Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico: Hãy nhìn vào gương trước khi xét đoán người khác

Đức Thánh Cha Phanxico: Hãy nhìn vào gương trước khi xét đoán người khác

20-06-2016 Vatican Radio

pope francis
(Vatican Radio)  Trước khi xét đoán người khác chúng ta nên trước tiên nhìn vào trong gương để xem chính chúng ta trông như thế nào. Đó là điều Đức Thánh Cha nói trong thánh lễ sáng thứ Hai tại nguyện đường Santa Marta ở Vatican.  Trong Thánh lễ cuối cùng có bài giảng trước kỳ nghỉ hè, Đức Thánh Cha phân tích rằng điều khác biệt giữa sự phán xét của Thiên Chúa với chúng ta không phải là “quyền năng tuyệt đối” nhưng là “lòng thương xót.”
Phán xét chỉ thuộc quyền Thiên Chúa, vì vậy nếu chúng ta không muốn bị phán xét, thì chúng ta đừng phán xét, Đức Thánh Cha Phanxico nói. Tập trung vào đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Thánh Cha nói rằng “tất cả chúng ta đều muốn Thiên Chúa ‘nhìn đến chúng ta với lòng nhân nhậu’ trong ngày Chung thẩm và rằng Người “sẽ quên rất nhiều điều xấu chúng ta đã làm trong cuộc sống.”
Chúa Giê-su gọi chúng ta là những kẻ đạo đức giả nếu chúng ta xét đoán.
Vì vậy, nếu “anh chị em liên tục xét đoán người khác,” ngài cảnh báo, “thì anh chị em cũng sẽ bị xét đoán lại theo đúng như vậy.” Ngài nói Thiên Chúa vì vậy yêu cầu chúng ta hãy nhìn vào gương.
“Hãy nhìn vào gương, nhưng đừng trang điểm để che dấu những vết nhăn. Không, không, không, đó không phải là lời khuyên! Hãy nhìn vào gương để nhìn vào chính con người thật của anh chị em. ‘Tại sao các ngươi nhìn thấy hạt bụi trong con mắt của người anh em mà lại không để ý thấy cái xà trong con mắt của ngươi?’ Hoặc, làm sao ngươi có thể nói với người anh em, ‘Để tôi lấy cái bụi ra khỏi con mắt của anh,’ trong khi cái xà vẫn còn trong con mắt của ngươi? Và làm sao Thiên Chúa nhìn đến chúng ta, khi chúng ta làm điều này? Chỉ một từ ngữ: ‘đạo đức giả.’ Trước hết hãy lấy cái xà trong con mắt của anh chị em, và rồi khi anh chị em nhìn thấy rõ ràng thì mới lấy cái bụi ra khỏi con mắt của người anh em’.”
Hãy cầu nguyện cho người khác thay vì xét đoán họ.
Đức Thánh Cha nói, chúng ta thấy rằng Chúa Giê-su “có hơi tức giận một chút ở đây.” Người gọi chúng ta là phường đạo đức giả khi chúng ta đặt mình vào “vị trí của Thiên Chúa.” Ngài nói thêm, đây là điều mà con rắn đã thuyết phục Adam và Eva làm: “Nếu các ngươi ăn trái này, các ngươi sẽ trở nên giống Người.” Ngài nhấn mạnh, “Họ muốn thay thế vị trí của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha thốt lên, “Vì vậy, giữ thái độ xét đoán là rất xấu. Xét đoán chỉ thuộc quyền của Thiên Chúa, chỉ mình Người!” Đối với chúng ta là phải “yêu”, là “hiểu, là cầu nguyện cho người khác khi chúng ta thấy những điều không tốt” Đức Thánh Cha nói, mời gọi chúng ta hãy nói một cách nhẹ nhàng với người khác để họ có thể biết sửa lỗi từ những lỗi phạm của họ: “Nhưng đừng bao giờ phán xét. Đừng bao giờ. Và đây là đạo đức giả, nếu chúng ta xét đoán.”
Sự xét đoán của chúng ta thiếu lòng thương xót; chỉ Thiên Chúa có thể xét đoán.
Ngài tiếp tục, khi chúng ta phán xét người khác, “chúng ta đặt chúng ta vào vị trí của Thiên Chúa,” nhưng “sự xét đoán của chúng ta là sự xét đoán rất nghèo nàn;” nó có thể không bao giờ “là xét đoán thật.”
Nhưng “sự xét đoán của chúng ta không thể giống xét đoán của Thiên Chúa sao?” Đức Thánh Cha tự hỏi. “Vì Thiên Chúa là Đấng Toàn năng mà chúng ta không phải vậy?” Không, Đức Phanxico trả lời “vì sự xét đoán của chúng ta thiếu lòng thương xót. Thiên Chúa khi Người xét đoán, người xét đoán bằng lòng thương xót.”
"Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về những điều Thiên Chúa nói với chúng ta: Đừng xét đoán, nếu không thì các ngươi cũng sẽ bị xét đoán; bị cân đong … vì chúng ta xét đoán cách nào thì chúng ta cũng sẽ bị xét đoán như vậy; và thứ ba, chúng ta hãy nhìn vào gương trước khi xét đoán. ‘Nhưng người này làm điều này … người kia làm điều khác …’ ‘Nhưng, đợi đã …’ Tôi nhìn vào gương rồi suy nghĩ lại. Bằng không chúng ta chỉ là những kẻ đạo đức giả nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, hơn nữa sự xét đoán của tôi là sự xét đoán rất nghèo nàn.” Sự xét đoán của loài người thiếu lòng thương xót của sự phán xét của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Phanxico kết luận, “Nguyện xin Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được những điều này.”

