Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Đức Đại Thượng Phụ Bartholomew sẽ đến Ai-cập với Đức Thánh Cha Phanxico

Đức Đại Thượng Phụ Bartholomew sẽ đến Ai-cập với Đức Thánh Cha Phanxico

Vị Chủ tịch của Giáo hội Chính thống được Đức Grand Imam của Đền thờ Al Azhar, Cheikh Ahmed Mohamed el-Tayyib, gửi lời mời. Một dấu hiệu hiệp nhất rất mạnh mẽ giữa những người Ki-tô hữu

Đức Đại Thượng Phụ Bartholomew sẽ đến Ai-cập với Đức Thánh Cha Phanxico
Đức Phanxico và Đức Bartholomew cùng nhau ở Giê-ru-sa-lem tháng Năm, 2014

Pubblicato il 18/04/2017
Ultima modifica il 18/04/2017 alle ore 22:51
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY
Đức Thượng phụ Đại kết của Constantinople sẽ đến Cairo ngày 28 và 29 tháng Tư, theo lời mời của Đức Grand Imam của Đền thờ Al Azhar Mosque, Cheikh Ahmed Mohamed el-Tayyib, trong cùng những ngày của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico. Một sự hiện diện vô cùng đặc biệt hiệp nhất Ki-tô hữu và chứng tá của sự hiệp nhất của họ như là một dấu chỉ của hòa bình trên thế giới, trong những thời gian khó khăn của những cơn gió chiến tranh đang bùng nổ. Đức Giáo hoàng của Roma, và Đức Đại Thượng phụ của Constantinople sẽ đến đó bên cạnh Đức Giáo chủ Tawadros của Giáo hội Cốp-tíc, với cộng đồng Ki-tô hữu của mình bị tấn công và bị thương tổn nặng nề vì những vụ tấn công do những kẻ theo trào lưu chính thống.
Đức Bartholomew I được Đức el-Tayyib gửi lời mời đến tham dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, trong đó Đức Phanxico và Đức Grand Imam sẽ đọc diễn văn. Theo tường thuật của Alberto Negri trên báo Il Sole 24 Ore ngày 16 tháng Tư, Đức Đại Thượng phụ Chính thống vào cuối buổi Phụng vụ Mừng Phục sinh đã đề cập đến khả năng đi Ai-cập. Đức Bartholomew đã tiết lộ lá thư viết tay của Đức Thánh Cha, trong đó Đức Phanxico cảm ơn ngài về tình bạn của ngài và hy vọng sẽ sớm được gặp ngài. Vì thế, Đức Đại Thượng phụ nói thêm, “Cơ hội có thể đang rất gần: tôi cũng được mời bởi trường Đại học Al Azhar ở Cairo và ngày 28 tháng Tư tôi có thể cùng với Đức Giáo hoàng Phanxico tham dự cùng một sự kiện.”
Những nguồn tin thân cận với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople khẳng định với Vatican Insider rằng quyết định nhận lời mời đã được đưa ra, và Đức Bartholomew sẽ đến Ai-cập. Tình bạn giữa các Đức Giám mục của Roma và Constantinople, những vị kế nhiệm của các thánh Tông đồ Phê-rô và An-rê, đã luôn luôn thân thiết. Đức Phanxico và Đức Bartholomew cùng nhau đến Đất thánh năm 2014 và cùng nhau cầu nguyện tại Mộ Thánh. Một vài ngày sau, Đức Thánh Cha mời Đức Thượng phụ có mặt tại khu vườn Vatican trong một buổi cầu nguyện cho hòa bình trong vùng. Tháng Mười Một tiếp sau đó, Đức Phanxico được mời đến Thổ Nhĩ kỳ và tham dự một nghi lễ mừng Thánh An-rê trong nhà thờ thượng phụ Fanar. Một năm sau, tháng Tư 2016, Đức Bartholomew mời Đức Phanxico có chuyến thăm ngắn đến đảo Lesbos của Hy lạp, quê hương của một trại tị nạn lớn, trong suốt chuyến đi hoàn toàn “đại kết” đầu tiên của Đức Thánh Cha, vì Đức Phanxico vẫn luôn ở bên Đức Thượng phụ Constantinople và Đức Tổng Giám mục Chính thống Hyeronimos của Athens mà không có bất kỳ lễ mừng hay những buổi họp đặc biệt nào nhắm chủ yếu đến cộng đoàn Công giáo.
Sự hiện diện đồng thời của Đức Thánh Cha và Đức Thượng phụ Chính thống tại buổi họp trong trường Đại học Sunni, chỉ ít ngày sau những vụ tấn công làm đổ máu ngày Lễ Vượt qua của người Cốp-tíc ở Ai-cập vì thế sẽ là một dấu chỉ hùng hồn của sự hiệp nhất và sự gần gũi giữa những người Ki-tô hữu thuộc những tông phái khác nhau, đồng thời cũng thể hiện ý chí cùng nhau đối thoại với Hồi giáo để loại bỏ bạo lực và sự biện minh cho chủ nghĩa khủng bố và tàn sát nhân danh tôn giáo.
[Nguồn: vaticaninsider]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/04/2017]



