Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico: Hãy sống tốt mỗi ngày

Đức Thánh Cha Phanxico: Hãy sống tốt mỗi ngày

Đức Thánh Cha Phanxico: Hãy sống tốt mỗi ngày
Thánh Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta 12-01-2017
12/01/2017 14:38
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico dâng Thánh Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta sáng thứ Năm. Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha chia sẻ suy tư về những cơ hội độc nhất và không bao giờ lặp lại mỗi ngày giúp lớn lên trong đức tin và sự yêu mến Thiên Chúa.

Ngày chúng ta đón nhận tình yêu của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxico lấy tiêu điểm chính cho suy tư của ngài là Thánh Vịnh 95, trong đó tác giả Thư gửi người Do Thái chiếm trọn chương 3, một phần trong đó được đọc trong Thánh Lễ. Chỉ có “một ‘ngày hôm nay’, trong đời sống của chúng ta – chỉ một ngày cụ thể, thật sự. Cám dỗ của chúng ta và của tất cả mọi người là nói rằng: “Được, ngày mai tôi sẽ làm,” mặc dù đây là một cám dỗ của một “sẽ không có ngày mai,” như Chúa Giê-su nói trong dụ ngôn mười người trinh nữ – mười cô khờ dại không mang theo dầu với đèn của họ, rồi cửa khóa khi họ đi mua dầu về. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến dụ ngôn người đàn ông gõ cửa và nói với Thiên Chúa, “Tôi đã cùng ăn với ngài, tôi đã cùng ở với ngài,” rồi nghe thấy Người trả lời, “Ta không biết ngươi, ngươi đã đến trễ.”
“Tôi nói điều này không phải để dọa cho anh chị em sợ, nhưng đơn giản chỉ muốn nói rằng sự sống của chúng ta là hôm nay: bây giờ hoặc chẳng bao giờ. Tôi nghĩ đến chuyện này: ngày mai sẽ là sự vĩnh hằng không bao giờ tàn, cùng với Thiên Chúa muôn đời – nếu cho đến hôm nay tôi vẫn sống tốt; và câu hỏi mà tôi đặt ra cho anh chị em cũng giống như như câu của Chúa Thánh Thần đang hỏi tất cả chúng ta, ‘Tôi phải sống ngày hôm nay thế nào?’”

Hãy để tâm hồn chúng ta mở rộng với Thiên Chúa
Từ ngữ thứ hai được lặp lại trong bài đọc là “tâm hồn”. Vì với tâm hồn “chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa” và rất nhiều lần Chúa Giê-su đã quở trách người ta rằng họ có “tâm hồn chậm chạp,” kém trí hiểu. Do đó lời kêu gọi không nhằm để làm gánh nặng cho tâm hồn như để tự hỏi xem nó “có đức tin” không hay đang “bị lừa gạt bởi tội lỗi.”
“‘Ngày hôm nay’ được thể hiện trong tâm hồn chúng ta. Tâm hồn chúng ta có mở rộng ra trước Thiên Chúa không? Với tôi nó luôn luôn đánh động tôi khi tôi tìm thấy một người lớn tuổi – thường là các linh mục hay nữ tu – nói với tôi, ‘Cha ơi, xin cầu nguyện cho con được ơn bền đỗ đến cuối cùng’ – ‘Nhưng, người đã sống rất tốt suốt cuộc đời rồi, tất cả mọi ngày của ‘ngày hôm nay’ của người đều là phục vụ Thiên Chúa, người vẫn còn sợ à?’ ‘Không, không, cuộc sống của con vẫn chưa tàn: con vẫn muốn sống nó một cách trọn vẹn, con cầu xin rằng một ngày đến luôn trọn vẹn, trọn vẹn, với một tâm hồn mạnh mẽ trong đức tin, và không bị tàn phá vì tội lỗi, thói xấu, hay hư đốn.’”