[Nguồn: news.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/06/2016]




st. alban

THÁNH ALBAN

THỨ HAI, 20 THÁNG 6, 2016
Thánh Alban là người Ki-tô giáo tử đạo đầu tiên ở nước Anh đầu thế kỷ thứ IV. Ngài là thánh bổn mạng của những người trở lại và những nạn nhân bị tra tấn.
Mặc dù ngài không phải là người có đức tin, nhưng thánh Alban rất hiếu khách và có lòng thương xót. Khi còn là một quân nhân ngài đã chứa chấp một linh mục bị hành quyết, Amphibalus, trong suốt thời gian người Ki-tô hữu bị bách hại ở Anh. Đức tin và lòng đạo đức của vị linh mục đã đánh động thánh Alban, cũng như lời cầu nguyện của ngài.
Alban liền sau đó hoán cải sang Ki-tô giáo.
Trong một nỗ lực giúp vị linh mục trốn thoát, ngài đã đổi y phục cho linh mục. Alban bị bắt và bị buộc phải tuyên bố bỏ đức tin. Thánh Alban từ chối bái thờ các ngẫu tượng, và khi bị tra khảo tên, ngài trả lời “Tên tôi là Alban, và tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa chân lý và hằng sống, Người tạo dựng muôn loài.”
Vì ngài không chịu chối bỏ đức tin, ngài đã bị tra tấn và bị chặt đầu. Người đao phủ đầu tiên được chọn để hành hình Alban đã nghe được lời tuyên xưng của thánh nhân và hoán cải ngay tại nơi hành hình. Sau khi từ chối không giết Alban, anh ta cũng bị hành hình theo.
Một số những sự hoán cải được cho là đã xảy ra nhờ vào chứng tá tử đạo của Thánh Alban, đặc biệt là những người chứng kiến cuộc hành hình của ngài.
Cuối cùng, khi  vị linh mục biết được rằng Alban đã bị bắt thay cho ngài, ngài chạy đến nộp mình, hy vọng cứu được mạng sống của Alban. Nhưng việc đó không mang lại kết quả. Chính vị linh mục cũng bị giết.
Thánh đường thánh Alban hiện nay ở gần khu vực hành hình. Thị trấn nơi sinh của ngài cũng được đặt tên theo tên của ngài.
[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/06/2016]



Làm sao để chống lại tình trạng nô lệ hiện đại và buôn người?

Làm sao để chống lại tình trạng nô lệ hiện đại và buôn người?

Những tham dự viên tại một hội nghị thượng đỉnh ở Vatican tìm cách xây dựng một nỗ lực quốc tế nhằm xóa bỏ tai họa toàn cầu làm 40 triệu người đang là nạn nhân.

