Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Cảnh Giáng sinh của Vatican sẽ là ‘một dấu chỉ hy vọng’ giữa đại dịch

Cảnh Giáng sinh của Vatican sẽ là ‘một dấu chỉ hy vọng’ giữa đại dịch

Cảnh Giáng sinh của Vatican sẽ là ‘một dấu chỉ hy vọng’ giữa đại dịch
Một chi tiết trong cảnh Hang đá Giáng sinh kỷ niệm của Castelli. Credit: YouTube.

Hannah Brockhaus

Vatican City, 3 tháng Mười Một, 2020 / 12:00 pm MT (CNA). - Vatican đã công bố chi tiết về phiên bản dựng cảnh Giáng sinh năm 2020 trong Quảng trường Thánh Phêrô, ngụ ý là một dấu chỉ của hy vọng và niềm tin trong thời điểm bùng phát coronavirus.

Thông cáo báo chí từ Chính quyền Thành phố Vatican cho biết: “Thậm chí còn hơn thường lệ, năm nay việc thiết lập không gian truyền thống dành riêng cho Giáng sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô nhằm mục đích trở thành dấu chỉ của hy vọng và niềm tin cho toàn thế giới.”

Thông cáo cho biết cảnh Giáng sinh “muốn bày tỏ sự chắc chắn rằng Chúa Giêsu đến giữa dân Người để giải thoát và an ủi họ, một thông điệp quan trọng trong thời điểm khó khăn này do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe COVID-19”.

Nghi thức khai mạc cảnh hang đá Chúa Giáng sinh và thắp sáng cây thông Noel sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng Mười Hai. Cả hai sẽ được trưng bày cho đến ngày 10 tháng Một năm 2021, Lễ Chúa chịu Phép Rửa.

Cây thông năm nay được dâng cúng bởi thành phố Kočevje thuộc vùng đông nam Slovenia là loại cây Picea abies, hay còn gọi là vân sam Na Uy, cao gần 92 bộ (hơn 28 mét).

Cảnh Chúa Giáng sinh năm 2020 sẽ là “cảnh hang đá Chúa Giáng sinh kỷ niệm của Castelli,” gồm các bức tượng bằng gốm lớn hơn kích thước người thật do các thầy cô giáo và cựu sinh viên của một viện nghệ thuật ở vùng Abruzzo của Ý thực hiện.

Thông cáo báo chí của Vatican cho biết bộ hang đá, được làm vào những năm 1960 và 1970, “không chỉ đại diện cho một biểu tượng văn hóa của toàn vùng Abruzzo, mà còn được coi là tượng trưng của nghệ thuật đương đại có nguồn gốc từ quá trình chế biến gốm sứ castellana truyền thống”.

Chỉ có một số tác phẩm trong bộ hang đá gồm 54 món dễ vỡ sẽ được trưng bày tại Quảng trường Thánh Phêrô. Bộ cảnh hang đá sẽ bao gồm Đức Mẹ, Thánh Giuse, Chúa Hài Đồng Giêsu, ba vị Đạo sĩ, và một Thiên thần có vị trí ở “phía trên Thánh gia ngụ ý tượng trưng cho sự bảo vệ Đấng Cứu chuộc, Đức Mẹ và Thánh Giuse,” vị toàn quyền cho biết.

Trong những năm gần đây, cảnh Chúa giáng sinh của Vatican đã được dựng bằng các loại vật liệu khác nhau, từ các hình tượng truyền thống của người Naples đến cát.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu truyền thống trưng bày cây thông Giáng sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô năm 1982.

Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư về ý nghĩa và tầm quan trọng của cảnh Chúa Giáng sinh, kêu gọi rằng “dấu chỉ tuyệt vời” này cần được trưng bày rộng rãi hơn trong các gia đình và những nơi công cộng trên khắp thế giới.

“Hình ảnh đẹp mê hồn của cảnh Giáng sinh, vô cùng thân thương với những người Kitô hữu, không ngừng khơi dậy sự ngạc nhiên và kinh ngạc. Việc mô tả sự giáng trần của Chúa Giêsu chính là một lời loan báo đơn sơ và hân hoan về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong tông thư “Admirabile signum”, nghĩa là “Một dấu chỉ tuyệt vời” bằng tiếng Latinh.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/11/2020]


Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ cầu cho các Linh hồn tại Nghĩa trang Teutonic của Vatican

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ cầu cho các Linh hồn tại Nghĩa trang Teutonic của Vatican

© Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ cầu cho các Linh hồn tại Nghĩa trang Teutonic của Vatican

‘Hy vọng là một ơn nhưng không mà chúng ta không bao giờ xứng đáng: nó được trao ban, nó được trao ban. Đó là ân huệ'

02 tháng Mười Một, 2020 18:38

JIM FAIR


Ngày 2 tháng Mười Một năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ cầu cho các Linh hồn tại nhà nguyện trong Nghĩa trang Teutonic của Vatican. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện trong nghĩa trang.

