Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

krivinis | Shutterstock

Marinella Bandini

24/02/21

Nhà thờ Chặng đàng Ngày 8: Các chủng sinh đến đây để xin sự che chở khi họ bắt đầu đời sống linh mục.


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 8

Có ba chặng đàng Mùa Chay tại Nhà thờ Đức Bà Cả. Chặng thứ nhất, tại một thời điểm, là một điểm mốc quan trọng đối với những người trẻ đang chuẩn bị lãnh nhận tấn chức linh mục và phó tế trong ít ngày sắp tới. Vì điều này, họ đến để đặt mình dưới sự che chở của Mẹ Thiên Đàng của chúng ta.

Vương cung thánh đường được hoàn thành bởi Đức Giáo hoàng Xitô III một năm sau khi Công đồng Êphêsô (431) công bố tính hợp pháp của tước hiệu Đức Mẹ “Theotokos”, tức là “Mẹ Thiên Chúa.” Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất ở Roma cung hiến cho Đức Trinh nữ Maria.

Ngay cả ngày nay, mọi người đến đây dưới chân của Mẹ để khẩn xin sự che chở của Mẹ và sự cầu bầu của Mẹ cho ơn cứu độ của họ. Trong nhà nguyện Pauline, phía bên trái của bàn thờ chính, bức ảnh “Salus Populi Romani” (“Đức Nữ Bảo vệ của người dân Roma”) được tôn kính, một linh ảnh được cho là của Thánh Luca. Bức ảnh được vẽ trên gỗ mô tả Đức nữ Đồng trinh và Hài nhi và có niên đại từ thế kỷ 12 hoặc 13. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng rất yêu mến linh ảnh này, ngài đến viếng linh ảnh để cầu nguyện trước và sau mỗi chuyến tông du quốc tế.

Phía đối diện, ở lối đi bên phải của vương cung thánh đường, Nhà nguyện Sistine (khác với nhà nguyện ở Vatican, nhưng có cùng tên) là nơi chôn cất Thánh Giáo hoàng Piô V, một nhà cải cách mạnh mẽ về tập tục và hàng giáo sĩ.

Chúng ta hãy phó thác hành trình Mùa Chay cho Đức Mẹ, là Mẹ và là Đấng Bảo vệ của tất cả các tín hữu.

Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê. (Tv 51: 17)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (mặt tiền)

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (phía đầu nhà thờ)

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (bên trong)

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (phương du)

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Tranh khảm trên gian cung thánh của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nhìn từ tầng hầm dưới bàn thờ chính.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Linh ảnh Đức Mẹ “Salus populi romani” được lưu giữ trong Nhà nguyện Pauline.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Linh ảnh Đức Mẹ “Salus populi romani” tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Nhà nguyện Sistine của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.

Viếng Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường của Đức Mẹ và là Đấng Bảo vệ

Mộ Thánh Giáo hoàng Piô V trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.


Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/3/2021]


Thánh Lễ Kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng tại Philippines: Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thánh Lễ Kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng tại Philippines: Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thánh Lễ Kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin mừng tại Philippines

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô


Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 14 tháng Ba, 2021



“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người” (Ga 3,16). Đây là trung tâm của Tin Mừng; đây là cội nguồn niềm vui của chúng ta. Thông điệp Tin mừng không phải là một ý tưởng hay một học thuyết. Chính Chúa Giêsu: Người Con mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta để chúng ta được sống. Cội nguồn niềm vui của chúng ta không phải là một loại lý thuyết dễ thương nào đó về cách thức tìm kiếm hạnh phúc, nhưng là kinh nghiệm thực tế của việc được đồng hành và được yêu thương trong suốt hành trình cuộc sống. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người”. Thưa anh chị em, chúng ta hãy lắng đọng một lát trên hai điểm này: “Thiên Chúa quá yêu thương” và “Chúa đã ban tặng”.

Trước hết, Thiên Chúa quá yêu thương. Những lời của Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô – một trưởng lão Do Thái muốn biết về Thầy – giúp chúng ta nhìn thấy dung nhan thật của Thiên Chúa. Người luôn nhìn chúng ta với tình yêu thương, và vì tình yêu mà Ngài đã đến giữa chúng ta trong xác thể của Con của Người. Trong Chúa Giêsu, Người đi tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bị lạc lối. Trong Chúa Giêsu, Người đến để nâng chúng ta lên khi chúng ta vấp ngã. Trong Chúa Giêsu, Người khóc với chúng ta và chữa lành những vết thương của chúng ta. Trong Chúa Giêsu, Người chúc phúc cho cuộc sống của chúng ta mãi mãi. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng ai tin vào Người sẽ không bị chết (sđd). Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã phán lời dứt khoát về cuộc đời chúng ta: chúng ta không bị hư mất, chúng ta được yêu thương. Mãi mãi yêu thương.

