Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Hội nghị Khoáng đại của Bộ Giáo lý và Đức tin của Vatican (Toàn văn)

Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Hội nghị Khoáng đại của Bộ Giáo lý và Đức tin của Vatican (Toàn văn)

Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Hội nghị Khoáng đại của Bộ Giáo lý và Đức tin của Vatican (Toàn văn)

‘Giáo lý Ki-tô giáo không phải là một hệ thống cứng nhắc khép kín, nhưng nó cũng không phải là một hệ tư tưởng thay đổi theo mùa’

30 tháng Một, 2020 14:20

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các tham dự viên trong hội nghị khoáng đại của Bộ Giáo lý và Đức tin sáng nay tại Vatican:

***


Thưa các đức Hồng y,

Thưa các huynh đệ trong Giám mục đoàn và Linh mục đoàn,

Thưa anh chị em,

Tôi xin chào mừng anh chị em nhân dịp Hội nghị Khoáng đại. Tôi xin cảm ơn Đức Tổng trưởng vì những lời chia sẻ của ngài, và tôi xin chào tất cả anh chị em, các Bề trên, Viên chức và Thành viên của Bộ Giáo lý và Đức tin. Tôi xin cảm ơn vì tất cả công việc anh chị em làm để phục vụ Giáo hội hoàn vũ, để hỗ trợ cho Giám mục Roma và các Giám mục trên thế giới, trong việc thúc đẩy và bảo vệ sự nguyên tuyền của Giáo lý Công giáo về đức tin và luân lý.

Giáo lý Ki-tô giáo không phải là một hệ thống cứng nhắc và khép kín, nhưng cũng không phải là một hệ tư tưởng thay đổi theo mùa. Nó là một thực tại sinh động, trong khi luôn trung thành với nền tảng của mình, được đổi mới từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể được tóm tắt trong một khuôn mặt, trong một thân thể và trong một danh xưng: Giê-su Ki-tô Phục sinh.

Nhờ Chúa Phục sinh, đức tin mở ra cho chúng ta với người anh em và nhu cầu của họ, từ người bé mọn nhất đến người vĩ đại nhất. Vì vậy, việc truyền lại niềm tin kêu gọi phải xét đến người đón nhận nó, rằng người đó phải được biết đến và được yêu thương một cách tích cực. Trong viễn cảnh này, cam kết của anh chị em tại Hội nghị này thật đặc biệt, để phản ánh việc chăm sóc cho những người trong các giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời.

Trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện tại đang ngày càng xói mòn ý thức về những gì khiến cho sự sống con người là vô cùng quý giá. Quả thật, nó thường bị đánh giá bởi tính hiệu quả và hữu ích của nó, đến mức bị xét là “sự sống bị loại trừ” hoặc “sự sống không xứng đáng” đối với những ai không đáp ứng được các tiêu chuẩn như vậy. Trong tình hình bị mất đi những giá trị đích thực này, trách nhiệm về sự đoàn kết và huynh đệ của con người và Ki-tô giáo cũng thất bại. Trong thực tế, một xã hội xứng đáng với năng lực “dân sự” nếu nó phát triển được những kháng thể chống lại văn hóa loại bỏ; nếu nó công nhận giá trị vô hình của sự sống con người; nếu sự đoàn kết được tích cực thi hành và bảo vệ như là nền tảng của sự chung sống.

Khi bệnh tật gõ cửa đời sống chúng ta, nhu cầu cần có một ai đó bên cạnh nhìn vào đôi mắt chúng ta trở nên quan trọng, một ai đó cầm lấy bàn tay chúng ta, một ai đó thể hiện sự dịu dàng và chăm sóc chúng ta, như người Sa-ma-ri Tốt lành trong trình thuật phúc âm (X. Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 28, Tháng Hai năm 2020).

Chủ đề chăm sóc bệnh nhân trong những giai đoạn quan trọng và cuối cùng của cuộc đời đặt vấn đề về nghĩa vụ của Giáo hội phải viết lại “quy tắc” của việc gánh lấy trách nhiệm và chăm sóc người đau khổ. Mẫu gương của người Sa-ma-ri Tốt lành dạy rằng cần phải hoán cải cách nhìn của tâm hồn, vì rất thường khi người ta nhìn nhưng lại không thấy. Tại sao? Tại sao? — vì thiếu lòng trắc ẩn. Cần phải ghi nhớ rằng, rất nhiều lần khi nói về Chúa Giê-su đứng trước người đau khổ, Tin mừng kể: “Người động lòng thương,” “Người động lòng thương.” Một điệp khúc về con người của Chúa Giê-su. Không có lòng trắc ẩn, người ta nhìn nhưng không can dự vào những gì họ thấy được và bỏ đi. Ngược lại, người có tâm hồn trắc ẩn bị đánh động và can dự vào, dừng lại và chăm sóc .