Tự hỏi về ngày của chúng ta và tâm hồn của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục thúc giục các tín hữu hiện diện – và tất cả chúng ta – tự hỏi chúng ta về thời gian và tâm hồn của chúng ta. Hôm nay là “ngày trọn vẹn” nhưng “chúng ta sẽ không lặp lại được” bất kỳ một ngày nào. Mọi ngày trôi qua cho đến khi Thiên Chúa nói “đủ rồi.”
“Hôm nay không lặp lại: đây là cuộc sống. Và tâm hồn, tâm hồn mở rộng, mở rộng ra với Thiên Chúa, đừng đóng cửa, đừng trở nên chai cứng, đừng chai lỳ, đừng mất đức tin, đừng chối bỏ đức tin, đừng bị tội lỗi đánh lừa. Thiên Chúa đã gặp quá nhiều người như vậy, họ đóng cửa tâm hồn: các luật sĩ, tất cả những người này đã bách hại Người, đem Người ra tra khảo để kết án Người – và cuối cùng họ đã tìm cách thực hiện điều đó. Chúng ta về nhà và chỉ cần nhớ hai câu này: ‘Ngày hôm nay’ của tôi thế nào? Mặt trời có thể lặn hôm nay, hôm nay hay nhiều ngày sau. Nhưng anh chị em thế nào, ngày hôm nay của tôi thế nào, trước mặt Thiên Chúa? Và tâm hồn của tôi thế nào? Nó có rộng mở không? Nó có vững vàng trong đức tin không? Nó có được dẫn dắt bởi đức tin không? Với hai câu hỏi này chúng ta cầu xin Thiên Chúa ân sủng mà mỗi người chúng ta cần.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/01/2017]



Đại sứ Úc ca tụng những câu nói của Đức Thánh Cha về hòa bình, di cư

Đại sứ Úc ca tụng những câu nói của Đức Thánh Cha về hòa bình, di cư

Australia's ambassador to the Holy See, Melissa Hitchman, reflects on Pope Francis' words to the diplomatic corps on Monday January 9th - RV
Đại sứ của Úc tại Tóa Thánh, bà Melissa Hitchman, phản reflects on Pope Francis' words to the diplomatic corps on Monday January 9th - RV
11/01/2017 16:24
(Vatican Radio) Đại sứ Úc tại Tòa Thánh nói chính phủ của bà đang trong “tâm thế lắng nghe” và rất sẵn sàng hợp tác gần gũi với Vatican về các vấn đề như giảm trừ quân bị, chống nạn buôn người, hoặc nâng cao sức khỏe trẻ em và sinh sản.
Bà Đại sứ Melissa Hitchman, trình ủy nhiệm thư hồi tháng Chín, chia sẻ phản ứng của bà về diễn từ thường niên của Đức Thánh Cha hôm thứ Hai trước những nhà ngoại giao tại Tòa Thánh.
Bà nói quốc gia của bà sẽ chào đón những lời của Đức Thánh Cha về hòa bình, an ninh và di cư toàn cầu, đồng thời tìm đến những lời khuyên chuyên môn về vấn đề đang thách thức tại khu vực Thái Bình Dương.
Bà Đại sứ Hitchman khởi đầu bằng nhận xét về “một sự kết hợp rất ăn ý” với các diễn từ của những giáo hoàng trước, cũng như thông điệp gần đây kỷ niệm 50 năm Ngày Hòa Bình Thế Giới. Bà nói thêm rằng hòa bình và an ninh là “nhiệm vụ cốt lõi cho chính phủ Úc,” trên nền tảng cả song phương và đa phương, vì vậy trọng tâm Đức Giáo hoàng nhắm  đến là một quan tâm đặc biệt, nhất là những câu nói của ngài về sự cần thiết cho các nhà lãnh đạo và “những hạt mầm cần quan tâm” cả ở Châu Âu và vươn xa hơn nữa.

