Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Thư của Đức Thánh Cha Gửi Giới Trẻ Nhân Dịp Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 18

Thư của Đức Thánh Cha Gửi Giới Trẻ Nhân Dịp Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 18

‘Ngay cả khi cuộc hành trình không chắc chắn và các con vấp ngã, Thiên Chúa giàu lòng thương xót sẽ giang tay nâng chúng con dậy.’
13 tháng 1, 2017
Thư của Đức Thánh Cha Gửi Giới Trẻ Nhân Dịp Giới Thiệu Tài Liệu Chuẩn Bị Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 18
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp Thư của Đức Thánh Cha Phanxico gửi giới trẻ nhân dịp giới thiệu tài liệu chuẩn bị cho Đại Hội Đồng XV của Thượng Hội Đồng Giám mục. Thư được Vatican phát hành sáng nay:
***
Các bạn trẻ thân yêu của cha,
Cha rất vui được thông báo rằng vào tháng 10 năm 2018 một Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ diễn ra nói về chủ đề: “Giới trẻ, Đức Tin và Nhận Thức Ơn Kêu Gọi.” Cha muốn chúng con là trung tâm của mọi sự chú ý, vì chúng con luôn ở trong tim cha. Hôm nay, tài liệu chuẩn bị đã được giới thiệu, một tài liệu cha trao phó cho chúng con như là “la bàn” trên hành trình thượng hội đồng này.
Cha được nhắc nhớ lời Thiên Chúa nói với ông Abraham: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi.” (St 12.1). Bây giờ những lời này cũng được gửi tới chúng con. Đó là những lời của một người Cha mời gọi chúng con “lên đường,” khởi hành hướng về một tương lai vẫn chưa rõ ràng nhưng là một hành trình chắc chắn dẫn đến sự hoàn thiện, một tương lai mà chính Người sẽ đồng hành cùng chúng con. Cha mời gọi chúng con hãy lắng nghe tiếng của Thiên Chúa vang vọng trong tim qua hơi thở của Chúa Thánh Thần.
Khi Thiên Chúa nói với ông Abraham, “Hãy đi!”, ý Thiên Chúa muốn nói gì? Chắc chắn Người không  nói về việc tách rời ông khỏi gia đình hay từ bỏ trần gian này. Abraham đón nhận một lời mời gọi đầy thuyết phục, một thách thức, từ bỏ mọi sự và đi đến một vùng đất mới. Đâu là “vùng đất mới” cho chúng ta hôm nay, nếu nó không phải là một xã hội công bằng và thân thiện hơn mà chúng con, những người trẻ, vô cùng khao khát và ước mong xây dựng cho đến tận cùng thế giới?
Nhưng không may, hôm nay, “Hãy đi!” cũng mang một ý nghĩa khác, cụ thể là, lạm dụng quyền lực, bất công và chiến tranh. Rất nhiều người trong số chúng con đang là chủ thể cho sự đe dọa thực sự của bạo lực và bị bắt buộc phải chạy trốn khỏi mảnh đất quê hương. Tiếng khóc của các bạn đó đã lên tới Chúa, giống như tiếng khóc của Israel, khi người dân bị lưu đày nô lệ và áp bức bởi Pha-ra-ông (Xh 2:23).
Cha cũng nhắc cho chúng con nhớ lại lời mà Chúa Giê-su có lần nói với các môn đệ hỏi Ngài: “Thưa thầy [...] thầy ở đâu?” Ngài trả lời, “Hãy đến mà xem” (Ga 1:38). Chúa Giê-su đang nhìn chúng con và mời gọi chúng con đi với Ngài. Các bạn trẻ thân yêu, chúng con có chú ý đến cái nhìn này về phía chúng con không? Chúng con có nghe thấy tiếng nói này không? Chúng con có cảm thấy sự thôi thúc thực hiện hành trình này không? Cha chắc chắn rằng bất kể những ồn ào và quay cuồng dường như vô tận trên thế giới này, tiếng gọi này vẫn tiếp tục vang dội lên trong tim của chúng con để mở nó ra trước niềm vui của sự viên mãn. Điều này sẽ có thể đạt đến mức độ, với những hướng dẫn chuyên môn, các con sẽ học biết cách nhận lấy một hành trình nhận thức để khám phá chương trình của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng con. Ngay cả khi cuộc hành trình không chắc chắn và các con vấp ngã, Thiên Chúa giàu lòng thương xót sẽ giang tay nâng chúng con dậy.
Ở Krakow, trong lễ khai mạc ngày cuối cùng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cha đã hỏi chúng con nhiều lần: “Chúng ta có thể thay đổi được mọi việc không?” Và chúng con đã hô vang: “Có!” Tiếng hô đó xuất phát từ trong những con tim trẻ trung và đầy sức sống của chúng con, nó không chịu thỏa hiệp với bất công và không thể cúi đầu trước một “văn hóa loại trừ” và cũng không đầu hàng trước sự toàn cầu hóa tính thờ ơ. Hãy lắng nghe tiếng kêu gióng lên từ tận sâu thẳm tâm hồn chúng con! Ngay cả khi chúng con cảm thấy, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a, sự thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ, Thiên Chúa vẫn khuyến khích chúng con đến những nơi Người muốn chúng con đến: “Đừng sợ, [...], vì ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Giê-rê-mi-a 1:8).
Chúng con có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bằng những nỗ lực, những khát khao thay đổi và sự quảng đại của chúng con. Đừng e sợ khi lắng nghe tiếng Thần Khí Đấng gợi lên những lựa chọn; đừng trì hoãn khi lương tâm chúng con yêu cầu chúng con bước vào cuộc phiêu lưu đi theo chân Thầy. Giáo Hội cũng mong muốn lắng nghe tiếng nói của chúng con, tính nhạy bén và đức tin của chúng con; ngay cả những hoài nghi và sự phê phán của chúng con. Hãy làm cho tiếng nói của chúng con được nghe thấy, hãy để tiếng nói của chúng con vang lên trong những cộng đoàn và hãy làm cho nó đến được với những vị mục tử tâm hồn. Thánh Benedict thúc giục các viện phụ phải cố vấn, thậm chí các bạn trẻ, trước bất kỳ một quyết định quan trọng nào, vì “Thiên Chúa thường mặc khải cho những người bé nhỏ những điều tốt đẹp nhất.” (Luật Thánh Benedict, III, 3).
Vấn đề là như vậy, ngay cả trong hành trình của Thượng Hội Đồng này. Các Đức Giám mục huynh đệ của cha muốn “góp phần tạo niềm vui cho chúng con” (2 Cor 1:24). Cha phó thác chúng con cho Mẹ Maria Nazareth, một cô gái cũng đồng tuổi như chúng con để Mẹ dẫn dắt chúng con và hướng dẫn chúng con tiến đến với niềm vui trọn vẹn và quảng đại đáp lại lời gọi của Thiên Chúa bằng câu: “Này con đây” (Lc 1:38).
Trong tình yêu thương của người cha,
PHANXICO
Viết tại Vatican, 13 tháng Một 2017
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/01/2017]



Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas

Pope Francis and Palestinian president Mahmoud Abbas.  - EPA
Đức Thánh Cha Phanxico và Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas. - EPA
14/01/2017 13:30
(Vatican Radio) Sáng thứ Bảy Đức Thánh Cha tiếp ông Mahmoud Abbas, Tổng thống Palestine tại Vatican. Sau buổi tiếp kiến, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh phát hành bản tin sau đây:
Sáng nay Đức Thánh Cha Phanxico tiếp kiến Ngài Mahmoud Abbas, Tổng thống Nhà nước Palestine, sau đó ông gặp gỡ Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng có mặt tại buổi tiếp kiến là Đức Tổng Giám Mục Phaolo Richard Gallagher, Bộ trưởng Phân Bộ Ngoại Giao.
Trong buổi thảo luận thân mật, các bên gợi lên những quan hệ tốt đẹp đang có giữa Tòa Thánh và Palestine, được chứng thực bằng Hiệp Ước Toàn Cầu 2015, trong đó đánh giá những khía cạnh đặc biệt của đời sống và hoạt động của Giáo hội trong xã hội Palestine. Trong bối cảnh này, những đề cập nhắc đến sự đóng góp quan trọng của người Công giáo làm thăng tiến nhân phẩm và hỗ trợ cho những người thiếu thốn, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và cứu trợ.
Trọng tâm sau đó được chuyển sang tiến trình hòa bình ở Trung Đông, và cả hai bên cùng bày tỏ hy vọng rằng những cuộc đàm phán trực tiếp giữa các Bên liên quan có thể được nối lại để đặt một dấu chấm hết cho bạo lực đã gây ra những đau khổ không thể chấp nhận được cho dân thường, và tìm ra một giải pháp công bình và lâu dài. Tiến đến mục tiêu này, cả hai bên hy vọng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, những biện pháp có thể được đưa ra gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau và góp phần xây dựng một môi trường cho phép những quyết định can đảm được thực hiện vì mục tiêu hòa bình. Trọng tâm được đặt vào tầm quan trọng của việc bảo vệ sự thánh thiêng của những Vùng Đất Thánh cho các tín hữu cho cả ba vùng thuộc tổ phụ Abraham. Cuối cùng, trọng tâm đề cập đến những cuộc xung đột đang ảnh hưởng trong vùng.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/01/2017]
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas



Đại sứ Ireland bình luận những câu nói của Đức Thánh Cha về hòa bình và hy vọng

Đại sứ Ireland bình luận những câu nói của Đức Thánh Cha về hòa bình và hy vọng

Irish Ambassador to the Holy See, Emma Madigan presenting her letters of credentials to Pope Francis in Sept 2014 - OSS_ROM
Đại sứ Ireland tại Tòa Thánh, bà Emma Madigan trình ủy nhiệm thư cho Đức Thánh Cha Phanxico tháng Chín 2014 - OSS_ROM
13/01/2017 16:05
(Vatican Radio) Đại sứ Ireland tại Tòa Thánh nói rằng diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước Ngoại giao đoàn hôm thứ Hai được xem như một lời nhắc nhở rằng chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến xây dựng hòa bình.
Bà Đại sứ Emma Madigan, đưa ra nhận xét về diễn từ thường niên của Đức Thánh Cha nói rằng bài diễn từ đưa ra một thông điệp hy vọng cho dù một năm qua đã chứng kiến những xung đột và tấn công khủng bố trên khắp thế giới.
Bà Đại sứ Madigan là đại diện của Ireland tại Vatican từ tháng Chín năm 2014 nói rằng, “có lẽ đây là một thời điểm đầy lo lắng sống trong thế giới hôm nay mà lại có được một người như Đức Thánh Cha, một giới chức về đạo đức, một nhà lãnh đạo đạo đức rất rõ ràng về vấn đề này và nói rằng… chúng ta muốn hòa bình và chúng ta muốn tiếp tục phấn đấu vì hòa bình; tôi nghĩ đó là điều rất quan trọng.”

Hy vọng trong trong những khoảng thời gian bất ổn
Nói về khía cạnh hy vọng trong bài diễn từ, bà Đại sứ nhắc lại một chủ điểm then chốt Đức Thánh Cha Phanxico trình bày, đó là sự hỗ trợ nhân đạo. Bà nói đây là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Ireland, bà nói thêm, “nó nhắc lại những yếu tố căn bản của việc xây dựng hòa bình toàn vẹn; trao lại cho con người phẩm giá của họ trong những hoàn cảnh khẩn cấp, trong tình hình khủng hoảng. Đó là điều rất quan trọng đối với chúng tôi qua chương trình cứu trợ nước ngoài của chúng tôi.”

Di cư và chào đón
Về vấn đề di cư, là một chủ đề quan trọng khác trong diễn từ thường niên của Đức Thánh Cha, bà Đại sứ Madigan nói, “cũng như những quốc gia chào đón khác, những gì chúng tôi đã và đang cố gắng làm là một đường hướng cân bằng tạo ra một môi trường chào đón cho những ai đang phải chạy trốn tình hình khủng hoảng… đồng thời cân bằng theo hướng giải pháp lâu dài…”

Họp Mặt các Gia Đình Thế Giới
Năm 2018, thủ đô Dublin của Ireland sẽ đóng vai trò chủ nhà cho buổi Họp mặt các Gia Đình Thế Giới, và hướng về sự kiện này bà Đại sứ nói rằng “Đức Thánh Cha đã xác định ý muốn của ngài với ông Taoiseach (Thủ Tướng Ireland) rằng ngài sẽ thăm Ireland năm 2018. Bà nói rằng hiện đang có một ý thức thực sự về gia đình ở Ireland, “đó là điều chúng tôi rất tự hào, vì gia đình vẫn còn giữ một vai trò rất đặc biệt trong xã hội.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/01/2017]



Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn

Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn


(Phần Cuối)

Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha bắt tay với một Đại sứ tại Tòa Thánh. - REUTERS
09/01/2017 11:20
(Vatican Radio) Pope Francis Hôm thứ Hai Đức Thánh Cha đã thỉnh cầu tất cả các giới chức tôn giáo cùng tham gia “tái khẳng định một cách dứt khoát rằng người ta không được giết người nhân danh Thiên Chúa,” ngài nói thế giới đang “đối mặt với sự sát nhân điên rồ lạm dụng danh Thiên Chúa để gieo rắc cái chết, trong một cuộc chơi giành sự thống trị và quyền lực.”
******
Trong Sứ điệp Phát Triển các Dân Tộc (Populorum Progressio), được công bố 50 năm trước, Chân Phước Phaolo VI đã nói rõ tại sao những tình hình bất bình đẳng như vậy gây nên xung đột. Ngài nói, “sự tiến bộ dân sự và  phát triển kinh tế là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình,”[16] là vấn đề mà các nhà cầm quyền dân chung phải có trách nhiệm thúc đẩy và tăng cường bằng cách tạo ra những cơ hội làm việc, đặc biệt cho giới trẻ. Trong thế giới hôm nay, còn quá nhiều người, nhất là trẻ em, vẫn còn chịu đựng cảnh bần cùng theo từng vùng và sống trong những điều kiện mất an ninh lương thực – thực sự là nạn đói – vì những tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu bóc lột tham lam của một số ít người, và những lượng thực phẩm khổng lồ bị lãng phí mỗi ngày.
Trẻ em và giới trẻ là tương lai; vì các em mà chúng ta làm việc và xây dựng. Chúng ta không thể ích kỷ bỏ qua hay lãng quên các em. Như gần đây tôi đã viết trong một lá thư gửi toàn thể các giám, tôi xem việc bảo vệ trẻ em là một ưu tiên, tuổi thơ của các em thường bị xâm phạm bằng sự bóc lột, lao động lén lút và nô lệ, mại dâm hay lạm dụng của người lớn, tội phạm và buôn bán cái chết.[17]
Trong chuyến thăm của tôi đến Ba lan trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tôi đã gặp gỡ hàng ngàn bạn trẻ tràn đầy sức sống và nhiệt huyết. Tuy nhiên tôi cũng đã nhìn thấy sự đau đớn và chịu đựng trong rất nhiều em. Tôi nghĩ đến những bạn trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tàn bạo ở Syria, cướp mất những niềm vui của tuổi thơ và tuổi trẻ, chẳng hạn như cơ hội được chơi đùa và đi học. Tôi luôn nghĩ về họ và người dân Syria yêu quý. Tôi thỉnh cầu với cộng đồng quốc tế đưa ra mọi nỗ lực để thúc đẩy những đàm phán nghiêm túc cho sự chấm dứt xung đột, nó là thảm họa của con người. Mỗi bên đảng phái phải dành sự ưu tiên cho luật nhân đạo quốc tế, và bảo đảm cho sự bảo vệ người dân và hoạt động cứu trợ nhân đạo cần thiết cho dân chúng. Mong muốn chung của chúng ta là thỏa ước ngừng bắn được ký kết gần đây sẽ là dấu chỉ hy vọng cho toàn dân tộc Syria, đang quá cần đến nó.
Điều này cũng có nghĩa phải nỗ lực loại trừ việc buôn bán vũ khí đáng lên án và cuộc chạy đua không có điểm dừng trong việc chế tạo và lan rộng các loại vũ khí ngày càng tinh vi hơn. Thật đáng lo ngại là những cuộc thử nghiệm đang được thực hiện ở Bán đảo Triều Tiên, đang làm mất ổn định toàn bộ khu vực và làm gia tăng những nghi vấn đáng lo ngại cho toàn cộng đồng quốc tế về nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử mới. Những câu nói của Thánh Gioan XXIII trong Pacem in Terris vẫn tiếp tục làm vang lên sự thật: “Công lý, lý do chính đáng và sự công nhận nhân phẩm liên tục lên tiếng kêu đòi chấm dứt sự chạy đua vũ trang. Những kho dự trữ vũ khí đã và đang được xây dựng trong nhiều quốc gia khác nhau phải được đồng loạt giảm bớt bởi tất cả các bên có liên quan. Vũ khí nguyên tử phải bị cấm.”[18]  Theo quan điểm này, và trong tinh thần Hội Nghị Giảm Trừ Quân Bị sắp tới, Tòa Thánh tìm con đường thúc đẩy một nguyên tắc về hòa bình và an ninh vượt ngoài phạm vi của sự sợ hãi và “đóng cửa” điều có tác động rất mạnh đến tranh luận về vũ khí nguyên tử.
Cũng liên quan đến những loại vũ khí quy ước, chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng việc tiếp cận quá dễ dàng với các nguồn bán vũ khí, kể cả những loại vũ khí nhỏ, không chỉ làm gia tăng những sự xung đột khác nhau, nhưng cũng tạo ra một cảm giác bất an và sợ hãi lan rộng. Điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn trong những thời kỳ, như thời kỳ của chúng ta, có những bất an xã hội và những thay đổi lớn.