Cần phải tạo ra chung quanh người bệnh một nền tảng của những mối quan hệ con người đích thực và phù hợp, để khi chăm sóc y tế, mở ra hy vọng, đặc biệt trong những hoàn cảnh giới hạn khi bệnh tật về thể xác đi kèm theo là sự khó chịu về cảm xúc và đau khổ về tinh thần.

Sự tiếp cận thân thuộc — không thuần túy lâm sàng — với bệnh nhân, được suy xét trong tính duy nhất và toàn diện của con người, đòi buộc nghĩa vụ không bao giờ từ bỏ bất kỳ ai với những chứng bệnh nan y. Sự sống con người, vì thiên mệnh đời đời của nó, giữ tất cả giá trị và tất cả phẩm giá của nó trong bất cứ điều kiện nào, kể cả tình trạng mong manh và mỏng giòn, và như vậy luôn xứng đáng được quan tâm ở mức độ cao nhất. Thánh Teresa Calcutta, người đã thi hành cách sống gần gũi và chia sẻ, giữ trọn vẹn cho đến cùng sự công nhận và tôn trọng phẩm giá con người, và giành lại cho người hấp hối tình trạng con người nhiều hơn, đã nói: “Một người trên đường đời thắp sáng dù chỉ một ngọn đuốc trong giờ phút đen tối của người khác là đã không sống vô ích.”

Trong mối liên hệ này, tôi nghĩ đến không biết bao nhiêu sự tốt lành của việc chăm sóc giảm đau mà các nhà thương cho bệnh nhân giai đoạn cuối thực hiện, trong đó bệnh nhân nan y được cung cấp sự hỗ trợ y tế, tâm lý và tinh thần đầy đủ, để họ có thể sống xứng phẩm giá, được an ủi bởi sự gần gũi của những người thân yêu, trong giai đoạn cuối của cuộc sống trần gian của họ. Tôi hy vọng rằng những trung tâm như vậy sẽ tiếp tục là nơi mà “liệu pháp phẩm giá” được cam kết thực thi, từ đó nuôi dưỡng tình yêu thương và tôn trọng đối với sự sống.

Hơn nữa, tôi đánh giá cao nghiên cứu mà anh chị em đã thực hiện liên quan đến việc sửa đổi những nguyên tắc về delicta graviora dành riêng cho Bộ của anh chị em, được nêu trong Tự sắc “Sacramentorum Sanctitatis Tutela” của Đức Gioan Phaolo II. Cam kết của anh chị em được đặt đúng hướng để làm mới những quy phạm liên quan đến tính hiệu quả cao hơn trong các quy trình, để làm cho nó có trật tự và có hệ thống hơn, trong những tình hình và vấn đề mới thuộc bối cảnh văn hóa xã hội hiện tại. Đồng thời, tôi khuyến khích anh chị em hãy mạnh dạn tiếp tục trong nhiệm vụ này, để đưa ra sự đóng góp giá trị, trong lãnh vực Giáo hội trực tiếp tham gia, để tiến bước trong việc bảo vệ sự thánh thiêng của các Bí tích và nhân phẩm bị vi phạm, đặc biệt của những người bé mọn, với sự nghiêm ngặt và minh bạch.

Cuối cùng, tôi xin chúc mừng anh chị em vì ấn bản tài liệu gần đây được xây dựng bởi Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh liên quan đến các chủ đề nền tảng của nhân học Kinh thánh. Được phản ánh sâu xa hơn là tầm nhìn toàn cầu về chương trình của Chúa, từ khởi thủy với Công trình tạo dựng và được kiện toàn trong Đức Ki-tô, Con Người mới, người tạo nên “chìa khóa, trung tâm và kết thúc của toàn bộ lịch sử loài người” (Công đồng chung Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 10).

Tôi xin cảm ơn tất cả anh chị em, các thành viên và cộng tác viên của Bộ Giáo lý và Đức tin, vì sự phục vụ quý báu của anh chị em. Tôi khẩn xin muôn ơn lành của Chúa tuôn đổ xuống anh chị em, và tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/2/2020]


Hoa có một vai trò quan trọng trong Thánh Lễ

Hoa có một vai trò quan trọng trong Thánh Lễ

Hoa có một vai trò quan trọng trong Thánh Lễ

23 tháng Một, 2020

Việc sử dụng hoa có nhiều mức độ biểu tượng thiêng liêng khác nhau cần phải ghi nhớ.