Những con đường đến hòa bình
Bà đại sứ nói rằng Đức Thánh Cha đã làm một “sự đóng góp quan trọng” bằng việc nói lên những điều “các nhà lãnh đạo toàn cầu khác không thể.” Bà nói rằng theo các thuật ngữ để đạt được những mục tiêu hòa bình và an ninh, có “nhiều con đường khác nhau” ở tầm mức quốc tế, quốc gia và khu vực, và chính phủ của bà sẵn sàng làm việc chung ở các nền tảng cơ sở, song phương và đa phương.

Chống lại chủ nghĩa khủng bố
Bình luận về những điều Đức Thánh Cha nói về việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, bà nhắc lại rằng nước Úc có cảm nhận ngay lập tức và vì thế hiểu được nỗi đau của những người ở Châu Âu đã bị ảnh hưởng trong năm qua. Bà lưu ý rằng trong diễn từ năm 2016, Đức Thánh Cha đề cập đến 4 quốc gia bị khủng bố trong khi năm nay ngài nói đến 14 nước.

Hợp tác với các nhà lãnh đạo tôn giáo
Bà Đại sứ Hitchman nói rằng chính phủ của bà làm việc với các nhà lãnh đạo tôn giáo ở cấp độ đa phương tại Geneva và New York, cũng như tại các sự kiện như Diễn Đàn Davos, Đức Thánh Cha sẽ gửi các đại diện đến diễn đàn vào cuối tháng này, và buổi họp Quỹ Toàn Cầu diễn ra tại Roma cuối tuần này. Vượt ra ngoài mức độ chính phủ-với-chính phủ, bà nói rằng nước Úc có nhiều quan tâm và hợp tác ở cấp độ hai và cấp độ ba với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong các lãnh vực giáo dục và các chiến lược về sức khỏe, cũng như tôn trọng trọn vẹn sự tự do tôn giáo.

Sự đón chào tôn trọng người di dư
Được hỏi về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho một “sự đón chào tôn trọng” dành cho người di cư, bà Đại sứ chỉ ra hoạt động gần đây của chính phủ Úc tìm kiếm nơi tái định cư cho người tị nạn bị giữ trong những trại trên bờ biển, trong đó có một thỏa thuận rằng các nhà lãnh đạo của đất nước hy vọng sẽ “tiếp tục duy trì với chính phủ Mỹ” về việc tái định cư ở Hoa Kỳ hoặc một quốc gia nào khác.

Cân bằng quyền và trách nhiệm
Bà nói bà tin rằng những lời của Đức Thánh Cha “sẽ được chào đón trong chính phủ Úc” mà bà nói là thúc đẩy một “chính sách biên giới mạnh mẽ,” nhưng cũng là “một chương trình nhân đạo rất mạnh và một chương trình tái định cư lớn cho người tị nạn, cả hai hoạt động song song.” Bà lưu ý rằng “sự tiếp cận đa sắc thái hơn” của Đức Thánh Cha làm cân bằng “những trách nhiệm cũng như quyền của người di cư, và sự quan tâm của ngài về khả năng của các quốc gia tiếp nhận người tị nạn.

Những lãnh vực cùng quan tâm
Bà đại sứ Hitchman nhấn mạnh đến những lãnh vực cùng quan tâm giữa nước Úc và Tòa Thánh, trong đó có nỗ lực chống buôn người, giảm trừ quân bị, là lĩnh vực  Úc có “sự chuyên môn cao” và về sức khỏe trẻ em và sinh sản. Bà nói, Úc đang “trong tâm thế lắng nghe” và sẵn sàng hợp tác gần gũi để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cộng tác với Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican.”

