Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: học cách đọc nỗi buồn, “chuông báo thức cho cuộc sống”

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: học cách đọc nỗi buồn, “chuông báo thức cho cuộc sống”

Bài Giáo lý về Phân định. Sự sầu khổ

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: học cách đọc nỗi buồn, “chuông báo thức cho cuộc sống”

© Vatican Media



*******

Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9:00 sáng trong Quảng trường Thánh Phêrô, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về sự Phân định, tập trung suy tư chủ đề: “Vấn đề phân định, sự buồn phiền” (Bài đọc: Hc 2:1-2.4-5).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha ngỏ lời chào đặc biệt đến các tín hữu có mặt.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

________________________________


Bài giáo lý về Phân định. 7. Vấn đề phân định. Sự sầu khổ.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Như chúng ta đã thấy trong các bài giáo lý trước, phân định không phải là một tiến trình luận lý; nó dựa trên các hành động, và các hành động cũng có một nghĩa rộng về cảm xúc là điều phải được thừa nhận, bởi vì Thiên Chúa nói với trái tim. Sau đó, chúng ta hãy đi vào cảm xúc đầu tiên, đối tượng của sự phân định: sự sầu khổ. Điều đó có nghĩa là gì?

Sự sầu khổ được định nghĩa như sau: “Sự tối tăm trong linh hồn, xao xuyến bề trong, chuyển động về những điều thấp hèn và phàm tục, lo lắng từ những xao động và cám dỗ khác nhau, vốn xui bẩy đến chỗ thiếu lòng tin tưởng, mất niềm hy vọng, mất lòng hy mến, khi cảm thấy mọi sự lười biếng, khô khan, buồn sầu và như bị lìa xa Đấng Tạo Hóa và Chúa mình” (Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, 317). Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã trải qua điều này, về sự sầu khổ, bằng cách này hay cách khác. Vấn đề là làm thế nào để giải thích nó, bởi vì nó cũng có một điều gì đó quan trọng để nói với chúng ta, và nếu chúng ta vội vàng giải phóng mình khỏi nó, chúng ta có nguy cơ đánh mất điều này.

Không ai muốn trở nên sầu khổ, buồn bã: điều này đúng. Tất cả chúng ta đều mong muốn một cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc và viên mãn. Tuy nhiên, ngoài việc không thể – bởi vì điều đó là không thể – mà nó cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Thật vậy, sự thay đổi từ một đời sống hướng đến sự sa ngã có thể bắt đầu từ một tình huống buồn bã, hối hận về những gì một người đã làm. Từ nguyên của từ này, “hối hận” là rất đẹp: sự hối hận của lương tâm, tất cả chúng ta đều biết điều này. Hối hận: theo nghĩa đen chính là lương tâm cắn rứt [trong tiếng Ý là mordere] không cho phép bình an. Thi sĩ Alessandro Manzoni, trong tác phẩm The Betrothed, đã cho chúng ta sự miêu tả rất hay về sự hối hận như một cơ hội để thay đổi cuộc đời của một người. Đó là về cuộc đối thoại nổi tiếng giữa Đức Hồng y Federico Borromeo và Người Vô Danh, người sau một đêm khủng khiếp đã đến gặp hồng y trong suy sụp, vị hồng y nói với anh ta bằng những lời đáng ngạc nhiên: “Anh có một số tin tốt lành cho tôi; tại sao anh lại ngần ngại nói ra?” Người kia nói, “Tin tốt lành sao?” “Tôi có địa ngục trong tâm hồn […]. Hãy cho tôi biết, hãy cho tôi biết, hồng y có thể mong chờ tin tốt lành gì từ một người như tôi”. “Chúa đã chạm vào tâm hồn anh, và đang kéo anh đến với Ngài”, vị hồng y đã trả lời một cách bình tĩnh” (Ch. 23). Thiên Chúa chạm vào tâm hồn, và điều gì đó đến với bạn trong nội tâm, nỗi buồn, sự hối hận về điều gì đó, và đó là lời mời gọi bạn khởi hành trên một con đường mới. Con người của Thiên Chúa biết cách chú ý sâu xa những gì đang chuyển động trong tâm hồn.