Một kẻ thù khác của hòa bình là hệ tư tưởng lợi dụng sự bất ổn xã hội để kích động sự khinh miệt và thù hận, và xem người khác như là kẻ thù cần phải loại trừ. Thật đáng buồn, những hệ tư tưởng mới liên tục xuất hiện ở chân trời của nhân loại. Dưới chiêu bài hứa hẹn những lợi ích khổng lồ, chúng để lại một lối mòn của sự bần cùng, chia rẽ, căng thẳng xã hội, đau khổ và, không phải không thường xuyên, là chết chóc. Ngược lại, hòa bình đạt được qua sự hiệp nhất. Nó tạo ra một lòng khao khát đối thoại và hợp tác bằng một khí cụ quan trọng là con đường ngoại giao. Lòng thương xót và sự hiệp nhất khơi gợi những nỗ lực đáng thuyết phục của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo ngăn chặn những xung đột và đồng hành với những tiến trình hòa bình, hòa giải và tìm kiếm những giải pháp đàm phán. Thật đáng khích lệ khi thấy một số trong những nỗ lực này gặp gỡ được thiện chí của nhiều người, những người ở mọi miền thế giới, đã và đang hoạt động một cách tích cực và rất hiệu quả cho hòa bình. Tôi nghĩ đến những nỗ lực đã được thực hiện trong hai năm qua cho việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Cuba và Hoa Kỳ. Tôi cũng nghĩ đến những cố gắng bền bỉ đã được thực hiện, cho dù gặp rất nhiều khó khăn, để chấm dứt những năm xung đột ở Colombia.
Sự tiếp cận đó nhằm mục tiêu cổ vũ cho sự tin tưởng giữa hai bên, hỗ trợ những tiến trình đối thoại và nhấn mạnh đến sự cần thiết có những hành động can đảm. Đây là điều vô cùng khẩn thiết cho nước Venezuela láng giềng, tại đây những hậu quả của sự khủng hoảng chính trị, xã hội và kinh tế từ lâu đã là gánh nặng đè lên vai người dân. Cả những miền khác trên thế giới cũng vậy, bắt đầu với Trung Đông, một sự tiếp cận tương tự cũng rất cần thiết, không chỉ nhằm mang đến sự kết thúc cho cuộc xung đột của Syria, nhưng còn là thúc đẩy sự hòa giải trọn vẹn cho các xã hội ở Iraq và Yemen. Tòa Thánh nhắc lại lời thỉnh cầu khẩn thiết cho việc tái lập đối thoại giữa người Israel và Palestine hướng đến một giải pháp ổn định và dài lâu để bảo đảm cho sự chung sống hòa bình của hai nhà nước trong phạm vi những biên giới được quốc tế công nhận. Không một cuộc xung đột nào có thể trở thành tập quán không thể phá vỡ. Người Israel và người Palestine cần hòa bình. Toàn bộ Trung Đông đang vô cùng cần hòa bình!
Tôi cũng bày tỏ hy vọng rằng sẽ có sự thực thi trọn vẹn những thỏa thuận nhằm lấy lại hòa bình ở Lybia, nơi bắt buộc phải hòa giải được những chia rẽ trong những năm gần đây. Vì thế tôi khuyến khích mọi nỗ lực trên tầm mức địa phương và quốc tế để lập lại sự chung sống hòa bình của người dân ở Sudan và Nam Sudan, và ở Cộng Hòa Trung Phi, tất cả đang bị xung đột vũ trang hoành hành, những vụ tàn sát và phá hủy, cũng như trong những quốc gia khác của Châu Phi được đánh dấu bởi những căng thẳng và sự bất ổn chính trị và xã hội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận được ký gần đây trong nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo giúp cho các nhà lãnh đạo chính trị có thể hoạt động kiên trì để theo đuổi sự hòa giải và đối thoại giữa tất cả các thành phần của xã hội dân sự. Tôi cũng nghĩ đến Myanmar, mong rằng những nỗ lực sẽ được thực thi để thúc đẩy sự chung sống hòa bình và, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cung cấp được sự trợ giúp cho những người quá thiếu thốn cùng cực.
Cả ở Châu Âu, nơi những căng thẳng đang hiện diện, hướng mở ra cho đối thoại là con đường duy nhất để bảo đảm an ninh và phát triển của đại lục. Do đó, tôi chúc mừng những sáng kiến thiên về tiến trình hợp nhất ở Cyprus, đây là nơi những đàm phán được nối lại hôm nay, và tôi bày tỏ hy vọng rằng ở Ukraine những giải pháp khả thi sẽ tiếp tục được theo đuổi với quyết tâm để thực thi trọn vẹn những cam kết đã được đồng ý bởi các bên liên quan, và trên hết và vô cùng cấp thiết cần phải có giải pháp cho tình hình nhân đạo, nó đang quá u ám.