‘Giá trị cộng” của Úc
Bà nói quốc gia của bà đặc biệt sẵn sàng thêm “giá trị cộng” bằng cách cung cấp sự cố vấn và sự hợp tác nhắm mục tiêu vào những vùng như Thái Bình Dương nơi Tòa Thánh không có nhiều đại diện ngoại giao cấp độ cao.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/01/2017]



Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn

Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn

(Phần 1)

Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha bắt tay với một Đại sứ tại Tòa Thánh. - REUTERS
09/01/2017 11:20
(Vatican Radio) Pope Francis Hôm thứ Hai Đức Thánh Cha đã thỉnh cầu tất cả các giới chức tôn giáo cùng tham gia “tái khẳng định một cách dứt khoát rằng người ta không được giết người nhân danh Thiên Chúa,” ngài nói thế giới đang “đối mặt với sự sát nhân điên rồ lạm dụng danh Thiên Chúa để gieo rắc cái chết, trong một cuộc chơi giành sự thống trị và quyền lực.”
Đức Thánh Cha đọc diễn từ thường niên trước Ngoại Giao Đoàn đại diện các quốc gia tại Tòa Thánh. “Chủ nghĩa khủng bố theo trào lưu chính thống là hậu quả của một vực sâu nghèo nàn tinh thần, và thường cũng có mối quan hệ với sự nghèo nàn rất lớn trong xã hội xã hội,” – Đức Thánh Cha nói – “Nó chỉ có thể bị đánh bại bằng sự đóng góp chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị.”
Nhấp vào đây để đọc báo cáo của chúng tôi về diễn từ của Đức Thánh Cha.


Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ngoại Giao Đoàn đại diện các quốc gia tại Tòa Thánh
*********************************************************
DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO
GỬI CÁC THÀNH VIÊN CỦA NGOẠI GIAO ĐOÀN
Thứ Hai, 9 tháng Một 2017
Kính thưa các vị Đại sứ,
Thưa quý vị,
Tôi xin gửi lời chào thân ái. Tôi xin cảm ơn sự hiện diện của quý vị với con số đông như hôm nay tại buổi họp mặt truyền thống này, nó cho phép chúng ta trao cho nhau những lời chào thăm và chúc mừng một năm mới bắt đầu sẽ đem đến cho mọi người thời gian của niềm vui, của sự thịnh vượng và hòa bình. Tôi đặc biệt tri ân Ngài Trưởng Ngoại Giao Đoàn, ngài Armindo Fernandes do Espírito Santo Vieira, Đại sứ Angola, về những lời chào trịnh trọng của ngài thay mặt toàn thể Ngoại Giao Đoàn đại diện cho các quốc gia tại Tòa Thánh, gần đây con số đã lớn hơn sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Hồi giáo Mauritania một tháng trước. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân nhiều ngài Đại sứ thường trú tại Roma, con số này đã tăng lên trong năm, và những vị Đại sứ không thường trú, mà sự hiện diện của các vị tại đây hôm nay là một dấu chỉ rõ ràng về những mối dây thắt chặt tình bằng hữu liên kết các dân tộc với Tòa Thánh. Đồng thời, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến ngài Đại sứ Malaysia về sự qua đời của người tiền nhiệm là ngài Dato’ Mohd Zulkephli Bin Mohd Noor, ngài đã qua đời tháng Hai năm ngoái.
Trong năm qua, mối quan hệ giữa các quốc gia và Tòa Thánh được củng cố thêm, nhờ vào những cuộc thăm viếng của nhiều Nguyên thủ Chính phủ và Quốc gia, kết hợp với nhiều sự kiện của Năm Thánh Đặc Biệt Lòng Thương Xót vừa bế mạc. Cũng thế, nhiều Hiệp ước song phương đã được ký và thông qua, cả hai đều mang đặc tính chung nhằm công nhận tính pháp lý của Giáo hội, với nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, , Benin và Đông Timor, và những Hiệp định có tính đặc biệt hơn, Avenant ký với nước Pháp, Hiệp định về các vấn đề tài chính với nước Cộng hòa Ý, vừa được áp dụng thi hành, Giác thư Hiểu biết lẫn nhau giữa Quốc Vụ Khanh và Chính phủ các Tiểu Vương Quốc Ả-rập. Ngoài ra, trong bối cảnh cam kết của Tòa Thánh với những nghĩa vụ phải thực hiện bởi những Hiệp ước đã kể trên, Hiệp định Toàn diện với Nhà nước Palestine, có hiệu lực một năm trước, đã được thực thi đầy đủ.
Thưa các ngài Đại sứ,
Một thế kỷ trước, chúng ta ở giữa cuộc Đại Chiến Thế Giới Thứ Nhất. Một “cuộc tàn sát vô nghĩa,[1] trong đó những chiến thuật mới gieo rắc cái chết và đau thương không tả xiết cho người dân thường không có khả năng bảo vệ. Năm 1917, sự khủng hoảng đã thay đổi ở mức độ rất sâu, bắt đầu gia tăng mạnh theo tỷ lệ toàn cầu, khi những chính thể chuyên chế trong suốt một thời gian dài là nguyên nhân của những chia rẽ cay đắng, bắt đầu xuất hiện ở chân trời. Một trăm năm sau, người ta có thể nói rằng nhiều vùng trên thế giới đã được hưởng những khoảng thời gian hòa bình dài lâu, tạo cơ hội thuận tiện cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng chưa từng có trước đây. Đối với nhiều người hôm nay, hòa bình được xem như là một sự phúc lành đương nhiên, với tất cả mọi người đạt được một quyền gì đó dường như không có gì phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, với rất nhiều người khác, hòa bình chỉ là một ước mơ xa vời. Hàng triệu người vẫn còn phải sống trong lòng những cuộc xung đột vô nghĩa. Thậm chí ở những nơi đã từng được xem là an toàn, một cảm giác hãi hùng được cảm nhận ở khắp nơi. Chúng ta thường xuyên bị ngập chìm bởi những hình ảnh của chết chóc, bởi sự đau đớn của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội, những người đang cầu xin sự trợ giúp và an ủi, bởi nỗi đau thương của những người khóc than trước sự mất mát của một người thân vì lòng thù hận và bạo lực, và bởi thảm kịch của những người tị nạn chạy trốn chiến tranh và những người di cư chịu những cái chết thương tâm.
Vì lý do này, tôi muốn dành buổi họp hôm nay cho chủ đề về an ninh và hòa bình. Trong không khí lo ngại chung của hôm nay cho hiện tại, và sự bấp bênh và khắc khoải lo lắng cho tương lai, tôi cảm thất vô cùng cần thiết phải nói đến một từ ngữ là sự hy vọng, nó cũng vạch ra một con đường để bước theo.
Vài ngày trước, chúng ta kỷ niệm Ngày Thế Giới Hòa Bình Thứ Năm Mươi, được khởi xướng bởi Đấng tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Phaolo VI, “như một hy vọng và một triển vọng, ngay đầu niên lịch nó dự liệu và miêu tả hành trình của đời sống con người đến một lúc nào đó, thì sự cân bằng về công bình và thiện ích có thể vượt trội hơn sự phát triển của những biến cố xảy ra”.[2]  Với người Ki-tô hữu, hòa bình là một ân ban của Thiên Chúa, được công bố trong bài ca bởi các Thiên Thần khi Đức Ki-tô hạ sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14).  Hòa bình là một sự rất tốt đẹp, “là kết quả của trật tự đúng đắn của mọi việc” mà Thiên Chúa đã đầu tư vào xã hội loài người;[3] nó hơn cả “sự vắng bóng của chiến tranh”.[4]  Nó cũng không phải là “sự duy trì cân bằng quyền lực giữa các lực lượng đối kháng nhau”.[5]  Hơn thế, nó đòi buộc sự cam kết của những người thiện chí “đang khát khao một thời đại công bình hoàn hảo hơn.”[6]

(Xin quý vị đọc tiếp phần 2 trong bài đăng ngày mai)

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/01/2017]
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoànĐức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn