Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

04 tháng Năm, 2018

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Trong lòng nhà thờ chính tòa

Sự pha trộn giữa kiến trúc Tây phương và Hồi giáo làm cho nhà thờ “Mezquita” trở thành một trong những kiến trúc tôn giáo đặc biệt nhất trên thế giới.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Lên trời, một nhà thờ chính tòa Công giáo ở Córdoba, thành phố với dân số 320.000 người trong vùng Andalusia của Tây Ban nha, là một nhà thờ Công giáo lớn nhất trong nước và là một trong những nơi thờ phượng đẹp nhất trên thế giới.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ trên cầu

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ trên cao

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ phía ngoài

Mang nét pha trộn giữa kiến trúc kiểu Visigoth, Roma, Byzantine và Moorish, ngôi nhà thờ trên diện tích 5,9 mẫu Anh này (1 mẫu Anh = 0,4046 ha) tồn tại như là một chứng cứ rõ ràng cho lịch sử đa dạng của vùng bán đảo Iberia.

Người ta tin rằng tòa thành đầu tiên đứng trên địa điểm này là một đền thờ thần Janus (thần hai mặt) của người Roma, sau đó được người Visigoths — một bộ tộc Germanic trở lại Công giáo sau khi chiếm đóng Roma — biến thành một nhà thờ khi họ xâm lăng Cordoba năm 572.

Trong những năm 748–750, nhà Umayyads, một vương triều Hồi giáo thống trị Umayyad Caliphate, bị lật đổ bởi một gia đình thù địch là nhà Abbasids. Người trị vì cuối cùng của Umayyad, Hoàng tử Abd al-Rahman I, lánh nạn sang miền nam Tây Ban nha và nắm quyền cai trị phần lớn bán đảo Iberia, lập nên vương quốc “Al-Andalus” bao gồm Bồ Đào nha, miền nam nước Pháp và quần đảo Balearic.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh nhìn từ bên kia sông Guadanquivir

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cảnh bên trong lòng nhà thờ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Phòng cầu nguyện

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Bàn thờ chính

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Nhà nguyệnTeresa

Quốc vương Abd al-Rahman I, cũng được gọi là “Chim ưng của Andalus,” chọn Cordoba là kinh đô của lãnh thổ mới và cố tái tạo lại sự huy hoàng của cung điện Damascus của ông trong thành phố Tây Ban nha này. Ông ta ra lệnh nhà thờ Visigoth phải được chuyển thành một đền thờ Hồi giáo tráng lệ, với những khu đất trồng những loại thực vật và hoa đưa từ Syria sang.

Giữa những năm 883 và 987 đền thờ Hồi giáo được mở rộng theo lệnh của người kế vị vua Abd al-Rahman, trong đó gồm có một tòa tháp mới và hoàn tất sân trong trồng cam.

Năm 1236, Vua Ferdinand III của Tây Ban nha chiếm lại quyền kiểm soát Cordoba trong chiến dịch “Reconquista” — một chiến dịch của các nhà nước Ki-tô giáo giành lại những lãnh địa bị các người cai trị Hồi giáo chiếm đóng — và biến “Mesquita,” tên gọi của đền thờ hồi giáo lúc đó, thành một nhà thờ Công giáo Roma.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Nhà nguyện Conception

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Deanes

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Chúa Thánh Thần

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Stêphanô

Tuy nhiên mãi đến thế kỷ 16 thì những yếu tố “Ki-tô giáo” mới được thêm vào kiến trúc Hồi giáo hiện hữu. Năm 1523, Đức Giám mục Alonso Manrique ra lệnh xây dựng nhà thờ chính tòa bên trong đền thờ thể hiện những nét Tây phương chẳng hạn vòm bàn thờ kiểu Ba-rốc và các mái vòm theo phong cách Phục hưng. Ngọn tháp tròn, kiểu tháp đặc trưng của các đền thờ hồi giáo để kêu gọi các tín đồ cầu nguyện, được bao quanh bằng một tháp chuông hình vuông.

Sự kết hợp kiến trúc theo phong cách Tây phương và Hồi giáo làm cho “Mesquita” trở thành một trong những kiến trúc tôn giáo đặc biệt nhất trên thế giới.

