Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Gia đình Thánh đã sống ở đâu trong Ai cập?

Gia đình Thánh đã sống ở đâu trong Ai cập?

29 tháng Mười Hai, 2017
Gia đình Thánh đã sống ở đâu trong Ai cập?

Chúa Giê-su có thể đã chập chững bước đi đầu đời không phải ở Bê-lem hay Na-da-rét, nhưng ở Ai-cập.

Chúng ta thường quên rằng tuổi thơ của Chúa Giê-su trải qua bên ngoài Bê-lem và vùng Đất Thánh. Bị buộc phải đi tha hương bởi vua Hê-rô-đê, Gia đình Thánh phải trốn sang Ai-cập và sống ở đó nhiều năm. Thật thú vị khi nghĩ về giai đoạn này trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Ngài có được xem các kim tự tháp hay không? Còn sông Nile vĩ đại thì sao?

Trước khi chúng ta tìm đến những địa điểm có thể có bước chân của Chúa Giê-su trong cuộc tha hương của Ngài ở Ai-cập, trước hết chúng ta hãy xem trình thuật của Thánh Mát-thêu.

Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy! "14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập. (Mt 2:13-15)

Các nhà lịch sử có vẻ không đồng ý với nhau về thời gian vua Hê-rô-đê chết. Một số học giả cho là năm 4 trước Công nguyên, trong khi một số cho rằng ông ta chết muộn nhất là năm 1 sau Công nguyên. Bất kể ngày chính xác đó là khi nào thì truyền thống địa phương cho rằng Gia đình Thánh đã sống ở Ai-cập suốt 4 năm.

Thật thú vị khi hình dung Chúa Giê-su chập chững những bước đi đầu đời và bập bẹ những lời đầu tiên không phải ở Bê-lem hay Na-da-rét, nhưng ở Ai-cập!

Theo truyền thống địa phương, địa điểm dừng chân đầu tiên của Gia đình Thánh là Farma, phía đông sông Nile. Sau đó các ngài tiếp tục đi đến Mostorod, một thành ở phía bắc Cairo. Theo tường thuật gần thành này có một dòng suối chảy ra sau khi các ngài đến.

Sau đó gia đình dừng chân ở Sakha, và là địa điểm có một tảng đá có in dấu chân của bé Giê-su.

Dọc theo hành trình đó các ngài đến Wadi El Natroun trước khi dừng chân ngay bên ngoài Cairo. Tại đây có một địa điểm với một bóng cây che mát cho Gia đình Thánh.

Gần như chắc chắn là các ngài đã nhìn thấy những kim tự tháp cổ đại của Ai-cập khi tiếp tục hành trình, có thể gia đình đã dừng chân để ngắm nhìn cảnh tượng tuyệt vời đó.

Sau đó gia đình tha hương tiếp tục đến Cairo Cổ và ngược lên Maadi, tại đây các ngài phải đi thuyền đến Deir El Garnous và tiếp theo đến Gabal Al-Teir.

Điểm dừng chân chính của Gia đình Thánh là Gebel Qussqam. Người ta tin rằng các ngài đã ở đây khoảng sáu tháng. Trước khi trở về quê hương các ngài đã dừng chân ở Assiut và sau đó ngược trở về Đất Thánh.

Người Cốp-tíc rất tự hào về chương đặc biệt này trong cuộc sống của Chúa Giê-su và họ cảm thấy vô cùng gần gũi với Gia đình Thánh, các Đấng đã rong ruổi và sống giữa họ trong suốt những năm đầu đời tuổi thơ của Chúa Giê-su.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/12/2017]


Hai mươi ba nhà thừa sai Công giáo đã bị giết trên thế giới trong năm 2017

Hai mươi ba nhà thừa sai Công giáo đã bị giết trên thế giới trong năm 2017

Báo cáo cuối năm của hãng Thông tấn Fides của Vatican

29 tháng Mười Hai, 2017
Hai mươi ba nhà thừa sai Công giáo đã bị giết trên thế giới trong năm 2017
ZENIT - By HSM - San Gioacchino In Prati Church - 2015
Theo báo cáo của Hãng Thông tấn Fides của Vatican ngày 28 tháng Mười Hai năm 2017, hai mươi ba vị thừa sai Công giáo đã bị giết trên thế giới trong năm 2017: gồm 13 linh mục, một nam tu sĩ, một nữ tu sĩ, và 8 giáo dân.

Trong tám năm liên tiếp, con số cao nhất được ghi nhận ở Châu Mỹ, nơi có 11 người Công giáo đang thi hành sứ mạng thừa sai bị giết chết (tám linh mục, một tu sĩ, và hai giáo dân), tiếp theo là Châu Phi với 10 nạn nhân (bốn linh mục, một nữ tu, và năm giáo dân), và cuối cùng là Châu Á với một linh mục và một giáo dân bị giết.

Theo dữ liệu được Fides phát hành, từ năm 2000 đến 2016, 424 người Công giáo đang thi hành sứ mạng thừa sai bị giết chết trên thế giới, trong đó có năm Giám mục.

Hãng Thông tấn giải thích rằng “nhiều thừa tác viên mục vụ đã bị giết trong những vụ cướp thuộc những bối cảnh nghèo túng về kinh tế và văn hóa, do sự xuống cấp về đạo đức và môi trường, nơi mà tình trạng bạo lực và ngược đãi được xem như quyền thống trị.”

Theo Fides, danh sách này “chỉ là đỉnh của tảng băng chìm,” vì danh sách những thừa tác viên mục vụ hoặc những “người Công giáo đơn sơ” đã “bị hành hung, bị đánh, bị cướp, bị đe dọa” còn dài hơn nhiều, cũng như “những công trình Công giáo để phục vụ cả dân tộc đã bị tấn công, bị phá hoại hoặc bị cướp phá.”

Với những danh sách dự đoán được Fides đưa ra hàng năm, “phải luôn có thêm một danh sách dài cho những người không có được báo cáo suốt một thời gian dài hoặc những người vô danh, đó là những người – ở mọi góc của hành tinh – phải chịu đau khổ và trả giá bằng mạng sống cho đức tin của họ vào Chúa Giê-su Ki-tô.”

Những kẻ giết các linh mục hoặc tu sĩ “ít khi bị nhận diện hay tố cáo,” Fides phàn nàn, và đưa ra ví dụ về vụ giết nhà thừa sai Tây Ban nha Vicente Canas, bị giết ở Brazil năm 1987. Trong phiên tòa đầu tiên năm 2006, người bị cáo buộc đã được tha bổng vì thiếu chứng cứ; một phiên tòa mới dẫn đến việc cáo buộc người chủ mưu, người duy nhất trong những người bị tố cáo còn sống.

Fides cũng giải thích rằng danh sách hàng năm này “không chỉ chú ý đến các nhà thừa sai đến với mọi người, theo nghĩa hẹp của thuật ngữ, nhưng cố gắng ghi lại tất cả những thừa tác viên mục vụ đã chết vì bạo lực, rõ ràng “vì lòng thù hận đức tin.” “Vì lý do này, chúng tôi không thích dùng thuật ngữ ‘tử đạo,’ ngoại trừ trường hợp theo ý nghĩa nguyên ngữ của nó là làm “chứng tá,” để không tạo ra sự dự đoán trước rằng Giáo hội có thể ban danh hiệu đó cho một số vị trong số đó.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/12/2017]


Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Một cha dòng Phan sinh, một cha dòng Đa minh, và một cha dòng Tên vào tiệm hớt tóc …

Một cha dòng Phan sinh, một cha dòng Đa minh, và một cha dòng Tên vào tiệm hớt tóc …

29 tháng Mười Hai, 2017
Một cha dòng Phan sinh, một cha dòng Đa minh, và một cha dòng Tên vào tiệm hớt tóc …
AFP PHOTO / VINCENZO PINTO
Đức Thánh Cha Phanxico cười khi ngài chào những người trong buổi tiếp kiến chung tại đại sảnh Phao-lô VI ở Vatican ngày 7 tháng Mười Hai, 2016.

Một câu chuyện hài hước khác về ba Dòng tu nằm trong số những dòng nổi tiếng của Công giáo.

Một cha dòng Phan sinh vào một tiệm hớt tóc để cắt tóc. Khi cha chuẩn bị trả tiền, người thợ hớt tóc nói rằng ông ta không tính tiền các vị tu sĩ. Cha Phan sinh trả lời rằng mặc dù nghèo và khiêm nhường nhưng cha vẫn có thể trả tiền hớt tóc, nhưng người thợ khăng khăng từ chối, và cuối cùng cha Phan sinh phải chấp nhận.

Ngày hôm sau trước cửa của tiệm hớt tóc có một giỏ bánh mì tươi từ vị linh mục dòng Phan sinh.