Nếu việc nghe Tin Mừng và thực hành đức tin của chúng ta không làm tâm hồn chúng ta rộng mở, và giúp chúng ta nắm bắt được tình yêu thương bao la của Thiên Chúa – có thể vì chúng ta thích một tính tôn giáo rầu rĩ, u sầu và chỉ quan tâm đến bản thân – thì đây là một tín hiệu cho thấy chúng ta cần phải dừng lại và một lần nữa lắng nghe lời loan báo Tin mừng. Thiên Chúa quá yêu anh chị em đến nỗi đã cho anh chị em cả sự sống của Người. Người không phải là một vị thần từ trên cao nhìn xuống chúng ta, thờ ơ, nhưng là một người Cha nhân từ đã trở thành một phần lịch sử của chúng ta. Người không phải là một vị thần thích những tội nhân phải chết, nhưng là một người Cha luôn quan tâm đến việc không để ai bị hư mất. Người không phải là một vị thần lên án, nhưng là một người Cha giải thoát chúng ta với vòng tay vỗ về của tình yêu của Người.

Bây giờ chúng ta đến với khía cạnh thứ hai: Thiên Chúa đã “ban tặng” Con của Người. Chính vì yêu chúng ta quá đỗi, nên Thiên Chúa đã ban tặng chính Người; Người trao tặng chúng ta sự sống của Người. Những người đang yêu luôn vượt ra ngoài bản thân mình. Xin đừng quên điều này: những người đang yêu luôn vượt ra ngoài bản thân mình. Tình yêu luôn trao hiến, cho đi, tự hiến. Đó là sức mạnh của tình yêu: nó phá vỡ lớp vỏ ích kỷ của chúng ta, thoát ra khỏi các vùng an toàn được xây dựng cẩn thận của chúng ta, phá vỡ các bức tường và vượt qua nỗi sợ hãi, để tự do cho đi chính mình. Đó là những điều tình yêu làm: nó trao hiến chính mình. Và đó là cách những người yêu nhau: họ thích mạo hiểm cho đi bản thân hơn là giữ gìn bản thân. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đến với chúng ta: bởi vì Ngài “quá yêu” chúng ta. Tình yêu của Người quá lớn lao nên Người không thể không trao tặng chính Người cho chúng ta. Khi dân chúng bị rắn độc tấn công trong sa mạc, Đức Chúa đã bảo ông Môsê làm con rắn bằng đồng. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu, được tôn vinh trên thập giá, chính Ngài đã đến để chữa lành chúng ta khỏi nọc độc của sự chết; Ngài đã trở thành hiện thân của tội lỗi để cứu chúng ta khỏi tội. Thiên Chúa không yêu chúng ta bằng lời nói: Người trao ban Con của Người cho chúng ta, để ai nhìn vào Người và tin vào Người thì sẽ được cứu độ (xem Ga 3,14-15).

Càng yêu nhiều, chúng ta càng có khả năng cho đi. Đó cũng là chìa khóa để chúng ta hiểu cuộc sống của mình. Thật tuyệt vời khi gặp gỡ những người yêu nhau và chia sẻ cuộc sống của họ trong tình yêu. Chúng ta có thể nói về họ bằng những điều mà chúng ta nói về Thiên Chúa: họ yêu nhau đến mức hiến dâng đời sống của mình. Không chỉ là những thứ chúng ta có thể tạo ra hoặc gặt hái được mới là vấn đề quan trọng; chung quy, đó là tình yêu mà chúng ta có thể cho đi.

Đây là cội nguồn của niềm vui! Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Ngài. Ở đây, chúng ta tìm thấy ý nghĩa của lời mời gọi của Giáo hội vào Chúa nhật tuần này: “Hãy vui lên… Hãy vui lên và hoan hỉ, hỡi những người than khóc: hãy hưởng sự mãn nguyện và an ủi” (Ca nhập lễ; xem Is 66: 10-11). Tôi nghĩ về những gì chúng tôi đã nhìn thấy cách đây một tuần ở Iraq: một dân tộc đã phải chịu quá nhiều đau khổ được vui mừng và hoan hỉ, cảm tạ Thiên Chúa và tình yêu thương xót của Người.

Đôi khi chúng ta đi tìm niềm vui ở những nơi chẳng tìm được nó: trong những ảo ảnh vụt qua, trong những giấc mơ vinh quang, trong sự an toàn nơi của cải vật chất, trong sự sùng bái hình ảnh của chúng ta, và trong rất nhiều thứ khác. Nhưng cuộc sống dạy chúng ta rằng niềm vui thực sự đến từ việc nhận ra rằng chúng ta được yêu thương một cách nhưng không, biết rằng chúng ta không cô đơn, biết rằng có một Người chia sẻ những ước mơ của chúng ta, và khi chúng ta trải qua sự thất bại thì Người ở đó để giúp chúng ta và đưa chúng ta đến bến bờ an toàn.

Anh chị em thân mến, năm trăm năm đã trôi qua kể từ khi thông điệp Kitô giáo lần đầu tiên đến đất nước Philippines. Anh chị em đã đón nhận được niềm vui của Tin Mừng: tin vui rằng Thiên Chúa quá yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con của Người cho chúng ta. Và niềm vui này hiện rõ trong dân tộc của anh chị em. Chúng ta nhìn thấy điều đó trong mắt anh chị em, trên khuôn mặt anh chị em, trong những bài hát và trong lời cầu nguyện của anh chị em. Trong niềm vui mà cùng với nó anh chị em mang niềm tin của mình đến những vùng đất khác. Tôi thường nói rằng ở Roma này, phụ nữ Philippines là “những người buôn lậu” đức tin! Vì làm việc ở bất cứ nơi nào họ cũng đều gieo rắc niềm tin. Đó là một phần gien của anh chị em, một “sự lây nhiễm” được chúc phúc mà tôi thúc giục anh chị em giữ gìn. Tiếp tục mang niềm tin, mang tin vui mà anh chị em đã đón nhận từ năm trăm năm trước đến cho người khác. Vì vậy, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì niềm vui mà anh chị em mang đến cho toàn thế giới và cho các cộng đoàn Kitô giáo của chúng ta. Như tôi đã đề cập, tôi nghĩ đến nhiều kinh nghiệm đẹp đẽ trong các gia đình ở Roma này – và trên khắp thế giới – nơi sự hiện diện âm thầm và siêng năng của anh chị em đã trở thành chứng tá của đức tin. Theo bước chân của Mẹ Maria và Thánh Giuse, vì Thiên Chúa thích mang đến niềm vui của đức tin qua sự phục vụ khiêm nhường, âm thầm, can đảm và bền bỉ.

Vào ngày kỷ niệm rất quan trọng này cho dân thánh của Chúa ở Philippines, tôi cũng muốn thúc giục anh chị em hãy kiên trì trong công cuộc rao giảng phúc âm – không phải là chiêu dụ tín đồ vì đó là một điều khác. Lời loan báo của Kitô giáo mà anh chị em đã đón nhận cần được liên tục mang đến cho người khác. Thông điệp Tin Mừng về sự gần gũi của Thiên Chúa đòi hỏi phải được thể hiện trong tình yêu thương đối với anh chị em của chúng ta. Thiên Chúa mong muốn rằng không ai phải hư mất. Vì lý do này, Người yêu cầu Giáo hội chăm sóc cho những người đang bị tổn thương và đang sống bên lề cuộc sống. Thiên Chúa yêu chúng ta đến nỗi đã hiến thân mình cho chúng ta, và Giáo hội cũng có sứ mệnh này. Giáo hội được kêu gọi không phải để phán xét nhưng để chào đón; không phải để đòi hỏi, nhưng để gieo những hạt giống; không phải để kết án, nhưng mang đến Đức Kitô là Đấng cứu độ chúng ta.

Tôi biết đây là chương trình mục vụ của Giáo Hội của anh chị em: một cam kết thừa sai liên quan đến mọi người và đến với mọi người. Đừng bao giờ nản chí khi anh chị em bước đi trên con đường này. Đừng bao giờ sợ loan báo Tin Mừng, phục vụ và yêu thương. Với niềm vui của mình, anh chị em sẽ giúp mọi người cũng nói về Giáo hội: “Giáo hội quá yêu thế giới!” Thật đẹp đẽ và cuốn hút biết bao khi Giáo hội yêu thương thế giới mà không phán xét, khi Giáo hội hiến thân mình cho thế giới. Anh chị em thân mến, hãy cầu mong cho được như vậy, ở Philippines và ở mọi miền trên trái đất.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/3/2021]