Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Mapics I Shutterstock

Bret Thoman, OFS 

02/05/22


Lời chứng của những người không theo Công giáo nói rằng họ đã vô cùng xúc động khi đến thăm Vương cung Thánh đường Sagrada Familia là bằng chứng về thiên tài của kiến trúc sư Gaudí.

Vương cung Thánh đường và là Nhà thờ Thánh gia nổi tiếng của Barcelona – thường được gọi là Sagrada Familia – không chỉ mang tính biểu tượng đặc trưng nhất của thành phố mà còn là một công trình kỷ niệm được thăm viếng nhiều nhất ở Tây Ban Nha.

Người thuộc mọi quốc tịch và tín ngưỡng (hoặc không theo tín ngưỡng) đổ xô đến và trả tiền cách hậu hĩ để thăm quan nhà thờ. Nhiều người khi bước ra đã vô cùng xúc động.

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của BarcelonaBên trong nhà thờ tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Twitter @sagradafamilia

Giấc mơ của Gaudí

Một năm sau khi bắt đầu công trình xây dựng vào năm 1882, một kiến trúc sư địa phương đã tiếp quản dự án. Gần ba mươi tuổi, Antoni Gaudí hầu như không được biết đến bên ngoài quê hương Catalonia của ông. Theo thời gian, tên tuổi của ông trở nên lừng lẫy không chỉ trong khu vực quê hương của ông, mà trên toàn thế giới.

Gaudí bị ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật và kiến trúc tân Gothic và làm việc trong phong trào Modernista phổ biến vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tác phẩm của ông mang nét đặc trưng bởi phong cách hữu cơ lấy cảm hứng từ thiên nhiên và hình học.

Nhưng chính đức tin đã tạo động lực cho ông trong hầu hết các tác phẩm của ông, dẫn đến biệt danh “Kiến trúc sư của Chúa”. Từ năm 1915 trở đi, kiến trúc sư Gaudí đã cống hiến gần như hoàn toàn cho một dự án, Vương cung Thánh đường Sagrada Família.

Ông mất năm 1926 ở tuổi 73 sau khi bị xe điện đụng và được chôn cất trong hầm mộ của Nhà thờ Sagrada Familia. Ngày nay, án phong chân phước cho ông đã được mở.

Vương cung Thánh đường Sagrada Familia, hầu như đã hoàn thiện mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng, mang đậm tính biểu tượng tôn giáo.

Sau cái chết của kiến trúc sư Gaudí, công trình của ông ban đầu không được các nhà phê bình ưa chuộng. Phong cách của ông được coi là quá hiện đại, lòe loẹt và trang trí quá mức.

Tuy nhiên, theo thời gian, tác phẩm của Gaudí được đánh giá cao hơn nhiều. Trên thực tế, từ năm 1984 đến 2005, bảy công trình của ông, bao gồm cả công trình Nhà thờ Sagrada Familia, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Nhà thờ “nói về Thiên Chúa cho con người ngày nay”

Ngay cả trong thế giới Công giáo, rất nhiều tín hữu ban đầu không mấy ấn tượng. Đức Hồng y George Pell, cựu Tổng trưởng Quốc vụ viện Kinh Tế Vatican, nói rằng trước chuyến thăm đến Barcelona, ngài đã “bị thất vọng bởi những bức ảnh chụp bên ngoài của [Sagrada Familia]. Tất cả có vẻ hơi kỳ cục: Picasso ở Hollywood.”

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Tuy nhiên, sau khi đến thăm nhà thờ, ngài tin rằng vương cung thánh đường là “một tác phẩm của nhà thiên tài”. Ngài thấy cách nhà thờ “nói về Thiên Chúa với con người hôm nay (và ngày mai) một cách hùng hồn hơn bất kỳ nhà thờ nào mà tôi biết”.

Đây là một trong những khía cạnh nổi bật nhất của nhà thờ Công giáo này. Hàng triệu người mỗi năm bị nó thu hút bất kể thuộc tôn giáo nào. Họ không chỉ bước vào mà còn tham gia vào quá trình sáng tạo đang diễn ra của nhà thờ.

Sagrada Familia độc đáo ở chỗ việc xây dựng nhà thờ được cấp vốn hoàn toàn thông qua các khoản dâng cúng cá nhân và phí vào cửa. Và nó không hề rẻ. Giá vé hiện tại là € 26 ($ 28) cho người lớn và € 24 ($ 26) cho sinh viên, chuyến thăm cho một gia đình bốn người với giá tổng là € 100 ($ 108).