EDWARD PENTIN
17/06/2016

U.S. State Department
Một phụ nữ bán thân đang chờ khách ở khu đèn đỏ của Mumbai của Ấn độ.
– Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
VATICAN CITY — Luật sư Yonette Buchanan kể lại chi tiết một cách thức phổ biến mà những tên tội phạm mồi chài những cô gái trẻ để đưa bán.
Một người đàn ông, giả bộ là cậu con trai 16 tuổi, viết hàng trăm tin nhắn cho các cô gái trong một phòng chat Internet bảo họ hãy trả lời nếu họ thích nhận quà tặng và những điều tốt đẹp từ hắn.
Để đáp lại, hắn chỉ xin các tấm ảnh của các cô, rồi sau đó là số điện thoại, và khi hắn đã tán tỉnh được họ dám chia sẻ một ảnh nhạy cảm, hắn sẽ gửi tin nhắn ngày đêm để xin thêm ảnh.
Sau đó hắn gia tăng áp lực, đe dọa các cô gái sẽ tung ảnh lên mạng hay thậm chí bạo lực đối với các cô và gia đình, nếu các cô không chịu tham gia quan hệ tình dục với người khác.
Trong một vụ đặc biệt nghiêm trọng, Buchanan, trưởng phòng tội phạm nghiêm trọng thuộc Bộ Tư pháp Hoa kỳ ở Atlanta, kể chi tiết rằng những tội ác của tên tội phạm này thậm chí còn đi xa hơn. Hắn cưỡng hiếp một số cô gái hắn gặp trong phòng chat, gồm cả một bé gái 11 tuổi và hai bé 13 tuổi. Hai trong số những nạn nhân đã cố tự tử.
“Họ là những nạn nhân thực sự trên mọi phương diện ý nghĩa của từ ngữ,” Buchanan nói với Register. “Một số nạn nhân may mắn đã được phát hiện ra và được hỗ trợ tư vấn như là một phần trong công việc của chúng tôi. Một số em chúng tôi không thể phát hiện ra.”
Bà cảnh báo rằng những công nghệ mới “tạo cơ hội dễ dàng hơn cho những tên tội phạm gài bẫy trẻ em và bắt làm nô lệ và, quan trọng trên hết, là chúng làm việc đó hoàn toàn bí mật.”
Bà nói thêm, rất nhiều lần “hầu như không thể tìm ra được những tên này là ai và chúng tôi thực sự cần một tổ chức hợp tác vượt biên giới quốc tế trong tiến trình cố gắng điều tra các loại tội phạm này, đặc biệt khi chúng liên quan đến những vụ đe dọa trẻ em.”
Buchanan tường thuật chi tiết câu chuyện tại phiên họp thượng đỉnh ngày 3-4 tháng 6 do Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội tổ chức tại Vatican. Sự gặp gỡ của các thẩm phán trên toàn thế giới nhắm mục tiêu gia tăng ý thức giữa những hệ thống công lý và luật sư trên phạm vi mở rộng không chỉ là tình trạng nô lệ trẻ em, nhưng là tất cả những hình thức nô lệ và buôn người hiện đại dưới ngụy trang lao động cưỡng bức, mại dâm, buôn nội tạng người và buôn thuốc phiện.
Với chủ đề “Hội nghị thượng đỉnh các thẩm phán về buôn người và tội phạm có tổ chức,” đây là phiên họp mới nhất trong loạt hội nghị của những người có thể tạo ra một sự khác biệt để giúp loại bỏ hoàn toàn tai họa toàn cầu này. Hai hội nghị thượng đỉnh trước đã được tổ chức, trong đó một hội nghị cho các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới vào năm 2014, và một hội nghị thứ hai diễn ra năm ngoái dành cho các thị trưởng của các thành phố lớn trên thế giới.
Nạn buôn người là mối quan tâm sâu sắc của Đức Thánh Cha Phanxico, ngài thường xuyên gọi nó là một “tội ác chống lại nhân loại” và là hậu quả của “sự toàn cầu hóa tính thờ ơ (ngài gần đây nhất đưa vấn đề  về tình trạng nô lệ trẻ em này ra - brought up the subject - trong bài giảng huấn Angelus ngày 12 tháng 6, kêu gọi phải hủy bỏ những hình thức lao động trẻ em.)
Việc mở rộng vấn đề, bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất ở mọi độ tuổi, thì nhiều hơn rất nhiều so với mọi người nghĩ. Theo Hàn lâm viện Giáo hoàng, 40 triệu người (40 million people) là nạn nhân của những hình thức nô lệ và buôn người hiện đại. Ngoài ra, hàng chục triệu người phải di tản và tị nạn của thế giới đã trở thành “một mảnh đất màu mỡ cho nhóm tội phạm buôn người.”
