Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Di sản của Mẹ Teresa: Sự hoàn thiện chỉ được tìm thấy trong việc phục vụ tha nhân

Di sản của Mẹ Teresa: Sự hoàn thiện chỉ được tìm thấy trong việc phục vụ tha nhân

Nhà viết tiểu sử Lush Gjergji nói về 28 năm của cha tiếp xúc với thánh nhân
1 tháng 9, 2016
mother teresa
Ignatius Press/Michael Collopy In Works Of Love Are Works Of Peace
Lễ phong thánh của Anjeze Gonxhe Bojaxhiu sắp diễn ra, người cả thế giới biết đến với tên Mẹ Teresa Calcutta. Thánh lễ sẽ được Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế ngày Chủ nhật và là một trong những lễ được mong đợi nhất của Năm thánh Lòng thương xót này.
Để biết thêm về hành trình tu đức và cuộc sống của nhà Sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, song thân là người Albania và sinh ở Skopje, Macedonia, năm 1910, dưới thời Đế quốc Thổ nhĩ kỳ, ZENIT gặp nhà viết tiểu sử của Mẹ, Cha Lush Gjergji, hiện tại là Cha Tổng đại diện của Giáo phận Kosovo, ngài cũng giống như Thánh nữ, là người gốc Albania.
Là một nhà văn, nhà báo và tác giả của nhiều ấn bản và sách về thánh nhân, cha Gjergji đi theo rất sát với đời sống gương mẫu của “Nữ tu Anh dũng,” từ năm 1969 đến 1997, năm Mẹ qua đời.
ZENIT: Thưa cha Lush, cha có thể cho biết Mẹ Teresa thực sự là người như thế nào?
Father Lush: Anjeze Gonxhe là một cô gái như bao cô gái khác, ước mơ trở thành một giáo viên, với một khuynh hướng nghiêng về âm nhạc và khiêu vũ, người có giấc mơ bị ngắt ngang ở tuổi 12 vì tiếng gọi đầu tiên của Thiên Chúa, Người gọi Mẹ là hiền thê của Người. Nhưng sau đó Mẹ tình cờ bước vào một “trận chiến với Thiên Chúa” thực sự, như chính Mẹ thích mô tả nó bằng cụm từ đó, và nó kéo dài 6 năm cho đến khi có “sự thỏa thuận” của Mẹ và sự vâng phục theo tiếng gọi. Thực ra cho mãi đến ngày 14 tháng 8 năm 1928, tương lai của Mẹ Teresa bắt đầu bằng sự gia nhập tập viện trong Dòng Nữ tử Thừa sai Đức Bà Loreto. Được thừa hưởng nền giáo dục Công giáo rất mạnh từ song thân Mẹ truyền lại, truyền thống mến khách của người Albania và sự siêng năng chuyên cần đến với giáo xứ Thánh Tâm thực sự có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Gonxhe (Bud) trẻ, khuyến khích Mẹ đi theo những bước chân của Chúa Giê-su.
ZENIT: Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong thánh Mẹ vào ngày Chúa nhật 4 tháng 9. Tại sao Mẹ lại được tuyên phong là một vị Thánh?
Father Lush: Chính đời sống của Mẹ, với sự phục vụ người bệnh và người bị tước hết phẩm giá, là một mẫu gương sống cho sự thánh thiện của Mẹ. Từ những năm đầu đời còn sống trong gia đình Mẹ đã hoạt động trong giáo xứ Thánh Tâm, sau đó chọn vào tập viện Dòng Nữ tử Thừa sai Loreto của Ireland, với mục tiêu sẽ sang Ấn độ. Trước hết Mẹ vào Đại học Calcutta, học môn lịch sử và Địa lý và sau đó dạy các trẻ trong các vùng thuộc địa. Và Mẹ làm công việc này trong 20 năm, phân chia thời gian giữa giảng dạy và điều hành các trường học. Và, cuối cùng, “tiếng gọi trong tiếng gọi” đến, như chính Mẹ Teresa miêu tả: một tiếng gọi khác của Chúa Giê-su, tiếng gọi này thuyết phục Mẹ từ bỏ những sự tiện nghi của Dòng tu để bước xuống đường phố, giữa người nghèo nhất trong những người nghèo. Và trong suốt 50 năm, từ 1946 đến 1997, Mẹ đã phục vụ những người bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội và người bệnh, trong các khu ổ chuột của Calcutta, những khu nhà tồi tàn thiếu tất cả mọi dịch vụ vệ sinh, tại đây Mẹ đã thành lập các nhà chăm sóc và Dòng Thừa sai Bác ái, được Giáo hội phê chuẩn năm 1950.
ZENIT: Bằng cách nào Mẹ Teresa lại thành công trong cách nói đi vào lòng mọi người – người Ki-tô hữu, người Hindu, người Hồi giáo – với cùng hiệu quả như nhau?