Nó có một phòng cầu nguyện rất lớn, một sân trong lộ thiên được bao quanh bởi một lối đi bộ có mái che và một vườn cam rất đẹp.

Hội đường cầu nguyện bên trong với một loạt những cửa vòm màu trắng và đỏ xây bằng đá và gạch đỏ nằm trên 856 cột đôi, tôn giá trị màu sắc và hiệu ứng như mê cung.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Miguel

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng thành

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Ildephonso

Tiêu điểm bên trong hội đường là một “mihrab” hình vòm móng ngựa theo phong cách Moorish (một hốc tường chỉ hướng về Mecca bên trong các đền thờ Hồi giáo) bây giờ được sử dụng như một bàn thờ cầu nguyện. Cửa vòm hình móng ngựa là một trong những nét riêng biệt nhất của kiến trúc Ả-rập và nét riêng đó được thấy tại rất nhiều vị trí bên trong nhà thờ-đền thờ, bao gồm tầng dưới của các cửa vòm trong hội đường cầu nguyện và những cửa vòm ra vào.

Hốc tường “mihrab” được trang trí bằng những miếng khảm bằng vàng và kính tạo ra hiệu ứng trộn màu xanh dương, nâu, và vàng kim lóng lánh khi ánh sáng chiếu vào. Phía trên cửa vòm đứng uy nghi một mái vòm được trang trí với những tranh ghép bằng vàng theo mẫu hoa văn tia sáng — tiền thân của phong cách mái vòm Gothic.

Như lời nhà lịch sử kiến trúc Nuha N.N. Khoury nhận xét, nhà thờ chính tòa-đến thờ của Cordoba “nằm tại ngã tư đường giữa quá khứ và tương lai,” kết hợp giữa truyền thống Umayyad cổ xưa và những nét kiến trúc mới có nguồn gốc qua nhiều thế kỷ mang phong cách văn hóa và tôn giáo liên tục thay đổi của Al-Andalus.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,5 triệu du khách từ nhiều quốc gia và nền tảng tôn giáo và văn hóa đến thăm địa danh kỳ vĩ này là một bằng chứng kiến trúc rõ ràng cho văn hóa đa dạng và phong phú của Andalusia.

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Thánh Juan

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Tha Thứ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Nhà Tạm

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Conception Cổ

Đền thờ Hồi giáo tuyệt đẹp chuyển thành nhà thờ chính tòa ở miền nam Tây Ban nha

Cổng Caño Gordo

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/5/2018]


“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”

“Bóc lột công nhân và mưu tính bất lương trên đồng lương của họ là một trọng tội”

Đức Phanxico giảng trong Nhà nguyện Thánh Marta: “Ở Ý, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”. Thánh Lễ dâng cho “dân tộc Trung hoa” mừng Đức Mẹ Sheshan

“Bóc lột công nhân và tính toán bất nhân trên đồng lương của họ là một trọng tội”
Đức Thánh Cha Phanxico trong nhà nguyện Thánh Marta

Pubblicato il 24/05/2018
SALVATORE CERNUZIO
VATICAN CITY

Đừng xưng mình là người Ki-tô hữu nếu anh chị em là một người bóc lột người lao động, bóc lột lao động bất hợp pháp, không đóng lương hưu cho họ, và “tính toán bất lương” trên đồng lương của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nói khá thẳng thắn: “Đó là một tội, nó là một tội, một tội trọng,” ngài nói trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta, dâng cho “dân tộc Trung hoa” mà hôm nay ở Thượng hải mừng kính Lễ Đức Mẹ SheShan, Đức Maria Cứu giúp người Ki-tô hữu. “Khốn cho những ai bóc lột người khác và bóc lột công việc của họ bằng cách trốn thuế, không đóng quỹ lương hưu cho họ, và không trả lương ngày nghỉ phép của họ. Khốn cho người đó!” Nhưng thưa cha, con đi lễ mọi ngày Chúa nhật và con tham gia vào hội đoàn Công giáo đó và con là người rất Công giáo và con làm những buổi cầu nguyện về việc này …”. Nhưng anh không trả lương người ta phải không? Sự bất công này là một trọng tội.”