Vài ngày sau, một cha dòng Đa minh cũng vào cùng tiệm hớt tóc đó. Cũng như vậy, khi cha chuẩn bị trả tiền, người thợ nói với cha rằng truyền thống của ông là không tính tiền giới giáo sĩ. Cha dòng Đa minh tranh luận với người thợ rằng không có lý do nào để cắt tóc miễn phí, nhưng người thợ cứ khăng khăng và cuối cùng cha phải chấp nhận.

Ngày hôm sau, người thợ hớt tóc tìm thấy một bộ sách thần học của dòng Đa minh đặt trước cửa tiệm.

Sau đó vài hôm, một cha dòng Tên đến cùng tiệm hớt tóc và cạo râu. Khi cha chuẩn bị trả tiền, người thợ lại nói với cha giống như những gì đã nói với cha dòng Phan sinh và cha dòng Đa minh. Cha dòng Tên nói với ông thợ “Tôi là một nhà giáo, tôi không có nhiều tiền nhưng tôi vẫn có thể trả tiền hớt tóc.” Ông thợ một mực từ chối, và cuối cùng cha dòng Tên phải chấp nhận.

Ngày hôm sau, 10 thầy dòng Tên xếp hàng trước cửa tiệm hớt tóc.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/12/2017]

Tại sao màu xanh lá và màu đỏ là màu của Giáng sinh?

Tại sao màu xanh lá và màu đỏ là màu của Giáng sinh?

25 tháng Mười Hai, 2017
Tại sao màu xanh lá và màu đỏ là màu của Giáng sinh?
Africa studio - Shutterstock

Nếu bạn nghĩ rằng chúng có nguồn gốc từ thời nữ hoàng Victoria thì bạn không sai lắm đâu, nhưng đã có những khám phá mới … 

Tháng Mười Hai đến, cả thế giới tràn ngập màu xanh lá và màu đỏ của những đồ trang trí từ cửa sổ của các căn nhà và cửa hàng đến trang phục của một số người mặc.

Tinh thần Giáng sinh làm say mê chúng ta và đưa chúng ta đi vào xu hướng đam mê hai màu này. Nhưng chúng ta có bao giờ dừng lại một chút để suy nghĩ tại sao chúng lại là những màu “tiêu biểu” của Giáng sinh, mà không phải là màu khác — chẳng hạn — bạc và vàng kim là những màu rất phổ biến?

Một số người cho rằng xu hướng đó là nhờ bản vẽ miêu tả Ông già Noel của Coca-Cola, và một số người đến gần sự thật hơn một chút khi họ cho rằng những màu sắc này của Giáng sinh có nguồn gốc từ thời nữ hoàng Victoria, giống như nhiều truyền thống Giáng sinh phổ biến khác.

Nhưng theo Tiến sĩ Spike Bucklow, một nhà khoa học của Đại học Cambridge, việc sử dụng màu đỏ và xanh lá có nguồn gốc từ các giáo hội thời trung cổ, và các giáo hội này lại tạo cảm hứng cho những truyền thống khác liên quan ở nước Anh, mà cuối cùng truyền lại cho chúng ta.

Những nguồn gốc từ thời trung cổ … 

Tiến sĩ Bucklow khám phá ra rằng việc sử dụng màu đỏ và xanh lá để vẽ những nhân vật trong kinh thánh là rất phổ biến trên những mặt dựng bằng gỗ phân chia gian cung thánh và lòng nhà thờ trong các nhà thờ.

Tuy nhiên, lý do những màu này được chọn lựa vẫn chưa được biết chắc chắn. Về một mặt, tiến sĩ Bucklow nói rằng có thể đơn giản vì những màu đó luôn có sẵn; về mặt khác, cũng có thể là chúng có một ý nghĩa biểu trưng nào đó được hiểu vào thời gian đó, có thể liên quan đến ý tưởng về sự phân chia hoặc đường biên, vì những vách dựng đó được dùng để chia khu vực xung quanh bàn thờ với cộng đoàn. Điều này cũng có thể đã được xét đến khi sử dụng cùng các màu sắc cho Giáng sinh đánh dấu sự phân chia giữa năm cũ và năm mới.

Cũng có một giả thuyết của một số chuyên gia đưa ra, cũng liên quan đến việc sử dụng màu xanh lá và màu đỏ của thời trung cổ — một giả thuyết gắn liền với những tác phẩm của kịch tôn giáo được diễn cho những người không thể đọc được Kinh thánh, trong những buổi lễ mừng cuối năm.

Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất được diễn trong suốt những ngày lễ mừng này là vở kịch về A-đam và E-và, trong đó sử dụng cây trường xanh (evergreen) (do thời tiết theo mùa, những loại cây khác không có lá) và những quả táo đỏ để tượng trưng cho trình thuật Kinh thánh về tội nguyên tổ.

… hoặc sớm hơn?

Một số nhà nghiên cứu quay ngược lại xa hơn và nói rằng việc sử dụng những màu sắc theo mùa này được tìm thấy trong lễ hội Saturnalia của người Roma, một lễ hội của người ngoại bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước Chúa Giáng sinh và vẫn tiếp tục được mừng hàng năm cho đến thời kỳ trở lại Ki-tô giáo của Đế quốc Roma nhiều thế kỷ sau đó. Trong lễ hội này tôn vinh thần Saturn (thần Nông nghiệp), được mừng từ 17 đến 25 tháng Mười Hai, loại cây holly được dùng để trang trí. Những nhà chuyên môn khác lần theo dấu vết các màu sắc này từ thời người Celt cổ đại, họ cũng dùng cây holly, một loại cây trường xanh có quả tròn mọng màu đỏ và giữ mãi vẻ đẹp và màu sắc trong suốt mùa đông, để mừng tiết điểm chí mùa đông (cách nói này không hợp với Giáng sinh lắm, nhưng nó có liên quan đến thời gian cuối năm và ý tưởng của một điểm kết thúc và một sự khởi đầu).

Qua thời gian, Ki-tô giáo gán ý nghĩa riêng cho các truyền thống có từ trước. Màu xanh lá chỉ về Thiên Chúa và sự sống đời đời (như cây holly trường xanh không bao giờ tàn) và màu đỏ (như trái mọng của cây holly) nói về Máu của Đức Ki-tô đổ ra để rửa sạch tội của chúng ta.

Như các bạn thấy, đáng tiếc chúng ta chưa tìm ra được một câu trả lời rõ ràng và duy nhất liên quan đến nguồn gốc của việc sử dụng hai màu sắc này (để bổ sung vào ý nghĩa màu sắc của những màu này). Tuy nhiên, chúng ta có thể kết luận rằng hầu như tất cả các giải thích đều có một điểm chung: nguồn gốc của những màu này đều xuất phát từ thiên nhiên được tạo dựng bởi Thiên Chúa.

Bài này được đăng lần đầu trên Aleteia phiên bản tiếng Tây Ban nha và đượd dịch và đăng lại ở đây cho các độc giả tiếng Anh.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2017]


Cuộc chiến của Đức Thánh Cha chống lại Satan

Cuộc chiến của Đức Thánh Cha chống lại Satan

Trong 5 năm đầu của triều đại, Đức Phanxico đã nhiều lần nói về ma quỷ, phân tích không chỉ về sự tồn tại của nó mà còn nói về sự nguy hiểm của nó

Cuộc chiến của Đức Thánh Cha chống lại Satan
Cuộc chiến của Đức Thánh Cha chống lại Satan

Pubblicato il 28/12/2017
Ultima modifica il 28/12/2017 alle ore 16:50
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY

Trong năm năm, ngài đã nói về ma quỷ nhiều lần hơn các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài trong nửa cuối thế kỷ: đối với Đức Bergoglio quỷ, và khả năng chia rẽ của hắn, là những chủ đề thường thấy trong bài giảng hàng ngày của ngài. Một sự giảng thuyết đi ngược dòng, vì Tà thần đã vắng bóng từ lâu. Dưới đây là một số trích dẫn ngắn và không đầy đủ những câu nói của ngài.

Lần gần đây nhất Đức Phanxico nói về ma quỷ với một nhóm các cha Dòng Tên trong chuyến đi mới đây của ngài đến Miến điện. Khi nói về người Rohingya và một cách tổng quát hơn là về tình hình của người tị nạn, ngài nói, “Ngày nay có quá nhiều những cuộc thảo luận về cách giải cứu các ngân hàng … Nhưng ai cứu thoát cho phẩm giá của người đàn ông và phụ nữ hôm nay? Chẳng còn ai quan tâm đến con người đang bị tàn phá. Quỷ đang thực hiện việc này trong thế giới hôm nay.”