Father Lush: Mẹ Teresa là một hiện tượng hiếm và duy nhất trong lịch sử nhân loại. Mẹ không chỉ là một thánh nhân của người Ki-tô hữu, nhưng, theo một mặt nào đó, cũng là thánh nhân đối với những người vô thần, những người vô tín ngưỡng, người Hindu và Hồi giáo. Mẹ thành công trong việc giải quyết những tội lỗi về kinh tế, xã hội và tinh thần của một quốc gia như Ấn độ, nhờ vào sự phát triển của việc khai hóa tình thương, thách thức trật tự đẳng cấp xã hội Ấn độ, tiếp cận với giới pariah (ND: giới hạ lưu trong đẳng cấp xã hội Ấn) và chọn một bộ sari xanh dương, màu của giới Tiện dân, thấp kém nhất trong các tông màu xã hội Ấn. Mẹ là đại diện cho việc thực hiện tin mừng thứ năm bằng chính con người.
ZENIT: Cha có thể kể một chương chưa được tiết lộ trong đời sống của thánh nhân?
Father Lush: Vâng, chắc chắn rồi, tôi vẫn còn nhớ, khi tôi còn là linh mục coi xứ, lúc Mẹ cầm tay tôi và nói: “Cha nhìn kỹ bàn tay của mình. Cha có năm ngón tay. Mỗi sáng cha hãy tự hỏi mình sẽ phải làm gì hôm nay cho Chúa với 5 ngón tay này và, buổi tối, kiểm tra cả hai lòng bàn tay, tự hỏi mình đã làm điều gì thiện ích cho Chúa Giê-su và cho tha nhâ và cha sẽ làm gì vào ngày mai.” Mẹ là một mẫu gương sống của những sự tốt lành và bác ái của Chúa: không bao giờ mệt mỏi trong sứ vụ cứu thoát.
ZENIT: Năm 1979 Mẹ Teresa được trao giải Nobel Hòa bình. Phản ứng của Albania, vùng đất quê hương của Mẹ, thế nào?
Father Lush: Chế độ độc tài Mác-xít được thành lập bởi Enver Hoxha từ 1941 đến 1985 không cho phép xưng tội đối với tín ngưỡng Công giáo, hay dâng lễ, thực ra, là đối với riêng người công dân nhận giải Nobel Hòa bình của ông ta. Mẹ Teresa bị cấm về thăm gia đình ở Tirana mãi đến năm 1989, khi sự tự do tôn giáo được tái lập và, lần đầu tiên, Mẹ nhận được một passport của Albania sau sự sụp đổ của thể chế Cộng sản. Cảnh thiếu thốn của gia đình của Mẹ, cùng với sự tức giận của đất nước của Mẹ, phải chịu dưới chế độ độc tài khắt khe, đã làm bùng lên trong Mẹ sự khát khao trở nên hữu ích đối với mọi người, như lời Mẹ tuyên bố khi nhận giải thưởng Nobel Hòa bình: “Công việc của tình yêu là công việc của hòa bình; yêu thương tha nhân là một liều thuốc chữa trị tốt nhất.” Ngày nay, ngày 19 tháng 10 được chọn là ngày lễ nghỉ ở Albania để kỷ niệm giải Nobel Hòa bình của một người con của Albania nổi tiếng nhất trên thế giới.
ZENIT: Mẹ Teresa sẽ nói gì với giới trẻ để đối lại với làn sóng những cuộc tấn công của trào lưu chính thống Hồi giáo?
Father Lush: Đối với Mẹ Teresa câu trả lời là tình yêu: phục vụ và dâng tặng bản thân cho Thiên Chúa có nghĩa là yêu thương tha nhân không phân biệt. Bằng đời sống gương mẫu, Mẹ đã có thể đưa những tầng lớp đẳng cấp ở Ấn độ lại với nhau, bỏ qua những khác biệt về văn hóa, tôn giáo hoặc giới tính. Thông điệp của Mẹ là: “Một người chỉ nên hoàn thiện trong việc phục vụ những người khác.”
ZENIT: Chính quyền Kosovo đã chuẩn bị một buổi hòa nhạc cổ điển để tôn vinh Mẹ. Buổi hòa nhạc sẽ diễn ra khi nào?
Father Lush: Tối thứ Bảy, 3 tháng 9, trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolo Ngoại thành, trong đêm vọng trước lễ phong thánh của Mẹ buổi hòa nhạc “Thánh ca dâng Mẹ Teresa” sẽ được tổ chức bởi Diana Toska, ca sĩ nổi tiếng người Albania sáng tác và trình diễn. Một sự kiện cung hiến cho vị Nữ tu Thừa sai nhỏ bé, 20 năm sau khi Mẹ qua đời, vẫn hiệp nhất các dân tộc và các tín ngưỡng, như thành phần nhạc công ban giao hưởng cho thấy, hầu hết là người Hồi giáo, họ vui mừng được trình diễn để tôn vinh Mẹ, để giữ tinh thần hòa bình của Mẹ và thông điệp toàn cầu của Mẹ. Buổi lễ sẽ có sự hiện diện của Đức Hồng y Quốc vụ khanh Vatican, Pietro Parolin, và Đức ông Juliusz Janusz, Khâm sứ ở Kosovo.
[Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/09/2016]