Toàn Châu Âu đang trải qua một thời khắc quyết định trong lịch sử của mình, một thời khắc nó được kêu gọi để tái khám phá giá trị đúng của nó. Điều này đòi hỏi lấy lại được nguồn cội của nó để định hình cho tương lai của mình. Để đối lại với những chiều hướng chia rẽ, tất cả khẩn thiết hơn bao giờ hết phải cập nhật lại “tư tưởng của Châu Âu,” để khai sinh lài một chủ nghĩa nhân văn mới dựa trên khả năng hội nhập, đối thoại và xây dựng[19] là những điều đã làm cho “Đại Lục Già” trở nên vĩ đại. Tiến trình thống nhất Châu Âu, bắt đầu từ sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, phải tiếp tục là một cơ hội độc nhất cho sự ổn định, hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc. Nhân dịp này, tôi chỉ có thể tái khẳng định những quan tâm của Tòa Thánh cho Châu Âu và tương lai của đại lục, với ý thức rằng những giá trị đã là nguồn cảm hứng và nền tảng của công cuộc đó, mà năm nay chúng ta mừng kỷ niệm sáu mươi năm, là những giá trị chung cho toàn thể đại lục và vượt ra ngoài các đường biên giới của Liên Minh Châu Âu.
Kính thưa quý vị,
Xây dựng hòa bình cũng có nghĩa là hoạt động tích cực để chăm sóc tạo vật. Hiệp Định Paris về khí hậu, đã có hiệu lực gần đây, là một dấu hiệu quan trọng của cam kết chung để giữ lại một thế giới đẹp hơn và đáng sống hơn cho những thế hệ đến sau chúng ta. Hy vọng của tôi là những nỗ lực được đưa ra trong những thời gian gần đây để trả lời cho sự biến đổi khí hậu sẽ nhận được sự hợp tác ngày càng nhiều hơn về phía tất cả mọi quốc gia, vì trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta và chúng ta cần phải nhận ra rằng những lựa chọn của mỗi quốc gia đều có hậu quả cho tất cả.
Tuy nhiên, rõ ràng có những hiện tượng vượt ra ngoài khả năng của sự can thiệp của con người. Tôi muốn nói đến nhiều trận động đất đã đánh vào các vùng trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến những trận động đất ở Ecuador, Ý và Indonesia, đã làm chết rất nhiều nạn nhân và để lại nhiều người sống trong những điều kiện mất an toàn. Chính tôi đã đến thăm được một vài vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Trung Ý. Ngoài việc chứng kiến sự tàn phá tại một vùng đất giàu có về nghệ thuật và văn hóa, tôi chia sẻ nỗi đau của nhiều người, nhưng tôi cũng chứng kiến được lòng dũng cảm của họ và quyết tâm tái thiết lại những gì đã bị phá hủy. Tôi cầu xin rằng sự hiệp nhất đã liên kết người dân nước Ý thân yêu trong những ngày sau động đất sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho toàn thể dân tộc, đặc biệt trong thời khắc quan trọng của lịch sử của đất nước. Tòa Thánh và nước Ý đặc biệt rất gần gũi với nhau vì những lý do lịch sử, văn hóa và địa lý rõ ràng. Mối quan hệ được minh chứng trong Năm Thánh, và tôi xin cảm ơn tất cả các giới lãnh đạo vì sự giúp đỡ của họ trong việc tổ chức sự kiện này và bảo đảm an toàn cho những người hành hương từ trên khắp thế giới.
Kính thưa các ngài đại sứ,
Hòa bình là một ân ban, một thách thức và một cam kết. Nó là một ân ban vì nó tuôn đổ từ trái tim của Thiên Chúa. Nó là một thách thức vì nó là một sự tốt lành không bao giờ là đương nhiên phải có nhưng phải liên tục đạt đến. Nó là một cam kết vì nó đòi hỏi sự cố gắng nhiệt tâm của tất cả những người thiện chí đi tìm và xây dựng nó. Vì hòa bình đích thực chỉ có thể đến trên nền tảng tầm nhìn của con người đủ khả năng thúc đẩy một sự phát triển toàn diện tôn trọng phẩm giá siêu việt của họ. Như lời Chân Phước Phaolo VI nói, “phát triển là một cái tên mới cho hòa bình.”[20]
Đây là sự hy vọng trong lời cầu nguyện của tôi cho một  năm vừa mới bắt đầu: rằng các quốc gia và dân tộc có thể tìm được ngày càng nhiều những cơ hội để làm việc chung với nhau trong việc xây dựng hòa bình. Về phần mình, Tòa Thánh, và đặc biệt là Phủ Quốc Vụ Khanh, sẽ luôn luôn sẵn sàng cộng tác với những quốc gai cam kết chấm dứt những xung đột hiện tại và đưa ra những hỗ trợ và hy vọng cho tất cả những người đau khổ.
Trong Phụng vụ của Giáo hội, chúng ta chào nhau bằng câu: “Bình an ở cùng anh chị em.” Cùng với lời chào này, như một bảo đảm cho nhiều ơn lành từ Thiên Chúa, tôi xin gửi đến mỗi người trong quý vị, là những thành viên đáng kính của Ngoại Giao Đoàn, xin gửi tới gia đình và đất nước của quý vị đại diện, những lời chúc tốt đẹp chân thành của tôi cho Năm Mới.
Xin cảm ơn quý vị.