Ngay từ bài giảng đầu tiên của ngài trong Thánh lễ Đồng tế với các đức hồng y trong Nhà nguyện Sistine sau khi lên ngôi giáo hoàng, ngày 14 tháng Ba, 2013, ngài Bergoglio khẳng định, sau khi trích dẫn một câu của Léon Bloy, Khi người ta không tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô, người ta tuyên xưng tính trần tục của quỷ.” Ngay ngày hôm sau, trong một buổi gặp gỡ với các hồng y họp mặt trong Điện Clementine, vị tân Giáo hoàng nói, không đọc lại bản viết của ngài, “Chúng ta đừng bao giờ đầu hàng tính yếm thế, đầu hàng sự cay đắng mà quỷ đem đến cho chúng ta mỗi ngày.”

Diễn từ trước Đội Hiến binh Vatican ngày 28 tháng Chín, 2013, Đức Phanxico nhắc lại rằng “quỷ tìm cách tạo ra một cuộc chiến nội tâm, một hình thức nội chiến tinh thần.” Trong bài giảng tại nhà nguyện Thánh Marta ngày 14 tháng Mười, 2013, vị Giáo hoàng người Argentina mời gọi chúng ta không bị lẫn lộn giữa sự hiện hữu của quỷ với các chứng bệnh tâm thần, “Không! Sự hiện hữu của quỷ có ngay từ trang đầu của Kinh thánh.”

Ngày 29 tháng Chín, 2014, trong một bài giảng khác tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Bergoglio giải thích rằng “Satan là kẻ thù của nhân loại. Hắn rất quỷ quyệt: ngay trang đầu tiên của sách Sáng thế đã kể cho chúng ta biết như vậy, hắn rất xảo quyệt. Hắn trình bày mọi thứ dường như là rất tốt lành. Nhưng ý định của hắn là phá hủy, có thể là bằng “những cách giải thích rất nhân văn.”

Ngày 3 tháng Mười, 2015, một lần nữa diễn từ trước đội Hiến binh Vatican, Đức Phanxico nhắc lại “Satan là một kẻ lường gạt, hắn gieo rắc những sự nguy hiểm bị che giấu và dụ dỗ bằng sự hấp dẫn, sự hấp dẫn của ma quỷ, và dẫn dụ các con đến việc tin vào mọi sự. Hắn biết cách buôn bán sự hấp dẫn này, hắn bán rất giỏi, nhưng cuối cùng trả giá rất tệ!”

Ngày 12 tháng Chính, 2016, trong bài giảng buổi sáng Đức Thánh Cha giải thích rằng “quỷ có hai vũ khí rất mạnh để phá hủy Giáo hội: sự chia rẽ và tiền bạc … Quỷ gieo rắc sự ghen tuông, tham vọng, lý tưởng, nhưng để chia rẽ! Hoặc tham lam … “Đó là một cuộc chiến bẩn thỉu, cuộc chiến của những sự chia rẽ, nó giống như chủ nghĩa khủng bố.”

Ngày 13 tháng Mười, 2017, Đức Phanxico mô tả cách “quỷ dần dần thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta để đưa chúng ta đến với tính phàm tục. Nó ngụy trang cách hành động của chúng ta, làm chúng ta khó nhận ra.”

Và cuối cùng, làm sao chúng ta quên được những lời mà Đức Giáo hoàng trong cuộc phỏng vấn với Don Marco Pozza trên TV2000 về Kinh Lạy Cha, nhắc nhở chúng ta rằng quỷ “là một con người” và chúng ta đừng bao giờ ‘đừng bao giờ nói chuyện với Satan’ vì ‘hắn thông minh hơn chúng ta’.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/12/2017]


Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Người Hindu giúp chuẩn bị Giáng sinh, và những dấu hiệu hòa bình khác

Người Hindu giúp chuẩn bị Giáng sinh, và những dấu hiệu hòa bình khác

28 tháng Mười Hai, 2017
Người Hindu giúp chuẩn bị Giáng sinh, và những dấu hiệu hòa bình khác

Thế giới của chúng ta có thể bị tan vỡ vì những chia rẽ, nhưng giữa những thịnh nộ và đau buồn vẫn có những dấu hiệu cho thấy vương quốc của Chúa đang bên chúng ta.

Sự giáng sinh của Vị Hoàng tử Hòa bình đến trong trần gian này thật đáng buồn đã không phải là một thời gian an bình hoàn toàn – ngược lại là khác. Vua Hê-rô-đê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ vô tội, và Gia đình Thánh phải chạy trốn sang Ai-cập.

Giáng sinh kể từ ngày Chúa sinh ra đã không luôn có được thời gian thanh bình. Lễ của Chúa Ki-tô đã bị cấm hoàn toàn trong suốt thế kỷ 18 thời kỳ Cách mạng Pháp, thế kỷ 17 trong thời kỳ Thanh giáo ở Boston, và thế kỷ 16 thời kỳ Tin lành dưới triều Tudor Anh quốc.

Tuần bát nhật Giáng sinh có rất nhiều lễ các vị tử đạo đã chịu chết kinh hoàng vì lòng trung thành với Đức Ki-tô (hoặc gần như chết, như trường hợp của Thánh Gio-an Tông đồ, một vị tử đạo tinh thần), và ngay cả những trẻ thơ còn quá nhỏ không biết lý do tại sao phải chết: các Thánh Anh Hài, những thánh tử đạo tiên khởi.

Ngày nay, tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra trên thế giới chúng ta. Ở vùng Trung Ấn, một nhóm 30 chủng sinh và linh mục đã bị bắt vì hát mừng Giáng sinh ngày 14 tháng Mười Hai, bị kết án vì tội danh “hoạt động cải đạo.” Tám vị linh mục đến hỗ trợ đã bị đánh tàn nhẫn bởi 100 người hoạt động Hindu, và xe hơi của các cha bị đốt.

Ở Ai-cập, nơi anh trai của tôi đang sống, một đám đông người Hồi giáo lao vào một nhà thờ Cốp-tíc, đòi phá hủy nhà thờ.

Tại Trung quốc, một vị linh mục bí mật, Cha Ma, đã chết vì bị đầu độc carbon monoxide khi đang chuẩn bị bánh thánh cho Lễ Giáng sinh.

Sau đó lại có một phụ nữ theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền không mặc áo cố đánh cắp tượng Hài nhi Giê-su tại cảnh Hang đá ở Vatican vào ngày Giáng sinh.

Nhưng, cho dù có những tin tức thật buồn này, tôi vẫn thấy được an ủi vì có những dấu hiệu ân sủng rất lớn.

Ngày trước đêm Canh thức Giáng sinh, một cô gái Hindu đến nhà nguyện Villa Maria 92 năm tuổi ở Brisbane, và dành suốt hai tiếng đồng hồ để cắm và trang trí lại những bình hoa giả vương bụi cho ngày Giáng sinh. Cô chưa bao giờ đến nhà thờ ở Brisbane, nhưng cô đi khắp thành phố để giúp người Công giáo mà cô chưa bao giờ gặp, tất cả chỉ vì cô đã quen với cha xứ của chúng tôi tại một nhà hàng nơi cô làm việc.

Cô đến tham dự Lễ với chúng tôi vào buổi sáng Giáng sinh, và cùng dự bữa trưa đạm bạc sau lễ, một món mì Sicilian tổng hợp, món hải sản của Filipino và món chân gà kiểu Quảng đông của một người hảo tâm giấu tên tài trợ.

Một người bạn Hồi giáo của tôi cùng đi với một người bạn Công giáo đến dự Lễ nửa đêm.

Ở Mosul, Iraq, người Hồi giáo cùng hòa chung với người Công giáo mừng Giáng sinh lần đầu tiên sau bốn năm chiếm đóng của ISIS. Người Hồi giáo cũng xây dựng lại một nhà thờ bị xúc phạm và một chủng viện.

Ở Na-da-rét, người Do thái, Hồi giáo và Ki-tô cùng đến với nhau để mừng Giáng sinh.
Thế giới của chúng ta có thể bị tan vỡ vì những chia rẽ, nhưng giữa những thịnh nộ và đau buồn vẫn có những dấu hiệu cho thấy vương quốc của Chúa đang bên chúng ta. Nếu chúng ta gieo trồng những tấm lòng nhiệt huyết sáng chói đầy tình yêu thương anh em này, chắc chắn sẽ có hòa bình trên trái đất cho mọi dân tộc thiện chí, một sự bình an thượng giới tiếp tục vượt qua những thời gian xáo trộn.

Vì vậy, hãy trở nên giống như cha xứ và người bạn của tôi – hãy nhân dịp này mời một người không phải Ki-tô hữu đến để mừng Giáng sinh với các bạn. Các bạn sẽ có thể ngạc nhiên với kết quả!


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/12/2017]


Lý do tại sao chúng ta mừng Giáng sinh như hiện nay

Lý do tại sao chúng ta mừng Giáng sinh như hiện nay
(Unsplash)
24 tháng Mười hai, 2017


Lý do tại sao chúng ta mừng Giáng sinh như hiện nay

Thánh Phanxico và Thánh Boniface đã khởi xướng những phong tục truyền thống
Joseph Pronechen
Có thể chúng ta biết rằng Ông già Noel được lấy nguồn cảm hứng từ Thánh Nicholas, nhưng cây thông Giáng sinh bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc của cảnh hang đá Giáng sinh là gì? Rồi còn 12 ngày Giáng sinh hoặc cây trạng nguyên là từ đâu?

