- 290).

Giáo lý viên trên thế giới giảm 43.697 đơn vị, còn tổng số 3.076.624. Số lượt giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-40,846), Châu Âu (-9,418), Châu Đại Dương (-321), mức tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+5,133) và ở Châu Á (+1,755).

Đại chủng sinh

Số lượng các đại chủng sinh, giáo phận và dòng, tăng lên trong năm nay, trên toàn cầu là 552 đơn vị, đạt tổng số 115.880. Mức tăng đã được ghi nhận ở Châu Phi (+964), Châu Á (+354) và Châu Đại Dương (+52). Giảm ở Châu Âu (-696) và ở Châu Mỹ (-122).

Số đại chủng sinh giáo phận là 69.959 (-747 so với năm trước) và số đại chủng sinh Dòng là 45.921 (+1,299). Số lượng chủng sinh giáo phận tăng chỉ được ghi nhận ở Châu Phi (+450), trong khi số lượng giảm được ghi nhận ở Châu Âu (-653), Châu Mỹ (-296), ở Châu Á (-227) và ở Châu Đại Dương (-21).

Số chủng sinh dòng tăng ở Châu Phi (+514), ở Châu Á (+581), ở Châu Mỹ (+174) và ở Châu Đại Dương (+73), trong khi mức giảm chỉ được ghi nhận ở Châu Âu (-43).

Tiểu chủng sinh

Tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng năm nay giảm năm thứ ba liên tiếp 617 đơn vị, xuống còn 100.164 người. Số giảm chung trên tất cả các châu lục ngoại trừ Châu Á (+340): Châu Mỹ (-529), Châu Phi (-226), Châu Âu (-169) và ở Châu Đại Dương (-33).

Số tiểu chủng sinh giáo phận là 77.515 (-821) và số tiểu chủng sinh dòng là 22.649 (+204). Số lượng tiểu chủng sinh của giáo phận chỉ tăng ở Châu Á (+178). Giảm ở Châu Phi (-406), Châu Mỹ (-528), Châu Âu (-50) ở Châu Đại Dương (-15).

Số tiểu chủng sinh dòng giảm ở Châu Âu (-119), Châu Đại Dương (-18) và Châu Mỹ (-1), trong khi sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+180) và ở Châu Á (+162).

Trường học và giáo dục Công giáo

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo có 73.164 trường mẫu giáo với 7.376.858 học sinh; 103.146 trường tiểu học với 35.011,999 học sinh; 49.541 trường THCS với 19.307.298 học sinh. Giáo hội cũng có 2.251.600 học sinh trung học và 3.707.559 sinh viên đại học.

Trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe Công giáo

Các trung tâm bác ái và chăm sóc sức khỏe do Giáo hội điều hành trên thế giới bao gồm: 5.192 bệnh viện, hầu hết ở Châu Phi (1.404) và ở Châu Mỹ (1.365); 15.481 trạm y tế, chủ yếu ở Châu Phi (5.427), Châu Mỹ (4.269); 577 Nhà chăm sóc cho người bị bệnh Phong, chủ yếu ở Châu Á (316) và Châu Phi (209); 15.423 Nhà cho người già, người bệnh mãn tính hoặc người khuyết tật, chủ yếu ở Châu Âu (8.123) và Châu Mỹ (3.692); 9.295 trại trẻ mồ côi, chủ yếu ở Châu Á (3.197) và Châu Âu (2.278); 10.747 nhà trẻ, chủ yếu ở Châu Á (3.013) và Châu Mỹ (2.992); 12.515 trung tâm tư vấn hôn nhân, chủ yếu ở Châu Âu (5.624) và Châu Mỹ (4.332); 3.225 trung tâm phục hồi xã hội và 31.091 cơ sở các loại.

Các giáo khu trực thuộc Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc

Các giáo khu thuộc Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc (Cep) là 1.119. Hầu hết các giáo khu được giao phó cho Propaganda Fide ở Châu Phi (516) và ở Châu Á (484), tiếp theo là Châu Mỹ (73) và Châu Đại Dương (46). (Agenzia Fides, 18/10/2020)



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/10/2020]


Đức Giáo hoàng khuyến khích Moneyval thúc đẩy một ‘nền tài chính sạch’ mang ‘khuôn mặt con người’

Đức Giáo hoàng khuyến khích Moneyval thúc đẩy một ‘nền tài chính sạch’ mang ‘khuôn mặt con người’

Copyright: Vatican Media

Đức Giáo hoàng khuyến khích Moneyval thúc đẩy một ‘nền tài chính sạch’ mang ‘khuôn mặt con người’

"Những biện pháp mà các bạn đang đánh giá nhằm mục đích thúc đẩy một “nền tài chính sạch”, trong đó các “nhà buôn” bị ngăn chặn đầu cơ tích trữ vào “ngôi đền” bất khả xâm phạm đó, để phù hợp với chương trình yêu thương của Đấng Tạo hóa, là nhân loại"

08 tháng Mười, 2020 11:15


“Những biện pháp mà các bạn đang đánh giá nhằm mục đích thúc đẩy một “nền tài chính sạch”, trong đó các “nhà buôn” bị ngăn chặn đầu cơ tích trữ vào “ngôi đền” bất khả xâm phạm đó, để phù hợp với chương trình yêu thương của Đấng Tạo hóa, là nhân loại.”

