Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Những linh mục tuyên úy Công giáo đôi khi tìm được an bình nơi vùng chiến sự

Father Lukasz J. Willenberg poses with an unidentified U.S. Army chaplain assistant in 2015 at Bagram Air Base in Afghanistan, where he was deployed as an Army chaplain.
Cha Lukasz J. Willenberg chụp hình với một phụ tá tuyên úy không xác định của Quân đội Hoa kỳ năm 2015 tại Căn cứ Không quân tại Bagram ở Afghanistan, tại đây cha được phân công làm tuyên úy Quân đội.CNS photo/courtesy Father Lukasz J. Willenberg

Những linh mục tuyên úy Công giáo đôi khi tìm được an bình nơi vùng chiến sự

CHAZ MUTH, CATHOLIC NEWS SERVICE
2 tháng 7, 2016

SAN DIEGO – Nghe nó giống như phép nghịch hợp, nhưng Cha Michael A. Mikstay nói rằng một số trong những giây phút an bình nhất của đời tuyên úy quân đội của cha lại trải qua ở nơi chiến sự.

Biết rằng mình đang đem sự bình an, an ủi và chăm sóc mục vụ cho những người nam và nữ phục vụ quốc gia trong một vùng chiến sự đã cho vị tuyên úy Hải quân phục vụ lâu dài một ý nghĩa to lớn về sự bình an làm tạm lắng sự hiểm nguy, sự hỗn loạn, tai ương, thương vong và sự tàn bạo mà cha chứng kiến trong chiến tranh. “Có những lúc chúng tôi thực sự đầy kinh hoàng lo cho sự sống của chúng tôi, cũng giống như bất kỳ ai khác, chúng tôi đầy lo lắng không biết chúng tôi có thể trở về không,” cha Mikstay kể với Catholic News Service khi ngài nhớ lại lần triển khai quân sự gần đây của ngài đến Iraq năm 2013. “Nhưng đồng thời, biết rằng những gì chúng tôi làm ở đó là tối quan trọng cho nhu cầu tinh thần cho hải quân, hay bất kỳ những dịch vụ nào trên đó, điều đó làm cho chúng tôi bỏ qua được nỗi sợ hãi.”

Các binh lính nam nữ nơi chiến tuyến phải chịu đựng nhiều khổ cực và nếu họ không được chuẩn bị về tinh thần, họ biết rằng cha có thể mang đến những sự chuẩn bị trước cho họ, điều đó cho cha một sự an bình nội tâm ở một nơi có thể xảy ra bất kỳ chuyện gì ngoại trừ sự yên bình.

Chẳng có vinh quang nào nơi chiến tuyến, cha Mikstay nói, gần đây phục vụ làm một linh mục tuyên úy tại Doanh trại Tuyển Hải quân Marine Corps Recruit Depot ở San Diego. Cho dù vai trò của cha trong lực lượng tăng viện quân sự nơi cha đang phục vụ rất cần cha, vẫn không có gì sai khi nói rằng “chiến tranh là địa ngục.”

Vì số thương vong cao giữa những lính trận, cha Andrew Lawrence có thể nghĩ đây là cuộc triển khai cuối cùng của cha ở Iraq, từ năm 2006 đến 2008, một chuyến công tác đầy khó khăn, vị tuyên úy quân đội kể với CNS trong buổi phỏng vấn hồi tháng Ba tại Căn cứ Fort Jackson ở Columbia, Nam Carolina.

Những thương vong như vậy đòi hỏi vị tuyên úy phải dâng Thánh lễ tưởng niệm, ban các phép cuối cùng cho các binh sĩ hấp hối, xét mình cho những binh sĩ còn sống và tìm cách để đối phó với sự đau khổ của riêng người đó.

Vì có quá ít tuyên úy Công giáo trong nước lúc đó, cha Lawrence cũng phải chịu trách nhiệm chăm sóc mục vụ cho các binh sĩ nam nữ Công giáo trong toàn vùng Nam Iraq, có nghĩa là cha phải đi lại liên tục 5 ngày 1 tuần để mang mình thánh đến cho họ.

Cha nói, "Nó bắt đầu làm cho bạn suy sụp. Về cảm xúc, tôi đã suy sụp. Tôi có một phụ tá tuyên úy rất tuyệt vời có thể giúp tôi vượt qua cả thể lý lẫn tinh thần.”

Vai trò của phụ tá tuyên úy là bảo vệ linh mục tuyên úy trong chiến trận.

Vì tuyên úy không phải là một sĩ quan chiến trường và không được phép mang vũ khí, nên chính người phụ tá tuyên úy vũ trang phải luôn luôn ở sát với linh mục khi ngài ở trong vùng chiến sự để bảo vệ ngài khỏi lực lượng quân địch.

