Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy ‘Cảnh giác’ tránh xa ‘những tên quỷ có giáo dục’

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy ‘Cảnh giác’ tránh xa ‘những tên quỷ có giáo dục’

Đức Thánh Cha: Bài Giáo lý 12 trong loạt bài về sự phân định và cảnh giác

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy ‘Cảnh giác’ tránh xa ‘những tên quỷ có giáo dục’

General Audience 14 december 2022 © Vatican Media


*******

Buổi Tiếp Kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9:00 sáng tại Khán phòng Phaolô VI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha, tiếp tục loạt bài giáo lý về Phân định, tập trung suy niệm về chủ đề: “Sự Cảnh giác” (Bài đọc: Mt 12:43-45).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa thánh.

______________________________________________

Giáo Lý về sự Phân Định. 12. Cảnh giác

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bây giờ chúng ta đang bước vào giai đoạn cuối của hành trình giáo lý về sự phân định. Chúng ta bắt đầu từ gương mẫu của Thánh Ignatio thành Loyola; sau đó chúng ta xem xét các yếu tố của sự phân định, cụ thể là cầu nguyện, hiểu biết bản thân, ước muốn và “quyển sách cuộc đời”; chúng ta tập trung vào sự sầu muộnan ủi, những điều tạo nên “chất liệu” của nó; và sau đó chúng ta tiến đến khẳng định sự chọn lựa.

Cha cho rằng cần phải đưa vào điểm này lời nhắc nhở về một thái độ cần thiết để tất cả công việc đã được thực hiện để phân định điều tốt nhất và việc đưa ra quyết định tốt không bị bỏ lỡ, và đó là thái độ cảnh giác. Chúng ta đã bàn về phân định, an ủi và sầu muồn; chúng ta đã chọn một điều gì đó… mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng bây giờ, cảnh giác: thái độ cảnh giác. Bởi vì trên thực tế có rủi ro, và đó là “kẻ phá đám”, tức là Tà thần, có thể phá hỏng mọi thứ, khiến chúng ta quay lại từ đầu trong một tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn. Và điều này xảy ra, vì thế chúng ta phải chú ý và cảnh giác. Đây là lý do tại sao không thể thiếu sự cảnh giác. Do đó, hôm nay có vẻ thích hợp để nhấn mạnh về thái độ này, điều mà tất cả chúng ta cần để tiến trình phân định thành công và duy trì như vậy.

Quả thật, trong lời rao giảng, Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều rằng người môn đệ tốt phải luôn cảnh giác, không ngủ mê, không để mình trở nên quá tự mãn khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng luôn cảnh giác và sẵn sàng thi hành bổn phận của mình.

Chẳng hạn, trong Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ” (12:35-37).

Hãy tỉnh thức để bảo vệ tâm hồn của chúng ta và để hiểu những gì đang xảy ra bên trong nó.

Đây là tâm trạng của những người Kitô hữu đang chờ đợi lần đến sau cùng của Chúa; nhưng cũng có thể hiểu đó là thái độ bình thường cần có cho cách cư xử trong cuộc sống, để những lựa chọn tốt của chúng ta, đôi khi được thực hiện sau khi cố gắng phân định, có thể tiến hành một cách kiên trì và nhất quán, và đơm hoa kết trái.

Nếu thiếu cảnh giác, như chúng ta đã nói, có nguy cơ rất cao là tất cả sẽ bị mất. Đó không phải là mối nguy hiểm của trật tự tâm lý, không, mà là của trật tự thiêng liêng, một cạm bẫy thực sự của ác thần. Thật vậy, hắn chờ đợi đúng vào thời điểm mà chúng ta quá tự tin về bản thân, và đây là mối nguy hiểm: “Nhưng tôi hoàn toàn tự tin về mình, tôi đã chiến thắng, bây giờ tôi ổn…” – đây là thời điểm hắn chờ đợi, khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, khi mọi thứ đang diễn ra “thuận buồm xuôi gió” và chúng ta “có gió trong cánh buồm”. Thật vậy, trong dụ ngôn ngắn của Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, chuyện thuật lại rằng thần ô uế khi trở về nhà nơi nó đã bỏ đi, “thấy nhà để trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi” (Mt 12:44), nó thấy nhà được sắp xếp tốt, phải không? Mọi thứ đều ở đúng vị trí của nó, mọi thứ đều theo thứ tự, nhưng chủ nhân của ngôi nhà ở đâu? Anh ta không ở đấy. Không có ai canh chừng và bảo vệ ngôi nhà. Đây là vấn đề. Chủ nhân căn nhà không có ở nhà, anh ta đã bỏ đi, anh ta bị phân tâm, tôi không biết; hoặc anh ta ở nhà nhưng đã ngủ, và vì thế, như thể anh ta không có ở đó. Anh ta không tỉnh thức, không cảnh giác, bởi vì anh ta quá tự tin và đã mất đi sự khiêm nhường để bảo vệ tâm hồn mình. Chúng ta phải luôn bảo vệ ngôi nhà của mình, tâm hồn của mình và không được sao lãng và bỏ đi … bởi vì vấn đề là ở đây, như Dụ ngôn đã nói.

