Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico ‘hài lòng’ với chuyến đi đến Nga ‘mang tính xây dựng’ của Đức Hồng y Parolin

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico ‘hài lòng’ với chuyến đi đến Nga ‘mang tính xây dựng’ của Đức Hồng y Parolin

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico ‘hài lòng’ với chuyến đi đến Nga ‘mang tính xây dựng’ của Đức Hồng y Parolin
Hồng y Quốc vụ khanh Phê-rô Parolin (phải) gặp gỡ Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill trong chuyến thăm của ngài đến Nga - EPA
25/08/2017 14:25
(Vatican Radio)  Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, vừa trở về sau một chuyến đi 4 ngày đến Nga, mà ngài nói là Đức Thánh Cha Phanxico rất “hài lòng.”
Trong một phỏng vấn riêng với truyền thông Vatican hôm thứ Sáu, Đức Hồng y Phê-rô Parolin cho biết về chuyến đi của ngài đến Nga tuần rồi, chỉ ra những điểm nổi bật và những vấn đề chưa được giải quyết giữa Tòa Thánh và Liên bang Nga.
Đức Thánh Cha Phanxico ‘hài lòng’ với chuyến đi của Đức Parolin
Đức Hồng y Parolin nói rằng ngài kể vắn tắt cho Đức Thánh Cha Phanxico ngay sau khi ngài trở về Vatican hôm thứ Năm.
Ngài nói rằng Đức Thánh Cha “rất hài lòng với những ấn tượng và kết quả lạc quan mà tôi chia sẻ với ngài.”
“Đức Thánh Cha như chúng ta đã biết – và cũng như ngài nhắc lại ngay trong trường hợp này – rất, rất chú ý đến mọi cơ hội cho đối thoại. Ngài rất quan tâm đánh giá mọi cơ hội hiện có để đối thoại, và ngài rất vui khi các bước tiến đang được thực hiện theo hướng này,” ngài nói.
Đức Hồng y Parolin nói rằng ngài đã chuyển đến nhiều lời chào thăm mà ngài được yêu cầu gửi đến Đức Thánh Cha “từ tất cả các dân tộc mà tôi gặp gỡ, cùng với sự nồng hậu và tình liên đới của cộng đoàn Công giáo … và những lời chào huynh đệ của Đức Thượng Phụ Kirill.”
‘Chuyến thăm xây dựng, tích cực’
Ngài Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói ngài cho rằng kết quả của chuyến đi là “vô cùng lạc quan.”
Đức Hồng y Parolin đã gặp gỡ các giới chức dân sự, gồm Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergej Lavrov, cũng như các nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga là Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Tổng Giám mục Chính tòa Hilarion.
Ngài nói, những cuộc gặp gỡ này “mang đậm nét của không khí chân thành, lắng nghe, và tôn trọng. Tôi cho rằng đó là những cuộc gặp gỡ quan trọng và mang tính xây dựng.”
Trong cuộc gặp gỡ của ngài với Ông Lavrov, Đức Hồng y Parolin đưa ra những nhu cầu của Giáo hội Công giáo địa phương, đặc biệt nhu cầu của nhiều nhà thờ đã bị sung công bởi chính phủ Cộng sản phải được trả lại. Ngài nói rằng cộng đoàn Công giáo địa phương cần những nhà thờ này để có “những nơi thờ phụng phù hợp.”
Quan hệ với Giáo hội Chính thống Nga
Đức Hồng y Parolin nói với truyền thông Vatican rằng cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Thượng Phụ Kirill diễn ra trong “không khí mới được thiết lập trong những năm qua,” bắt đầu từ cuộc gặp gỡ năm 2016 giữa Đức Giáo hoàng Phanxico và Đức Thượng Phụ Kirill ở Havana, Cuba.
Ngài nói, “Chúng tôi nói một chút về không khí mới này, nó đang bao trùm trong những mối quan hệ giữa Giáo hội Chính Thống Nga và Giáo hội Công giáo.”
Đức Hồng y Parolin nói rằng những nhà đối thoại Chính Thống giáo rất “xúc động vì đức tin và lòng đạo hạnh của người dân” thể hiện khi thánh tích của Thánh Nicholas thành Myra đến thăm Moscow và St. Petersburg. Khoảng 2,5 triệu người đã đến viếng thánh tích trước khi được chuyển về Bari ở Ý.
“Điều đáng nhấn mạnh là thậm chí với nhiều người Nga thuộc truyền thống Chính Thống giáo nhưng không thực hành đức tin, trong trường hợp này đã lại gần hơn với Giáo hội.”
Ngài nói, những chủ đề khác được thảo luận gồm những con đường để tận dụng không khí mới này nhắm cải thiện sâu hơn những mối quan hệ và hợp tác về các vấn đề văn hóa, giáo dục, và nhân đạo. Ngài nói rằng cả hai bên đều nhấn mạnh đến nhu cầu cần thiết của hai Giáo hội phải thực hiện “những công việc nhân đạo sâu sắc hơn và hiệu quả hơn” trong nhiều tình hình xung đột khắp thế giới.