Thậm chí còn tệ hơn khi người ta bảo vệ cho lợi ích cá nhân trên da thịt của người công nhân. “Ở đây cũng vậy, trong nước Ý này, người dân bị để thất nghiệp để bảo đảm vốn đầu tư”, Đức Bergoglio đưa ra nhận xét trong bài giảng được Vatican News tường thuật. Ngài lặp lại, “Nó là một tội.” Và đây không phải là điều Giáo hoàng nói, “Chúa Giê-su nói điều đó.” Đây cũng là điều mà Thánh Giacôbê Tông đồ đề cập đến trong thư của ngài khi nói về những của cải “mục nát” và đòi lại những đồng lương của người công nhân đã thu được từ trên những mảnh đất của người giàu có nhưng chưa được trả: Thánh Tông đồng nói những sự phản đối, những lời kêu này đã thấu lên tới Thiên Chúa. Một số người lầm lẫn tưởng ngài như là “một người thuộc công đoàn,” nhưng Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài “nói dưới sự linh hứng của Thánh Thần.”

Thật ra Thánh Giacôbê không nói gì khác hơn là lặp lại lời cảnh báo của Chúa Giê-su: “Khốn cho những kẻ giàu có!” Chúa Giê-su thể hiện trong lời lên án đầu tiên sau các Mối phúc trong Tin mừng Luca. “Khốn cho những kẻ giàu có.” Nếu hôm nay có người rao giảng những lời như vầy, các báo chí ngày mai sẽ chạy hàng tiêu đề lớn: “Ông linh mục đó là một tay Cộng sản!” Đức Phanxico bình luận. “Nhưng sự nghèo khổ là trung tâm của Tin mừng. Rao giảng về sự nghèo khổ là trung tâm của thông điệp của Chúa Giê-su: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” là mối phúc thứ nhất.”

Và “đây chính là hộ chiếu” mà Chúa Giê-su trình bày về Ngài khi trở về quê Na-da-rét, trong hội đường, tại đó Ngài nói Ngài được sai xuống để mang “tin vui đến cho người nghèo.” Nhưng, “xuyên suốt lịch sử, chúng ta mang tính yếu đuối và cố gỡ bỏ bài giảng về sự nghèo khó, cho rằng nó là một vấn đề thuộc xã hội và chính trị. Không! Đó là Tin mừng, đó chính là Tin mừng,” Đức Phanxico nhấn mạnh.

Và nếu lời của Đức Ki-tô trở nên quá gay gắt đó chính vì của cải đã trở thành một mối nguy hiểm thật sự: chúng trở thành “một ngẫu thần,” chúng “quyến rũ”, chúng “bắt nô lệ,” “tàn phá linh hồn và sự sống,” chúng chia cách chúng ta khỏi Thiên Chúa và “phá hủy mối quan hệ hòa hợp giữa con người.” Của cải “đi ngược lại” điều răn thứ nhất và thứ hai: mến Chúa hết lòng hết trí và yêu thương tha nhân. Một ví dụ cho điều này là Dụ ngôn về người giàu có, ông ta nghĩ đến việc tận hưởng một “cuộc sống tươi đẹp” với những bữa đại tiệc và quần áo sang trọng, và với La-da-rô, “người không có một chút gì.” Của cải “kéo chúng ta xa rời sự hòa hợp với anh chị em của chúng ta, xa rời tình yêu thương tha nhân, chúng là chúng ta trở nên ích kỷ,” Đức Bergoglio nhắc lại.

“Thật vô cùng tốt nếu chúng ta xa cách được chúng, hay tốt hơn nữa là chỉ xét chúng theo đúng giá trị của chúng: là một món quà của Chúa để phục vụ cho tha nhân.” Đức Thánh Cha Phanxico nói thêm, cũng vậy, thật tốt nếu chúng ta “thêm sự cầu nguyện và một chút đền tội: không phải cho người nghèo, nhưng là cho người giàu! Gắn liền với của cải anh chị em sẽ không có tự do. Đức Thánh Cha kết luận, để có tự do anh chị em phải để bản thân xa lánh và cầu nguyện với Thiên Chúa. Nếu Chúa ban cho chúng ta của cải, đó là để trao tặng, để nhân danh Người làm những điều tốt lành cho tha nhân.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/5/2018]