Nguồn gốc chữ “Christmas” lấy từ tiếng Anh Cổ: Cristes Maesse, nghĩa là “Lễ của Đức Ki-tô,” với thời gian ngược dòng lịch sử ít nhất là từ năm 1038. Thậm chí trước đó, vào năm 567, Công đồng Tours lần thứ Hai đã công bố “12 ngày” từ Giáng sinh đến Lễ Hiển Linh phải được mừng như những ngày cực thánh và lễ hội. Thánh Patrick đưa những nghi thức mừng Giáng sinh đến Ireland năm 461, trong khi Thánh Augustine thành Canterbury đưa lễ mừng này vào nước Anh trong những năm đầu 600 và Thánh Boniface đem sang nước Đức năm 754.

Cảnh hang đá (cũng còn được gọi là máng cỏ Giáng sinh) là mô phỏng lại cảnh Giáng sinh, nó phải trở thành điểm nhấn tinh thần cho việc trang trí Giáng sinh trong gia đình. Theo Cha dòng Tên Francis X. Weiser, trong quyển Handbook of Christian Feasts and Customs (Sổ tay những ngày Lễ và Truyền thống Ki-tô giáo) đáng tin cậy của ngài, hình ảnh về cảnh Hang đá Giáng sinh sớm nhất có niên đại khoảng năm 380 trong một bức tranh trang trí trên tường trong những Hang Toại đạo Thánh Sebastian của Roma. Có một vài liên hệ đến vùng Santa Maria Maggiore, tại đây một căn nhà lưu giữ thánh tích có giữ miếng gỗ được xem là từ máng cỏ của Đức Ki-tô.

Nhưng chính Thánh Phanxico Assisi là người bắt đầu truyền thống trưng bày hang đá Giáng sinh như hiện nay và đưa truyền thống đó sang vùng Greccio, Ý.


Hang đá Giáng sinh

Tu sĩ Thomas thành Celano, quen biết Thánh Phanxico và đã viết tiểu sử đầu tiên của vị Thánh người Ý, kể rằng năm 1223, thánh nhân tạo ra máng cỏ đầu tiên cho Giáng sinh. Ngài cho gọi một người tín nhiệm tên Gio-an và hướng dẫn ông, “Nếu anh quyết chí là chúng ta sẽ mừng Lễ của Chúa tại Greccio, hãy gấp rút lên đường và sốt sắng chuẩn bị những gì tôi đã nói với anh. Vì tôi muốn tạo ra một cảnh kỷ niệm Hài nhi đã sinh ra ở Bê-lem, và bằng một cách nào đó phải cho thấy bằng mắt thật cảnh khổ cực tuổi thơ của Người; Người nằm trong máng cỏ như thế nào trên cỏ khô, với bò và lừa đứng chung quanh.”

Khi đêm Giáng sinh cực thánh đến, những người đàn ông và phụ nữ từ thị trấn đến tham dự với các tu sĩ. Tất cả đều mang theo nến và đuốc để soi sáng đêm đó “cùng với Ngôi sao rực sáng đã soi sáng mọi ngày và mọi năm,” tu huynh Thomas viết. “Cuối cùng, Thánh nhân đến và thấy mọi việc đã được chuẩn bị, trông thấy tất cả và rất vui mừng. Máng cỏ đã sẵn sàng … Tại đó sự Đơn sơ đã được tôn vinh, sự Nghèo hèn được tán tụng, sự Khiêm nhường được tán dương; và Greccio đã được trang trí tạo dựng như một Bê-lem mới.” Tu sĩ viết tiếp: “Thánh nhân đứng trước máng cỏ, đầy tràn sự cảm thương, đầy xúc động và sững sờ mừng vui. Những Thánh Lễ trọng thể được dâng bên máng cỏ, và linh mục cảm nhận một niềm an ủi mới.”

Thánh Phanxico hát Tin mừng và sau đó giảng về sự ra đời của vị Vua nghèo khó và thành Bê-lem nhỏ bé. Khi đêm canh thức kết thúc, “bằng cách đó Chúa đã cất những gánh nặng khỏi con người và những loài thú vật khác, khi Người tỏ lòng thương xót bao la của Người,” đám cỏ khô trong máng cỏ trong hang đá cho thấy có phép lạ. Thomas khẳng định rằng “nhiều thú vật trong vùng quanh đó bị nhiều chứng bệnh đã được khỏi hẳn khi chúng ăn cỏ khô đó. Thêm nữa, những phụ nữ phải lao động quá lâu và nặng nhọc đã được trợ giúp bằng cách đặt một vài cọng cỏ khô trên mình, và một nhóm đông người cả nam cả nữ bị nhiều chứng bệnh khác nhau đã lấy lại được sức khỏe mong ước lâu ngày cũng tại nơi đó. Cuối cùng vị trí máng cỏ đó được tôn kính như một đền thờ Thiên Chúa, trong sự tôn vinh Cha Thánh Phanxico, phía trên máng cỏ một bàn thờ được xây dựng và một nhà thờ được cung hiến, trải dài đến chỗ trước đây các loài bò ngựa ăn cỏ khô, từ đó về sau người ta tìm được sự chữa lành về linh hồn cũng như thể xác qua việc rước thân thể tinh tuyền không vết nhơ của Con Chiên vào lòng, là Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng với lòng thương xót cao cả vô bờ bến đã hiến thân mình cho chúng ta, Đấng hằng hữu và ngự trị trên ngai cai trị thế gian đến muôn đời cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa vinh quang vô cùng tận. Amen, Alleluia.”


Vị thánh của cây Giáng sinh

Chúng ta mang ơn Thánh Phanxico vì cảnh Hang đá Giáng sinh, nhưng Thánh Boniface lại được công nhận là người bắt đầu truyền thống trang trí cây Giáng sinh của chúng ta. Vào đầu thế kỷ thứ tám, Đức Giáo hoàng gửi Thánh Boniface, lúc đó là giám mục, sang hoán cải người Germanic. Theo lịch sử, sau những thành công ban đầu, lúc trở lại ngài kinh hoảng thấy những người đã được hoán cải quay trở về con đường ngoại giáo và đang chuẩn bị sát tế một đứa trẻ dưới cây mà họ cho là cây sồi thiêng của thần của họ — “Cây Sồi Sấm Sét” dâng cho thần Thor — trong đêm canh thức Giáng sinh. Thế là Thánh Boniface chộp lấy một cái rìu.

Truyền thuyết nói rằng bằng cú vung búa đầu tiên của ngài một trận gió rất mạnh đánh bật gốc cây sồi. Những người ngoại đạo kinh hoàng nhận ra đây là bàn tay của Chúa và cầu xin Thánh Boniface dạy cho họ cách mừng Giáng sinh. Theo tường thuật trong một bài viết trên L’Osservatore Romano kể lại truyền thuyết, ngài “chỉ vào một cây linh sam nhỏ vẫn đứng thẳng một cách kỳ lạ không hề hấn gì bên cạnh đống thân và cành cây sồi gãy ngổn ngang”.

Theo Catholic.com, Thánh Boniface nhìn thấy cây linh sam nhỏ và nói với người dân, “Cây linh sam nhỏ bé này là một đứa trẻ thơ của khu rừng, sẽ trở thành cây thánh của mọi người trong đêm nay. Nó là cây hòa bình … là biểu tượng của sự sống vô tận, vì lá của nó mang màu xanh mãi mãi. Hãy nhìn cách nó vươn hướng thẳng lên trời. Hãy gọi cây này là cây của Hài nhi Ki-tô; hãy tụ tập quanh nó, không phải ở trong rừng hoang này, nhưng ở trong nhà của mình; ở đó nó sẽ che chở thoát khỏi những hành động ác độc, nhưng đầy những món quà yêu thương và những cử chỉ tốt lành.”

Theo Cha Weiser thuật lại, những gì Thánh Boniface bắt đầu có thể là nguồn gốc của sự phát triển lịch sử và truyền thống của cây Giáng sinh. Từ đó, truyền thống lan rộng. Cha Weiser, một người có uy tín về truyền thống phụng vụ và là tác giả của hơn 20 quyển sách, trong đó có quyển The Christmas Book (Sổ tay Giáng sinh) và The Easter Book (Sổ tay Phục sinh), giải thích rằng cây Giáng sinh “hoàn toàn có nguồn gốc của Ki-tô giáo.” Ở thế kỷ 15, người ta đem cây thông vào nhà ngày 24 tháng Mười Hai và trang trí chúng bằng những quả táo đỏ tượng trưng cho tội, và bánh xốp trắng tượng trưng cho Thánh Thể nguồn của sự sống. Cuối cùng, ngoài bánh xốp, những bánh nướng và kẹo “tượng trưng cho hoa trái ngọt ngào của ơn cứu độ của Đức Ki-tô” trở thành những đồ trang trí.