"Chúng tôi không trực tiếp giao chiến với địch quân,” trung sĩ Dennis Houde nói, anh là phụ tá tuyên úy của cha Lukasz J. Willenberg là một đại úy và là tuyên úy tiểu đoàn 2 của Lữ đoàn 3 trong Trung đoàn Bộ binh Dù 505 thuộc Sư đoàn Không quân 82 của Quân đội Hoa kỳ đóng tại Fort Bragg ở Fayetteville, Nam Carolina. "Chúng tôi phải cố gắng bảo vệ cha tuyên úy bằng mọi giá.”

chaplain peace 34

Cha Lukasz J. Willenberg lái xe quân sự năm 2015 gần Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan, tại đây cha được triển khai làm tuyên úy Quân đội Hoa kỳ. (CNS photo/courtesy Father Lukasz J. Willenberg)

Nhưng, người phụ tá tuyên úy cũng hỗ trợ cha quản lý, thường là đôi tai và đôi mắt của cha giữa quân đội, và cũng như một người bạn tâm giao.

"Đôi lúc người phụ tá tuyên úy giữ cho đầu óc tuyên úy được minh mẫn," cha Willenberg nói với một nụ cười, "đặc biệt trong vùng chiến sự.”

Cha cần sự hỗ trợ như vậy trong năm 2014-15 khi cha phục vụ với vị trí tuyên úy tiểu đoàn ở Afghanistan.

"Phục vụ ở vùng chiến tuyến thực sự là trải nghiệm mạnh mẽ nhất của tôi," cha Willenberg nói. "Ở đó với những con người nam, nữ, những người ra đó chỉ đơn giản là liều mạng sống mỗi ngày quả thật là một đặc quyền.”

Để giúp những người lính đang chiến đấu vì sự sống trong chiến trường, cha Willenberg hoạt động hơn cả sự hỗ trợ tín ngưỡng, cha cũng lên kế hoạch những buổi giao lưu, lập một nhóm luyện tập sức khỏe và tổ chức chạy marathon.

Cha Gioan Reutemann nói rằng lần triển khai năm 2015 của cha bổ nhiệm cha làm tuyên úy Không lực tại Kuwait và Iraq "là kinh khủng, nhưng cũng tuyệt vời.”

Vì cha là tuyên úy Không Lực Công giáo duy nhất trong vùng tại thời điểm đó nên cha dành hết 6 tháng triển khai đó bay đến các căn cứ nhỏ trong Iraq và Kuwait để dâng Lễ và giải tội, thường phải đến khu vực rất gần với nơi được gọi là Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đang gieo rắc kinh hoàng.

“Phần việc đó vừa kinh hoàng nhưng đồng thời cũng vui vui,” cha Reutemann nói, cha gần đây phục vụ làm tuyên úy tại Căn cứ Không lực Malmstrom ở Great Falls, Montana. "Ở đây, tôi vừa là một linh mục Công giáo, vừa là một tuyên úy Mỹ, hạ cánh trong hang rắn hổ mang. Không chỉ mang tin vui của Đức Giê-su Ki-tô đến nhưng còn mang đến giá trị của Tu chính án Thứ nhất (Hiến pháp Hoa kỳ). Tôi mang đến sự tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, trong một vùng không có cái gì là bảo đảm.”

Bổn phận quan trọng nhất của bất kỳ một linh mục tuyên úy nào cũng là nuôi dưỡng tinh thần cho người sống, chăm sóc cho người bị thương và vinh danh người chết.

Ban những nghi thức cuối cùng và nhìn một ai đó chết luôn là một kinh nghiệm đầy cảm xúc cho một linh mục, nhưng cảm xúc đó tăng lên gấp bội khi một thành viên trong quân đội tử trận, cha Willenberg nói.

Cha nói, “Nhưng đồng thời, nó cũng rất khiêm nhường. Tôi là ai mà lại trở thành một người an ủi cho một người đang hấp hối vì bảo vệ cho quốc gia mình? Tôi là ai mà lại giúp người khác sạch tội? Bạn nhận ra rằng không phải bạn làm được điều đó. Đó là Thiên Chúa làm qua tay bạn. Nó làm cho kinh nghiệm đó mạnh mẽ hơn lên.”




