Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Các Thông điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha sẽ không diễn ra trước công chúng

Các Thông điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha sẽ không diễn ra trước công chúng

Botticelli_Nativity - Wikimedia Commons

Các Thông điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha sẽ không diễn ra trước công chúng

Áp dụng những hạn chế để giảm sự lây lan Coronavirus

22 tháng Mười Hai, 2020 14:45

ZENIT STAFF


Cân nhắc những hạn chế mới được thông qua để ngăn chặn sự lây lan đại dịch Covid-19, theo thông cáo của ngài Tổng trưởng Đặc trách các Vấn đề Nội chính, ngày 25 tháng Mười Hai, Đại Lễ Giáng sinh của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố sứ điệp Giáng sinh và ban phép lành “Urbi et Orbi” trong Khán phòng Blessings của Điện Tông tòa Vatican. Ngày 26 và 27 tháng Mười Hai năm 2020, và ngày 1, 3, và 6 tháng Một năm 2021, giờ Kinh Truyền tin sẽ diễn ra trong Thư viện.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/12/2020]


Thông điệp Video của Đức Thánh Cha nhân dịp khởi động Mission 4.7 và Công ước Toàn cầu về Giáo dục

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha nhân dịp khởi động Mission 4.7 và Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục

Vatican Media Screenshot

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha nhân dịp khởi động Mission 4.7 và Công ước Toàn cầu về Giáo dục

Bản dịch toàn văn của Vatican (ND: bản tiếng Anh)

16 tháng Mười Hai, 2020 17:22

ZENIT STAFF


Dưới đây là bản dịch văn bản Thông điệp Video Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các tham dự viên tại cuộc họp được tổ chức hôm nay trong lâu đài Casina Pius IV, nhân dịp khởi động Mission 4.7 (Sứ mệnh 4.7) và Công ước Toàn cầu về Giáo dục, với chủ đề “Giáo dục là một hành động của hy vọng.”

* * *

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha

Giáo dục là một hành động của hy vọng

Thưa quý ông và quý bà:

Giáo dục là một hành động của hy vọng nhìn về tương lai từ hiện tại. Giáo dục tĩnh không tồn tại. Cuộc họp hôm nay trong lâu đài Casina Pius IV là một hành động của hy vọng và của tình đoàn kết thế hệ, của hy vọng và tình đoàn kết liên thế hệ. Các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà giáo dục toàn cầu từ mọi miền của thế giới đang họp lại nhằm thúc đẩy một loại hình giáo dục mới, có khả năng chiến thắng được tình trạng toàn cầu hóa sự thờ ơ và văn hoá vứt bỏ hiện tại — hai sự dữ rất lớn của văn hóa chúng ta, sự thờ ơ và loại bỏ. Năm vừa qua là một năm đau khổ bất thường do đại dịch COVID-19, một năm buộc phải cách ly và loại trừ, một năm thống khổ và khủng hoảng về tinh thần và không ít cái chết xảy ra, và một năm của cuộc khủng hoảng giáo dục chưa từng có. Hơn một tỷ trẻ em đã phải đối mặt với sự gián đoạn học tập. Hàng trăm triệu trẻ em đã bị bỏ lại phía sau các cơ hội phát triển xã hội và nhận thức. Và ở nhiều nơi, cuộc khủng hoảng sinh học, tinh thần, và kinh tế đã làm tồi tệ thêm cộng với những khủng hoảng về chính trị và xã hội.

Quý vị nhóm họp hôm nay trong hành động của hy vọng; một hành động hy vọng để những động lực của thù hận, chia rẽ, và dốt nát có thể và được chiến thắng nhờ một làn sóng tốt lành mới, chúng ta cứ gọi như vậy, một làn sóng tốt lành mới của những cơ hội giáo dục đặt nền tảng trên công bằng xã hội và tình yêu thương lẫn nhau; một Khế ước Toàn cầu về Giáo dục mới đã được khởi động trong Tháng Mười với sự hiện diện của một số quý vị ở đây. Trước hết, tôi xin cảm ơn quý vị đã nhóm họp hôm nay để làm cho những hy vọng và chương trình chung của chúng ta phát triển nền giáo dục mới thăng tiến tính siêu việt của nhân vị, sự phát triển toàn diện và bền vững của con người, đối thoại liên văn hóa và liên tôn, bảo vệ hành tinh, gặp gỡ vì hòa bình và rộng mở đến với Thiên Chúa.

Liên Hợp Quốc đã đề xuất một cơ hội đặc biệt cho các chính phủ trên thế giới và xã hội dân sự hợp nhất trong niềm hy vọng cũng như trong hành động về một nền giáo dục mới. Tôi xin trích dẫn thông điệp tri ân của Thánh Phaolô VI đối với Liên Hợp Quốc, nói rằng: “Thưa quý ngài, quý ngài đã và đang thực hiện một công cuộc vĩ đại: dạy cho con người về hoà bình. Liên Hợp Quốc là một ngôi trường vĩ đại nơi nền giáo dục này được lĩnh hội.” Hiến chương của UNESCO được thông qua năm 1945 khi chấm dứt thảm kịch của Đệ Nhị Thế Chiến, thừa nhận rằng “chiến tranh được sinh ra trong tâm trí con người, những bức tường lũy của hòa bình phải được dựng lên chính trong tâm trí con người.” Bảy mươi lăm năm trước các nhà Sáng lập UNESCO yêu cầu phải “bảo đảm sự tiếp cận trọn vẹn và bình đẳng đối với giáo dục, cơ hội nghiên cứu sự thật khách quan một cách tự do cũng như tự do trao đổi ý kiến và kiến thức … để các dân tộc sẽ hiểu biết nhau nhiều hơn và đạt được kiến thức đúng hơn và thật hơn về đời sống của họ” (Lời nói đầu). Trong thời đại của chúng ta, khi Công ước Giáo dục Toàn cầu đã được mở ra, tôi thấy hài lòng khi các chính phủ một lần nữa cam kết đem những ý tưởng này vào thực hiện qua việc phê chuẩn Chương trình Nghị sự và những Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc, cùng hiệp lực với Công ước Toàn cầu về Giáo dục.

Trung tâm các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDO) công nhận rằng nền giáo dục bình đẳng cho tất cả là một nền tảng cần thiết để bảo vệ cho ngôi nhà chung và thúc đẩy tình huynh đệ nhân loại. Cũng giống như Công ước Toàn cầu về Giáo dục, SDO 4 cam kết tất cả các chính phủ “bảo đảm một nền giáo dục bao gồm, công bằng và chất lượng, cũng như thăng tiến những cơ hội học tập suốt đời, và cho tất cả mọi người.”

Công ước Toàn cầu về Giáo dục và Sứ mệnh 4.7 sẽ kết hợp hoạt động vì nền Văn minh Tình thương, cái Đẹp, và sự Hiệp nhất. Cho phép tôi nói rằng tôi hy vọng quý vị sẽ trở thành những thi sĩ của vẻ đẹp con người mới, một vẻ đẹp huynh đệ và tình bạn mới, cũng như bảo vệ trái đất mà chúng ta đang bước đi trên nó. Xin đừng quên người già và những ông bà, là những người mang các giá trị cốt lõi nhất của con người. Xin cảm ơn về những gì quý vị làm, và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.

Cảm ơn quý vị

[Văn bản chính: tiếng Tây Ban Nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/12/2020]