Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Vatican gọi cuộc chiến chống tham nhũng là một “mệnh lệnh đạo đức”

Vatican gọi cuộc chiến chống tham nhũng là một “mệnh lệnh đạo đức”

Tài liệu mới về tham nhũng
2 tháng Tám, 2017
Vatican gọi cuộc chiến chống tham nhũng là một “mệnh lệnh đạo đức”
HY. Phê-rô Turkson © ZENIT - HSM
Vatican gọi cuộc chiến chống tham nhũng và những rào cản nó tạo ra đối với nền hòa bình và công bằng là một “”mệnh lệnh đạo đức,” trong một tài liệu vừa được công bố liệt kê những chương trình của Nhóm Cố Vấn Quốc tế về Công Bằng, Tham Nhũng, Tội Phạm có Tổ Chức và Mafias (ICG), được tài trợ bởi Bộ Thúc Đẩy sự Phát Triển Con Người Toàn Diện của Tòa Thánh, tường thuật tiếng Anh của Đài Phát Thanh Vatican.
Tài liệu là kết quả của cuộc họp tháng Sáu của ICG trong Khu vườn Vatican, nhóm họp các nhà lãnh đạo tôn giáo, cơ quan hành pháp và các nhóm nạn nhân.
Tài liệu đúc kết trình bày:
Nhóm Cố Vấn sẽ không đơn thuần đưa ra những lời hô hào về đạo đức, vì những hành động cụ thể là rất cần thiết. Quả thật, một cam kết về giáo dục đòi hỏi có những nhà giáo xứng đáng, ngay cả trong Giáo hội.
Nhóm Cố Vấn sẽ tiếp tục một mạng lưới quốc tế. Bản thân Giáo hội toàn cầu là một mạng lưới, và vì lý do này Giáo hội có thể và phải phục vụ cho mục tiêu này với lòng can đảm, với sự quyết tâm, với sự minh bạch, tinh thần hợp tác và sáng tạo.
“Bất cứ ai tìm kiếm những khối liên minh để đạt được những đặc quyền, những miễn trừ, những con đường ưu tiên hoặc bất hợp pháp, đều không xứng đáng. Nếu chúng ta quyết tâm đi theo con đường này, tất cả chúng ta đều có thể trở nên bất xứng, gây hại và nguy hiểm. Những người lợi dụng chức vụ để đề cử người không đủ năng lực – cả về giá trị và tính trung thực – đều không xứng đáng. Vì vậy, hoạt động của Nhóm Cố vấn sẽ thiên về giáo dục và thông tin, và sẽ tập trung vào công luận và nhiều tổ chức để xây dựng một ý thức về sự tự do và công bằng, theo quan điểm vì thiện ích chung.”
Đức Thánh Cha Phanxico thành lập Bộ Thúc Đẩy Phát Triển Con Người Toàn Diện tháng Tám năm 2016, bổ nhiệm Đức Hồng y Phê-rô Turkson là người đứng đầu. Đức Thánh Cha viết Lời Tựa cho quyển sách của Hồng y Tổng trưởng Turkson “Sự xói mòn: Chiến thắng tình trạng tham nhũng trong Giáo hội và trong Xã hội,”” được Rizzoli xuất bản tháng Sáu.
Như trong bài phê bình của ZENIT về quyển sách của Hồng y Turkson, Đức Thánh Cha gọi tham nhũng là “vết thương xã hội xấu nhất,” “một hình thức của sự báng bổ,” và là “căn bệnh ung thư.” Đức Thánh Cha tiếp tục nói, “Đồng thời, giống như hậu quả của sự sụp đổ, tham nhũng cho thấy một thái độ chống lại xã hội đến mức phá vỡ giá trị của những mối quan hệ, mà từ đó nó phá vỡ những trụ cột mà xã hội được xây dựng trên đó: sự cùng chung sống của con người và thiên hướng phát triển chúng. Sự tham nhũng phá vỡ tất cả những điều đó và thay thế thiện ích chung bằng một lợi ích riêng làm vấy bẩn quan điểm chung. Nó được sinh ra từ một con tim thối nát và là một vết thương xã hội xấu nhất, vì nó tạo ra những vấn đề và những tội ác rất kinh khủng lôi kéo mọi người vào trong đó.”
Tài liệu đúc kết của ICG làm vang lên những vấn đề đã được làm nổi bật lên trong quyển sách của Đức Hồng y Tuckson:
“Thông thường, những hậu quả của sự tham nhũng không dễ nhận ra: người ta không ý thức được rằng một hành động tham nhũng thường là căn nguyên của một tội ác. Nhóm Cố Vấn sẽ can thiệp để lấp vào chỗ trống, đặc biệt ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà tình trạng tham nhũng trở thành một hệ thống lấn át xã hội.
Nhóm Cố vấn” cũng sẽ điều tra sâu hơn – qua các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội địa phương – sự phát triển thái độ phản ứng toàn cầu trước việc rút phép thông công của mafia và những tổ chức tội phạm tương tự khác và trước viễn cảnh rút phép thông công đối với tội tham nhũng. Đây không phải là một con đường dễ đi: Giáo hội hiện diện trên khắp thế giới và phải lắng nghe từ mọi phía để đối thoại với những người không phải Ki-tô hữu theo một con đường tích cực, minh bạch và hiệu quả.
“Ngoài ra, phải phát triển mối quan hệ gần như đã bị đánh mất giữa công bằng và cái đẹp. Những di sản thuộc lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc phi thường của chúng ta sẽ là một yếu tố rất lớn hỗ trợ cho hoạt động giáo dục và xã hội chống lại mọi hình thức tham nhũng và tội phạm có tổ chức.”