Trong bài giảng “ứng khẩu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến ơn hy vọng dành cho mọi người. Ngài nói rằng chắc chắn Chúa Giêsu trao ban niềm hy vọng.

Đức Thánh Cha nói, “Sự chắc chắn này là một ơn của Chúa vì chúng ta không bao giờ có thể có được hy vọng bằng sức lực của chính mình. Chúng ta phải xin ơn đó. Hy vọng là một ơn nhưng không mà chúng ta không bao giờ xứng đáng: nó được trao ban, nó được trao ban. Đó là ân huệ”.

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ cầu cho các Linh hồn tại Nghĩa trang Teutonic của Vatican

Dưới đây là bài giảng của Đức Thánh Cha, văn bản của Vatican (ND: bản tiếng Anh):

Ông Gióp bị đánh bại, gần như đã kết thúc sự tồn tại của mình vì căn bệnh, với làn da bị bong tróc, hầu như đã chết, gần như không còn da thịt, nhưng ông Gióp có một sự chắc chắn và ông nói về nó: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất!” (Gióp 19:25). Ngay trong thời điểm ông Gióp suy sụp, suy sụp nhất, suy sụp nhất, thì chính cái ôm của ánh sáng và hơi ấm đã bảo đảm cho ông. Tôi sẽ được gặp Đấng Cứu độ; tôi sẽ nhìn thấy Ngài bằng đôi mắt này, “Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ” (Gióp 19:27).

Sự chắc chắn này, trên thực tế vào thời điểm gần như cuối cùng của cuộc đời, là niềm hy vọng của người Kitô hữu. Niềm hy vọng là một món quà: chúng ta không thể có nó. Đó là một ơn mà chúng ta phải cầu xin: “Lạy Chúa, xin ban cho con niềm hy vọng.” Có rất nhiều điều kinh khủng dẫn đưa chúng ta đến tuyệt vọng, để tin rằng mọi thứ cuối cùng sẽ bị đánh bại, rằng sau khi chết sẽ chẳng còn gì. . . Và giọng nói của Gióp vang lên, vang lên: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất! [...] Chính tôi sẽ được nhìn ngắm Người, với đôi mắt này.

Thánh Phaolô đã nói với chúng ta “Trông cậy như thế không làm thất vọng” (Rm 5: 5). Hy vọng thúc đẩy chúng ta và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Tôi không nhìn thấy gì xa hơn, nhưng niềm hy vọng là món quà của Chúa kéo chúng ta hướng tới sự sống, hướng tới niềm vui vĩnh cửu. Hy vọng là cái neo mà chúng ta có ở phía bên kia và chúng ta tự mình cố gắng, bám chặt lấy sợi dây neo (xem Dt 6: 18-20). “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và tôi sẽ được nhìn ngắm Người.” Và chúng ta phải lặp lại điều này trong những khi vui và trong những lúc tồi tệ, trong những thời khắc của cái chết, chúng ta hãy nói lên điều đó.


Sự chắc chắn này là một ơn của Chúa vì chúng ta không bao giờ có thể có được hy vọng bằng sức lực của chính mình. Chúng ta phải xin ơn đó. Hy vọng là một ơn nhưng không mà chúng ta không bao giờ xứng đáng: nó được trao ban, nó được trao ban. Đó là ân huệ

Và rồi, Chúa khẳng định điều này, cậy trông như vậy sẽ không làm thất vọng. “Tất cả những gì Cha ban cho tôi sẽ đến với tôi” (x. Ga 6:37). Đây là cùng đích của hy vọng: được đến với Chúa Giêsu, “và kẻ đến với tôi, tôi sẽ không đuổi đi. Vì ta từ Trời xuống, không phải để làm theo ý mình, nhưng là ý muốn của Đấng đã sai ta” (Ga 37-38). Chúa đón chúng ta ở đó, tại vị trí của cái neo. Sống cậy trông là sống như vậy: níu chặt lấy, với sợi dây trong tay, thật vững chắc, biết rằng sợi dây ở đó. Và sợi dây này không làm bạn thất vọng, nó không làm bạn thất vọng.

Hôm nay, nghĩ đến nhiều anh chị em đã ra đi, thật tốt cho chúng ta khi nhìn vào các nghĩa trang và rồi ngước nhìn lên. Và lặp lại như ông Gióp: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và tôi sẽ nhìn thấy Ngài bằng đôi mắt này. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, không phải người xa lạ. Và đây là sức mạnh mà sự cậy trông mang lại cho chúng ta, món quà nhưng không này là nhân đức cậy trông. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/11/2020]