“Những vấn đề hơi hóc búa cũng được đụng chạm đến, tôn trọng và đồng thời chân thành, liên quan đến những mối quan hệ giữa hai Giáo hội. Nhưng, chúng tôi cố gắng tạo cho chúng một ý nghĩa tích cực – ít nhất theo ý của tôi, những gì tôi có thể học được – nghĩa là, khám phá ra những con đường chung để đối phó và tìm kiếm để có thể đưa ra được một giải pháp cho những vấn đề này.”
Tình hình ở Ukraine
Chuyển sang tình hình ở Ukraine, Đức Hồng y Parolin nói rằng, “hiện tại bây giờ, chưa có tin tức gì; có thể, còn hơi sớm.”
“Nếu có những hạt giống tốt lành mà chúng tôi đã tìm cách gieo cấy,” ngài nói, “chúng tôi hy vọng Chúa sẽ làm cho chúng trổ mầm và trổ sinh hoa trái.”
Ngài nói “vấn đề Ukraine” là “mối quan tâm lớn đối với Tòa Thánh.”
“Đức Thánh Cha đã lên tiếng nhiều lần về vấn đề này. Rõ ràng là không thể bỏ qua nó, vấn đề này; không thể quên trong trường hợp đó. Trên hết, tôi muốn nói đến sự cần thiết phải cố gắng tìm xem và đánh giá liệu có thể thực hiện một vài bước đi cụ thể hướng đến một giải pháp dài lâu và công bằng cho cuộc khủng hoảng, với những khí cụ hiện có, thực tế đó là Hiệp ước giữa hai bên. Điều đáng lưu ý là Tòa Thánh luôn giữ vững những khía cạnh nhân đạo, bắt đầu bằng sáng kiến quan trọng của Đức Thánh Cha dành cho Ukraine. Chẳng hạn, về mặt này đó là vấn đề giải phóng các tù nhân. Đây là một chủ đề nhân đạo thực sự quan trọng để tạo ra một sức đẩy nhỏ cho toàn bộ tiến trình, ngay cả đối với chính trị, để thoát ra khỏi tình hình trì trệ này và để thúc đẩy – chẳng hạn – vấn đề ngừng bắn, chủ đề về điều kiện an ninh trong lãnh thổ, và chủ đề về những điều kiện chính trị cần thiết để tạo ra bước tiến cho giải pháp toàn cầu.”
Gặp gỡ Tổng thống Putin
Đức Hồng y Parolin nói rằng cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin ở Sochi hôm thứ Tư là “một cuộc gặp gỡ thân mật. Ngài nói hai người thảo luận về những cuộc xung đột ở Trung Đông, đặc biệt ở Syria, và sự có mặt của người Ki-tô hữu ở đó. Ngài nói cả Nga và Tòa Thánh đặc biệt quan tâm đến chủ đề bách hại người Ki-tô hữu và những nhóm thiểu số khác.
Họ cũng thảo luận về các tình hình ở Ukraine và Venezuela, Đức Hồng y Parolin cũng đã thảo luận cả hai chủ đề này với Ngoại trưởng Lavrov hôm thứ Ba.
Đức Hồng y Parolin nói ngài trình bày cho Tổng thống Nga “nhiều tình hình khó khăn cho cộng đồng người Ki-tô hữu.” Ngài nói, quan điểm chính của ngài là mong muốn chuyển tải vai trò quan trọng mà Nga phải nắm giữ trong việc thúc đẩy hòa bình.
“Nước Nga, với vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, và quá khứ, hiện tại, và tương lai của nó, có một vai trò quan trọng để nắm giữ trong cộng đồng quốc tế và trên thế giới. Vì thế, nó có một trách nhiệm đặc biệt liên quan đến hòa bình: cả đất nước và những nhà lãnh đạo của nó có một trách nhiệm rất lớn để xây dựng hòa bình, và họ phải thực sự cố gắng đặt ích lợi của hòa bình lên trên tất cả những ích lợi khác.”
Những điểm nổi bật của chuyến thăm
Cuối cùng, Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Parolin làm nổi bật ba thời điểm mà ngài thấy rất xúc động.
Ngài nói, thứ nhất “là thời gian tuyệt đẹp của Thánh Lễ được dâng cùng với cộng đoàn Công giáo. Nhà thờ chính tòa chật cứng người, và đó là một điều khá ngạc nhiên vì hôm đó là một ngày làm việc trong tuần.” Ngài cũng nói rằng ngài thật sự xúc động “bởi đức tin và sự nhiệt thành” của người dân và bởi sự “trung thành của họ với Đức Thánh Cha.”
Cảm xúc thứ hai là chuyến thăm ngắn của ngài đến các nữ tu của Mẹ Teresa ở Moscow. “Chúng tôi đã đến thăm vào chào tất cả những người mà các chị đang giúp đỡ, và thậm chí ở đó sự nồng hậu mà người ta dành cho Đức Thánh Cha là thấy rất rõ.”
Cuối cùng, ngài đề cập đến chuyến thăm đến Đại Thánh đường Đức Ki-tô Đấng Cứu thế của Chính Thống giáo ở Moscow vào một buổi tối.
“Đại Thánh đường đã bị phá tan dưới thời của chính phủ Cộng sản. Vì vậy, đó cũng là thời điểm để nhắc lại lịch sử đau thương, trong suốt thời gian đó một số người muốn nhổ sạch rễ đức tin ra khỏi tâm hồn người dân và triệt tiêu bất cứ dấu hiệu nào của sự hiện diện của Thiên Chúa và Giáo hội trong vùng đất đó.”
Ngài nói, cố gắng này “đã không thành công, vì Thiên Chúa vĩ đại hơn bất kỳ kế hoạch nào của con người.”

