Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima


Đêm trước chuyến đi của Đức Thánh Cha, ngài Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh: Những gì Fatima muốn nói với chúng ta đã được công bố công khai và rộng rãi và thông điệp của Mẹ là thông điệp cốt lõi của Ki-tô giáo

Đức Hồng y Parolin: Những suy đoán không cần thiết về các bí mật của Fatima
Đức Hồng y Parolin

Pubblicato il 11/05/2017
Ultima modifica il 11/05/2017 alle ore 23:02
IACOPO SCARAMUZZI
ROME
Những gì đã và vẫn đang được nói về các bí mật của Fatima là “sự suy đoán không cần thiết,” vì “những gì Fatima muốn nói với chúng ta đã được công bố công khai và rộng rãi” và thông điệp của Mẹ là “thông điệp cốt lõi của Ki-tô giáo” nghĩa là “công bố rằng Giê-su đã sống lại, Giê-su đang sống, và Giê-su là Thiên Chúa của lịch sử,” Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh của Vatican, nói trong một phỏng vấn với truyền thông Vatican trong đêm trước chuyến đi hai ngày của Đức Thánh Cha Phanxico đến Thánh địa Maria của Bồ đào nha, nhân dịp kỷ niệm 100 năm lần hiện ra đầu tiên ngày 13 tháng Năm, 1917, và ngài sẽ phong hiển thánh hai trong số ba mục đồng được thị kiến.
  • “Tôi tin rằng thông điệp Fatima là thông điệp trung tâm của Ki-tô giáo, thông điệp mà chúng ta đang trải nghiệm ở mức trọng đại nhất trong mùa Phục sinh này, nghĩa là, việc loan báo Chúa Giê-su đã sống lại, Giê-su đang sống, và Giê-su là Thiên Chúa của lịch sử,” Hồng y khẳng định trong một buổi phỏng vấn với ký giả Barbara Castelli, trong đó ngài nhắc lại, cùng nhiều vấn đề khác, lời của Đức Benedict XVI năm 2010 nói: “Chúng ta có thể lầm khi nghĩ rằng sứ mạng tiên báo của Fatima đã hoàn tất.” Đã có nhiều sự suy đoán và đúng, sẽ vẫn có những suy đoán về các bí mật của Fatima - ngài Parolin tiếp tục - nhưng theo một ý nghĩa chúng là những suy đoán không cần thiết, vì những gì Fatima muốn nói với chúng ta thì Giáo hội đã nói công khai và rộng rãi. Và đây là thông điệp cốt lõi của đức tin, của đức tin Ki-tô giáo của chúng ta, của đức tin Công giáo của chúng ta. Vì vậy từ đây một thị kiến khác về đời sống được sinh ra: một đời sống trở thành cuộc lữ hành về với Chúa Giê-su; nó trở thành một cuộc lữ hành được giữ vững và tiếp tục được đổi mới bởi sức mạnh của Tin mừng. Và sứ vụ ngôn sứ của Fatima là nhắc Giáo hội nhớ mình là ai, Giáo hội phải tiếp tục là gì, một Giáo hội biết loan báo trong thế giới hôm nay, một cộng đoàn biết công bố những trời mới và đất mới, một Giáo hội chờ đợi, hầu như biết trước được trời mới đất mới này - như Công đồng nói – bằng cách hòa mình vào trong những biến cố đen tối và đau thương nhất bằng sức mạnh của tình yêu để thay đổi nó. Thông điệp ngôn sứ của Fatima, theo một ý nghĩa cụ thể, trùng khớp với thông điệp ngôn sứ của Giáo hội.”