Vì vậy, thần ô uế có thể lợi dụng điều này và quay trở lại ngôi nhà đó. Tuy nhiên, Tin Mừng nói rằng hắn không trở về một mình, mà cùng với “bảy thần khác dữ hơn nó” (c. 45). Một nhóm những kẻ ác, một băng nhóm tội phạm. Nhưng chúng ta thắc mắc, làm sao chúng có thể đi vào mà không bị cản trở? Sao chủ nhà không để ý? Chẳng phải ông ta rất giỏi trong việc phân định và xua đuổi chúng sao? Chẳng phải ông ta đã nhận được những lời khen ngợi từ bạn bè và hàng xóm về ngôi nhà đó, thật đẹp và trang nhã, thật ngăn nắp và sạch sẽ sao? Ngôi nhà tâm hồn, phải không? Đúng vậy, nhưng có lẽ chính vì điều này mà ông ta đã quá yêu ngôi nhà, nghĩa là yêu chính bản thân, và không còn chờ đợi Chúa, chờ đợi Chàng Rể đến; có lẽ vì sợ phá hỏng trật tự đó mà ông không tiếp đón ai nữa, ông không mời những người nghèo, những người vô gia cư, những kẻ gây phiền phức… Có một điều chắc chắn: có lòng kiêu căng xấu xa ở đây, tự cho mình là công chính, là tốt, là theo trật tự. Chúng ta rất thường nghe có người nói: “Vâng, trước đây tôi xấu, nhưng tôi đã sám hối rồi, bây giờ nhà cửa khang trang nhờ ơn Chúa, anh cứ yên tâm…”. Khi chúng ta tin tưởng quá nhiều vào bản thân mà không tin vào ân sủng của Thiên Chúa, thì Ác thần sẽ tìm thấy cánh cửa mở ra. Vì vậy, hắn tổ chức thám hiểm và sở hữu ngôi nhà đó. Và Chúa Giêsu kết luận: “tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước” (c. 45).

Nhưng chủ nhà không để ý sao? Không, bởi vì đây là những con quỷ lịch sự: chúng vào mà bạn không để ý, chúng gõ cửa, chúng lịch sự. “Không sao đâu, đi, đi, vào đi…” và rồi cuối cùng chúng nắm quyền kiểm soát linh hồn của bạn. Hãy coi chừng những con quỷ nhỏ này, lũ quỷ này… quỷ rất lịch sự khi nó ra vẻ là một quý ông tuyệt vời, phải không? Vì hắn ta đi vào với chúng ta để bước ra với hắn. Hãy bảo vệ ngôi nhà khỏi sự lừa gạt này, sự lừa gạt của những con quỷ lịch sự. Và tinh thần trần tục luôn đi theo con đường này.