Họa sĩ thành phố Charlotte vẽ ảnh chân dung Mẹ Teresa làm ảnh chính thức trong lễ phong thánh

Họa sĩ thành phố Charlotte vẽ ảnh chân dung Mẹ Teresa làm ảnh chính thức trong lễ phong thánh

Chas Fagan, here at work in 2014 on the Charlotte sculpture of King Hagler, chief of the Catawba in the 1750s, and Thomas Spratt, a settler.
The image of Mother Teresa completed in four months by Charlotte artist Chas Fagan was unveiled Thursday in Washington D.C.
Quý vị xem hơn 1 triệu thiệp thánh có ảnh Mẹ Teresa được in tại nhà in của Hội Hiệp sĩ Columbus ở thành phố New Haven, tiểu bang Connecticut. Ảnh chân dung gốc được họa sĩ Chas Fagan thành phố Charlotte vẽ.


Họa sĩ Chas Fagan chỉ có 4 tháng để vẽ tấm ảnh chân dung chính thức của Mẹ Teresa trong Lễ phong thánh ngày Chủ nhật tại Roma.
Khi Giáo hội Công giáo Roma chính thức tuyên phong thánh Mẹ Teresa, Đức Thánh Cha và đám đông ước tính khoảng 1 triệu khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phê-rô sẽ ngắm nhìn bức vẽ của Fagan.
Charlotte artist Chas Fagan’s work is “surely the finest depiction of Mother Teresa I have ever seen,” Knights of Columbus CEO Carl Anderson wrote in a note to Fagan.
Tác phẩm của họa sĩ Chas Fagan “thực sự là một tác phẩm miêu tả đẹp nhất Mẹ Teresa tôi đã từng xem,” Carl Anderson, CEO của Hội Hiệp sĩ Columbus viết trong một thư tay gửi Fagan.
Làm việc trong studio của ông gần Công viên Tự do (Freedom Park), Fagan đang cố tìm ảnh mỉm cười của vị nữ tu nổi tiếng ông cần tìm thì một nhà nhiếp ảnh vừa thực hiện quyển sách ảnh của Mẹ Teresa bất ngờ gọi cho ông và tình nguyện tặng ông một bức.
Để có được đôi bàn tay chắp cầu nguyện của Mẹ Teresa đúng cách, vợ của Fagan, chị Kate, đứng làm mẫu cho tư thế và ánh sáng.
Và để hiểu được kỹ thuật quấn sari quanh vai của Mẹ Teresa, Fagan đã đến thăm các nữ tu trong dòng của Mẹ đang sống và làm việc ở Đại lộ Trung tâm (Central Avenue) ở Charlotte.
Hôm thứ Năm, Fagan đi Washington để đưa kết quả hoàn tất bức ảnh chân dung của ông – “thực sự là một tác phẩm miêu tả đẹp nhất Mẹ Teresa tôi đã từng xem,” Carl Anderson, CEO của Hội Hiệp sĩ Columbus viết trong một thư tay gửi Fagan.
Ngày Chúa nhật, một bản sao bằng chất liệu nhựa bức ảnh chân dung của Fagan sẽ là bức ảnh trung tâm khổ lớn treo trên mặt chính diện của Quảng trường Thánh Phê-rô, phía trên quảng trường nơi Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ.