Trong phỏng vấn theo thông lệ trước một chuyến đi quốc tế của Giáo hoàng với Quốc Vụ viện Truyền thông, và phát hành toàn bộ trên website Trung tâm Truyền hình Vatican (CTV), Người Quan sát Roma, và Đài Phát thanh Vatican, Đức Hồng y Quốc Vụ khanh Vatican nhấn mạnh đến yếu tố chính rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha ngày 12-13 đến Fatima đương nhiên muốn “bày tỏ và làm nổi bật tình yêu và lòng sùng kính của ngài với Đức Bà, mà chúng ta có rất nhiều bằng chứng và dấu hiệu, lòng tôn kính và sự lưu tâm mà Đức Thánh Cha đem đến cho kinh nghiệm tôn sùng Maria của dân Chúa.” Ngài Parolin nhấn mạnh rằng “Đức Nữ Đồng Trinh của bài tụng ca Magnificat, Đức Bà của Tràng Chuỗi Mân Côi,” “không hiện ra với người giàu có, không hiện ra với người quyền lực, không hiện ra với người có sức ảnh hưởng, nhưng lại hiện ra với những thiếu nhi, những người bị xem là “người sau hết của xã hội, theo cách nói của Đức Thánh Cha là “người bị gạt ra bên lề” của xã hội. Giáo hội muốn tạo những đặc quyền cho những người này, cho lớp người này. Ngài Parolin nhấn mạnh, vì Đức Bà của bài tụng ca Magnificat trao cho các vị mục tử của Fatima một thông điệp lội ngược dòng. Chúng ta lúc đó trong thời chiến tranh, vì vậy ngôn từ là của sự ganh ghét, báo thù, hận thù, xung đột, như Đức Benedict XVI đề cập đến “sự tàn sát vô nghĩa.” Đức Bà của chúng ta lại nói về yêu thương, nói đến tha thứ, nói đến việc có thể hy sinh bản thân và là quà tặng cho người khác theo cách đảo ngược hoàn toàn những giá trị hay là “những giá trị nghịch đảo” đang thống trị xã hội lúc đó.” “Những hướng dẫn mang tính rất thời sự cho Bồ đào nha cũng như cho toàn thế giới,” Ngài Parolin giải thích.
Vị Hồng y người Venice nhắc chúng ta rằng “người ta thường nói rằng các thánh điện là phòng mạch của Thần Khí và chúng ta biết điều đó, Đức Thánh Cha gần đây cũng đã làm nổi bật nó, chuyển toàn bộ thẩm quyền sang cho Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa.”
Về phần các trẻ mục đồng Giacinta và Francesco, là hai trẻ Đức Thánh Cha sẽ tuyên phong thánh vào ngày 13 tháng Năm, “thuộc về một thời gian và vị trí cụ thể trong lịch sử, với cách diễn đạt riêng của nó, với ngôn ngữ và những công cụ được sử dụng trong thời gian cụ thể đó, nó có “khả năng đi thẳng vào trọng tâm của Tin mừng qua Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ Maria.” “Các trẻ đã lấy thông điệp này, lấy thực tại này cho riêng mình và bây giờ các trẻ trao nó cho chúng ta với sức mạnh của sự nên thánh của các em mà Giáo hội công nhận trước toàn thế giới.”

