Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Đức Hồng y Pháp: Sự tôn trọng lẫn nhau giữa Ki-tô hữu và tín đồ Hồi giáo phải đánh bại mọi ước muốn trả thù

Đức Hồng y Pháp: Sự tôn trọng lẫn nhau giữa Ki-tô hữu và tín đồ Hồi giáo phải đánh bại mọi ước muốn trả thù

Khi Đức Thánh Cha Phanxico tiếp Tổng thống Pháp, Đức Hồng y Barbarin chia sẻ tâm trạng ở Pháp sau vụ giết vị Linh mục lớn tuổi
18 tháng 8, 2016
Francis and Hollande
L'Osservatore Romano
Sau những vụ tấn công khủng bố xảy ra chống lại nước Pháp gần đây, trong đó có vụ giết tàn bạo một linh mục lớn tuổi khi đang dâng Thánh lễ hồi cuối tháng 7 ở gần Rouen, Đức Thánh Cha Phanxico đã có một buổi gặp riêng với Tổng thống Francois Hollande ở Vatican chiều hôm qua.
Trong một phỏng vấn với đài phát thanh Vatican, Tổng Giám mục Lyon, Đức Hồng y người Pháp Philippe Barbarin, nói về tâm trạng ở nước Pháp sau vụ giết hại linh mục Jacques Hamel 85 tuổi.
Đức Hồng y Barbarin nói rằng Tổng thống Pháp đã gọi điện cho Đức Giáo hoàng gần như ngay sau vụ giết “kinh hoàng” được thực hiện bởi hai kẻ khủng bố trẻ tuổi có gốc Bắc Phi.
Ngài nói rằng cuộc đối thoại giữa Đức Giáo hoàng và người đứng đầu nước Pháp theo sau hành động tàn bạo là “tốt, mang tính huynh đệ và cảm động.”
Trả lời cho việc liệu đã có một không khí trả thù ở trong quốc gia sau hành động tàn bạo này không, Đức Hồng y Barbarin nói rằng sự tôn trọng lẫn nhau giữa Ki-tô hữu và tín đồ Hồi giáo phải đánh bại mọi ước muốn trả thù.
Ngoài ra, Hồng y người Pháp cũng nhấn mạnh rằng ngài và nhiều vị lãnh đạo giáo hội đã rất xúc động trước sự việc rất nhiều người Hồi giáo đến Thánh lễ ở Rouen và những nơi khác trên khắp nước Pháp hôm Chủ nhật sau vụ giết hại, như là một thể hiện sự tôn trọng. Ngài cũng lưu ý, có rất nhiều người mang theo quà.

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2016]



Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

(Gồm 5 phần - Phần 1)

EDWARD PENTIN
27/07/2016
pope john paul II
– YouTube
Chỉ ít ngày trước khi Ngày Giới trẻ Thế giới khai mạc ở Krakow, Robert Rauhut thuộc EWTN Đức đã có buổi phỏng vấn mở rộng (for an extensive interview) với Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***
Thưa Đức Hồng y, năm nay đặc biệt đáng quan tâm cho Giáo hội ở Ba lan. Đó là kỷ niệm 1.050 năm Rửa tội Ba lan, đó là Năm thánh, và đó là Ngày Giới trẻ Thế giới ...
Quá rõ ràng, đối với chúng tôi đó là một năm đặc biệt. Tại sao chúng tôi nói quá nhiều về nó và quay trở lại việc Rửa tội của Ba lan? Trong những lễ hội mừng thiên niên kỷ mới, giám mục đoàn đã mời Đức Thánh Cha đến Ba lan. Tuy nhiên, các quan chức, và chính quyền không cho phép Đức Thánh Cha đến thăm chúng tôi. Vì thế chúng tôi đã mong chờ được mừng lễ này với Đức Thánh Cha Phanxico – vậy đó cuối cùng cũng hoàn thành được những gì đáng lẽ phải diễn ra nhưng đã bị từ chối – chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đến Ba lan. Một lòng tri ân rất lớn cho việc Rửa tội nước Ba lan, là một điều có ý nghĩa rất lớn với dân tộc của đất nước này. Qua việc rửa tội, Ba lan đã trở thành một thành viên của gia đình các dân tộc Ki-tô giáo và của văn hóa Châu Âu. Hơn nữa, việc Rửa tội đánh dấu sự khởi đầu của nền văn minh và xã hội ở đây, cũng như tình trạng của nước Ba lan. Việc Rửa tội này rất đặc biệt đối với người Ki-tô hữu cùng những đặc tính tôn giáo là một tầm quan trọng lớn cho xã hội và văn minh Ba lan.
Krakow là một nơi rất quan trọng cho Giáo hội Ba lan. Chúng ta có thể nói thành phố này có ý nghĩa như thế nào đối với Giáo hội ở Ba lan?
Việc Rửa tội diễn ra ở Posen, ở Gniezno, và sau đó có nguy cơ bị phá hủy. Nước Czechs đã phá hủy sự khai sinh Ki-tô giáo bắt đầu bằng phép Rửa tội. Vì thế Ki-tô giáo được tái sinh ở đây tại Krakow. Vì thế thành phố một lần nữa được công bố là thủ đô của Ba lan vào năm 1938. Nó được gọi là thủ đô của chính phủ nhưng cũng là trung tâm văn hóa, Ki-tô giáo và lòng sùng đạo của Ba lan
Vị thánh cùng tên với Cha, Thánh Stanislaus, có tầm quan trọng rất lớn ngay từ ban đầu. Ngài là ai và tầm quan trọng của ngài là gì?
Không nghi ngờ gì, Giáo hội đóng một vai trò rất quan trọng ngay từ những ngày đầu của nhà nước Ba lan và vẫn còn rất quan trọng với người dân ngày nay. Thánh Stanislaus là giám mục Krakow. Ngài đã mở đường cho Giáo hội Ba lan. Anh thậm chí có thể gọi ngài là ‘lương tâm của dân tộc.’ Điều đó là như thế nào? Ngài là người đầu tiên cho thấy rằng Giáo hội là phải phục vụ con người, và Giáo hội phải làm việc đó một cách độc lập, không phải phục vụ thay mặt cho nhà nước, nhưng là cùng với nhà nước. Vừa có sức mạnh dân sự và quyền lực chính phủ, nhưng cũng có Giáo hội, theo đuổi trách vụ của mình, đi theo sứ mệnh của mình. Ngài đã thể hiện quyền tối thượng của Giáo hội tách biệt với quyền của nhà nước. Đó là cách để Giáo hội ở Ba lan đã sống qua và còn giữ vững cho đến ngày nay. Dĩ nhiên, cả hai bên đều hợp tác vì lợi ích chung, nhưng nói chung chúng tôi có hai trật tự riêng biệt.
Và thánh Stanislaus đã chết như một vị tử đạo ...
Bảo vệ nhân quyền và bảo vệ lương tâm, ngài đã chịu tử đạo.
Khi nói đến Krakow, chúng ta thường thích gọi nó là “thành phố của các thánh.” Nhìn vào thời gian hiện tại, Đức Tổng Giám mục Karol Wojtyla, sau này là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã làm việc ở đây. Thưa Hồng y, ngài nhớ đến giây phút đầu tiên ngài gặp giám mục Karol Wojtyla như thế nào?
Trước hết, tôi muốn khẳng định rằng Krakow thực sự là một “thành phố của các thánh.” Không có nơi nào – ngoại trừ Roma – có nhiều thánh bằng Krakow. Ở đây chúng tôi có nhiều nhà thờ, và số lượng nhà thờ là một cách thể hiện lòng sùng đạo của thành phố. Hầu như mỗi nhà thờ đều có mộ một vị thánh. Lúc nào nó cũng như vậy, và chúng tôi có những vị thánh đương thời. Một trong các vị là Tu huynh Albert. Ngài là một họa sĩ, một họa sĩ thánh, người đã bỏ công việc – vẽ – để phục vụ người nghèo trên đường phố và rồi chính ngài cũng trở thành người được gọi là nghèo kiết xác. Ngài là một mẫu gương cho ngài Gioan Phaolo II, Karol Wojtyla. Ngài đã bỏ việc. Vẽ Đức Ki-tô, ngài nhìn thấy khuôn mặt của một người nghèo trong khuôn mặt của Đức Ki-tô. Rồi, trước khi trở thành tu sĩ, ngài đã thành lập hai tổ chức giáo dân. Một cho nam và một cho nữ. Mục đích của ngài là phục vụ những người nghèo nhất. Gioan Phaolo cũng bỏ lại sau lưng những gì ngài yêu thích nhất: ngài yêu ca kịch, ngài yêu thơ, văn chương, khoa học nhân văn. Rồi thời gian trôi qua, ngài bỏ lại sau lưng tất cả để phục vụ Đức Giê-su Ki-tô. Ngài quyết định khởi đầu trên con đường tiến chức linh mục. Đó là điều rất ấn tượng về ngài: ngài bỏ lại đàng sau những gì ngài yêu, để hiến dâng trọn vẹn thân mình cho Thiên Chúa và anh em – đó là yếu tố nối kết, phục vụ Thiên Chúa, phục vụ anh em và phục vụ Giáo hội.
Cha cũng như vậy, thưa Hồng y, khi cha và công việc kết hợp với nhau. Về sau cha trở thành thư ký của Đức Thánh Cha. Chuyện đó xảy ra thế nào?
À đúng vậy. Tuy nhiên, tôi muốn quay lại nói chuyện về các thánh, một vị thánh đương thời đặc biệt nổi tiếng khắp thế giới: Thánh Faustina, chị là một nữ tu vô cùng đặc biệt, thậm chí ít học. Tuy nhiên, Đức Ki-tô đã gọi chị. Người nói chuyện với chị và người trao phó cho chị một sứ mạng liên quan đến toàn thế giới: lòng Chúa thương xót. Thật hữu ích để nhớ lại lời của chị: “Nhân loại sẽ không được hưởng thái bình cho đến khi nào con người biết quay trở về với suối nguồn lòng Chúa thương xót.” Tôi tự hỏi tại sao ngày nay sự sùng kính lòng Chúa thương xót lại là một điều đặc biệt lớn lao như vậy. Có lẽ ý nghĩ về sự tận hiến cho lòng Chúa thương xót phải trở thành sự thật, để chúng ta có thể sống trong an bình – cả ở Châu Âu và toàn thế giới. Sát cánh với Giáo hội là một vị tông đồ của Lòng Chúa Thương xót nhận thông điệp thay mặt cho toàn thế giới, Thiên Chúa đã cho một vị tông đồ thứ hai nhận ra được nó (thông điệp). Vị tông đồ thứ hai đó là Gioan Phaolo II. Ý nghĩ về Lòng Chúa Thương xót đã luôn hiện hữu cách này cách khác trong huấn truyền của Giáo hội, trong các tài liệu, bài giảng và diễn văn – ngày nay chúng ta mới để ý đến. Thậm chí hôm nay chúng ta có thể và phải nghĩ đến vị giáo hoàng này như là Giáo hoàng của Lòng Chúa Thương xót. Cũng như khi chúng ta nghĩ và nói về Thánh Faustina.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rất nhiều đến điều đó qua việc tôn phong Thánh Faustina là vị thánh đầu tiên trong Đại Năm thánh 2000. Đó là một dấu chỉ đầy ý nghĩa.

Đó thực sự là một dấu chỉ đầy ý nghĩa, có lẽ không dựa trên mục đích, nhưng rõ ràng bây giờ nó là một phần của chương trình. Một chương trình cho Giáo hội trong thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ thứ ba … Chúng tôi rất mừng vì hiện tại Đức Thánh Cha nhấn mạnh rất nhiều đến  lòng Chúa thương xót và sự sùng kính trong suốt năm lòng thương xót, nhưng cũng qua con đường của cuộc gặp gỡ vĩ đại sắp tới với giới trẻ trên toàn thế giới. Khẩu hiệu: “Hãy thương xót!”
(Xin quý vị đọc tiếp phần 2 ngày mai ...)
[Nguồn:  ncregister]
[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]

Vị đứng đầu các Giám mục Hoa kỳ nói rằng Bộ mới của Vatican được dẫn dắt bởi ‘Vị Tổng trưởng với nền tảng mục vụ uyên thâm’

Vị đứng đầu các Giám mục Hoa kỳ nói rằng Bộ mới của Vatican được dẫn dắt bởi ‘Vị Tổng trưởng với nền tảng mục vụ uyên thâm’

Đức Tổng giám mục Kurtz khen ngợi sự lãnh đạo của Đức Giám mục Farrell trong hành động đáp lại với bạo lực gần đây ở Dallas
18 tháng 8, 2016
vatican
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa kỳ (USCCB), Đức Tổng giám mục Giu-se E. Kurtz, hân hoan trước tin cho hay Đức Giám mục Kevin Joseph Farrell của giáo phận Dallas, đã được bổ nhiệm làm Tổng trưởng đầu tiên của Bộ mới của Vatican, Bộ Giáo dân, Gia đình, và Sự sống.
Dưới đây là phát biểu của Đức tổng giám mục Kurtz:
Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống mới của Tòa thánh có được một vị tổng trưởng với nền tảng mục vụ uyên thâm và kỹ năng điều hành giỏi. Chúng ta hãy dâng những lời cầu nguyện cùng với Đức Giám mục Farrell khi ngài chuẩn bị cho vai trò mới phục vụ Giáo hội hoàn vũ.
Về quyết định bổ nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxico viết rằng thành lập Bộ nhắm bảo đảm “nguồn ơn của Đức Giê-su Ki-tô được tuôn đổ xứng đáng và tràn đầy trên các tín hữu.” Gần đây, Đức Giám mục Farrell dẫn dắt các tín hữu Dallas thể hiện tình yêu dạt dào để đáp lại bạo lực kinh hoàng. Tôi rất cảm ơn sự phục vụ của cha trong USCCB như một kho báu, sự dẫn dắt của cha đã đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất trong cương vị quản  lý.
Với thời gian trong Ủy ban Điều hành USCCB, tôi đã được biết Đức Giám mục Farrell không chỉ là một giám mục giỏi, nhưng còn là một người bạn tốt. Trong khi chúng ta sẽ rất nhớ ngài là một thành viên của Hội đồng chúng ta, tôi đang bồn chồn mong nhìn thấy cách Đức Giám mục Farrell sẽ dẫn đưa Bộ mới vào đời sống để phục vụ các gia đình trên toàn thế giới. Chúng tôi đang mong chờ được là những người ủng hộ tích cực cho công việc quan trọng này.
[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2016]