Fagan không phải là tân binh trong hội họa và điêu khắc các nhân vật lịch sử cho các nơi nổi tiếng. Những ảnh chân dung và tượng của các nhân vật lịch sử khác – gồm có Ronald Reagan, Neil Armstrong, Rosa Parks, Barbara Bush và Đại úy Jack của quận Mecklenburg đang cưỡi ngựa – làm tô điểm cho điện Capitol Rotunda của Hoa kỳ, Nhà Trắng, và Đại Thánh đường Quốc gia.
Nhưng với Fagan, gia nhập Giáo hội Công giáo Thánh Phê-rô ở Thượng Charlotte, thử thách vẽ ảnh chân dung vị nữ tu gốc Albania cao 5 bộ (khoảng 152 cm), người đã dành trọn cuộc đời phục vụ người nghèo ở Ấn độ, đầy sự cảm hứng cũng như khó khăn.
Và quả thật bức ảnh chân dung Mẹ của ông sẽ là ảnh chân dung chính thức tại lễ phong thánh của Mẹ Teresa “như trong mơ. Bức ảnh vẫn chưa đạt mức độ hoàn hảo,” Fagan nói, ông sẽ đến Roma dự lễ Chủ nhật. “Tôi thấy run vì có bức ảnh ở đó, và thấy run vì được tôn vinh Mẹ Teresa.”
Trụ sở ở Calcutta, Mẹ mất năm 1997 thọ 87 tuổi.
Bức ảnh chân dung kích thước 22 x 28 inch (khoảng 56 x 71 cm) của Fagan được ủy thác bởi Hội các Hiệp sĩ Columbus – tổ chức Huynh đệ Công giáo lớn nhất thế giới. Vatican và những vị xúc tiến án phong thánh của Mẹ Teresa rất thích bức ảnh, Joe Cullen, phát ngôn viên của Hội Các Hiệp sĩ Columbus nói, nên các ngài quyết định lấy bức ảnh đó làm ảnh chân dung thánh chính thức. Hội cũng sẽ in hơn 1 triệu thiệp kinh nguyện có ảnh tác phẩm của Fagan.
Fagan, 50 tuổi, trong một thời hạn rất gấp rút phải hoàn thành ảnh chân dung Mẹ Teresa, công việc bắt đầu vào tháng Ba. Nhưng đến cuối tháng Sáu, khi ông gần đến giai đoạn cuối của tác phẩm, bức ảnh Mẹ Teresa – đôi bàn tay Mẹ đan ngón vào nhau cầu nguyện, cầm một cỗ tràng hạt – đã trở thành hiện thực cho ông.
“Mẹ là một lời nhắc nhở liên tục rằng cần phải có thật nhiều lòng vị tha trên thế giới,” ông nói. “Và nếu bạn bắt đầu cứu giúp người, các vấn đề của riêng bạn sẽ biến mất.”
Dù vị nữ tu khiêm nhường và các soeur gia nhập dòng của Mẹ, dòng Thừa sai Bác ái, hàng ngày chăm sóc cho những người tuyệt vọng và người hấp hối, Fagan muốn vẽ một bức ảnh mỉm cười của Mẹ Teresa. Khi ông thực hiện công việc trong studio của ông ở Công viên Myers, ông được hướng dẫn bởi một câu Mẹ từng nói: “Niềm vui là sức mạnh.”