[Nguồn: catholicregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/07/2016]



Giới trẻ Công giáo dựng sân khấu cho Đức Thánh Cha Phanxico trong Ngày Giới trẻ Thế giới

8:16 PM, 06 tháng 7, 2016


Giới trẻ Công giáo dựng sân khấu cho Đức Thánh Cha Phanxico trong Ngày Giới trẻ Thế giới

Pope Francis (R) wears a plastic poncho as he waves to well wishers after a mass in Tacloban on January 17, 2015. File photo by Johannes Eisele/AFP
Đức Thánh Cha Phanxico mặc chiếc áo mưa khi ngài vẫy chào đám đông chào đón sau một thánh lễ ở Tacloban ngày 17 tháng 1, 2015. Ảnh file của Johannes Eisele/AFP
'Khoảng 600,000 đã đăng ký, nhưng chúng tôi biết sẽ có nhiều người hơn rất nhiều ở Krakow vào phút cuối, vì vậy nói chung chúng tôi dự tính có khoảng 1,5 triệu người,’ Monika Chylaszek, một phát ngôn viên thành phố Krakow giải thích
Thông tấn xã Pháp (Agence France-Presse)
KRAKOW, Ba lan – Trên 1 triệu bạn trẻ Công giáo trên toàn thế giới được mong chờ sẽ đến thành phố Krakow thuộc miền Nam Balan trong tháng này để chào đón Đức Thánh Cha Phanxico trong Ngày Giới trẻ Thế giới.
Khoảng 600,000 đã đăng ký, nhưng chúng tôi biết sẽ có nhiều người hơn rất nhiều ở Krakow vào phút cuối, vì vậy nói chung chúng tôi dự tính có khoảng 1,5 triệu người,’ Monika Chylaszek, một phát ngôn viên thành phố Krakow nói với Agence France-Presse.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã đưa ra cảnh báo về chuyến đi, nói rằng những đám đông cần phải được tăng cường thêm an ninh.
Một đội quân tình nguyện, một số đến từ nơi xa xôi như Samoa, đã làm việc cật lực cho sự kiện nhiều tháng qua, xây dựng 1 trang web có 9 ngôn ngự, và xây 1 bàn thờ khổng lồ trong một công viên ở trung tâm Krakow.
Fabiola Goulard-Huguelin là tình nguyện viên người Brazil đã làm việc trong Ngày Giới trẻ Thế giới vừa qua tại Rio trong đất nước của cô, và tại đó thậm chí cô đã tìm được tình yêu của mình.
“Nó là một trải nghiệm vĩ đại,” cô nói với AFP, và thêm rằng cô và chồng mới cưới của cô đã quyết định tình nguyện một lần nữa năm nay như là một đôi uyên ương trẻ.
Martin Leung-Wai và hai người chị em gái của anh là Fatima và Ann Margaret người Samoa là những tình nguyện viên ở trên đường trong nhiều tháng qua, từ New Zealand đế Mexico và Pháp rồi đến thăm hội truyền giáo giới trẻ Công giáo trước khi đến Ba lan.
Fatima, từng là một kỹ sư điện tử trong ngành công nghiệp dầu khí, nói rằng cô bỏ mọi thứ để bắt đầu hành trình.
“Nếu bạn hỏi lý do tại sao, đơn giản là vì: Giê-su,” cô nói với AFP. “Chúa đã sai chúng tôi đi vào cuộc phiêu lưu này.”
Sự kiện hàng năm lần này cũng là dịp tôn kính công dân nổi tiếng nhất của thành phố Krakow, vị thánh giáo hoàng người Ba lan Gioan Phaolo II.
Ngài là Tổng giám mục của thành phố trước khi thẳng tiến về Vatican - và nhiều lần trở về trong suốt triều đại của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxico cũng sẽ đến thăm những địa điểm mang nhiều biểu tượng, gồm Czestochowa, thủ đô tinh thần của Ba lan, và Auschwitz-Birkenau.
Giáo hoàng sẽ thăm những người còn sống sót sau Trại tập trung của trại tử thần của Đức Quốc xã trước đây vào ngày 29 tháng 7, tức ngày thứ ba của chuyến viếng thăm đến đất nước này.
Hai vị tiền nhiệm của đức giáo hoàng cũng đã đến thăm trại này là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II năm 1979 và Benedict XVI năm 2006.
Khoảng 1,1 triệu người, trong đó có 1 triệu người Do thái trên khắp Châu Âu bị giết chết bởi Đức Quốc xã trong trại tập trung từ 1940 đến 1945. Những nạn nhân khác hầu hết  là người Ba lan, Roma và tù nhân Xô-viết.
Đức Thánh Cha Phanxico sẽ ở Ba lan 5 ngày, bắt đầu từ 27 tháng 7 kết thúc chuyến thăm viếng vào ngày 31 tháng 7.
Ngài cũng sẽ đến thăm đền Czestochowa thuộc miền nam đất nước và dâng 1 thánh lễ ở đó để kỷ niệm 1050 năm sự đón nhận Ki-tô giáo vào Ba lan.
Đức giáo hoàng cũng sẽ gặp gỡ những viên chức cao cấp Ba lan gồm Tổng thống Andrzej Duda trong vai trò của ngài là người đứng đầu nhà nước Vatican.
Ngày Giới trẻ Thế giới năm nay sẽ là kỷ niệm lần thứ 31 của sự kiện, bắt đầu từ Roma năm 1986 bởi Đức Gioan Phaolo II. Lần mới đây nhất được tổ chức ở Rio de Janeiro năm 2013, ngay sau lần bầu chọn giáo hoàng của ngài Phanxico.