Đức Tổng Giám mục Auza phát biểu tại Đối thoại Quốc tế về Di cư

Đức Tổng Giám mục Auza phát biểu tại Đối thoại Quốc tế về Di cư

Đức Tổng Giám mục Auza phát biểu tại Đối thoại Quốc tế về Di cư
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa THánh tại Liên Hợp quốc. Hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám mục Auza đã đọc diễn văn trong những phiên họp khác nhau tại Đối thoại Quốc tế về Di cư. - RV
20/04/2017 15:06
(Vatican Radio) Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, đã phát biểu tại hai phiên thảo luận trong cuộc Đối thoại Quốc tế về Di cư (IDM). IDM là diễn đàn chính về đối thoại chính sách di cư của Tổ chức Quốc tế về Di cư.
Đọc diễn văn tại một phiên thảo luận về “Áp dụng SDGs [những mục tiêu phát triển bền vững] và Những Khuôn khổ Then chốt Khác,” Đức Tổng Giám mục Auza nói, “Trung tâm của sự di cư cưỡng bức là thiếu sự đoàn kết và chủ tâm từ chối những nhu cầu căn bản nhất của anh em của chúng ta, chẳng hạn sự tiếp cận được với nền giáo dục có chất lượng, việc làm xứng đáng, nhà ở phù hợp và sự chăm sóc sức khỏe ban đầu.” Vì lý do này, ngài nói, “công việc đầu tiên và căn bản nhất của chúng ta phải là trả lời cho những nhu cầu căn bản nhất của anh chị em của chúng ta và bảo đảm được nền hòa bình và an ninh cho họ tại nhà. Đây cũng là mục đích cốt lõi của Những mục tiêu chúng ta đã đặt ra cho chính chúng ta trong Chương trình Hành động 2030.”
Trong phiên thảo luận thứ hai tập trung vào “Tiến đến một sự tiếp cận của toàn chính phủ đối với Di cư,” Đức Tổng giám mục Auza nói, “Sự điều hành di cư không thể trao phó cho một bộ hay một phòng riêng trong chính phủ.” Thay vì vậy, “một câu trả lời chung cho vấn đề di cư đòi hỏi một ‘sự tiếp cận của toàn chính phủ,’ một đường lối kết hợp quan điểm của nhiều bộ và người khác nhau trong chính phủ, điều đó phản ánh bản chất trọn vẹn của nhân vị và thừa nhận sự cần thiết phải có một câu trả lời chung cho sự di cư trong toàn bộ tính phức tạp của nó.”
Phân tích sự nhấn mạnh trong việc bảo vệ cho “những quyền bất biến” của người di cư, Đức Tổng Giám mục Auza nói rằng Đức Giáo hoàng đã giới thiệu khái niệm “trách nhiệm lịch sự.” Với khái niệm này, ngài nói, “không chỉ hàm ý đến những nỗ lực của chính phủ, nhưng cũng là sự đòi buộc đối với người di cư, trong khi họ tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hóa của riêng họ, họ phải tôn trọng luật pháp và truyền thống của những quốc gia đón nhận và giang vòng tay ra với họ.”