[Nguồn: vaticaninsider]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/05/2017]


Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

12 tháng Năm, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”

Trong đêm vọng kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria, Đức Thánh Cha có bài huấn từ trước hàng ngàn khách hành hương tập trung ở Fatima

FATIMA — “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria,” Đức Thánh Cha nói với hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hành hương trong đêm vọng kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc với ba trẻ ở Fatima.
Huấn từ trước những người hành hương tại Nguyện đường Những Lần Hiện Ra, Đức Thánh Cha nói rằng trở nên như Mẹ Maria có nghĩa “chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ đặc biệt, vô cùng quan trọng và theo sự quan phòng hiệp nhất Đức Bà với Chúa Giê-su, một mối quan hệ mở ra trước mắt chúng ta con đường dẫn đến Ngài.”
Sự thinh lặng và cầu nguyện bao trùm đền thờ Mẹ Maria, khi hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tập trung trong buổi làm phép nến và lắng nghe huấn từ của Đức Thánh Cha, tiếp theo là đọc Kinh Mân Côi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Bồ đào nha, tiếng Ả-rập, tiếng Tây ban nha, tiếng Ukraina, tiếng Ý, tiếng Hàn quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và Ba lan.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Nguyện đường Những Lần Hiện Ra là một nhà nguyện nhỏ ở Cova da Iria được xây dựng trong thập niên 1920 để đánh dấu chính xác vị trí nơi Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc đã hiện ra với ba trẻ mục đồng.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Nguyện đường được xây dựng theo yêu cầu của Đức Bà với Lucia, Jacinta và Francisco: “Ta muốn các con xây một nguyện đường ở đây để tôn kính ta.”
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Thứ Bảy, 13 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong hiển thánh hai trong số những thị nhân của Fatima, anh em Francisco và Jacinta Marto, trong dịp kỷ niệm 100 năm lần hiện ra đầu tiên năm 1917.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Dưới đây là văn bản chính thức bài huấn từ của Đức Thánh Cha bằng tiếng Anh ở Fatima.
Đức Thánh Cha Phanxico ở Fatima: “Nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria”
Lời chào của Đức Thánh Cha Phanxico
Đêm Canh thức ở Nguyện Đường Những Lần Hiện Ra
12 tháng Năm, 2017
Anh chị em hành hương đến với Mẹ Maria và cùng với Mẹ Maria thân mến!
Xin cảm ơn anh chị em đã chào đón và cùng tham dự với tôi trong chuyến hành hương của hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị chị em hiệp nhất với tôi, ở đây hay ở bất cứ nơi nào, rằng anh chị em có một vị trí đặc biệt trong tim tôi. Tôi cảm nhận được Chúa Giê-su trao phó anh chị em cho tôi (x. Ga 21:15-17), tôi xin ôm lấy tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giê-su, “đặc biệt những người khó khăn nhất” – như Đức Bà dạy chúng ta cầu nguyện (Lần hiện ra tháng Bảy, 1917), nguyện xin Mẹ, Mẹ yêu thương và luôn chăm lo cho người thiếu thốn, giành cho họ được phúc lành của Chúa! Với từng người cơ hàn và bị xã hội ruồng bỏ bị cướp mất hiện tại, với mỗi người bị loại trừ và bị bỏ rơi bị mất một tương lai, với mỗi trẻ mồ côi và mỗi nạn nhân của bất công bị mất một quá khứ, nguyện xin phúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên họ, nhập thể trong Đức Giê-su Ki-tô. “Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)” (Ds 6:24-26).