Xin đọc toàn văn của Tài liệu Đúc kết dưới đây, bản dịch tiếng Anh chính thức (Nguồn: Đài Phát thanh Vatican)

Tài liệu Đúc kết của “Tranh luận quốc tế về tham nhũng”và những mục tiêu của Nhóm Cố vấn quốc tế về công bằng, tham nhũng, tội phạm có tổ chức và mafias.
Tài liệu Đúc kết của “Tranh luận quốc tế về tham nhũng” (15 tháng Sáu 2017)
«Cầu cho những người có quyền lực về vật chất, chính trị hoặc tinh thần có thể chống lại được với cám dỗ tham nhũng.” Đây là ý cầu nguyện toàn cầu mà Đức thánh Cha Phanxico đã gửi đến Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu cho tháng Hai 2018, để một lần nữa tưởng nhớ vụ sát hại Chân phước Giuseppe Puglisi, linh mục tử đạo.
Bắt đầu từ tháng Chín 2017, Nhóm Cố vấn Quốc tế về Công bằng của Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện sẽ tập trung những nỗ lực về vấn đề này trong năm sắp tới.
Nhóm Cố vấn Quốc tế về Công bằng đã trình bày mục đích chung đối phó với nhiều hình thức khác nhau của tham nhũng, tội phạm có tổ chức và mafia. Sự tham nhũng, trước khi trở thành một hành động, là một tình trạng: vì vậy sự cần thiết phải có một nền văn hóa, giáo dục, đào tạo, hoạt động của cơ quan, sự góp phần của dân sự. Vì vậy, Nhóm Cố vấn đề nghị phải lập thành công thức những định nghĩa khác nhau về “tham nhũng,” như được trình bày bởi Đức Thánh Cha Phanxico và Đứng Hồng y Turkson trong quyển sách “Corrosione” dưới hình thức phỏng vấn được xuất bản ngày 15 tháng Sáu vừa qua.
Nhóm Cố Vấn sẽ không đơn thuần đưa ra những lời hô hào về đạo đức, vì những hành động cụ thể là rất cần thiết. Quả thật, một cam kết về giáo dục đòi hỏi có những nhà giáo xứng đáng, ngay cả trong Giáo hội.
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của mafia, chúng ta hãy cầu xin có thêm sức mạnh để tiến bước, để tiếp tục chiến đấu chống lại tham nhũng,” Đức Thánh Cha Phanxico viết ngày 19 tháng Bảy.
Nhóm Cố Vấn sẽ tiếp tục một mạng lưới quốc tế. Bản thân Giáo hội toàn cầu là một mạng lưới, và vì lý do này Giáo hội có thể và phải phục vụ cho mục tiêu này với sự can đảm, với sự quyết tâm, với sự minh bạch, tinh thần hợp tác và sáng tạo.
Bất cứ ai tìm kiếm những khối liên minh để đạt được những đặc quyền, những miễn trừ, những con đường ưu tiên hoặc bất hợp pháp, đều không xứng đáng. Nếu chúng ta quyết tâm đi theo con đường này, tất cả chúng ta đều có thể trở nên bất xứng, gây hại và nguy hiểm. Những người lợi dụng chức vụ để đề cử người không đủ năng lực – cả về giá trị và tính trung thực – đều không xứng đáng. Vì vậy, hoạt động của Nhóm Cố vấn sẽ thiên về giáo dục và thông tin, và sẽ tập trung vào công luận và nhiều tổ chức để xây dựng một ý thức về sự tự do và công bằng, theo quan điểm vì thiện ích chung.”