Cũng trong đêm canh thức Giáng sinh, Ki-tô hữu Tây phương theo truyền thống thắp những cây nến lớn biểu tượng Đức Ki-tô. Vào thế kỷ 16, người ở tây Đức kết hợp hai truyền thống lại và chuyển hang đá đặt phía dưới cây Giáng sinh. Cha Weiser giải thích, “Thế là cây Giáng sinh hiện đại của chúng ta bây giờ ra đời”. Đầu thế kỷ 19, truyền thống này lan ra các quốc gia phía đông và các quốc gia Slavic. “Xét về yếu tố lịch sử, ý nghĩa và thông điệp của cây Giáng sinh hoàn toàn mang ý nghĩa tôn giáo rất sâu đậm. Cây Giáng isnh đặt trong nhà suốt mùa Giáng sinh như là biểu tượng và sự nhắc nhở rằng Đức Ki-tô là ‘Cây Sự Sống’ và là ‘Ánh sáng của Trần gian’.”

Cha Weiser khuyên, “Những bóng đèn trang trí nhỏ có thể được giải thích cho trẻ em như là biểu tượng của nhân tính và thiên tính và các nhân đức của Người. Những vật trang trí lấp lánh thể hiện vinh quang cao trọng của Ngài.” Màu xanh mãi mãi là “một biểu tượng cổ xưa của sự bất diệt.” Cha nói thêm, “Trong vẻ đẹp rực rỡ và sự thanh bình thinh không nó công bố trong gia đình Ki-tô hữu thông điệp của phụng vụ thánh dẫn đưa về cội nguồn: Lumen Christi — Ánh sáng của Đức Ki-tô.”


12 ngày Giáng sinh và hoa

Còn về Mười hai Ngày Giáng sinh? Năm 567, Công đồng Tours lần thứ Hai (can. xi, xvii) công bố 12 ngày từ Giáng sinh đến Lễ Hiển linh là ngày thánh. Một ngàn năm sau, bài hát The Twelve Days of Christmas (Mười hai ngày Giáng sinh) ra đời như là một bài giáo lý ngụ ý cho người Công giáo ở nước Anh để học và giữ đức tin sống động. Từ năm 1558 đến 1829, luật của Quốc hội ra lệnh việc thực hành đức tin Công giáo có thể bị phạt bỏ tù hoặc xử tử. “Tình yêu thật sự” của bài hát chính là Thiên Chúa, và mỗi món quà ẩn chứa một ý nghĩa của đức tin.

Image result for cay holly
Cây holly

Và trong khi cây holly và cây evergreens mang tính biểu tượng Công giáo rất lớn, cây trạng nguyên lại có một truyền thuyết vô cùng xúc động liên quan đến ngày Giáng sinh và nguồn gốc từ Mexico, ở đây loại cây này trổ hoa vào ngày Giáng sinh và được gọi là “Hoa của Đêm Thánh.”

Trong quyển True Christmas Spirit (Tinh thần Giáng sinh), Cha Edward Sutfin kể câu chuyện bắt đầu và một đêm Canh thức Giáng sinh cách đây rất lâu. Một cậu bé nghèo (một số người kể lại đó là một cô bé) đến nhà thờ “và vô cùng buồn bã vì không có món quà nào mang đến cho Hài nhi Thánh.” Cậu bé không dám vào nhà thờ, và chỉ quỳ ở bên ngoài cầu nguyện rất sốt sắng, rơi lệ khi tâm sự với Chúa rằng cậu rất muốn tặng cho Chúa một món quà dễ thương. Cậu rất ngại đi vào nhà thờ mà không có gì để tặng Ngài.

Cha Sutfin kể, “Nhưng khi đứng dậy, cậu bé nhìn thấy chồi lên từ chỗ đôi bàn chân của cậu là một cây xanh với bông màu đỏ sặc sỡ. Lời khẩn nguyện của cậu đã được nhận lời; cậu bẻ một vài cành tuyệt đẹp trên cây và hân hoan bước vào nhà thờ đặt món quà của cậu tại chân của Hài nhi Ki-tô. Từ đó, cây này lan rộng khắp đất nước; hàng năm nó trổ hoa vào dịp Giáng sinh với màu sắc vô cùng dễ thương làm cho mọi người cảm nhận tinh thần lễ nghỉ thật sự khi nhìn thấy hoa của mùa Giáng sinh, biểu tượng của sự chào đời của Đấng Cứu Thế.”

Thật tuyệt vời và cảm xúc “rạo rực” biết bao với Giáng sinh của chúng ta khi chúng ta nhớ về những nguồn gốc của những việc trang trí của chúng ta và phản ánh ý nghĩa của chúng trong việc mừng sinh nhật của Chúa Giê-su.
Joseph Pronechen là một cây viết của
Register.


[Nguồn: ncregister]


[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2017]

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 1 - 12 tháng 12

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 1 - 12 tháng 12

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 1 - 12 tháng 12




1 tháng Mười Hai: Thật cần biết bao sự mở lòng đón nhận những người cảm thấy cô đơn và lúng túng khi họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống!

2 tháng Mười Hai: Nguyện xin sự khôn ngoan của Thiên Chúa giúp chúng ta biết cách chào đón và chấp nhận những người suy nghĩ và hành động khác với chúng ta.

3 tháng Mười Hai: Mỗi con người là duy nhất và không thể lặp lại. Chúng ta hãy bảo đảm rằng người khuyết tật luôn được các cộng đồng nơi họ đang sống đón nhận.

4 tháng Mười Hai: Đức tin trở nên xác thực khi nó tìm cách diễn đạt trong tình yêu, và đặc biệt, trong sự phục vụ những anh chị em đang gặp khó khăn.

5 tháng Mười Hai: Tất cả chúng ta đều là những người hành khất trước tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu trao tặng ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta và trao ban cho chúng ta sự sống đời đời.

6 tháng Mười Hai: Không người con nào của Chúa có thể bị loại bỏ trong mắt của Người. Người trao phó cho mỗi người chúng ta một sứ mạng.

7 tháng Mười Hai: Tất cả chúng ta đều sở hữu những tài năng của Chúa ban. Không ai có thể nói rằng họ quá nghèo đến mức không có gì để trao tặng cho người khác.

8 tháng Mười Hai: Nguyện xin Mẹ Maria Đồng trinh luôn là nơi nương náu, là nguồn ủi an của chúng ta, và là con đường dẫn về Đức Ki-tô.

9 tháng Mười Hai: Chúng ta phải kiên quyết chống lại tham nhũng. Việc thờ đồng tiền sẽ gây ra những tai họa và nó xúc phạm nhân phẩm.

10 tháng Mười Hai: Hoạt động chính trị phải thật sự được định hướng trong sự phục vụ nhân vị, với sự tôn trọng tạo vật và thiện ích chung.

11 tháng Mười Hai: Chúng ta hãy cầu xin ân sủng làm cho đức tin của chúng ta ngày càng sống động hơn qua những hoạt động bác ái.

12 tháng Mười Hai: Cảm ơn anh chị em đã theo dõi @Pontifex hôm nay đã chuyển sang tuổi thứ năm. Cầu xin cho truyền thông xã hội luôn là những nơi làm giàu lòng nhân!



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/12/2017]


TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)

‘Không thể có Lễ Giáng Sinh mà không có Chúa Giê-su; có một ngày lễ khác, nhưng đó không phải là Giáng sinh’


27 tháng Mười Hai, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)
General Audience - CTV Screenshot
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:25 trong Đại sảnh Phao-lô VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung phân tích về ý nghĩa của sự Giáng sinh của Chúa Giê-su. Zenit đã dịch (tiếng Anh) toàn bộ huấn từ của ngài ở dưới.

Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiến Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.


* * *
TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)


Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy tư về ý nghĩa của sự Hạ sinh của Chúa Giê-su, mà chúng ta đang sống và đang cử hành trong những ngày này. Việc dựng hang đá, và trên tất cả là phụng vụ, với các Bài đọc sách thánh và những bài hát truyền thống làm cho chúng ta sống lại “hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2:11).

Trong thời đại của chúng ta, đặc biệt ở Châu Âu, chúng ta đang chứng kiến một hình thức “bóp méo” ngày Lễ Giáng sinh: nhân danh một sự tôn trọng giả tạo không phải của Ki-tô giáo, mà nó thường che giấu ý đồ gạt bỏ đức tin ra một bên, mọi sự liên hệ đến sự ra đời của Chúa Giê-su đều bị loại bỏ trong lễ hội này. Nhưng, quả thật chỉ biến cố này mới là ngày Giáng sinh đích thật! Không thể có Lễ Giáng Sinh mà không có Chúa Giê-su; có một ngày lễ khác, nhưng đó không phải là Giáng sinh. Và nếu Ngài là tâm điểm, thì tất cả mọi thứ chung quanh, cụ thể đó là đèn, âm thanh, những truyền thống địa phương như những món ăn đặc trưng, tất cả đều diễn ra để tạo không khí mừng vui, nhưng phải có Chúa Giê-su ở trung tâm. Nếu chúng ta gạt Người ra, ánh sáng sẽ lụi tắt và mọi thứ trở nên giả tạo.