Đây là lời khích lệ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Moneyval hôm nay, ngày 8 tháng Mười, trong một buổi tiếp kiến riêng ở Vatican.

Được thành lập năm 1997, Ủy ban các Chuyên gia về Đánh giá các Biện pháp Chống Rửa tiền và Tài trợ cho Khủng bố – MONEYVAL là cơ quan giám sát thường trực của Hội đồng Châu Âu được giao nhiệm vụ đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế chính để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố và hiệu quả của việc thực hiện chúng. Nó cũng có nhiệm vụ đưa ra những khuyến nghị cho các giới chức quốc gia về những cải tiến cần thiết đối với hệ thống của họ.

Tiếp đón họ hôm nay, Đức Phanxicô ca ngợi công việc của họ hướng tới sự minh bạch. Ngài nhắc lại trong Phúc âm khi Chúa Giêsu đuổi những người buôn bán ra khỏi khuôn viên đền thờ và tuyên bố: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24).

Đức Phanxico cảnh báo, “Một khi nền kinh tế đánh mất khuôn mặt con người, thì chúng ta không còn được phục vụ bởi đồng tiền nữa, mà chính chúng ta trở thành những người phục vụ cho đồng tiền. Đây là một hình thức thờ ngẫu tượng mà chúng ta được kêu gọi phải phản ứng lại bằng cách tái thiết lập trật tự hợp lý của mọi sự, là điều phục vụ cho ích chung, [1] theo đó “đồng tiền phải phục vụ, không phải để thống trị” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 58; Gaudium et Spes, 64; Laudato Si’, 195).”

Đức Giáo hoàng nhắc nhở rằng Vatican gần đây đã đưa vào hệ thống pháp luật của mình những biện pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc quản lý đồng tiền và ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Vào ngày 1 tháng Sáu năm 2020, một Tự sắc đã được ban hành để quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và thúc đẩy tính minh bạch, giám sát và cạnh tranh trong các thủ tục trao hợp đồng công.

Vào ngày 19 tháng Tám, một Sắc lệnh của Chủ tịch Toàn quyền yêu cầu các tổ chức tình nguyện và các pháp nhân của Nhà nước Thành phố Vatican phải báo cáo các hoạt động mập mờ cho Cơ quan Thông tin Tài chính (Financial Information Authority (AIF).

Đức Thánh Cha Phanxico nói, “Các bạn thân mến, một lần nữa tôi cảm ơn các bạn vì sự phục vụ mà các bạn thực hiện,” ngài nói thêm: “Vì vậy, tôi xem đó là một sự phục vụ, và tôi cảm ơn các bạn.”

Đức Thánh Cha kết luận, gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc và nhắc họ không quên cầu nguyện cho ngài.

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha trong buổi gặp gỡ:

****

Thưa quý vị,

Tôi xin thân ái chào mừng quý vị nhân chuyến thăm của quý vị với tư cách là chuyên gia của Hội đồng Châu Âu để đánh giá các biện pháp được thực hiện nhằm chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Tôi cảm ơn ông Chủ tịch Cơ quan Thông tin Tài chính về những lời tốt đẹp của ông.

Công việc của quý vị trên mặt trận kép này đặc biệt gần gũi với tâm hồn tôi. Thật vậy, nó được liên kết chặt chẽ với việc bảo vệ sự sống, sự chung sống hòa bình của loài người trên trái đất, và một hệ thống tài chính không đè nén những người yếu đuối nhất và thiếu thốn nhất. Tất cả đều được liên kết với nhau.

Như tôi đã viết trong Tông huấn Evangelii Gaudium, tôi cho rằng chúng ta cần phải suy nghĩ lại về mối tương quan của chúng ta với tiền bạc (xem số 55). Ở nhiều nơi, dường như quyền tối cao của đồng tiền vượt trên con người là điều hiển nhiên. Đôi khi, trong nỗ lực tích lũy của cải, người ta ít quan tâm đến việc nó đến từ đâu, các hoạt động hợp pháp ít nhiều đã tạo ra nó, và những cơ chế bóc lột có thể đứng đằng sau nó. Vì vậy, khi chạm vào tiền, những tình huống có thể xảy ra là bàn tay chúng ta có thể vấy máu, máu của anh chị em mình.