Điều quan trọng là học cách đọc nỗi buồn. Tất cả chúng ta đều biết nỗi buồn là gì: tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta có biết cách để giải thích nó không? Chúng ta có biết nó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi, nỗi buồn hôm nay không? Trong thời đại của chúng ta, nỗi buồn hầu như bị coi là tiêu cực, như một căn bệnh cần tránh bằng mọi giá, nhưng thay vì vậy nó có thể là một hồi chuông báo động không thể thiếu cho cuộc sống, mời gọi chúng ta khám phá những cảnh quan phong phú và màu mỡ hơn mà chủ nghĩa thoát ly thực tế không cho phép. Thánh Tôma định nghĩa nỗi buồn như một nỗi đau của linh hồn: giống như các dây thần kinh của thể xác, nó chuyển hướng sự chú ý của chúng ta đến một mối nguy hiểm có thể xảy ra, hoặc một lợi ích bị xem nhẹ (xem Summa Theologica I-II, q. 36, a.1). Vì vậy, nó không thể thiếu đối với sức khỏe của chúng ta; nó bảo vệ chúng ta không làm hại bản thân và những người khác. Sẽ còn nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nhiều nếu không cảm nhận điều này, và cứ bước tới. Đôi khi nỗi buồn hoạt động như một đèn giao thông: “Dừng lại, dừng lại! Nó là màu đỏ, ở đây. Dừng lại”.

Mặt khác, đối với những người mong muốn làm điều tốt lành, sự buồn bã là một trở ngại mà kẻ cám dỗ cố gắng làm chúng ta nản chí. Trong trường hợp đó, người ta phải hành động theo cách hoàn toàn ngược lại với những gì đã được đề nghị, quyết tâm tiếp tục những gì đã khởi sự làm (xem Linh Thao, 318). Hãy nghĩ đến công việc, học tập, cầu nguyện, một cam kết được thực hiện: nếu chúng ta vội từ bỏ ngay khi chúng ta cảm thấy chán nản hoặc buồn bã, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành được bất cứ điều gì. Đây cũng là một kinh nghiệm chung cho đời sống thiêng liêng: Tin mừng nhắc nhở chúng ta rằng con đường dẫn đến sự tốt lành thì hẹp và dốc, nó đòi hỏi phải chiến đấu, tự chinh phục. Tôi bắt đầu cầu nguyện, hoặc tận tâm cho một công việc tốt lành, và kỳ lạ thay, ngay sau đó tôi lại nghĩ đến những điều cần phải làm gấp – để không cầu nguyện hay làm việc thiện. Tất cả chúng ta đều trải qua điều này. Điều quan trọng là đối với những ai muốn phục vụ Thiên Chúa là không bị đi sai hướng bởi sự sầu khổ. Và điều này nữa. “Nhưng không, tôi không muốn, việc này thật nhàm chán…” – hãy cẩn thận. Thật không may, một số người quyết định từ bỏ đời sống cầu nguyện, hoặc sự lựa chọn họ đã chọn, từ bỏ hôn nhân hoặc đời sống tôn giáo, bị thúc đẩy bởi sự sầu khổ, mà trước hết không dừng lại để xem xét trạng thái tâm trí này, và đặc biệt là không có sự giúp đỡ của một người hướng dẫn. Một quy tắc khôn ngoan nói rằng không nên thay đổi khi bạn đang ở trong tình trạng sầu khổ. Chính thời gian sau đó sẽ cho thấy sự tốt đẹp hoặc mặt khác của những lựa chọn của chúng ta, thay vì tâm trạng ngay lúc đó.

Điều thú vị là trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đẩy lùi các cám dỗ với thái độ cương quyết (x. Mt 3:14-15; 4:1-11; 16:21-23). Các thử thách tấn công Ngài mọi phía, nhưng luôn tìm thấy trong Ngài sự kiên định này, quyết tâm làm theo ý muốn của Chúa Cha, chúng đã thất bại và không còn cản trở con đường của Ngài. Trong đời sống thiêng liêng, thử thách là một thời khắc quan trọng, như Kinh Thánh nhắc lại một cách rõ ràng rằng: “Nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách” (Hc 2:1). Nếu anh chị em muốn đi con đường tốt lành, hãy chuẩn bị cho mình: sẽ có những trở ngại, sẽ có những cám dỗ, sẽ có lúc buồn bã. Nó giống như khi một giáo sư kiểm tra một sinh viên: nếu giáo sư thấy rằng sinh viên đó biết những điểm trọng yếu của môn học, ông không cần tiếp tục: sinh viên đã vượt qua bài kiểm tra. Nhưng sinh viên phải vượt qua bài kiểm tra.