Dưới đây là toàn văn của hai bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Auza:

Phiên thảo luận 1: Áp Dụng Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDGs) và Những Khuôn Khổ Then Chốt Khác:
Cách Thức để Thỏa Thuận Toàn Cầu về Di Cư Có Thể Giúp Đáp Ứng Được Những Cam Kết Của Chúng Ta
New York, 18 tháng Tư 2017

Thưa ông Chủ tịch, thưa quý vị trong nhóm thảo luận,
Hiệp ước Toàn Cầu về Di cư sẽ cung cấp cho cộng đồng quốc tế một cơ hội đạt được những cam kết cho việc thông qua Chương trình Hành động 2030. Trong diễn văn trước Đại Hội đồng ngày 25 tháng Chín, 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxico miêu tả việc thông qua “Chương trình Hành động 2030 cho sự Phát triển Bền vững” như là “một dấu hiệu quan trọng của hy vọng.”
Cân nhắc thật kỹ Ghi chú 2016 của Tòa Thánh liên quan đến Chương trình Hành động này, Tòa Thánh tin rằng niềm hy vọng đó sẽ được công nhận chỉ khi nó được áp dụng thật sự, công bằng và hiệu quả cho tất cả, kể cả cho người di cư. Trong Chương trình Hành động, Mục tiêu 10.7 kêu gọi việc tạo điều kiện thuận lợi cho “sự di cư và di chuyển của con người có trật tự, an toàn, hợp thức và có trách nhiệm, qua việc áp dụng những chính sách di trú có kế hoạch và có tổ chức chặt chẽ.” Tuy nhiên, một kết quả như vậy đòi hỏi sự phân tích, phác họa, thực hành hiệu quả những chiến lược thực tế để giải quyết những động cơ của di cư cưỡng bức, như những trường hợp được đưa ra trong Chương trình Hành động.
Vì lý do này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã thúc giục các nhà lãnh đạo chính quyền đưa ra những bước đi tức thời, hiệu quả, thực tế và cụ thể để duy trì và cải thiện môi trường tự nhiên và từ đó đặt dấu chấm hết càng sớm càng tốt cho hiện tượng loại trừ xã hội và kinh tế.
Thưa ông Chủ tịch,
Trung tâm của sự di cư cưỡng bức là thiếu sự đoàn kết và chủ tâm từ chối những nhu cầu căn bản nhất của anh em của chúng ta, chẳng hạn sự tiếp cận được với nền giáo dục có chất lượng, việc làm xứng đáng, nhà ở phù hợp và sự chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những nhu cầu không được thỏa mãn này là căn nguyên của tính bất ổn toàn cầu và tác động xấu ngược lại của chúng là tình trạng buôn người, buôn bán nội tạng và mô người, bóc lột tình dục thanh thiếu niên nam nữ, lao động nô lệ, trong đó có mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí, khủng bố và tội phạm có tổ chức quốc tế. Đây là lý do tại sao công việc đầu tiên và căn bản nhất của chúng ta phải là trả lời cho những nhu cầu căn bản nhất của anh chị em của chúng ta và bảo đảm được hòa bình và an ninh cho họ tại nhà. Đây cũng là mục đích cốt lõi của Những mục tiêu chúng ta đã đặt ra cho chính chúng ta trong Chương trình Hành động 2030. Một phạm vi khác vô cùng lo ngại đòi hỏi sự quan tâm rất lớn trong những buổi thảo luận đối thoại là những con số đáng lo ngại của trẻ em di cư không có người đi kèm hoặc bị thất lạc. Phái đoàn của tôi muốn làm vang lên những lời nói gần đây của Đức Giáo hoàng Phanxico và đưa ra một thỉnh cầu tha thiết cho những giải pháp lâu dài, cụ thể cho vấn đề này được đưa vào trong Khế ước và được thông qua. Thậm chí trước khi tiến đến được với những giải pháp, chẳng hạn sự tái đoàn tụ gia đình, vấn đề trẻ em di cư phải được xử lý tận gốc của nó. Như là một bước đi đầu tiên, việc này đòi hỏi sự cam kết của toàn cộng đồng quốc tế đẩy lùi những xung đột và bạo lực cưỡng bức con người phải chạy trốn hoặc phải gửi con cái của họ đi trước với hy vọng rằng chúng sẽ tìm được sự an toàn, an ninh và cuối cùng là một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này kêu gọi phải có những tầm nhìn xa, đủ năng lực đưa ra những chương trình thích đáng cho những khu vực bị tấn công bởi sự bất công và bất ổn, để có thể bảo đảm việc tiếp cận đến với sự phát triển thực sự cho tất cả mọi người. Tầm nhìn này cũng phải được đưa vào trong các chương trình, những dịch vụ và bảo vệ cho người di cư không chỉ trong suốt chuyến đi của họ, nhưng cả khi họ đến những quốc gia trung chuyển và điểm đến.
Xin cảm ơn, ông Chủ tịch.

