Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Nhóm 5 quốc gia có dân số Công giáo cao nhất

Nhóm 5 quốc gia có dân số Công giáo cao nhất


|
2019/08/17




Trong thập niên vừa qua, Châu Mỹ La Tinh trở thành khu vực có dân số Công giáo nhiều nhất trên thế giới. Ở đây, hai quốc gia lớn dẫn đầu với số người Công giáo rửa tội trên toàn cầu.


1. Brazil

Đầu tiên là Brazil, với 170 triệu người Công giáo - chiếm khoảng 64 phần trăm dân số.

Brazil là quốc gia đầu tiên được Đức Giáo hoàng Phanxico đến thăm. Vào tháng Bảy năm 2013 ở Rio de Janeiro, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới được xem là lớn nhất trong lịch sử, khoảng 3 triệu người đã tham dự.

2. Mexico

Quốc gia thứ hai trong danh sách là Mexico. Với 111 triệu người Công giáo – chiếm 77 phần trăm dân số.

Đã ba năm trôi qua kể từ ngày Đức Giáo hoàng đến đất nước đó và gặp gỡ hàng triệu người.

Quốc gia thứ ba là ở Châu Á.

3. Philippines

Ngày nay, Philippines có số người Công giáo đông nhất ở Châu Á. Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm năm 2015 và được chào đón nồng nhiệt.

Philippines cũng có số phần trăm người Công giáo cao nhất trên thế giới, chiếm 81 phần trăm dân số đất nước.

4. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia đông dân nhất ở Châu Mỹ – gần 300 triệu dân – trong đó 55 triệu là người Công giáo.

Nhiều người là gốc Tây Ban Nha và những người khác thuộc hậu duệ của di dân người Ireland và Ý.

5. Ý

Ý đứng thứ năm trong xếp hạng trên thế giới và nó cũng là quốc gia ở Châu Âu có số người Công giáo nhiều nhất. Quốc gia này có khoảng 50 triệu người Công giáo đã rửa tội – chiếm 80 phần trăm dân số quốc gia.

Ngoài những con số này ra, nếu tính đến con số phần trăm thì quốc gia với mật độ người Công giáo cao nhất chắc chắn là Vatican, chiếm 100 phần trăm dân số.



[Nguồn: romereports]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/8/2019]


Thư của Đức Thánh Cha nhân tưởng niệm một năm sập Cầu Morandi ở Genoa, Ý (TOÀN VĂN)

Thư của Đức Thánh Cha nhân tưởng niệm một năm sập Cầu Morandi ở Genoa, Ý (TOÀN VĂN)

Thư của Đức Thánh Cha nhân tưởng niệm một năm sập Cầu Morandi ở Genoa, Ý (TOÀN VĂN)

‘Cha muốn nói với anh chị em rằng cha không quên anh chị em, rằng cha đã liên lỷ cầu nguyện cho các nạn nhân, cho các gia đình, cho những người bị thương, cho những người phải di tản, cho tất cả anh chị em, cho Genoa’

13 tháng Tám, 2019 15:10

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxico gửi nhật báo Il Secolo XIX của Genoa nhân dịp năm đầu tưởng niệm vụ sập Cầu Morandi, ngày 13 tháng Tám, 2019. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxico, được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố sáng nay, và cũng được xuất bản trên các báo khác trong nhóm Gedi News Network:


***

Anh chị em thân mến, các bạn thân mến,

Gần một năm trôi qua kể từ ngày sập Cầu Morandi đã cướp đi sinh mạng 43 người.

Các gia đình đi du lịch hoặc trở về sau chuyến du lịch, những người nam và nữ đang đi làm. Nó là một vết thương khắc sâu vào trái tim của thành phố, một thảm kịch cho những người bị mất người thân, một thảm kịch cho những người bị thương, một biến cố kinh hoàng cho những người buộc phải rời bỏ nhà cửa và phải di tản.

Cha muốn nói với anh chị em rằng cha không quên anh chị em, rằng cha đã liên lỷ cầu nguyện cho các nạn nhân, cho các gia đình, cho những người bị thương, cho những người phải di tản, cho tất cả anh chị em, cho Genoa. Đối mặt với những biến cố như vậy, nỗi đau đớn do sự mất mát phải gánh chịu sự dằn vặt và không dễ dàng dịu bớt, cũng như cảm giác không đành lòng khi đứng trước một thảm họa đã có thể tránh được là có thể hiểu được.

Cha không có những câu trả lời soạn sẵn để gửi đến anh chị em, vì trước những hoàn cảnh như vậy, những từ ngữ nghèo nàn của con người đều không thỏa đáng. Cha không có câu trả lời, vì sau những thảm kịch này có những tiếng khóc, vẫn lặng câm, chất vấn chúng ta về lý do của tính mong manh đối với những gì chúng ta xây dựng, và trên hết là cầu nguyện. Nhưng cha có một thông điệp xuất phát từ con tim của cha như một người cha và một người anh em, và cha muốn gửi đến cho anh chị em. Đừng để cho những thăng trầm của cuộc sống làm đứt những mối dây ràng buộc đan kết cộng đoàn anh chị em, theo cách xóa sạch ký ức về những gì đã làm cho lịch sử của anh chị em trở nên quan trọng và đầy ý nghĩa. Cha luôn luôn nghĩ đến Genoa khi cha nghĩ về một hải cảng. Cha nghĩ đến nơi mà thân phụ của cha đã ra đi. Cha nghĩ đến công việc vất vả hàng ngày, ý chí kiên cường và những hy vọng của người dân Genoa.

Hôm nay, cha muốn nói với anh chị em một điều đầu tiên: hãy biết rằng anh chị em không cô đơn. Biết rằng anh chị em không bao giờ cô đơn. Hãy biết rằng Thiên Chúa Cha chúng ta đã trả lời cho tiếng khóc và câu hỏi của chúng ta không phải bằng từ ngữ, nhưng bằng một sự hiện diện đồng hành với chúng ta, đó chính là Con của Người. Chúa Giê-su đi trước chúng ta qua sự đau khổ và cái chết. Người đã gánh lấy tất cả những đau khổ của chúng ta. Người đã bị khinh khi, bị nhạo báng, bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị giết chết một cách đau thương. Câu trả lời của Thiên Chúa cho đau khổ của chúng ta là sự gần gũi, một sự hiện diện đồng hành với chúng ta, không để chúng ta cô đơn. Chúa Giê-su đã tự hạ mình xuống ngang bằng với chúng ta, và vì lý do này, chúng ta có được Người ở cạnh chúng ta, cùng khóc với chúng ta trong những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hướng về Người, chúng ta phó thác những vấn đề, những nỗi đau và sự tức giận của chúng ta cho Người.

Nhưng cha cũng muốn nói với anh chị em rằng Chúa Giê-su trên Thánh giá không cô đơn. Dưới chân thập giá đó có Mẹ Người, Maria. Stabat Mater, Mẹ Maria dưới chân Thập giá, để chia sẻ sự đau khổ của Con Mẹ. Chúng ta không cô đơn, chúng ta có một Mẹ trên Thiên Đàng nhìn xuống chúng ta với tình yêu thương và gần gũi với chúng ta. Chúng ta hãy bám lấy Mẹ và nói với Mẹ: “Mẹ ơi!” như một đứa trẻ khi nó hoảng sợ và muốn được vỗ về và bảo đảm. Người nông dân khiêm nhường Benedetto Pareto đã được bảo đảm năm 1490, trên Núi Figogna, khi ông được chiêm ngưỡng một Bà với dung nhan rất đẹp và hiền từ, Bà giới thiệu mình là Mẹ của Chúa Giê-su đến yêu cầu xây dựng một nhà nguyện. Hãy hướng mắt lên Mẹ Madonna della Guardia và tin tưởng vào sự trợ giúp của Mẹ, là Mẹ chúng ta.

Chúng ta là những người nam và nữ đầy những thiếu sót và yếu đuối, nhưng chúng ta có một Chúa Cha đầy lòng thương xót để hướng về, một Chúa Con chịu Đóng đinh và Sống lại cùng đồng hành với chúng ta, Chúa Thánh Thần là Đấng hỗ trợ và giúp đỡ chúng ta. Người cùng đi với chúng ta. Chúng ta có một Mẹ trên Thiên Đàng tiếp tục lấy áo choàng che chở chúng ta và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Cha cũng muốn nói với anh chị em rằng anh chị em không cô đơn vì cộng đoàn Ki-tô hữu, Giáo hội ở Genoa, ở cùng anh chị em và chia sẻ những sự đau khổ và khó khăn của anh chị em. Chúng ta càng ý thức về những yếu đuối của mình, về những mong manh của tình trạng con người, thì chúng ta càng tái khám phá được nét đẹp của những mối quan hệ của con người, những mối dây ràng buộc kết hiệp chúng ta, như gia đình, cộng đoàn, xã hội dân sự. Cha biết rằng người Genoa anh chị em có khả năng thể hiện tình đoàn kết rất lớn, cha biết rằng anh chị em sẵn sàng xăn tay áo lên, và không chịu đầu hàng, rằng anh chị em biết cách đứng bên cạnh những người đang cần nó nhất. Cha biết rằng ngay cả sau một thảm kịch lớn đã làm đau thương gia đình và thành phố của anh chị em, thì anh chị em đã có phản ứng, đứng lên, hướng trông về phía trước. Đừng đánh mất hy vọng, đừng để nó bị cướp mất! Hãy tiếp tục đứng bên cạnh những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cha cầu nguyện cho anh chị em và xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Phanxico

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov, phóng viên cấp cao Vatican của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/8/2019]