Cũng có thể xảy ra rằng những nguồn lực tài chính được sử dụng để gieo rắc nỗi kinh hoàng, để củng cố cho những người mạnh nhất, những người quyền lực nhất và những người sẵn sàng hy sinh mạng sống anh chị em của họ không một chút đắn đo, tất cả đều nhằm mục đích nắm giữ quyền lực của họ.

Thánh Phaolô VI đã đề nghị dành ra những số tiền chi tiêu cho quân sự để xây dựng một Quỹ toàn cầu nhằm giải tỏa nhu cầu của các dân tộc nghèo khó (xem Populorum Progressio, 51). Tôi trở lại với đề nghị này trong Thông điệp Fratelli Tutti gần đây của tôi. Trong đó, tôi đã yêu cầu rằng, thay vì đầu tư để tạo nỗi sợ hãi hoặc các mối đe dọa hạt nhân, hóa học và sinh học, chúng ta hãy sử dụng các nguồn lực đó “để cuối cùng chấm dứt nạn đói và tạo điều kiện cho sự phát triển ở các nước nghèo nhất, để công dân của họ không phải dùng đến những giải pháp bạo lực hoặc ảo tưởng, hoặc phải rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm một cuộc sống đúng phẩm giá hơn” (s. 262).

Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã nhấn mạnh đến sai lầm của giáo điều tân tự do (xem sđd., 168) cho rằng trật tự kinh tế và đạo đức hoàn toàn khác biệt nhau đến mức trật tự này không phụ thuộc vào trật tự kia (xem Piô XI, Quadragesimo Anno, ed. Carlen, 42). Trong hoàn cảnh hiện tại, có vẻ như “sự tôn thờ con bê vàng cổ xưa (x. Xh 32: 1-35) đã quay trở lại dưới một chiêu bài mới và tàn nhẫn qua việc thờ ngẫu tượng đồng tiền và sự độc tài của một nền kinh tế phi cá nhân thiếu mục đích thực sự của con người” (Evangelii Gaudium, 55). Thật vậy, “đầu cơ tài chính về cơ bản nhằm mục đích thu lợi nhuận nhanh chóng tiếp tục gây ra sự tàn phá” (Fratelli Tutti, 168).

Các chính sách nhằm chống rửa tiền và khủng bố là một phương tiện giám sát những hoạt động của đồng tiền và can thiệp trong các trường hợp phát hiện những hoạt động bất thường hoặc thậm chí tội phạm.

Chúa Giêsu đã đuổi những người buôn bán ra khỏi khuôn viên đền thờ (x. Mt 21,12-13; Ga 2,13-17) và tuyên bố: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6:24). Một khi nền kinh tế đánh mất khuôn mặt con người, thì chúng ta không còn được phục vụ bởi đồng tiền nữa, mà chính chúng ta trở thành những người phục vụ cho đồng tiền. Đây là một hình thức thờ ngẫu tượng mà chúng ta được kêu gọi phải phản ứng lại bằng cách tái thiết lập trật tự hợp lý của mọi sự, là điều phục vụ cho ích chung, [1] theo đó “đồng tiền phải phục vụ, không phải để thống trị” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 58; Gaudium et Spes, 64; Laudato Si’, 195).

Để thực hiện những nguyên tắc này, gần đây Vatican đã đưa vào hệ thống pháp luật của mình các biện pháp nhằm bảo đảm tính minh bạch trong việc quản lý đồng tiền và ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Vào ngày 1 tháng Sáu năm 2020, một Tự sắc đã được ban hành để quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và thúc đẩy tính minh bạch, giám sát và cạnh tranh trong các thủ tục trao hợp đồng công. Vào ngày 19 tháng Tám, một Sắc lệnh của Chủ tịch Toàn quyền yêu cầu các tổ chức tình nguyện và các pháp nhân của Nhà nước Thành phố Vatican phải báo cáo các hoạt động mập mờ cho Cơ quan Thông tin Tài chính (Financial Information Authority (AIF).

Các bạn thân mến, một lần nữa tôi cảm ơn các bạn vì sự phục vụ mà các bạn thực hiện. Vì vậy, tôi xem đó là một sự phục vụ, và tôi cảm ơn các bạn. Những biện pháp mà các bạn đang đánh giá nhằm mục đích thúc đẩy một “nền tài chính sạch”, trong đó các “nhà buôn” bị ngăn chặn đầu cơ tích trữ vào “ngôi đền” bất khả xâm phạm đó, để phù hợp với chương trình yêu thương của Đấng Tạo hóa, là nhân loại. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn. Tôi xin gửi đến tất cả các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc và tôi xin các bạn không quên cầu nguyện cho tôi.

______________________

[1] Cf. SAINT THOMAS AQUINAS, Summa Theologiae, I-II, q. 90, a. 2.

[Văn bản chính: tiếng Ý]


© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/10/2020]