Nếu chúng ta biết cách vượt qua nỗi cô đơn và sự sầu khổ bằng sự cởi mở và nhận thức, chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ về mặt con người và tinh thần. Không có thử thách nào vượt ngoài tầm tay của chúng ta; không thử thách nào lớn hơn những gì chúng ta có thể làm. Nhưng đừng trốn chạy khỏi thử thách: hãy xem thử thách này có nghĩa gì, nỗi buồn của tôi có ý nghĩa gì: tại sao tôi buồn? Trong thời điểm này tôi đang ở trong nỗi sầu khổ là có ý nghĩa gì? Việc tôi đang ở trong tình trạng sầu khổ và không thể tiếp tục có ý nghĩa gì? Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng không ai bị thử thách vượt quá mức khả năng của mình, vì Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, và khi có Người ở bên, chúng ta có thể chiến thắng mọi cám dỗ (x. 1 Cr 10:13). Và nếu chúng ta không vượt qua được ngày hôm nay, chúng ta sẽ đứng dậy vào lúc khác, chúng ta tiến bước và chúng ta sẽ vượt qua nó vào ngày mai. Nhưng chúng ta đừng chịu chết – đó là một cách nói – chúng ta đừng để tiếp tục bị đánh bại bởi một thời khắc buồn bã, sầu khổ: hãy tiến về phía trước. Xin Chúa chúc phúc cho con đường này – sự can đảm – của đời sống tinh thần, vốn luôn là một cuộc hành trình.

_________________________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha xin chào anh chị em hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là anh chị em đến từ nước Anh, Ireland, Đan Mạch, Na Uy, Malta, Indonesia, Philippines và Hoa Kỳ. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Đức Kitô, Chúa chúng ta, tuôn đổ xuống trên tất cả anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

___________________________________________

LỜI KÊU GỌI

Chúng ta thật kinh hoàng nhìn thấy những biến cố tiếp tục nhuộm máu nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Tôi vô cùng đau buồn về vụ tấn công không thể chấp nhận được diễn ra trong những ngày gần đây ở Maboya, tỉnh Bắc Kivu, nơi những người không có khả năng tự vệ, gồm cả một nữ tu bị giết khi đang chăm sóc sức khỏe. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, cũng như cho cộng đồng Kitô giáo và cư dân của khu vực đó, những người đã kiệt sức vì bạo lực quá lâu.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/10/2022]


Nga ‘sẵn lòng’ nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine

Nga ‘sẵn lòng’ nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine

Nga ‘sẵn lòng’ nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine

Vladimir Putin / Credit: Flickr from Global Panorama (CC BY-SA 2.0) Pope Francis / Daniel Ibañez, ACI Press

CNA Staff

Denver Newsroom, Oct 26, 2022 / 13:33 pm


Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitri Peskov cho biết chính phủ của ông sẵn sàng đối thoại với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Hoa Kỳ và Pháp để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến ở Ukraine.

“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về tất cả những điều này (tình hình ở Ukraine) với người Mỹ, người Pháp và với giáo hoàng,” ông Peskov nói trong một cuộc họp báo qua điện thoại hàng ngày vào ngày 25 tháng Mười.

Quan chức Nga đề cập đến đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai đã xin Đức Giáo hoàng Roma kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill để “thúc đẩy tiến trình hòa bình” ở Ukraine.

Trong một tuyên bố với tạp chí Le Point, Tổng thống Macron cho biết ông khuyến khích “Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi ông Vladimir Putin và Đức Thượng phụ Kirill, và cả Tổng thống Joe Biden. Chúng ta cần Hoa Kỳ ngồi vào bàn để thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine”.

Ông Peskov nói rằng “nếu điều này thực sự đi theo hướng với những nỗ lực tìm kiếm các giải pháp khả thi, thì nó có thể được đánh giá một cách tích cực.”

Đã 8 tháng kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, cuộc chiến cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 thường dân, trong đó có gần 400 trẻ em.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2022]