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)
Qua sự tuyên xưng của Giáo hội, chúng tôi, là những Mục tử của Tin mừng (x. Lc 2:9), được hướng dẫn để tìm kiếm và tìm ra ánh sáng thật, đó chính là Chúa Giê-su, Đấng đã hạ mình thành người phàm như chúng ta, tỏ lộ Ngài theo một cách đầy kinh ngạc: Ngài được sinh ra bởi một cô gái vô danh nghèo, và sinh ra trong một hang bò lừa, chỉ có sự giúp đỡ của người chồng của cô … Cả trần gian không ai biết, nhưng trên Trời các Thiên Thần đều biết việc gì đang diễn ra, cùng hân hoan vui mừng! Và ngày nay Con Thiên Chúa cũng thể hiện Người cho chúng ta như vậy: như là món quà của Thiên Chúa cho nhân loại đang lần bước giữa tối tăm và sống trong vùng bóng tối (x. Is 9:1). Và chúng ta cũng chứng kiến sự thật rằng nhân loại thường thích bóng tối hơn, vì nó biết rằng ánh sáng sẽ làm lộ ra mọi hành động và suy nghĩ làm nó phải hổ thẹn hoặc cắn rứt lương tâm. Vì vậy nó thích ở trong bóng tối hơn vì không làm rối tung lên những thói quen sai lệch của con người.

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)


Chúng ta hãy tự hỏi mình vậy đâu là ý nghĩa của việc đón nhận món quà của Thiên Chúa là Đức Giê-su. Như Người đã dạy chúng ta bằng chính cuộc sống của Người, nó có nghĩa là hãy trở nên một món quà nhưng không cho những người chúng ta gặp gỡ trên đường. Chúng ta thấy lý do tại sao quà tặng Giáng sinh được trao cho nhau là như vậy. Món quà thật sự cho chúng ta là Chúa Giê-su, và cũng giống như Ngài, chúng ta hãy trở nên quà tặng cho tha nhân. Và khi chúng ta trở nên quà tặng cho người khác, chúng ta trao cho nhau những món quà như là dấu chỉ, như là biểu hiện của thái độ mà Chúa Giê-su dạy chúng ta: Người, được Chúa Cha sai đến, là một món quà cho chúng ta, và chúng ta là những món quà cho người khác.

Thánh Tông đồ Phao-lô cho chúng ta một chìa khóa khi ngài viết — trích đoạn này của Phao-lô rất đẹp: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Ti 2:11-12). Ân sủng của Thiên Chúa “thể hiện” nơi Chúa Giê-su, dung nhan của Thiên Chúa, Đấng mà Trinh nữ Maria đã sinh ra làm một trẻ thơ cho trần gian này, nhưng là Đấng không phải “từ trần gian đến,” Người đến “từ Trời,” từ Thiên Chúa. Như vậy, với sự Nhập thế của Chúa Con, Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta con đường đến với sự sống mới, không dựa trên chủ nghĩa vị kỷ nhưng đặt nền tảng trên tình yêu. Sự hạ sinh của Chúa Giê-su là hành động vĩ đại nhất của Chúa Cha trên trời.

TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)


Và cuối cùng, một khía cạnh quan trọng nữa: trong ngày Giáng sinh chúng ta có thể nhìn thấy con đường lịch sử của Thiên Chúa đến thăm lịch sử nhân loại, nó đã làm lay chuyển quyền lực của trần gian này. Thiên Chúa mời gọi những người, bị xem là những người bên lề xã hội, trở thành những người đầu tiên được đón nhận ân sủng của Người, tức là — món quà — ơn cứu độ được Chúa Giê-su mang đến. Chúa Giê-su thiết lập một tình bạn với những con người nhỏ bé và bị khinh miệt của Ngài, và nó vẫn tiếp tục theo thời gian và nó nuôi dưỡng hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn. Với những con người này, đại diện là các mục đồng ở Bê-lem, “vinh quang chiếu tỏa chung quanh” (Lc 2”9-12). Họ bị gạt ra bên lề, không được tôn trọng, bị khinh miệt, và tin vui vĩ đại đã đến với họ trước. Với những con người này, những người bé nhỏ và bị khinh miệt, Chúa Giê-su thiết lập một tình bạn vẫn tiếp tục với thời gian và nuôi dưỡng niềm hy vọng về một tương lai tươi đẹp hơn. Với những con người này, đại diện là những mục đồng của Bê-lem, một ánh sáng vĩ đại đã xuất hiện, dẫn đường họ thẳng đến với Chúa Giê-su. Với họ, trong mọi thời đại, Thiên Chúa muốn xây dựng một thế giới mới, một thế giới trong đó không còn người bị từ chối, bị ngược đãi và người bần cùng.

Anh chị em thân mến, trong những ngày này chúng ta hãy mở rộng tâm trí và tâm hồn để đón nhận ân sủng này. Chúa Giê-su là món quà của Thiên Chúa cho chúng ta, nếu chúng ta đón nhận Ngài, thì chúng ta cũng có thể trở nên như Ngài cho tha nhân – trở thành một món quà của Thiên Chúa cho tha nhân – trước hết cho những người chưa bao giờ được hưởng một chút chăm sóc và sự nhân từ. Có không biết bao nhiêu người trong đời chưa từng được hưởng một chút chăm sóc, một ít chăm chút yêu thương, một cử chỉ dịu dàng … Giáng sinh thúc đẩy chúng ta làm những điều đó. Như vậy, Chúa Giê-su đến để tái sinh một lần nữa trong đời sống của mỗi người chúng ta, và qua chúng ta, Người tiếp tục trở thành món quà ơn cứu độ cho những người nhỏ bé và người bị loại bỏ.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



TIẾP KIẾN CHUNG: Giáng sinh, Sinh nhật của Chúa Giê-su (Toàn văn)


Tiếng Ý

Trong không khí hân hoan chào đón Giáng sinh, cha xin chào các anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân yêu. Cha xin chào các nghệ sĩ và nhân viên của Gánh xiếc Vàng của Liana Orfei, và cha cảm ơn vì những màn trình diễn rất vui nhộn của anh chị em. Cũng là cái đẹp, nghệ thuật xiếc luôn đưa chúng ta lại gần hơn với Thiên Chúa! Và anh chị em với công việc của mình, với nghệ thuật của mình, mang mọi người lại gần Chúa hơn. Cảm ơn về tất cả những gì anh chị em làm!

Cha xin chào cộng đoàn Most Holy Annunziata Confraternity in Panza d’Ischia nhân kỷ niệm năm thứ tư thành lập, một nhóm anh chị em thuộc Khoa Nhi của Nhà thương Padua và các nhóm giáo xứ, đặc biệt là các tín hữu của Gromlongo di Palazzago, Vignanello, Aprilia, Curno và Catanzaro. Trong mùa Giáng sinh này trước mắt chúng ta là mầu nhiệm tuyệt vời của Chúa Giê-su, món quà của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy nhớ, không có Chúa Giê-su thì không phải là Giáng sinh; đó là lễ hội khác.

Cha rất vui được gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Các bạn trẻ thân yêu, hãy mạnh mẽ trong đức tin, nhìn đến Hài nhi của Chúa, Đấng qua mầu nhiệm Giáng sinh đã hiến dâng thân mình như món quà tặng cho toàn thể nhân loại. Anh chị em bệnh nhân thân mến, cha chúc anh chị nhìn thấy được ý nghĩa của sự đau khổ của mình trong ánh sáng chói lọi của Bê-lem. Và cha chân thành khuyên chúng con, những cặp vợ chồng mới, hãy giữ mãi tình yêu và hiến dâng với tất cả mọi sự hy sinh khi xây dựng đời sống gia đình.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]


[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/12/2017]


Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô (Toàn Văn)

HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô (Toàn Văn)

‘Cầu xin cho những ngày này là thời gian để anh chị em tận hưởng được nét đẹp được ở bên nhau của anh chị em và gia đình, biết và cảm nhận được Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta.’