‘Một chủ thể lớn’

Fagan từ Philadelphia chuyển đến Charlotte 15 năm trước để ở gần cha vợ của ông, ông trải qua gần hết giai đoạn tuổi trẻ ở Brussels, Bỉ, cha ông là một nhà ngoại giao ở đây.
Tại đại học Yale, Fagan vẽ các tranh biếm họa chính trị cho tờ báo của trường. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển đến Washington, tại đây ông vẽ biếm họa cho các tờ Washington Post, New York Times, Newsweek và National Review.
Ông cũng bắt đầu vẽ tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh và chân dung. Bức ảnh chân dung cựu tổng thống Reagan của ông xuất hiện trên trang bìa của tờ The Weekly Standard, một tạp chí bảo thủ, giúp ông nhận được lời mời từ các cựu nhân viên của ông Reagan trong thập niên 1990 để vẽ ảnh chân dung cựu chủ tịch Câu lạc bộ Liên đoàn Công đoàn ở New York.
Từ đó, Fagan luôn được mời vẽ.
Một số tác phẩm chính của ông: Ảnh chân dung bà Barbara Bush kích cỡ người thật cho Nhà Trắng; một tượng điêu khắc đồng Neil Armstrong, nhà du hành vũ trụ tàu Apollo 11, người đầu tiên bước chân lên mặt trăng, cho đại học Purdue; và các điêu khắc khuôn mặt của Mẹ Teresa và nhà tiên phong quyền công dân, Rosa Parks, cho Đại Thánh đường Quốc gia.
Nhờ bức tượng điêu khắc lớn hơn kích thước người thật của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II – bây giờ là Thánh – đã đưa Fagan đến với Hội các Hiệp sĩ Columbus, tổ chức có 1,9 triệu thành viên thực hiện công việc bác ái trong các cộng đồng.
Hội muốn đặt một bức ảnh chân dung của Mẹ Teresa làm quà tặng cho dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ. Họ đến với Fagan.
“Tôi luôn luôn thích tìm đến với một chủ thể đẹp. Mẹ Teresa là một chủ thể vĩ đại,” Fagan nói. “Cả thế giới biết đến Mẹ vì lòng vị tha của Mẹ. Và khuôn mặt của Mẹ là duy nhất và rất biểu cảm.”

‘Chính bức ảnh là sự sống’

Fagan sục sạo trên Internet để tìm các bức ảnh của Mẹ Teresa, nhưng vẫn chưa tìm được ảnh ông muốn.
Rồi một ngày nọ – “hoàn toàn bất ngờ,” Fagan nói – ông nhận được một cuộc điện thoại từ nhà nhiếp ảnh Michael Collopy ở California, người đã thực hiện một quyển sách ảnh về Mẹ Teresa.
Ông đã nghe nói về dự án ảnh chân dung của Fagan và muốn tình nguyện tặng một ảnh.
“Ông trở thành một đồng nghiệp với tôi,” Fagan nói. “Tôi đã có thể kết hợp các chi tiết lại với nhau thành một chân dung tôi thực sự thích.”
Fagan phải vẽ không chỉ khăn lúp Mẹ Teresa đội mà cả áo sari của Mẹ.
Các nữ tu ở Đại lộ Trung tâm thường rất ngại chụp ảnh – lời tuyên hứa của các chị giữ đức khiêm nhường. Nhưng một trong các nữ tu đồng ý làm mẫu cho các bức hình chụp – “chủ yếu là cái áo của chị,” Fagan nói.
Ảnh chân dung hoàn tất của Mẹ Teresa sẽ trở thành tài sản pháp lý của Dòng Thừa sai Bác ái, Cullen, phát ngôn viên của Hội các Hiệp sĩ Columbus nói.
“Rút cuộc thì,” ông nói, “chắc nó sẽ được giữ ở một trong các nhà của Dòng Thừa sai ở Roma.”
Điều đó phù hợp theo ý của Fagan, và tác phẩm nghệ thuật của ông thực hiện tại Charlotte hiện nay được trưng bày khắp nơi.
[Nguồn:  charlotteobserver]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/09/2016]