Trong nhiều nhà thờ Công giáo hoa được sử dụng phổ biến nhất để trang hoàng trong thánh điện. Có thể nhìn thấy chúng chung quanh bàn thờ Thánh Lễ, hoặc trước các tượng và những tác phẩm nghệ thuật nổi bật.

Trong khi chúng dường như là một “ý tưởng sau này,” nhưng Giáo hội có những quy tắc và quy định liên quan đến hoa và dùng chúng theo những biểu tượng thiêng liêng cụ thể.

Chẳng hạn, Hướng dẫn chung của Sách Lễ Roma giải thích, “Việc trang trí bằng hoa luôn luôn thể hiện mức độ vừa phải và phải bố trí chung quanh bàn thờ hơn là bên trên bàn thờ.” Ngoài ra, “Trong Mùa Vọng, việc trang trí hoa tại bàn thờ nên phải thể hiện sự vừa phải phù hợp với đặc tính của thời điểm này trong năm, mà không thể hiện trước sự vui mừng trọn vẹn của biến cố Chúa Giáng Sinh. Trong Mùa Chay, không được phép trang trí bàn thờ bằng hoa. Tuy nhiên, có ngoại lệ là Chúa nhật Hãy vui lên (Chúa nhật thứ Tư Mùa Chay), và các Lễ trọng.”

Theo khía cạnh này hoa có ý nghĩa thể hiện niềm vui, và đó là lý do tại sao chúng bị hạn chế trong những thời gian u sầu của Mùa Vọng và Mùa Chay.

Ngoài ra, hoa phục vụ với mục đích nhắc nhở chúng ta về công trình sáng tạo của Thiên Chúa và vẻ đẹp của công việc do bàn tay của Người. Nikolaus Gihr Trong quyển sách The Holy Sacrifice of the Mass (tạm dịch: Hy tế Thánh của Thánh Lễ), Nikolaus Gihr giải thích ý nghĩa thiêng liêng này.

Một tu sĩ thánh thiện, Dòng Phan Sinh Cải cách, nói: “Thiên Chúa trao cho chúng ta ba thứ từ Trời: các vì sao, những loài hoa và đôi mắt trẻ thơ.” Thật vậy, các loài hoa có một vị trí hoàn toàn riêng biệt trong công trình tạo dựng của Chúa; chúng ở trên mặt trái đất cũng như các vì sao trên vòm trời — những dấu tích không thể xóa nhòa của một thế giới cũ, Thiên đường trên trần thế, ít bị ảnh hưởng nhất bởi tội. Trong màu sắc rực rỡ của chúng, trong hương thơm ngát của chúng, chúng là sự tỏ lộ vẻ đẹp và tốt lành của Thiên Chúa, tượng trưng cho lòng nhân từ của Người, là hình ảnh tạo dựng đích thực tự ngàn xưa của Người (Is. 25, 1)

Hoa cũng nhắc chúng ta về đời sống thiêng liêngcác nhân đức chúng ta cần có cho tâm hồn của mình.

Hoa cũng tượng trưng cho những đặc quyền siêu nhiên, các ân sủng và nhân đức mà linh hồn cần được tô điểm; vì các thánh triển nở như bông huệ và trong sự hiện hữu của Thiên Chúa các ngài tỏa hương thơm ngát. Vì sự tươi mới và vẻ đẹp mà chúng đón nhận từ mặt trời và nơi chúng hướng về, hoa là biểu tượng cho sự tinh khôi và thánh thiện mà chúng ta đón nhận được từ Đức Ki-tô, là Mặt trời Công lý, và nhờ đó chúng ta lại tôn vinh Ngài là Mặt trời cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. — Hơn nữa, hoa trên bàn thờ là dấu chỉ cho sự nở hoa ân sủng, cầu nguyện và nhân đức bộc lộ dưới ánh sáng siêu nhiên và trong hơi ấm từ trời chiếu tỏa từ mặt trời của Hy tế Thánh Thể.

Khi bạn tham dự Thánh Lễ và nhìn thấy những bông hoa tô điểm cho thánh điện, hãy nhớ lại tính biểu tượng và nâng tâm hồn hướng về Chúa khi bạn bước vào cử hành Thánh Lễ.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/1/2020]