26 tháng Mười Hai, 2017
HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: Lễ Thánh Stê-pha-nô (Toàn Văn)
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) huấn từ của Đức Thánh Cha trước và sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu trong Quảng trường Thánh Phê-rô chiều thứ Ba, 26 tháng Mười Hai, 2017, nhân ngày lễ Thánh Stê-pha-nô:

* * *

TRƯỚC KINH TRUYỀN TIN

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Sau kỷ niệm mừng ngày Chúa Giê-su xuống trần, hôm nay chúng ta mừng sinh nhật của Thánh Stê-pha-nô, tị tử đạo tiên khởi, đang ở trên nước trời. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, dường như chẳng có sự liên hệ nào giữa hai biến cố, nhưng có đấy, và sự liên hệ đó rất mạnh.

Hôm qua, trong phụng vụ Giáng sinh, chúng ta nghe lời công bố: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14). Thánh Stê-pha-nô đã làm cho các người lãnh đạo dân chúng tín nhiệm, vì “đầy lòng tin và đầy Thánh Thần” (Cv 6: 5), ngài vững tin và tuyên xưng sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa mọi người; ngài biết rằng đền thờ thật sự của Thiên Chúa bây giờ là Chúa Giê-su, Lời Hằng Sống Đấng đến để cư ngụ giữa chúng ta, Đấng đã trở nên giống như chúng ta, ngoại trừ tội. Nhưng Stê-pha-nô lại bị tố cáo là rao truyền sự phá hủy đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Sự tố cáo chống lại ngài vì câu nói rằng “Giê-su người Na-da-rét sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Mô-sê đã truyền lại cho chúng ta” (Cv 6:14).

Quả thật, thông điệp của Chúa Giê-su không dễ chịu và nó làm cho chúng ta cảm thấy không thoải mái, vì nó thách thức quyền lực tôn giáo trần tục và làm thức tỉnh lương tâm. Sau khi Người đến, phải hoán cải, phải thay đổi tâm tính, phải bỏ đi cách suy nghĩ như trước đây. Stê-pha-nô giữ vững sự trung thành với thông điệp của Chúa Giê-su cho đến chết. Lời cầu nguyện cuối cùng của Thánh nhân là: “Lạy Chúa Giê-su, xin nhận lấy hồn con” và “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7:59-60) là lời vang vọng lại những lời của Chúa Giê-su trên Thập giá: “Lạy Cha, xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46) và “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (c. 34). Những lời đó của Stê-pha-nô chỉ có thể có được khi Con Thiên Chúa đã xuống thế chịu chết và sống lại cho chúng ta; thời gian trước những biến cố đó, đây là những cách nói mà con người không thể nghĩ ra.

Stê-pha-nô nài xin Chúa Giê-su đón nhận hồn ngài. Quả thật, Đức Ki-tô Sống Lại là Chúa, và Ngài là Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, không những trong giờ lâm tử, mà còn trong suốt mọi thời gian của cuộc sống: không có Người, chúng ta không thể làm được điều gì (x. Ga 15, 5). Vì thế, cả chúng ta nữa, trước Chúa Hài đồng Giê-su trong máng cỏ, hãy cầu nguyện với Ngài như sau: “Lạy Chúa Giê-su, chúng con xin phó thác hồn con trong Chúa, chào đón Người,” để đời sống của chúng ta có thể trở thành một đời sống tốt theo đúng Tin mừng.

Chúa Giê-su là Đấng Trung gian và hòa giải không những giữa chúng con với Chúa Cha, nhưng cả với chính chúng con. Ngài là nguồn cội của tình yêu, mở ra cho chúng con con đường kết hiệp với anh em của chúng con, cởi bỏ tất cả mọi sự xung khắc và phẫn uất. Chúng con cầu xin Chúa Giê-su, Người đã giáng sinh vì chúng con, giúp chúng con mang lấy hai thái độ là tín thác vào Chúa Cha và yêu thương tha nhân; chính đây là thái độ làm biến đổi cuộc sống và làm cho nó đẹp hơn và trổ sinh hoa trái tốt hơn.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Nữ vương các thánh tử đạo, chúng con dâng lên Mẹ lời khẩn nguyện với lòng tin vững rằng Mẹ sẽ giúp chúng con biết đón nhận Chúa Giê-su như là Chúa của cuộc sống chúng con và trở nên những chứng nhân can đảm của Người để sẵn sàng trả giá, bằng chính con người của mình, vì sự trung thành với Tin mừng.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh của Deborah Castellano Lubov]


* * *

SAU KINH TRUYỀN TIN

Anh chị em thân mến,

Trong không khí vui vừng của người Ki-tô hữu tuôn đổ từ ngày Sinh nhật của Chúa Giê-su, tôi gửi lời chào đến toàn thể anh chị em và cảm ơn về sự hiện diện của anh chị em.

Xin gửi đến toàn thể anh chị em, những người từ nước Ý và nhiều quốc gia trên thế giới, lời chúc hòa bình và bình an: cầu xin cho những ngày này là thời gian để anh chị em tận hưởng được nét đẹp được ở bên nhau của anh chị em và gia đình, biết được và cảm nhận được Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta.

Tôi gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu của đoàn Hành hương quốc gia Ukraine: tôi ban phép lành cho tất cả anh chị em và đất nước của anh chị em.

Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rất nhiều thiệp chúc Giáng sinh. Vì không thể nào trả lời từng thiệp một, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân tình nhất đến từng người, đặc biệt với món quà là lời cầu nguyện. Chân thành cảm ơn anh chị em! Xin Chúa trả công cho anh chị em theo lòng rộng rãi của Người!

Chúc anh chị em ngày lễ hạnh phúc! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt.


[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh của Deborah Castellano Lubov]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/12/2017]


Người phụ nữ không mặc áo cố đánh cắp tượng Chúa Hài Đồng Giê-su tại Hang đá Giáng sinh của Vatican

Người phụ nữ không mặc áo cố đánh cắp tượng Chúa Hài Đồng Giê-su tại Hang đá Giáng sinh của Vatican

26 tháng Mười Hai, 2017
Người phụ nữ không mặc áo cố ăn cắp tượng Chúa Hài Đồng Giê-su tại Hang đá Giáng sinh của Vatican
Antoine Mekary | ALETEIA | I.MEDIA


Đây là lần thứ hai có người cố thực hiện việc này trong những năm gần đây — lần đầu xảy ra năm 2014.

Chi tiết:

Hôm thứ Hai một người không mặc áo phản đối đã bị cảnh sát Vatican giữ lại khi cố ăn cắp tượng Chúa Hài đồng Giê-su trong Hang đá Giáng sinh của Vatican. Vụ việc xảy ra khi hàng ngàn người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô để nghe sứ điệp Giáng sinh của Đức Thánh Cha.

Người phụ nữ chỉ mặc quần và đi giầy, là một thành viên của tổ chức Femen thuộc phong trào nam nữ bình quyền quốc tế. Nhóm này trở nên nổi tiếng vì đã gửi những người hoạt động không mặc áo đi phản đối những nhà lãnh đạo thế giới và thách thức chế độ phụ hệ toàn cầu. Người phụ nữ, được Femen xác nhận là Alisa Vinogradova, một người Ukraine “theo chủ nghĩa sextremism, có dòng chữ “God is Woman” (Chúa là phụ nữ) xăm trên mình.

Femen cho hay rằng hành động này có ý phản đối “sự vi phạm của Vatican về quyền của phụ nữ đối với thân thể của họ.” Những điều họ gọi là vi phạm bao gồm việc “thúc đẩy lệnh cấm phá thai” của Tòa Thánh và “‘kết án phạm thánh'” đối với những biện pháp ngừa thai.

Người thực hiện vụ đánh cắp bị cảnh sát Vatican ngăn lại trước khi cô ta tẩu thoát mang theo tượng Chúa Giê-su khỏi hang đá.

Xem video vụ tấn công ở dưới:



[Nguồn: aleteia]


[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/12/2017]


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Phép lạ thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh: Chiến Binh buông súng và hát những bài ca mừng Giáng sinh truyền thống và uống rượu

Phép lạ thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh: Chiến Binh buông súng và hát những bài ca mừng Giáng sinh truyền thống và uống rượu



24 tháng Mười Hai - 3:00 sáng


Phép lạ thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh: Chiến Binh buông súng và hát những bài ca mừng Giáng sinh truyền thống và uống rượu

Thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh năm 1914 trong Thế chiến thứ Nhất, theo tranh vẽ mô tả của London News.


Trong một đêm băng giá đầy sao, một phép lạ đã xảy ra. Năm 1914, một giai điệu du dương vang lên trong bóng đêm trong khu Vành Đai Trắng. Đầu tiên là bài “O, Holy Night,” sau đó là bài “God Save the King.”

Lén nhìn lên phía trên các chiến hào để xem chuyện kỳ lạ lần đầu tiên trong nhiều tuần qua, binh sĩ Anh vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy những cây thông Giáng sinh được thắp sáng bằng các ngọn nến trên các bờ công sự chiến hào của địch quân.

Rồi một tiếng hô lớn: “Các anh đừng bắn, chúng tôi không bắn!”

Thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh là một cuộc ngừng bắn ngắn, tự phát lan rộng ở khắp chiến tuyến phía tây trong Thế Chiến thứ Nhất. Nó cũng là một biểu tượng của hòa bình trên Mặt đất và thiện chí của nhân loại thường bị thiếu không những trên các chiến trường, nhưng ngay cả trong đời sống hàng ngày.

Trong tinh thần đó, viện Bảo tàng Quốc gia và Đài Tưởng niệm Thế chiến thứ Nhất ở thành phố Kansas đã phát hành một triển lãm trên mạng với hàng trăm câu chuyện về những thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh như vậy — những lá thư gửi về nhà của các binh sĩ được phát hành trên các tờ báo của Anh.

Dưới đây, một số lá thư cho thấy nhiều nét tuyệt diệu của Thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh:

“Đây là ngày Giáng sinh tuyệt vời nhất mà con từng có được. Chúng con đang ở trong các chiến hào trong Đêm Vọng Giáng sinh, lúc khoảng 8.30 tiếng súng gần như ngừng hẳn. Rồi lính Đức hô to lên hướng về chúng con, ‘chúc Giáng sinh hạnh phúc’ và bắt đầu dựng nhiều cây thông Giáng sinh với hàng trăm ngọn nến trên các bờ công sự của chiến hào của họ.” — Hạ sỹ Leon Harris, 13th (Kensington) Trung đoàn Battalion London

“Lúc 2 giờ sáng ngày Giáng sinh một ban nhạc lính Đức chơi một vài bản nhạc Đức rồi sau đó là bài ‘Home, Sweet Home’ đầy cảm xúc làm cho một số bạn lính phải trầm tư. Sau đó họ chơi bài ‘God Save The King’ và tất cả chúng con cùng vỗ tay hoan hô.” — Binh nhì H. Dixon, Trung đoàn Royal Warwickshire

“Chúng con hát một ca khúc hoặc một bài ca Giáng sinh truyền thống trước và sau đó họ hát tiếp một bài và con nói rằng họ có thể hòa ca với nhau suốt đêm.” — Binh nhì G. Layton, trung đội, Trung đoàn Đệ nhất Royal Warwickshire thuộc Lực lượng Viễn chinh Anh

“Đi được nửa đường họ gặp bốn người lính Đức, lính Đức nói rằng họ sẽ không bắn trong ngày Giáng sinh nếu chúng con không bắn. Họ tặng những bạn lính của con thuốc xì-gà và một chai rượu và ngược lại chúng con tặng họ một cái bánh ngọt và thuốc lá. Khi họ trở lại con bước ra với một số bạn lính khác và chúng con gặp khoảng 30 người lính Đức, họ có vẻ là những người rất lịch sự. Con gặp một người và viết tên và địa chỉ của anh ta trên một bưu thiếp để làm quà kỷ niệm. Suốt đêm chúng con hát cho họ những bài ca Giáng sinh truyền thống và ngược lại họ hát cho chúng con nghe, rồi một người chơi bài ‘God Save the King’ bằng harmonica.” — Lính súng trường C.H. Brazier, Queen’s Westminsters of Bishops Stortford

Phép lạ thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh: Chiến Binh buông súng và hát những bài ca mừng Giáng sinh truyền thống và uống rượu

Lính Đức và Anh đứng bên nhau trên chiến trường gần Ploegsteert, Bỉ, trong thỏa ước ngừng bắn ngày Giáng sinh. (Imperial War Museum/AP)


“Chúng con nhanh chóng đến gặp họ. Khoảng 30 người có thể nói được tiếng Anh. Một người trong số họ muốn chúng con gửi một lá thư cho người yêu của anh ta ở London.” — Pháo thủ Masterton

“Khoảng giữa các chiến hào có rất nhiều lính Đức tử trận và chúng con giúp chôn họ. Tại một vị trí nơi các chiến hào chỉ cách nhau 25 thước (yard = 0,914m) chúng con nhìn thấy những lính Đức tử trận chỉ được chôn một nửa, chân và tay đeo găng của họ chồi lên trên mặt đất. Chiến hào ở vị trí này quá gần nhau đến mức người ta gọi là ‘Bẫy Tử Thần,’ vì hàng trăm lính đã bị giết ở đó.” — Một sĩ quan trẻ

“Vào ngày Giáng sinh chúng con ra khỏi chiến hào cùng với những người lính Đức, một số họ hát và khiêu vũ, trong khi hai trung đội chúng con chơi bóng đá với nhau. Thật ngạc nhiên khi nhìn thấy những người lính Đức — một số người trông lớn tuổi, một số thì tuổi thiếu niên, và có những người đeo kính … Một số bạn lính của con lấy địa chỉ của những người lính Đức và sẽ cố gắng tìm gặp nhau sau cuộc chiến.” — Binh nhì Farnden, Lữ đoàn Súng trường

“Bên phải chúng con là một trung đoàn lính Phổ và bên trái chúng con là một trung đoàn Saxon. Vào sáng Chủ nhật một số bạn lính chúng con hét lớn sang bên họ rằng nếu họ không bắn chúng con sẽ gặp họ ở khoảng giữa các chiến hào và mừng Giáng sinh với nhau như những người bạn. Họ đồng ý như vậy. Các bạn lính chúng con liền đi ra và khi ra tới chỗ trống những người lính Phổ bắn vào nhóm bạn chúng con và giết chết hai người và nhiều người bị thương. Lính Saxon, họ cư xử rất đàng hoàng, họ đe dọa lính Phổ nếu những người đó còn tiếp tục chơi trò lừa gạt như vậy. À, trong ngày Giáng sinh các bạn lính chúng con và người Saxon xếp bàn chung lại với nhau ở khoảng giữa các chiến hào và có thời gian tuyệt vời với nhau, và tặng quà và trao cho nhau những vật kỷ niệm nho nhỏ.” — Một lính Anh

“Một bạn lính chúng con được tặng một chai rượu để uống mừng sức khỏe Đức Vua. Thật ra trung đoàn đã có một trận đá banh với lính Đức và lính Đức thắng 3-2.” — Một sĩ quan người Anh



Wilbur H. Durborough, nhà làm phim người Mỹ, đã thực hiện bộ phim tài liệu không có âm thanh có tiêu đề “On the Firing Line With the Germans" (tạm dịch: Trên chiến tuyến với lính Đức) về quân đội Đức trong Thế chiến thứ Nhất. (Courtesy: Library of Congress)

“Các bạn nói rằng tôi khó lòng biết được ngày Giáng sinh đã đến, nhưng còn hơn thế nhiều; chúng tôi đã có một ngày vô cùng đặc biệt và khá là khác biệt so với những người khác … Rất nhiều lính Anh và lính Đức đã gặp gỡ giữa hai chiến tuyến và chuyện trò … có những cuộc đua xe đạp trên những chiếc xe không có vỏ tìm thấy trong những căn nhà đổ nát.” — Một sĩ quan Anh

“Khoảng một trăm thước (yard = 0,914m) ở phía sau các chiến hào của chúng con có những căn nhà đã bị nã pháo. Một số chiến binh vào lục lọi và chúng con tìm được những hộp thuốc lá cũ, mũ nồi, mũ đan bằng cỏ ống, những cái ô (dù) v.v.. Chúng con dùng những đồ này hóa trang trên mình và đi đến với người Đức. Có vẻ như rất hài hước khi nhìn thấy các bạn lính hóa trang đội mũ nồi và che ô. Một số người chạy xe đạp tới lui. Chúng con chơi vài trò thể thao vui nhộn và làm cho lính Đức cười.” — Brazier

“Con dám bảo đảm rằng cha mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy con viết một lá thư trên giấy như vầy, nhưng cha mẹ sẽ còn ngạc nhiên hơn khi con kể cho cha mẹ biết rằng có cả chiếc bánh ngọt của một viên sĩ quan Đức tặng cho một trong những bạn lính chúng con vào ngày Giáng sinh, và con đã được chia một phần bánh đó … Chúng con đã có thể chôn những bạn tử sĩ, một số người đã nằm ngoài đó suốt sáu tuần lễ hay hơn nữa. Chúng con vẫn giữ thỏa ước với họ, chúng con không bắn vào họ cho đến hôm nay (29 tháng Mười Hai), và họ cũng không bắn chúng con, để những lính bắn tỉa của cả hai bên có thời gian nghỉ ngơi.” — Binh nhì Alfred Smith, trung đoàn Battalion Royal Warwickshire 1

“Cha mẹ thật khó mà nghĩ rằng chúng con đang trên chiến trường. Chúng con ở đây, địch quân chuyện trò với địch quân. Họ cũng như chúng con có những người mẹ, người yêu, người vợ đang mong chờ đón chúng con trở về nhà. Và chỉ được một vài giờ suy nghĩ như vậy thôi rồi chúng con sẽ lại bắn vào nhau.” — Masterson

[Nguồn: washingtonpost]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/12/2017]