Tuy nhiên rất nhiều nạn nhân và thủ phạm vẫn được ẩn giấu trong các xã hội phương Tây ngày nay làm cho tình trạng buôn người không giống như hầu hết các vụ tội phạm khác.
“Các nạn nhân tội phạm khác được luật pháp quy định nhưng với những nạn nhân của tình trạng buôn người thì thường ẩn sau hiện trường,” Susan Coppedge nói. Bà là đại sứ giám sát và chống lại nạn buôn người. “Vì vậy, áp lực luật pháp, khi truy tìm những vụ việc này, phải chủ động hơn trong khi những vụ việc khác có khuynh hướng mang tính đối phó.”
Coppedge vì vậy rất trân trọng khi Vatican đã tổ chức một hội nghị như vậy nhằm mục tiêu nâng cao ý thức về tội phạm giữa những nhà chuyên môn về pháp lý.
“Khi họ phải giải quyết một trong những vụ việc này, các thẩm phán không hiểu tại sao những nạn nhân không hợp tác, vì thế bạn cần phải dạy cho các thẩm pháp về bản chất của những vụ này vì chúng rất khác với những tội phạm khác mà chúng ta có.”
Một yếu tố khác ngăn chặn pháp lý trong những vụ này là tình trạng tham nhũng, một vấn đề được đưa ra bởi David Rivkin, chủ tịch Hiệp hội tòa án Quốc tế, và những người tham dự khác.
Trong bài diễn văn (address to the summit,) Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục các thẩm phán đừng bị “vướng vào mạng lưới tham nhũng” mà ngài mô tả là “một trong những căn bệnh xã hội nặng nề nhất làm suy yếu bất kỳ chính phủ nào” và nền dân chủ.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng cần phải có những thẩm phán can đảm trong cuộc chiến chống lại “cơ cấu tội lỗi” của tội phạm có tổ chức, và chính phủ cần phải cho các thẩm phán sự tự do để kiểm soát những vụ việc như vậy.
Ngài kêu gọi các dân tộc hợp tác trong việc tạo ra “những làn sóng” có thể có hiệu quả đối với xã hội “từ trên xuống dưới và ngược lại, chuyển từ vùng ngoại vi vào trung tâm và ngược lại, từ các lãnh đạo đến cộng đồng, và từ các thị trấn nhỏ và công luận đến những thành phần có ảnh hưởng nhất của xã hội.”
Ngài cảnh báo áp lực làm giảm quyền lực của các thẩm phán, và, trong khi nhấn mạnh với các thẩm phán phải tập trung đầu tiên và trên hết vào sự phục hồi nhân phẩm cho những nạn nhân, Đức Thánh Cha cũng thúc giục họ phải tìm cách để cho những người chịu trách nhiệm ngăn chặn những tội phạm chống lại loài người đó có thể giúp nạn nhân hòa nhập lại xã hội.
Ngài nói, “sự tác động lẫn nhau rất tế nhị giữa công lý và lòng thương xót, dưới cái nhìn phục hồi nhân phẩm, được áp dụng cho những người chịu trách nhiệm về các tội ác chống lại nhân loại cũng như chống lại từng con người,” ngài nói. Ngài đề nghị thêm rằng các chính phủ hãy bắt chước theo cách thực hiện của nước Ý để phục hồi cho các nạn nhân thông qua những khoản tiền lấy lại từ “khoản thu nhập đen bị sung công của những tay buôn người.”
Coppedge tán thành những nhận xét của Đức Thánh Cha. Bà nói rằng Bộ Ngoại giao “có một cái micro nhưng Đức Thánh Cha Phanxico lại có một cái loa,” nó “thực sự quan trọng” trong việc giúp nâng vấn đề này lên tầm mức toàn cầu và đưa ra một tiếng nói về đạo đức cho những ai đã từng là nạn nhân của tội ác. Nhưng bà cũng đánh giá cao sự chú ý của ngài vào những kẻ buôn người, họ đang lạm dụng người khác vì họ “cũng đang đánh mất một phần linh hồn của họ.”
Những lời của Đức Thánh Cha cũng là một dấu son cho Buchanan vì nó cho phép bà “quay lại với một nguồn năng lượng mới.” Cùng với những tham dự viên khác, bà đánh giá cao cơ hội tại hội nghị để trao đổi những quan điểm và kinh nghiệm từ những miền khác nhau trên thế giới. Nhưng bà nói còn “quá nhiều điều cần phải làm” trong lĩnh vực này, chưa kể đến việc làm cho nhiều người ý thức được tai họa trong những năm gần đây.
“Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để nâng cao ý thức, và đối với trẻ em, giáo dục các bé về những mối nguy hiểm từ Internet và tất cả các điện thoại di động và những ứng dụng mà các bé sử dụng vì các bé không ý thức được việc đó.”
Trong tuyên ngôn cuối cùng (declaration), các tham dự viên đã liệt kê 10 mục tiêu bao gồm gia tăng những sáng kiến để đưa những kẻ buôn người ra trước công lý, để mọi dân tộc nhận ra được cơn đại dịch dưới mọi hình thức, nó là một tội ác chống lại nhân loại, và bảo đảm những tài sản lấy lại được từ những kẻ buôn người kia được trả lại cho chương trình phục hồi và bồi thường cho các nạn nhân.
Michael Shank, vừa là trưởng phòng thông tin cho Mạng lưới Những giải pháp Phát triển bền vững của LHQ (Sustainable Development Solutions Network) vừa giúp Hàn lâm viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội với hệ thống thông tin tại hội nghị, nói rằng loạt hội nghị về buôn người tại Vatican “sẽ không kết thúc cho đến khi nào hết nạn buôn người.” Ông nói Đức Thánh Cha và Hàn lâm viện nhắm mục tiêu triệu tập “mọi nhà lãnh đạo và mọi khu vực” có vai trò trong việc “chấm dứt sự bóc lột con người khủng khiếp và bất nhân trên hành tinh chúng ta,” và “Hội nghị thượng đỉnh các Thẩm phán” là nỗ lực mới nhất để đưa những kết luận của các buổi thảo luận đi vào hiệu lực.
Những gì được thảo luận tại hội nghị sẽ được “đưa vào nỗ lực thực hiện bởi nhiều nhà lãnh đạo mà chúng tôi đã mời nhằm tạo ra một phong trào trong tất cả các xã hội từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới,” Đức Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo nói, ngài là hiệu trưởng danh dự của hàn lâm viện giáo hoàng. Vị Giám mục người Argentina đã hoạt động không mệt mỏi trong lãnh vực này và là một trong những trợ thủ đắc lực mạnh nhất của Đức Giáo Hoàng trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người và nô lệ hiện đại, cũng như những khu vực trái đất bị bóc lột, trong đó có sự thúc đẩy của ngài Phanxico chống lại thay đổi khí hậu.
Shank nói rằng sự hiện  diện của Đức Thánh Cha tại hội nghị và sự hỗ trợ của ngài cho công việc của hàn lâm viện nhằm chấm dứt sự bóc lột con người và hành tinh “rất phù hợp với tuyên ngôn riêng của Đức Thánh Cha và nó rất quan trọng trong việc gia tăng ý thức toàn cầu và hành động cho vấn đề này.”
“Khi Đức Thánh Cha lên tiếng, cả thế giới lắng nghe,” Shank nói thêm, ông điều hành phòng thông tin cho nhà kinh tế Jeffrey Sachs, cũng là một người tham dự tại “Hội nghị thượng đỉnh các Thẩm phán” và bây giờ là một tham dự viên thường xuyên của các sự kiện được tổ chức bởi hàn lâm viện.
Bài diễn văn và thời gian tại hội nghị thượng đỉnh của Đức Thánh Cha “là một chứng cứ cụ thể cho lòng trắc ẩn và sự cam kết của ngài cho cả tiến trình lập chính sách lớn tại LHQ với Những mục tiêu phát triển bền vững được thống nhất gần đây, đây là lời kêu gọi chấm dứt nạn buôn người và nô lệ, và về vấn đề mang tính nhân bản với từng cá nhân hơn khi cưu mang và phục hồi giá trị lại cho mỗi người thoát khỏi nạn buôn người và nô lệ,” Shank nói.
Nhìn về tương lai, ngài nhấn mạnh rằng “với hàng chục triệu người vẫn bị buôn bán hay bị lao động cưỡng bức,” Hàn Lâm viện “sẽ tiếp tục nhóm họp cho tới khi nào những con số đó giảm nhỏ lại.”
Shank nói, “Họ vẫn còn đang trên một đoạn đường dài, cho tới khi nào từng con người được giải phóng.”
[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/06/2016]