Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Hãy cứu lấy “lá phổi của thế giới,” các giám mục Mỹ Latinh thúc giục khi những đám cháy rừng Amazon hoành hành

Hãy cứu lấy “lá phổi của thế giới,” các giám mục Mỹ Latinh thúc giục khi những đám cháy rừng Amazon hoành hành

Hãy cứu lấy “lá phổi của thế giới,” các giám mục Mỹ Latinh thúc giục khi những đám cháy rừng Amazon hoành hành
HO | AFP

23 tháng Tám, 2019

Các vị chức sắc Công giáo kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp cứu rừng nhiệt đới Amazon

Khi các đám cháy tiếp tục lan rộng sự tàn phá rừng nhiệt đới Amazon, các giám mục Công giáo Châu Mỹ Latinh đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp cứu lấy “lá phổi của thế giới.”

Trong lá thư với tiêu đề” Chúng tôi lên tiếng cho Amazon,” các nhà lãnh đạo của CELAM, cơ quan hợp tác của các hội đồng giám mục Mỹ Latinh, nhấn mạnh rằng các đám cháy rừng phải là điều quan tâm của toàn thế giới.

Lời kêu gọi nhấn mạnh đến “tính nghiêm trọng của thảm kịch, vì ảnh hưởng của nó không đơn thuần thuộc địa phương, hay vùng miền, nhưng trên mức độ toàn hành tinh.” Theo tường thuật Tablet dẫn lời của các giám mục:

“Amazonia là một khu vực rất phong phú về hệ sinh thái, nó là sự đa sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, một tấm gương phản ánh của nhân loại, mà để bảo vệ sự sống đã lên tiếng kêu gọi những thay đổi về cấu trúc và cá nhân của mọi con người, nhà nước, và Giáo hội. Tình hình hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi của Giáo hội ở Amazon vì nó liên quan đến Giáo hội hoàn vũ và tương lai của toàn bộ hành tinh … Những gì xảy ra ở Amazon không đơn thuần là vấn đề địa phương, nhưng tiến đến mức độ toàn cầu. Nếu Amazon đau khổ, toàn thế giới sẽ đau khổ.”

Theo tường thuật của CNN, các tổ chức và những nhà nghiên cứu về môi trường đang quy thảm họa này do những hành động của các người kiểm lâm và những người đốn gỗ cố tình đốt rừng để dọn quang đất.

“Phần lớn những đám cháy này do con người đốt,” theo ông Christian Poirier cho biết, ông là giám đốc chương trình của tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch, cũng theo báo cáo của CNN.

Theo các nhà hoạt động về môi trường hậu quả dẫn đến có thể là những tác động vĩnh viễn đối với hành tinh của chúng ta. Được biết rừng nhiệt đới Amazon sản xuất 20% lượng khí ôxi, và sự mất mát này sẽ làm gia tăng lượng carbon và góp phần làm biến đổi khí hậu.

Lời kêu gọi của các giám mục được ký bởi Chủ tịch CELAM là Đức Tổng Giám mục Miguel Cabral, Tổng Giám mục Trujillo, Peru, và hai phó Chủ tịch, Hồng y Odilo Scherer, Tổng Giám mục São Paulo, Brazil, và Hồng y Leopoldo José Brenes, Tổng Giám mục Managua, Nicaragua.

Thảm họa này xảy ra trước Thượng Hội đồng về Amazon vào Tháng Mười của Đức Thánh Cha Phanxico ít tháng, như các giám mục nhấn mạnh trong thư:

“Những hy vọng đặt vào thượng hội đồng về Amazon của Đức Thánh Cha Phanxico bây giờ bị lu mờ trước nỗi đau của thảm kịch thuộc tự nhiên này. Chúng tôi bày tỏ sự gần gũi với những anh chị em các dân tộc bản địa sống trong vùng đất thân yêu này, và cùng chung tiếng nói với những tiếng nói của họ để kêu gọi tình đoàn kết của thế giới và thúc giục sự quan tâm nhằm chặn đứng sự tàn phá này.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2019]


Bạn có biết, Thư viện Vatican đã được kỹ thuật số hóa và có sẵn trên mạng

Bạn có biết, Thư viện Vatican đã được kỹ thuật số hóa và có sẵn trên mạng

Bạn có biết, Thư viện Vatican đã được kỹ thuật số hóa và có sẵn trên mạng

17 tháng Tám, 2019

75.000 sách viết tay, 85.000 bản sách cổ và hơn một triệu cuốn sách đã và đang dần dần được đăng trên web.

Thư viện Tông đồ của Vatican, thường được biết đến với tên viết tắt là “VAT,” chính thức được thành lập năm 1475, mặc dù thật sự thì nó cổ xưa hơn rất nhiều.

Đúng vào năm 1451 khi Đức Giáo hoàng Nicholas V, chính ngài là người nổi tiếng say mê sưu tầm sách, cố gắng tái thành lập Roma trở thành một trung tâm học thuật mang tầm quan trọng toàn cầu, đã xây dựng một thư viện khá khiêm tốn với hơn 1.200 cuốn sách, gồm cả bộ sưu tập của riêng ngài bằng tiếng Hy lạp và Roma cổ và một loạt các văn bản mua từ Constantinople.

Bạn có biết, Thư viện Vatican đã được kỹ thuật số hóa và có sẵn trên mạng
Thư viện Tông đồ Vatican gần đây thông báo rằng thư viện đã hoàn tất việc kỹ thuật số hóa một văn bản viết tay khoảng 1600 năm tuổi, trong đó có chứa những đoạn văn bản sử thi được đặt viết bởi Hoàng đế Augustus trong thế kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng sinh.

Ngày nay, Thư viện Vatican có gia tài vào khoảng 75.000 sách viết tay, 85.000 bản sách cổ (chẳng hạn, những phiên bản được phát hành trong khoảng thời gian giữa khi phát minh máy in và thế kỷ 16), với tổng số hơn một triệu cuốn sách.

Hiện nay tất cả gia tài này đang được đăng tải trên mạng, nhờ quy trình chụp rất cẩn thận. Dần dần từng chút từng chút một. Bạn có thể tìm kiếm trong thư viện này, mở ra cho tất cả mọi người có truy cập internet, và tải xuống các bản sao bằng cách nhấp vào đây.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/8/2019]