Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Những vị thánh với tính cách nhút nhát

Những vị thánh với tính cách nhút nhát


Những vị thánh với tính cách nhút nhát

Public Domain

Meg Hunter-Kilmer

03/07/21


Không cá tính nào có góc khuất trong sự thánh thiện. Người hướng nội cũng được gọi nên thánh!

Những câu chuyện về các vị thánh rao giảng phúc âm ở các góc phố, giúp những kẻ tội phạm cứng đầu ăn năn trở lại, và đi khắp thế giới để rao truyền danh thánh Chúa Giêsu có thể khiến người có tính cách rụt rè giữa chúng ta cho rằng sự nên thánh đòi hỏi một cá tính hướng ngoại. Mặt khác, những người ba hoa có thể đọc thấy những câu chuyện về sự hiền lành và kiên nhẫn đáng kính phục và tin rằng chỉ có người hiền lành mới được phong thánh. Ma quỷ thường thuyết phục chúng ta rằng bất kể tính cách của chúng ta như thế nào, chúng ta không thể nên thánh. Nhưng không có kiểu tính cách nào thiên về sự nên thánh nhiều hơn những tính cách khác. Nếu sự nhút nhát của bạn đã từng khiến bạn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên cạnh những vị thánh có tính cách hướng ngoại như Thánh Philip Neri và Thánh Phanxicô Xaviê, hãy nghe câu chuyện của những vị thánh dưới đây, những người mà sự thánh thiện đồng nghĩa với sự nhút nhát, e dè và thậm chí là bẽn lẽn — và nhận ra rằng Chúa đã khiến họ theo con đường đó theo chủ đích.

Thánh Frances thành Rôma (1384-1440) là một người vợ và người mẹ thuộc giới quý tộc Ý đã khao khát cuộc sống tu trì khi còn là một thiếu nữ — chỉ để tránh sự giao tiếp xã hội liên tục theo lẽ thường của một phụ nữ quý tộc. Tính cách Frances quá hướng nội đến mức những trách nhiệm xã hội đã từng khiến thánh nữ suy nhược thần kinh. Chỉ sau khi chấp nhận số mệnh của cuộc sống, thánh nữ mới được chữa lành. Bị đưa trở lại thế giới của những buổi dạ tiệc và những tiếng gọi xã hội, một lần nữa Frances có thể lại bị quá sức chịu đựng, nhưng thánh nữ phát hiện ra người chị dâu là Vanozza cũng khao khát có được sự thinh lặng và cầu nguyện. Cả hai bắt đầu cùng nhau làm việc, giúp đỡ nhau trong công việc hàng ngày để mỗi người có thể tĩnh tâm trong thinh lặng thường xuyên hơn, tạo nên một tu viện nhỏ trong chính ngôi nhà của họ. Khoảng thời gian thinh lặng hàng ngày đã tiếp thêm sức cho thánh nữ trong cuộc sống xã hội thượng lưu và phát triển về sau.

Chân phước Maria Cristina Savoy (1812-1836) là công chúa của vùng Sardinia và cuối cùng trở thành nữ hoàng của Naples, mặc dù ngài muốn bước vào đời sống tu trì hơn. Maria Cristina rất xinh đẹp, nhưng ngài quá nhút nhát đến mức cảm thấy không thoải mái trong triều đình. Tuy nhiên, chân phước rất được người dân yêu quý, họ biết ơn vì những hành động bác ái cao cả của ngài, và vì ảnh hưởng của chân phước đối với một vị vua không quá quan tâm đến người nghèo. Maria Cristina qua đời vì biến chứng sau khi sinh con chỉ 4 năm sau kết hôn.

Thánh Magdalena Son So-byok (1800-1840) mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và được bà ngoại (nội) nuôi dưỡng, khiến thánh nữ trở nên khá nhút nhát và thận trọng giữa những người mới. Vì vậy, Magdalena không gặp bất kỳ người Kitô hữu nào khi còn nhỏ (mặc dù cha mẹ của thánh nữ từng là người Kitô hữu). Cuối cùng, thánh nữ được biết Chúa Giêsu và kết hôn với Thánh Peter Choe Chang-hub. Là một người nội trợ dịu dàng với tài may vá, thêu thùa, Magdalena sớm lên chức mẹ. Người con gái đầu lòng của thánh nữ rất khỏe mạnh, nhưng 9 người con tiếp theo của thánh nữ đều chết trong tuổi thơ ấu. Magdalena kiên cường giữa tất cả những đau khổ này và cuối cùng tử vì đạo cùng với chồng, con gái và con rể của ngài.

Chân phước Dina Bélanger (1897-1929) là một nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc, và nhà thần bí người Canada, từng học tại một nhạc viện ở Thành phố New York trước khi trở thành Nữ tu và giáo viên âm nhạc. Mặc dù chân phước khiến khán giả khâm phục tài năng của mình, nhưng Dina không có hứng thú đặc biệt với những sự tán thưởng đó. Chân phước thích ở một mình hơn, mặc dù chị rất thích có sự bầu bạn của hai người bạn thân. Không có gì tiếc nuối khi chân phước đã bỏ lại sau lưng cuộc sống hào nhoáng của mình để trở thành một Nữ tu. Qua tất cả những điều này, Dina cũng nhận được các thị kiến thần bí, điều mà chị trải nghiệm cho đến cuối đời khi mới 32 tuổi.

Chân phước Mario Borzaga (1932-1960) là một linh mục truyền giáo người Ý tại Lào. Bị rào cản do không nói được ngôn ngữ địa phương, Cha Mario tiếp tục làm việc với các giáo lý viên địa phương để họ rao giảng. Nhưng sự khó khăn của ngài đối với tiếng Lào không đơn giản là vấn đề thuộc trí óc — ngài quá nhút nhát để thử, để viết, “Thánh giá của tôi là sự nhút nhát khiến tôi không thể phát âm một từ nào trong tiếng Lào.” Trong nỗi thất vọng này, ngài thấy mình được kết hợp với Thập giá của Chúa Giêsu, cuộc đấu tranh với tính rụt rè của ngài lại trở thành cơ hội của ân sủng. Cha Mario tiếp tục phục vụ người dân Lào cho đến khi ngài chịu tử đạo cùng với Chân phước Paul Thoj Xyooj bởi quân cộng sản nổi dậy.

Thánh Oscar Romero (1917-1980) là một giám mục người Salvador, người gần như vô cùng nhút nhát và ham đọc sách. Ngài cũng bị bệnh OCD (ND: obsessive compulsive disorder: rối loạn ám ảnh cưỡng chế), có thể đã làm xấu đi các cuộc đấu tranh xã hội của ngài. Chính tính cách có vẻ yếu ớt này đã tiến cử ngài với chính quyền lạm quyền vào thời điểm đó; họ yêu cầu vị linh mục nhút nhát đó được phong tổng giám mục của họ, tin chắc rằng ngài sẽ không gây rắc rối gì cho họ. Họ đã đúng — cho đến khi ngài Romero cầu nguyện trước thi hài của người bạn là Đấng Đáng kính Rutilio Grande, khi đó ngài xác định rằng ngài không thể quay lưng lại với những ngược đãi của chính phủ. Mặc dù đã tránh sự chú ý (và hầu hết các cuộc đối đầu) trong suốt 60 năm, Đức Tổng Giám mục Romero đã được biến đổi. Ngài tiếp tục là một người ăn nói nhẹ nhàng, nhưng bây giờ ngài đã trở nên can đảm và thậm chí nói tiên tri. Cuối cùng ngài đã bị sát hại khi đang cử hành thánh lễ.

Thánh Dulce Pontes (1914-1992) là một nữ tu người Brazil, người được đề cử giải Nobel vì công cuộc của thánh nữ với người nghèo. Mặc dù thánh nữ là một sức mạnh “đáng nể”, chiến đấu cho quyền lợi của những người bị áp bức ngay cả khi nó đồng nghĩa với việc phải đối mặt với giới giàu có và quyền lực, nhưng Sơ Dulce thật sự khá nhút nhát. Và mặc dù người ta thường nhìn thấy thánh nữ cõng người bệnh trên lưng, nhưng Sơ Dulce lại mắc một chứng bệnh khiến phổi của Sơ chỉ hoạt động được 30% công suất. Nhưng thánh nữ không cho phép tính dè dặt bẩm sinh hay khuyết tật cản trở công việc của mình, và việc đó cuối cùng đã thay đổi bộ mặt của các dịch vụ xã hội trên khắp Brazil.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/7/2021]


Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết


“Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô

Thứ Năm, 1 tháng Bảy, 2021

____________________________



Anh chị em thân mến,

Hôm nay, chúng ta họp nhau để cầu nguyện và suy ngẫm, được thúc đẩy bởi mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi đối với Li Băng – một đất nước rất gần gũi với con tim của tôi và là nơi tôi muốn đến thăm – khi chúng ta nhìn thấy nó rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tôi vô cùng biết ơn tất cả quý vị tham dự đã sẵn sàng nhận lời mời và sự chia sẻ huynh đệ của quý vị. Nhờ lời cầu nguyện của Dân Thánh Chúa, khi đứng trước hoàn cảnh đen tối này, chúng ta, với tư cách là các mục tử, cùng nhau tìm sự soi dẫn bởi ánh sáng của Thiên Chúa. Và dưới ánh sáng Thiên Chúa, chúng ta đã nhìn thấy sự thiếu rõ ràng của chính bản thân: những sai lầm chúng ta đã mắc phải khi không kiên trì làm chứng cho Tin Mừng, và trên hết là những cơ hội mà chúng ta đã bỏ lỡ trên con đường dẫn đến tình huynh đệ, sự hòa giải và hiệp nhất trọn vẹn. Vì tất cả những điều này, chúng ta cầu xin sự tha thứ, và với tấm lòng ăn năn, chúng ta dâng lời cầu xin: “Lạy Chúa, xin dủ lòng thương xót” (Mt 15:22).

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Đây là lời khẩn cầu của người phụ nữ ở vùng Tia và Xiđôn, trong cơn đau khổ đã nài nỉ Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi” (câu 25). Ngày nay, lời khẩn xin của bà đã trở thành lời cầu xin của một dân tộc, những người dân Li Băng bị vỡ mộng và kiệt sức đang rất cần có sự chắc chắn, niềm hy vọng và hòa bình. Với lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đã tìm sự đồng hành bằng lời cầu xin này. Chúng ta đừng nản chí, chúng ta đừng mệt mỏi trong việc dâng lời cầu xin lên nước trời cho nền hòa bình mà những người nam và nữ thấy rất khó xây dựng trên miền đất này. Chúng ta hãy kiên trì dâng lời cầu nguyện này cho Trung Đông, và cho đất nước Li Băng thân yêu, một kho tàng của văn minh và tinh thần đã tỏa sáng sự khôn ngoan và văn hóa qua nhiều thế kỷ và làm chứng cho một kinh nghiệm duy nhất của sự chung sống hòa bình. Li Băng không thể trở thành con mồi cho diễn biến của các biến cố, hoặc những kẻ theo đuổi lợi ích vô đạo đức của mình. Đó là một quốc gia nhỏ bé nhưng vĩ đại, nhưng hơn thế nữa, nó là một thông điệp phổ quát về hòa bình và tình huynh đệ phát sinh từ Trung Đông.

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Một câu trong Kinh thánh vang lên giữa chúng ta hôm nay, như để đáp lại lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta. Bằng một vài lời ngắn gọn, Đức Chúa tuyên bố rằng Ngài có ‘kế hoạch thịnh vượng chứ không phải tai ương’’(Gr 29:11). Những kế hoạch thịnh vượng chứ không phải tai ương. Trong những thời điểm rất xấu này, chúng ta muốn khẳng định bằng tất cả sức mạnh của mình rằng Li Băng là một dự án hòa bình, và phải mãi luôn là một dự án hòa bình. Ơn gọi của nó là trở thành một vùng đất khoan dung và đa nguyên, một ốc đảo của tình huynh đệ, nơi các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau gặp gỡ, nơi các cộng đồng khác nhau cùng chung sống, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân của họ. Ở đây tôi muốn nhắc lại điều quan trọng là “những người nắm giữ quyền lực cuối cùng phải dứt khoát chọn mục tiêu làm việc vì hòa bình thật sự chứ không vì lợi ích của riêng mình. Hãy chấm dứt tình trạng một số ít người kiếm lợi từ những đau khổ của nhiều người! Đừng để những sự thật một nửa tiếp tục làm chán nản lòng khát vọng của người dân!” (Diễn từ tại buổi Kết thúc Đối thoại, Bari, ngày 7 tháng Bảy năm 2018). Hãy ngừng sử dụng Li Băng và Trung Đông cho các lợi ích và lợi nhuận bên ngoài! Người dân Li Băng phải được trao cơ hội để trở thành những kiến trúc sư của một tương lai tốt đẹp hơn trên đất nước của họ, mà không có sự can thiệp quá mức.

Kế hoạch hòa bình chứ không phải tai ương. Thưa anh chị em Li Băng thân mến, ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất trong các thế kỷ qua, anh chị em vẫn luôn thể hiện bản thân bằng sự tháo vát và cần cù của mình. Biểu tượng cho đất nước của anh chị em là những cây tuyết tùng cao vút gợi lên những kho tàng thịnh vượng của một lịch sử độc đáo. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng những cành lớn chỉ có thể phát triển từ những rễ đâm sâu. Ước mong rằng anh chị em được truyền cảm hứng từ mẫu gương của những người đi trước, họ nhìn thấy sự đa dạng không phải là những trở ngại mà là cơ hội, và từ đó có thể xây dựng nền tảng chung. Hãy cắm rễ của anh chị em sâu vào trong những giấc mơ hòa bình của họ. Trong những tháng gần đây, chưa bao giờ chúng ta nhận thức sâu sắc rằng chúng ta không thể cứu thoát riêng bản thân mình hoặc thờ ơ trước các vấn đề của tha nhân. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả anh chị em. Người công dân: đừng nản lòng, đừng mất lòng tin, hãy tìm trong cội nguồn lịch sử của anh chị em niềm hy vọng về một mùa trổ hoa mới. Các nhà lãnh đạo chính trị: tùy theo trách nhiệm của mình, ước mong quý vị tìm ra những giải pháp cấp bách và lâu dài cho cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị hiện tại, lưu ý rằng không thể có hòa bình nếu không có công lý. Người Li Băng thân yêu sống tản mác bên ngoài: hãy sử dụng những nguồn năng lượng và nguồn lực tốt nhất để phục vụ quê hương của anh chị em. Các thành viên của cộng đồng quốc tế: thông qua các nỗ lực chung, có thể tạo ra những điều kiện để đất nước sẽ không bị sụp đổ mà bắt tay vào con đường phục hồi. Điều này sẽ có lợi cho tất cả mọi người.

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Kế hoạch hòa bình chứ không phải tai ương. Là những người Kitô hữu, hôm nay chúng ta nhắc lại cam kết của mình để cùng nhau xây dựng một tương lai. Vì tương lai của chúng ta sẽ chỉ có hòa bình nếu nó được chia sẻ. Mối tương quan của con người không thể dựa trên việc theo đuổi những lợi ích đảng phái, đặc quyền và lợi thế. Không, tầm nhìn của Kitô giáo về xã hội phát xuất từ các Mối phúc; nó được sinh ra bởi lòng từ bi và thương xót, và nó truyền cảm hứng cho chúng ta để bắt chước cách hành động của Đức Chúa trong thế giới này, vì Ngài là một người cha mong muốn con cái mình được sống trong hòa bình. Người Kitô hữu chúng ta được kêu gọi trở thành những người gieo hòa bình và xây dựng tình huynh đệ, không nuôi dưỡng những mối hận thù và nuối tiếc của quá khứ, không trốn tránh trách nhiệm của hiện tại, nhưng thay vào đó nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta một con đường duy nhất: con đường hòa bình. Vì thế, chúng ta hãy bảo đảm với các anh chị em Hồi giáo và những người thuộc các tôn giáo khác, về sự cởi mở và sẵn sàng hợp tác cùng nhau trong việc xây dựng tình huynh đệ và thúc đẩy hòa bình. Vì “hòa bình không kêu gọi người chiến thắng hay kẻ thua cuộc, mà kêu gọi những người anh em chị em, những người đang trên hành trình đi từ xung đột đến sự hiệp nhất, bất kể những hiểu lầm và tổn thương trong quá khứ,” (Diễn từ, Gặp gỡ Liên tôn, Đồng bằng Ur, 6 tháng Ba, 2021). Tôi hy vọng rằng ngày này sẽ được tiếp nối bằng những sáng kiến ​​cụ thể dưới góc độ đối thoại, nỗ lực giáo dục, và tình liên đới.

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc ngày cầu nguyện đại kết “Đức Chúa có kế hoạch hòa bình. Cùng nhau vì Li Băng”

Kế hoạch hòa bình chứ không phải tai ương. Hôm nay chúng ta hãy lấy những lời đầy hy vọng của thi sĩ Gibran cho riêng mình: bên kia bức màn của đêm đen, có một ánh bình minh đang chờ đợi chúng ta. Một số thanh thiếu niên vừa trao cho chúng ta những ngọn đèn thắp sáng. Người trẻ chính là những ngọn đèn cháy sáng vào giờ đen tối của ông. Khuôn mặt của họ phản ánh niềm hy vọng cho tương lai. Ước mong tiếng nói của họ được lắng nghe và chú ý, vì sự tái sinh của đất nước phụ thuộc vào họ. Ước mong tất cả chúng ta học cách nhìn vào những hy vọng và ước mơ của những người trẻ trước khi đưa ra những quyết định quan trọng. Chúng ta cũng hãy nhìn đến những trẻ nhỏ: ước mong đôi mắt của các bé, rực sáng nhưng lại đẫm lệ, chất vấn lương tâm của chúng ta và hướng dẫn các quyết định của chúng ta. Vẫn còn những ánh sáng khác đang tỏa sáng ở phía chân trời: đó là những phụ nữ. Chúng ta nghĩ đến người Mẹ của tất cả chúng ta, Đấng từ trên núi Harissa, nhìn ra hướng về những người đến đất nước này từ Địa Trung Hải. Đôi tay của Mẹ dang rộng hướng về biển và hướng về Beirut, để ôm lấy niềm hy vọng của tất cả mọi người. Phụ nữ sinh ra sự sống và niềm hy vọng cho tất cả mọi người. Cầu mong họ được tôn trọng, được đánh giá đúng và được hòa nhập vào các tiến trình ra quyết định ở Li Băng. Chúng ta cũng hãy nhìn đến người cao tuổi; họ là nguồn cội của chúng ta.Chúng ta hãy nhìn vào họ và lắng nghe họ. Ước mong họ cho chúng ta ý thức về lịch sử, về nền tảng của đất nước, để tiếp tục phát triển. Họ khao khát ước mơ một lần nữa: ước mong chúng ta biết lắng nghe tiếng nói của họ, để những giấc mơ của họ có thể trở thành lời tiên tri trong chúng ta.

Để một lần nữa diễn giải ý của nhà thơ, chúng ta phải nhận thức rằng không có cách nào khác để tiến đến với bình minh ngoài cách vượt qua đêm đen. Và trong màn đêm của cuộc khủng hoảng, tất cả chúng ta cần phải đoàn kết. Cùng nhau, thông qua đối thoại chân thành và những ý định trong sáng, chúng ta có thể mang ánh sáng đến cho những nơi có bóng tối. Chúng ta hãy phó dâng mọi nỗ lực và sự cam kết cho Chúa Kitô, vị Hoàng tử Hòa bình, để như lời chúng ta đã cầu nguyện, “nhờ những tia sáng không bị che khuất của lòng thương xót của Người, bóng tối sẽ vụt tắt, sự âm u sẽ tan biến, những bóng tối phủ vây sẽ bị xua tan và màn đêm sẽ xa dần” (xem Thánh Grêgôriô Narek, Sách Ai ca, 41). Thưa anh chị em, cầu mong cho đêm đen của xung đột sẽ lùi xa trước một bình minh hy vọng mới. Cầu mong những sự thù địch sẽ chấm dứt, những bất đồng sẽ tan biến và Li Băng một lần nữa tỏa rạng ánh sáng hòa bình.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/7/2021]