Phiên thảo luận 2: Tiến Đến Một Sự Tiếp Cận Của Toàn Chính Phủ Đối Với Di Cư: Những Tầm Nhìn Quốc Gia và Địa Phương
New York, 18 tháng Tư 2017

Thưa ông Chủ tịch,
Sự điều hành di cư không thể trao phó cho một bộ hay một phòng riêng trong chính phủ.” Một câu trả lời chung cho vấn đề di cư đòi hỏi một “sự tiếp cận của toàn chính phủ,” một đường lối kết hợp quan điểm của nhiều bộ và người khác nhau trong chính phủ, điều đó phản ánh bản chất trọn vẹn của nhân vị và thừa nhận sự cần thiết phải có một câu trả lời chung cho sự di cư trong toàn bộ tính phức tạp của nó. Quả thật rất cần phải có một nỗ lực kết hợp, gồm chính phủ, cộng đồng chính trị, xã hội công dân, các tổ chức quốc tế, và các đoàn thể tôn giáo.
Như Đức Giáo hoàng Phanxico nhấn mạnh, “Bảo vệ … những quyền bất biến [của người di cư], bảo đảm cho những quyền tự do căn bản của họ và tôn trọng phẩm giá của họ là những trách nhiệm không ai có thể được miễn trừ.” Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của người di cư, bất kể tình trạng di cư của họ là gì, là “một mệnh lệnh đạo đức,” ngài nói, phải được làm sáng tỏ trong các văn kiện pháp lý quốc gia và quốc tế và việc áp dụng phải vượt qua những chọn lựa chính trị chỉ giành ưu tiên cho những tiến trình xây dựng dựa trên kết quả tức thời của sự đồng lòng.”
Thưa ông chủ tịch, trong tranh luận này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã giới thiệu một khái niệm mới – đó là “trách nhiệm lịch sự,” có vẻ như rất phù hợp với phiên thảo luận này. Bước tiếp cận này không chỉ hàm ý đến những nỗ lực của chính phủ, nhưng cũng là sự đòi buộc đối với người di cư, trong khi họ tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hóa của riêng họ, họ phải tôn trọng luật pháp và truyền thống của những quốc gia đón nhận và giang vòng tay ra với  họ.
Có một sự liên kết rõ ràng giữa di cư và phát triển. Vì thế, sự thăng tiến con người cho di dân và gia đình của họ phải bắt đầu từ những cộng đồng quê hương của họ. Để đạt mục tiêu này, các nỗ lực phải được khuyến khích để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong những chương trình phát triển liên quốc gia, thoát ra khỏi những lợi ích phe nhóm, và bao gồm người di cư như những vai diễn chính tích cực. Một câu trả lời chung cho các cơ hội và thách thức của sự di cư là khả thi nếu cộng đồng quốc tế cùng làm việc với nhau và bắt đầu từ những nhu cầu căn bản của cả những người di cư và những quốc gia đón nhận họ.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/04/2017]