Và họ vẫn đến. Vào năm 2019, trước khi đại dịch hành hạ ngành du lịch quốc tế, 4,5 triệu người đã vào thăm quan Nhà thờ Sagrada Familia. Ước tính có khoảng 20 triệu người khác đã đến thăm nhà thờ và thưởng lãm từ bên ngoài.

Sức mạnh biến đổi ngay cả đối với những người không tin

Nhiều người trong số những người đến không phải là Công giáo. Và nhiều người trong đó trở về được biến đổi.

Cheryl Lattimore Drury, một người Tin lành Luther đến từ Atlanta, đã viếng thăm Sagrada Familia vào năm 2011. Cô nói rằng đây là một trong những nơi tuyệt vời nhất mà cô từng nhìn thấy và “chỉ riêng tòa nhà đó thôi cũng có thể khiến tôi phải thay đổi tôn giáo.”

Trước khi đến, cô cũng có thành kiến với “kiến trúc tân thời”, tin rằng kiến trúc sư Gaudi hơi phô trương.

Tuy nhiên, cô trở về với niềm tin rằng Gaudi đã “tạo ra một kiệt tác nghệ thuật và thờ phượng thanh thoát”, một kiệt tác giàu tính phụng vụ và thẩm mỹ “hướng chúng ta lên Thiên đàng theo mọi cách thức có thể tưởng tượng được.”

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona


Laura Gurley, một người theo phái Methodist, đã đến Barcelona trong kỳ nghỉ năm 2018. Giống như hầu hết khách du lịch, chuyến tham quan của cô bao gồm Sagrada Familia. Cô sững sờ trước vẻ đẹp của nhà thờ và bị lôi cuốn cách huyền diệu bởi mặt ngoài nhà thờ, điều mà cô nhấn mạnh rằng, “đã xuyên suốt tất cả các biến cố (các mùa) trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Gần giống như một cuốn Kinh thánh trên một tòa nhà”.

Cô phải “đấu tranh” với mặt tiền mô tả Cuộc Thương khó, có lẽ vì nó buộc cô phải đối mặt trực quan với nỗi khủng khiếp mà Đức Kitô phải gánh chịu. Mặt khác, cô thấy mặt tiền mô tả Chúa giáng sinh nâng tâm hồn lên.

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Mặt tiền mô tả cuộc Thương khó của Vương cung Thánh đường Sagrada Familia. © Pixabay

Perry Cox là một thanh niên 20 tuổi làm việc trong lĩnh vực điện ảnh. Anh lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin lành khiêm nhường, mặc dù hiện nay anh bị dao động giữa “thuyết tự nhiên thần luận và thuyết bất khả tri”. Tuy nhiên, khi đến viếng thăm Sagrada Familia vào tháng Bảy năm 2017, anh cũng đã hết sức bất ngờ.

Anh đã bị thu hút bởi những chi tiết phức tạp trên các mặt tiền bên ngoài. Khi vào bên trong, kích thước của không gian khiến anh sững sờ và bị cuốn hút bởi thiết kế của trần nhà thờ và cách ánh sáng được kết hợp vào không gian.

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona


Anh cho biết Sagrada Familia là công trình kiến trúc đẹp nhất và cho đến nay là công trình kiến trúc yêu thích nhất mà anh đã từng thấy. Anh nói thêm rằng đó là sự trực quan tuyệt vời nhất về cách thức “tôn giáo và tâm linh có thể dẫn đưa ý thức đến với mục đích của con người”.

Mặc dù kiến trúc sư Antoni Gaudí đã qua đời cách đây gần một thế kỷ, nhưng rõ ràng ông đã để lại một di sản tuyệt vời cho các thế hệ sau cùng trải nghiệm và thậm chí là đồng sáng tạo. Trong khi con người hiện đại có thể không đồng thuận về sự hiểu biết của họ về Chân lý, nhưng họ nhận ra cái đẹp. Và những người có khuynh hướng tâm linh hơn sẽ hiểu được kiệt tác của kiến trúc sư người Tây Ban Nha là một món quà tuyệt vời như thế nào, và nó hướng đến điều gì.

Diane Menditto, một người Công giáo và là thành viên hội Dòng Ba Phan Sinh đến từ New Jersey, đã nhận ra cách Sagrada Familia “đưa bạn đến gần với Thiên đàng hơn” thông qua “ánh sáng tự nhiên chiếu qua những ô cửa kính màu tuyệt đẹp đó”.

Ngay cả người không tin cũng được biến đổi sau khi rời khỏi Vương cung Thánh đường Sagrada Familia của Barcelona

Photo courtesy of Bret Thoman


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/5/2022]


Giáo hội dạy gì về “tự do ngôn luận” trên mạng xã hội?

Giáo hội dạy gì về “tự do ngôn luận” trên mạng xã hội?

Giáo hội dạy gì về “tự do ngôn luận” trên mạng xã hội?

Vasin Lee | Shutterstock

Philip Kosloski 

30/04/22


Giáo hội khuyến khích sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội, đồng thời thúc giục các biện pháp bảo vệ giúp đưa nền văn hóa đi đúng hướng.

Khái niệm tự do ngôn luận trên mạng xã hội đã là một chủ đề nóng trong những năm gần đây, với nhiều người Công giáo ủng hộ mạnh mẽ vấn đề đó cũng như những hạn chế khác nhau.

Giáo hội Công giáo đã viết về quyền tự do ngôn luận trong nhiều tài liệu khác nhau, làm nổi bật những ích lợi và thách thức của nó.


Quyền bày tỏ công luận

Hiến chế mục vụ Gaudium et spes giải thích rằng, “Ý thức sâu sắc hơn về nhân phẩm hiện nay đã làm nảy sinh ở nhiều nơi trên thế giới những nỗ lực nhằm tạo ra một trật tự pháp lý chính trị để bảo vệ tốt hơn các quyền của con người trong đời sống công cộng. Những quyền này bao gồm quyền tự do gặp gỡ và thành lập hiệp hội, quyền bày tỏ ý kiến riêng và tuyên bố về tôn giáo của một người cách công khai và riêng tư.”

Giáo hội nhận ra rằng tất cả mọi người cần được tạo cơ hội để bày tỏ ý kiến của họ. Đây là điều tốt và đáng khen, nhưng đồng thời cũng cần đặt trong những giới hạn của sự thật.

Tất cả điều này đòi hỏi rằng, trong giới hạn của đạo đức và tính thiết thực chung, con người có thể tự do tìm kiếm sự thật, bày tỏ ý kiến của mình và công bố nó; người đó có thể thực hiện bất kỳ nghệ thuật nào anh ta chọn; để cuối cùng, người đó có thể sử dụng thông tin trung thực liên quan đến các biến cố có tính chất công khai.

Đối với cơ quan công quyền… Cần phải làm mọi cách để ngăn chặn văn hóa đi ngược lại với mục đích thích đáng của nó và được sử dụng như một công cụ cho quyền lực chính trị hoặc kinh tế.


Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 59

Mọi người đều có thể bày tỏ công luận của mình, nhưng nó cần phải nằm trong bối cảnh của chân lý luân lý.

Với hướng dẫn này, vấn đề chính là nhiều người nắm giữ quyền lực không được đào tạo theo chân lý Kitô giáo và chắc chắn sẽ để cho niềm tin của cá nhân họ hình thành những quyết định của họ.

Bảo vệ xã hội khỏi việc sử dụng không đúng các phương tiện truyền thông

Hơn nữa, Giáo hội luôn khuyến khích việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nhưng khi nó bắt đầu làm suy thoái xã hội thì không.

Sắc lệnh Inter mirifica giải thích động lực của tự do.

Cuối cùng, cùng một cơ quan công quyền, quan tâm cách hợp pháp đến sức khỏe của toàn thể công dân thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật một cách cẩn trọng, có nghĩa vụ phải thực hiện cách phù hợp và thận trọng để tránh những thiệt hại nghiêm trọng xảy ra đối với đạo đức công cộng và hạnh phúc của xã hội thông qua việc sử dụng các phương tiện này. Sự cảnh giác như vậy sẽ không hạn chế một chút nào quyền tự do của các cá nhân hoặc các nhóm, đặc biệt là ở những nơi thiếu sự phòng ngừa thỏa đáng đối với những người sử dụng các phương tiện này.

Cần chú ý đặc biệt để bảo vệ người trẻ khỏi các tài liệu in ấn và các trình bày có thể gây hại cho lứa tuổi của các em.


Sắc lệnh Inter mirifica, 12

Khi một nền tảng truyền thông bắt đầu gây hại cho xã hội, Giáo hội khuyến nghị rằng nó cần phải được kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Điều này đã trở nên khó thực hiện hơn trong những năm gần đây đối với Internet và khả năng tiếp cận toàn cầu của các phương tiện truyền thông xã hội. Trách nhiệm cá nhân càng trở nên quan trọng hơn trong hoàn cảnh này.

Mặc dù Giáo hội đưa ra cho chúng ta những hướng dẫn đúng đắn, nhưng chưa có cái nhìn rõ ràng về cách thực hiện chúng trong một thế giới sa ngã, và chúng ta cần nhận thức được nhiều cách thức mà mạng xã hội có thể gây nguy hại, đặc biệt đối với giới trẻ.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/5/2022]