Anh chị em thân mến, điều đó dường như là không thể nhưng thực tế là như vậy. Nhiều lần chúng ta thua cuộc, nhiều lần chúng ta bị đánh bại trong các trận chiến, vì sự thiếu cảnh giác này. Có lẽ rất nhiều khi Chúa ban cho biết bao ân sủng, rất nhiều ân sủng, nhưng cuối cùng, chúng ta không thể kiên trì trong ân sủng này và chúng ta đánh mất tất cả, vì chúng ta thiếu cảnh giác: chúng ta đã không canh giữ các cửa. Và rồi chúng ta đã bị lừa bởi một người đi cùng, lịch sự, anh ta bước vào và, xin chào… Ma quỷ có những thứ này. Bất cứ ai cũng có thể xác minh điều này bằng cách nhớ lại lịch sử riêng của họ. Thực hiện sự phân định tốt và đưa ra một sự lựa chọn tốt là chưa đủ. Không, như thế vẫn chưa đủ: chúng ta phải cảnh giác, bảo vệ ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, nhưng hãy tỉnh thức, bởi vì bạn có thể nói với tôi: “Nhưng khi tôi thấy một sự lộn xộn nào đó, tôi nhận ra ngay rằng đó là ma quỷ, rằng đó là sự cám dỗ…”. Đúng, nhưng lần này hắn cải trang thành một thiên thần: ma quỷ biết cách hóa trang thành thiên thần, hắn bước vào với những lời lẽ rất nhã nhặn, và hắn thuyết phục bạn, và cuối cùng, mọi chuyện còn tồi tệ hơn lúc đầu… Chúng ta cần phải hãy cảnh giác, hãy canh giữ tâm hồn. Nếu hôm nay cha hỏi từng người trong anh chị em, và hỏi cả tôi nữa, “Điều gì đang xảy ra trong lòng bạn?”, có lẽ chúng ta sẽ không biết nói sao cho hết; chúng ta sẽ nói một hoặc hai điều, nhưng không phải tất cả. Hãy canh giữ tâm hồn, vì cảnh giác là dấu hiệu của sự khôn ngoan, trên hết nó là dấu hiệu của sự khiêm nhường, bởi vì chúng ta sợ sa ngã, và khiêm nhường là con đường cao cả của đời sống Kitô hữu. Cảm ơn anh chị em.

______________________________________


Lời chào

Cha gửi lời chào anh chị em hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là anh chị em đến từ Hoa Kỳ và Đại học Công giáo Úc. Cha cầu nguyện rằng từng người trong anh chị em, và gia đình, được trải nghiệm Mùa vọng phúc lành chuẩn bị cho Chúa Hài đồng Giêsu, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ trần gian, sắp đến. Xin Chúa chúc phúc cho anh chị em!


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/12/2022]


Các nhà khoa học không thể giải thích tại sao tấm áo choàng Guadalupe không bị phân hủy

Các nhà khoa học không thể giải thích tại sao tấm áo choàng Guadalupe không bị phân hủy

Các nhà khoa học không thể giải thích tại sao tấm áo Guadalupe tilma không bị phân hủy

Shutterstock

Philip Kosloski

11/12/22


Sau gần 500 năm, chiếc áo choàng (tilma) mang hình Đức Mẹ Guadalupe vẫn được gìn giữ hoàn hảo, trong khi lẽ ra nó đã phải mục nát.

Tấm áo choàng của Thánh Juan Diego, mang hình ảnh phép lạ của Đức Mẹ Guadalupe, đã được trưng bày ở Mexico trong gần 500 năm, nhưng nó không có bất kỳ dấu hiệu mục nát nào.

Thực tế này đã khiến nhiều nhà khoa học bối rối, vì chiếc áo choàng được làm bằng một chất liệu lẽ ra phải bị phân hủy chỉ vài năm sau khi được trưng bày.

Tiến sĩ Aldofo Orozco giải thích tình trạng tại Đại hội Thánh Mẫu Quốc tế về Đức Mẹ Guadalupe vào năm 2009, theo ghi nhận của Catholic News Agency.

Tất cả các loại vải tương tự như Tấm áo Tilma đã được đặt trong môi trường mặn và ẩm xung quanh Vương cung Thánh đường đều tồn tại không quá mười năm… Tấm áo Tilma ban đầu đã được đặt trong môi trường này khoảng 116 năm mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào, hứng chịu tất cả sự bức xạ hồng ngoại và cực tím từ hàng vạn ngọn nến gần đó, và tiếp xúc với không khí ẩm và mặn xung quanh đền thờ.

Hơn nữa, tấm áo choàng đã phải chịu đựng đủ mọi hình thức ngược đãi, chẳng hạn như việc vô tình làm đổ dung môi axit nitric 50% vào năm 1785. Chiếc áo choàng không hề hấn gì sau vụ việc.

Chiếc áo choàng thậm chí còn tồn tại sau vụ ném bom Vương cung Thánh đường năm 1921. Mọi thứ xung quanh tấm áo đều bị hư hại nặng nề, nhưng chiếc áo thì không.

Tiến sĩ Orozco nói rằng sự gìn giữ tấm áo chỉ đơn giản là “vượt quá bất kỳ lời giải thích khoa học nào”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/12/2022]