[Nguồn: rappler.com]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/07/2016]



Đức Thánh Cha suy tư về dụ ngôn người Samaratino nhân hậu trong buổi đọc kinh Truyền tin

Đức Thánh Cha suy tư về dụ ngôn người Samaratino nhân hậu trong buổi đọc kinh Truyền tin


Pope Francis greets pilgrims from around the world during Sunday's Angelus address. - REUTERS
Đức Thánh Cha Phanxico chào khách hành hương từ khắp thế giới trong bài huấn giáo Kinh Truyền tin Chủ nhật. - REUTERS
10/07/2016 13:04
(Vatican Radio) Tại buổi đọc Kinh Truyền tin Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxico suy tư về dụ ngôn người Samaritano nhân hậu.

Đức Thánh Cha nói, dụ ngôn này kể theo một cách rất giản dị nhưng rất thú vị “cho thấy một lối sống, qua đó tâm điểm của trọng lực không phải là chúng ta nữa, nhưng là người khác.” Giống như ông luật sĩ trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy hỏi chính mình, “Ai là anh em của tôi? Có phải là bạn bè tôi, cha mẹ tôi, người đồng hương với tôi, người cùng tôn giáo với tôi?”

Đức Giê-su không trả lời câu hỏi một cách trực tiếp, nhưng lại kể chuyện người Samaritano nhân hậu, một người không thấy nói rõ là tôn giáo nào, tuy nhiên lại là người giúp đỡ nạn nhân nghèo, bị bỏ rơi của mấy tên cướp – đối nghịch lại với thầy tư tế và thầy Lê-vi chỉ đi ngang qua người đó. Đức Thánh Cha nói, câu chuyện này hoàn toàn ngược lại với quan điểm của chúng ta. Ngài nói, không phải tùy thuộc vào việc chúng ta cố gắng phân loại con người, để xem họ có đáng được làm người anh em của chúng ta không. Hơn thế nữa, quyết định để trở nên, hay không trở nên một người anh em, tùy thuộc vào chúng ta. “Nó tùy thuộc vào tôi,” Đức Thánh Cha nói, “nó tùy thuộc vào tôi quyết định là, hay không là người anh em đối với người tôi gặp đang cần sự giúp đỡ của tôi, ngay cả khi người đó là người xa lạ, hay thậm chí là kẻ thù.”

Trong Tin mừng, Chúa Giê-su nói với ông luật sĩ – và Người cũng nói với chính chúng ta – hãy làm như người Samaritano nhân hậu đã làm. Chúng ta phải có thái độ của người Samaritano để thực hành đức tin. Đức Thánh Cha trích dẫn lời của Thánh Tông đồ Gia-cô-bê, nhắc chúng ta nhớ rằng “đức tin không có việc là là đức tin chết.” Chúng ta hãy tự hỏi mình, Đức Thánh Cha nói, liệu đức tin của chúng ta sinh hoa trái, liệu nó có tạo ra những hành động tốt, hay ngược lại nó đã cằn cỗi, “và như vậy nó đã chết nhiều hơn là sống.”

Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục, chúng ta nên thường xuyên tự hỏi chúng ta câu hỏi này, vì nó chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ bị phán xét trong ngày lâm chung của chúng ta. Ngài nói, Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta, “Con có nhớ lúc đó trên đường từ Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô? Con người đó, dở sống dở chết, chính là ta. Con nhớ không? Đứa trẻ đang đói đó chính là ta. Con nhớ không? Người di cư đó mà rất nhiều người khác muốn xua đuổi đi khỏi. Những người ông người bà đó, bị bỏ rơi trong những nhà dưỡng lão, chính là ta. Những người bệnh trong nhà thương, chẳng có ai đến tìm họ, chính là ta.”

Với suy tư đầy thách thức đó, Đức Thánh Cha Phanxico kết thúc bài giảng của ngài kêu cầu Đức Mẹ Đồng Trinh “giúp chúng con bước đi trên những con đường yêu thương độ lượng với tha nhân, theo con đường của người Samaritano nhân hậu.”

[Nguồn: en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/06/2016]