Phúc lành này được nên trọn vẹn trong Mẹ Maria Đồng Trinh. Không một tạo vật nào được tắm trong ánh hào quang của dung nhan Thiên Chúa như Mẹ Maria; phần Mẹ, Mẹ đã trao một khuôn mặt loài người cho Con của Chúa Cha Hằng Hữu. Bây giờ chúng ta có thể chiêm ngắm Mẹ trong liên tiếp những thời khắc hân hoan, chói lọi, đau thương và vinh quang của cuộc đời của Mẹ, mà chúng ta lại được nhìn lại khi đọc kinh Mân côi. Cùng với Đức Ki-tô và Mẹ Maria, chúng ta ở lại trong Chúa. Quả thật, “nếu chúng ta muốn là người Ki-tô hữu, chúng ta phải nên như Mẹ Maria; nói tóm lại, chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ đặc biệt, vô cùng quan trọng và theo sự quan phòng hiệp nhất Đức Bà với Chúa Giê-su, một mối quan hệ mở ra trước mắt chúng ta con đường dẫn đến Ngài” (PHAO-LÔ VI, Huấn từ tại Đền thờ Đức Bà Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư, 1970). Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Mân côi, tại thánh địa này hay ở bất kỳ nơi nào, Tin mừng lại một lần nữa đi vào đời sống của mỗi người, của các gia đình, các dân tộc và toàn thế giới.
Hành hương với Mẹ Maria … Nhưng Mẹ Maria nào? Một thầy giáo của đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa Giê-su trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách cho chúng ta một mẫu gương, hay một Quý Bà “không thể tiếp cận được” và không thể bắt chước? Một người nữ “đầy ơn phúc vì Mẹ luôn tin tưởng vào lời của Chúa ở khắp mọi nơi (x. Lc 1:42.45), hay chỉ là một “bức tượng bằng thạch cao? mà chúng ta xin ơn này ơn kia với điều kiện hy sinh rất ít? Maria Đồng Trinh của Tin mừng, được Giáo hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria của chúng ta tạo nên: một người ngăn giữ cánh tay của một Thiên Chúa báo phục; một đấng ngọt ngào hơn Giê-su là một thẩm phán tàn nhẫn; một đấng thương xót hơn Con Chiên bị giết chết vì chúng ta?
Thật bất công cho ơn sủng của Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta nói rằng tội lỗi bị trừng phạt bởi sự phát xét của Người, nhưng trước hết lại không nói rằng – như Tin mừng nói rất rõ – rằng tội lỗi được tha thứ bởi lòng thương xót của Người! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa sẽ luôn được đặt dưới ánh sáng của lòng thương xót của Người. Rõ ràng, lòng thương xót của Chúa không phủ nhận sự công bình, vì Chúa Giê-su đã tự mình gánh lấy những hậu quả của tội của chúng ta, cùng với hình phạt dành cho nó. Ngài không phủ nhận tội, nhưng chuộc tội trên cây thập tự. Vì thế, trong niềm tin hiệp nhất chúng ta với thập giá của Đức Ki-tô, chúng ta được giải phóng khỏi tội của chúng ta; chúng ta gạt sang một bên những nỗi sợ hãi và kinh hoàng, vì nó là điều không thích hợp cho những người được yêu (x. 1 Ga 4:18). “Bất cứ khi nào chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, một lần nữa chúng ta lại tin vào bản chất có tính thay đổi mạnh mẽ của tình yêu và lòng nhân từ. Trong Mẹ, chúng ta nhìn thấy rằng lòng khiêm nhường và nhân hậu không phải là những đức tính của sự yếu đuối nhưng là của sự mạnh mẽ, của những người không cần phải đối xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình quan trọng … Sự tác động lẫn nhau này giữa công bình và nhân hậu, của sự chiêm ngắm và quan tâm đến người khác, là những gì làm cho cộng đoàn giáo hội nhìn về Mẹ Maria như là một mẫu gương của việc rao giảng phúc âm” (Ap. Exhort. Evangelii Gaudium, 288). Cùng với Mẹ Maria, nguyện xin mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và một bí tích của lòng thương xót của Chúa, người luôn tha thứ và tha thứ tất cả.
Tay trong tay cùng với Mẹ Đồng Trinh, và dưới ánh mắt trông nom của Mẹ, nguyện xin chúng ta đến để cất lên lời ca về lòng thương xót của Thiên Chúa trong niềm hân hoan, và kêu lên: “Linh hồn con ca vang Người, Lạy Chúa!” Lòng thương xót Người đã thể hiện cho tất cả các thánh và tất cả những người trung thành với Ngài, Ngài cũng đã thể hiện cho con thấy. Trong tim con bật ra niềm tự hào, con bước đi trên tro bụi, theo đuổi những tham vọng và đam mê của riêng con, và không đạt được triều thiên vinh quang! Niềm hy vọng vinh quang duy nhất của con, Lạy Chúa, là: Mẹ của Người ẵm con trên tay Mẹ, che chở con dưới áo choàng của Mẹ, và đặt con lại gần với trái tim của Người. Amen.”

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/05/2017]