[1] BENEDICT XV, Letter to the Leaders of the Peoples at War (1 August 1917): AAS 9 (1917), 421.
[2] Message for the Celebration of the First World Day of Peace (1 January 1968).
[3] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution Gaudium et Spes (7 December 1965), 78.
[4] Ibid.
[5] Ibid.
[6] Ibid.
[7] Address at the World Day of Prayer for Peace, Assisi, 20 September 2016.
[8] Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 78.
[9] Cf. ibid.
[10] Ibid., 83.
[11] Cf. Ps 85:11 and Is 32:17.
[12] Message for the Thirty-fifth World Day of Peace: There is no Peace without Justice, There is no Justice without Forgiveness (1 January 2002), 3.
[13] Apostolic Letter Misericordia et Misera (20 November 2016), 18.
[14] Ibid., 20.
[15] JOHN XXIII, Encyclical Letter Pacem in Terris (11 April 1963), 25.
[16] Encyclical Letter Populorum Progressio (26 March 1967), 83.
[17] Cf. Letter to Bishops on the Feast of the Holy Innocents, 28 December 2016.
[18] Encyclical Letter Pacem in Terris, 112.
[19] Cf. Address at the Conferral of the Charlemagne Prize, 6 May 2016.
[20] Cf. Encyclical Letter Populorum Progressio, 87.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/01/2017]

Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoànĐức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn
Đức Thánh Cha Phanxico: diễn từ Năm Mới trước Ngoại giao đoàn