“Thông thường, những hậu quả của sự tham nhũng không dễ nhận ra: người ta không ý thức được rằng một hành động tham nhũng thường là căn nguyên của một tội ác. Nhóm Cố Vấn sẽ can thiệp để lấp vào chỗ trống, đặc biệt ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà tình trạng tham nhũng trở thành một hệ thống lấn át xã hội.
Nhóm Cố vấn cũng sẽ điều tra sâu hơn – qua các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội địa phương – sự phát triển thái độ phản ứng toàn cầu trước việc rút phép thông công của mafia và những tổ chức tội phạm tương tự khác và trước viễn cảnh rút phép thông công đối với tội tham nhũng. Đây không phải là một con đường dễ đi: Giáo hội hiện diện trên khắp thế giới và phải lắng nghe từ mọi phía để đối thoại với những người không phải Ki-tô hữu theo một con đường tích cực, minh bạch và hiệu quả.
Ngoài ra, phải phát triển mối quan hệ gần như đã bị mất giữa công bằng và cái đẹp. Những di sản thuộc lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc phi thường của chúng ta sẽ là một yếu tố rất lớn hỗ trợ cho hoạt động giáo dục và xã hội chống lại mọi hình thức tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
Nhóm Cố vấn cũng sẽ giới thiệu ra một nếp suy nghĩ về chính trị – đặc biệt chú ý đến tính dân chủ và chủ nghĩa thế tục  – đủ năng lực để khai sáng cho những hành động hướng đến các tổ chức dân sự, bảo đảm cho những công ước quốc tế được thực hiện một cách hiệu quả và luật pháp được chuẩn hóa để bắt được những vòi tua của tội phạm, chúng vươn xa vượt qua biên giới các nhà nước. Quả thật, một trong những mục tiêu là nghiên cứu cách áp dụng những nguyên tắc của các Hiệp định Palermo và Merida.
Thánh bộ, theo quy chế, “bày tỏ những quan tâm của Tòa Thánh về những vấn đề công bằng và hòa bình” và phải làm vang lên thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico về công bằng và hòa bình. Quả thật, sự tham nhũng cũng gây ra tình trạng thiếu hòa bình, vì thế Nhóm Cố vấn cũng sẽ nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa những tiến trình hòa bình và những hình thức tham nhũng.
Cần phải có một hành động thức tỉnh lương tâm. Đây là động cơ thúc đẩy chính của chúng tôi, điều mà chúng tôi nhận thức như một mệnh lệnh đạo đức. Luật pháp là cần thiết nhưng chưa đủ. Sẽ có ba mức độ hoạt động: giáo dục, văn hóa, quyền công dân. Chúng tôi phải hoạt động với lòng can đảm để khơi gợi lên và thúc giục lương tâm, chuyển từ thái độ thờ ơ đang ngày càng lan rộng sang ý thức về tính nghiêm trọng của những hiện tượng này, để chiến đấu chống lại chúng.

Thành Vatican, 31 tháng Bảy 2017
Những mục tiêu của Nhóm Cố vấn
(nghiên cứu và đưa ra những hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội và tổ chức)
1-   Định nghĩa khái niệm về tham nhũng với những phạm vi rộng lớn hơn về công bằng, nhân loại học và khủng hoảng văn hóa, từng tác động phạm tội trong mối quan hệ với tội phạm có tổ chức và mafia.
2-   Nâng cao ý thức công chúng để xây dựng một nếp suy nghĩ và văn hóa công bằng.
3-   Nhận diện những hậu quả của nạn tham nhũng (xã hội, kinh tế, chính trị, tổ chức, văn hóa, tinh thần, tội phạm) bắt đầu từ những sự việc rõ ràng, những tiến trình, những sự kiện, và thông tin cho công chúng.
4-   Đào sâu mối quan hệ hiện hữu giữa con người, các tổ chức và sự tham nhũng, và giữa những tiến trình hòa bình và tham nhũng.
5-   Thúc đẩy những biện pháp thuộc pháp luật Quốc tế chung chống lại nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức và mafia và theo dõi cách hoạt động của chúng.
6-   Nhận dạng những bước đi cụ thể giúp củng cố việc áp dụng các chính sách và luật pháp.
7-   Đào sâu kiến thức về lịch sử của tham nhũng, mafia và những tổ chức tội phạm khác, và phổ biến những nghiên cứu đó qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
8-   Đào sâu mối quan hệ hiện hữu giữa tình trạng tham nhũng và sự bất công của xã hội.
9-   Lên tiếng nói cho những nạn nhân và làm lan rộng những câu chuyện của họ.
10-     Đào sâu và thăng tiến mối quan hệ giữa lịch sử, cái đẹp, nghệ thuật và công bằng, thúc đẩy những sáng kiến liên quan đến những vấn đề này.
11-     Tạo ra một diễn đàn thảo luận mở trên nhiều kênh (web, sách báo, truyền thông, nghệ thuật) và đẩy mạnh một vị trí trên truyền thông xã hội: Michelangelo For Justice trên Facebook/Twitter/YouTube/ Instagram.
12-   Liệt kê những đề nghị về giáo dục và thông tin.
13-   Xác định một tầm nhìn về chính trị liên quan đến ý tưởng về dân chủ, trần tục (giáo dân), công bằng xã hội, để thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện.
14-   Xác định vai trò của Giáo hội và giáo dân trong cuộc chiến chống lại tham nhũng, mafia và tội phạm có tổ chức.
15-   Xác định và phổ biến những cách áp dụng tốt nhất.
16-   Xác định những chủ điểm mới có thể tăng cường sự tham gia trong Nhóm Cố vấn bằng cách đi theo hướng đa dạng nghề nghiệp, những đặc tính nhạy cảm và các vùng địa lý.
17-    Đưa các doanh nghiệp, các tổ chức phù hợp và những người tán thành vào chương trình phát triển kinh tế theo những hoạt động của Nhóm Cố vấn.
18-   Thông qua những sáng kiến xuất bản, hội họp, tranh luận, sự kiện nghệ thuật; thúc đẩy những hoạt động trên truyền thông xã hội, mạng lưới xã hội; làm các phim tài liệu và tạp chí điện tử; thúc đẩy các hoạt động trong trường học, đại học, các tổ chức xã hội, trong nhà tù, trong các tổ chức bác ái và giáo dục.
19-   Theo quy chế của Bộ, nhận dạng các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các hội và các nhóm tham gia vào mạng lưới, hợp tác và quyết định những thỏa thuận chung.
20-   Thu thập các văn bản, tài liệu, sách và tài liệu nghe-nhìn, khuyến khích trao đổi thông tin để quyết định những sáng kiến chung.
21-    Điều tra sâu hơn về khả năng làm lan rộng trên mức độ toàn cầu – thông qua các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội địa phương – việc rút phép thông công đối với các thành viên của mafia và các tổ chức tội phạm tương tự. Tương tự như vậy, nghiên cứu thêm về vấn đề rút phép thông công đối với tham nhũng.
[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/08/2017]


7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-e

7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-e

31 tháng Năm, 2017
QUICK WATCH | 0:57
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-e
montsaintmichel.openmondo.com

Theo truyền thuyết, đường thẳng tượng trưng cho cú đánh của Thánh Mi-ca-e ném quỷ xuống hỏa ngục.

Một đường thẳng theo trí tưởng tượng huyền bí kết nối 7 đền thánh, bắt đầu từ Ireland đến Israel. Đây có phải đơn thuần là một sự trùng hợp? Bảy tu viện này cách nhau rất xa, nhưng chúng lại nằm trên một đường thẳng hoàn hảo (siviaggia.it).
Đường thẳng Thánh của Tổng lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, theo truyền thuyết, tượng trưng cho cú đánh của Tổng lãnh Thiên thần giáng xuống Quỷ, quăng hắn xuống hỏa ngục.
Quả thật, trong bất kỳ trường hợp nào, thật vô cùng ngạc nhiên khi thấy những thánh điện này nằm trên một đường thẳng. Nhưng những chi tiết về sự thẳng hàng đó thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn: ba khu vực quan trọng nhất, Núi Thánh Mi-ca-e ở Pháp; Đền Thánh Mi-ca-e ở Val de Susa; và Đền thánh của núi Sant’Angelo ở Gargano tất cả đều có khoảng cách xa đều nhau. Một số người nói rằng điều này là lời nhắc nhở của Tổng Lãnh Thiên Thần rằng: người tín hữu phải sống công chính, bước theo con đường ngay thẳng.
Nếu tất cả những chi tiết này vẫn chưa đủ ngạc nhiên, một chi tiết khác là Đường thẳng Thánh nằm trên trục thẳng hoàn hảo so với mặt trời lặn trong ngày Hạ Chí của Bán Cầu Bắc (www.viagginews.com).
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-eCreative Commons

Đền Mi-ca-e của đảo Skellig:

Đường thẳng bắt đầu từ Ireland, trên một hòn đảo hoang, nơi Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e đã hiện ra với Thánh Patrick, để giúp ngài giải phóng quốc gia đó khỏi quỷ dữ. Tại đây tọa lạc chủng viện đầu tiên của đường thẳng, đó là Đền Mi-ca-e trên đảo Skellig, Michael’s Rock. Người hâm mộ của bộ phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) sẽ nhận ra địa điểm này.
Đường thẳng sau đó chạy về hướng nam và dừng lại ở Anh trên Núi Thánh Mi-ca-e, một hòn đảo nhỏ thuộc vùng Cornwall. Khu vực này khi thủy triều xuống sẽ nối với đất liền. Người ta nói rằng Thánh Mi-ca-e đã nói chuyện với một nhóm ngư dân ở đây.
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-eDe Jim Champion - originally posted to Flickr as St Michael's Mount, CC BY-SA 2.0

Núi Thánh Mi-ca-e

Đường thẳng thánh sau đó tiếp tục chạy sang Pháp, trên một hòn đảo nổi tiếng khác, trên núi Thánh Mi-ca-e, cũng là một trong những nơi Thánh Mi-ca-e đã hiện ra. Vẻ đẹp của Đền thánh này và khu vực vịnh trong đó ngọn núi tọa lạc, nằm ngoài khơi Normandy, biến nó thành một trong những khu vực thu hút khách du lịch nhiều nhất của nước Pháp, và đã trở thành một Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1979. Từ thời Gô-loa, nơi này đã được xem là một nơi huyền bí. Năm 709, Tổng Lãnh Thiên Thần đã hiện ra với Thánh Aubert, thúc giục thánh nhân xây một nhà thờ trong núi đá. Công việc được bắt đầu ngay lập tức, nhưng mãi đến năm 900 thì tu viện Thánh Benedict mới được hoàn tất.
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-eShutterstockThe Sacra di San Michele, biểu tượng của miền Piedmont của Ý, đứng trong bình minh. Phía sau là rặng núi Val di Susa.

Sacra Di San Michele (Đền Thánh Mi-ca-e)

Cách xa khoảng 1000 km, trong vùng Val de Susa, là nơi tọa lạc của đền thánh thứ tư: Đền Thánh Mi-ca-e. Một đường thẳng như vậy nối đất thánh này với những đền thánh còn lại cung hiến cho Thánh Mi-ca-e. Việc xây dựng tu viện được bắt đầu khoảng năm 1000, và qua nhiều thế kỷ, những kiến trúc mới được thêm vào với tòa nhà nguyên thủy. Các tu sĩ dòng Benedict cũng xây thêm một nhà trọ, vì đất thánh này nằm trên con đường người hành hương đi qua Via Francigena.
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-e
Public Domain

Đền Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e

Đi thêm 1000 km nữa theo đường thẳng, chúng ta đến Puglia, nơi đây có một hang động không thể vào được đã trở thành một nơi thánh: Đền Thánh Mi-ca-e. Câu truyện của nơi này quay ngược lại từ năm 490, khi Thánh Mi-ca-e hiện ra với Thánh Lorenzo Maiorano.
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-e
De Aw58 - Trabajo propio, CC BY-SA 3.0

Tu viện của khu tự quản Symi

Từ Ý, dấu chân của Tổng Lãnh Thiên Thần tiến đến đền thánh thứ sáu. Đền Thánh này nằm ở Hy lạp, trên đảo Symi. Tu viện này có một tượng Tổng Lãnh Thiên Thần cao 3 mét, một trong những tượng cao nhất thế giới của ngài.
7 Thánh điện được liên kết theo một đường thẳng: truyền thuyết về Lưỡi gươm của Thánh Mi-ca-eRichard Sevcik | Shutterstock

Núi Tu viện Carmel

Đường thẳng Thánh kết thúc ở Israel, tại Tu viện Núi Carmel, ở Haifa. Nơi này đã được tôn sùng từ thời xa xưa, và lối kiến trúc thánh điện Ki-tô giáo và Công giáo có niên đại quay ngược lại từ thế kỷ 12.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/08/2017]