(Devin Sean Watkins)




[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/08/2017]



Đức Thượng phụ Moscow: “Chính trị không được can thiệp vào Đời sống của Giáo hội”

Đức Thượng phụ Moscow: “Chính trị không được can thiệp vào Đời sống của Giáo hội”

Gặp gỡ giữa Đức Hồng y Parolin và Đức Giám mục Chính tòa Hilarion
22 tháng Tám, 2017
Đức Thượng phụ Moscow: “Chính trị không được can thiệp vào Đời sống của Giáo hội”
Đức Thánh Cha và Đức Giám mục Chính tòa Hilarion © L'Osservatore Romano
, 22 THÁNG, 2017 (Zenit.org).- “Chính trị không được can thiệp vào đời sống của Giáo hội”: có một điểm chung về vấn đề này giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Tòa Thánh, Đức Thượng phụ Moscow nói bằng tiếng Nga, sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Đức Giám mục Chính tòa Hilarion của Volokolamsk, Chủ tịch phòng Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Moscow, hôm thứ Hai 21 tháng Tám, 2017 tại Moscow, Nga. Vấn đề xung đột ở Syria và Ukraine cũng được đưa ra thảo luận, theo tường thuật của cùng nguồn tin.
Trong suốt các cuộc đối thoại “những câu hỏi then chốt về những quan hệ song phương giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Giáo hội Công giáo Roma được nói đến trong bối cảnh của tình hình quốc tế hiện tại,” một bản tin cho biết.
Liên quan đến tình hình ở Syira, “các bên đồng ý rằng, trước hết, cần phải chấm dứt chủ nghĩa khủng bố trong địa hạt của Syria, và chỉ sau khi có hòa bình trong nước thì tương lai chính trị mới có thể được quyết định.”
Đức Tổng Giám mục Chính tòa Hilarion và Đức Hồng y Parolin cùng “cho biết về tính hữu ích của những bàn bạc giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Tòa Thánh về Trung Đông và sự cần thiết phải theo đuổi hợp tác nhân đạo trong vùng này.”
Đức Giám mục Chính tòa Hilarion nhấn mạnh rằng “tình hình thảm kịch của người Ki-tô hữu ở Trung Đông” là “một trong những vấn đề cấp bách nhất.” Tòa Thượng phụ Moscow đang đưa ra mọi nỗ lực có thể được để cung cấp sự cứu trợ nhân đạo cho những người dân đang chịu đau khổ ở Syria,” ngài nói.
Ngài Chủ tịch của Phòng Ngoại vụ của Tòa Thượng phụ Moscow làm nổi bật “vai trò quan trọng của nhóm làm việc chung được thành lập cho mục đích này, đưa các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga, Giáo hội Công giáo và các Hệ phái Ki-tô khác, cũng như các đại diện của các cộng đồng Hồi giáo lại với nhau.”
Cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine cũng được thảo luận trong suốt cuộc gặp gỡ. Đức Tổng Giám mục Chính tòa “chia sẻ những quan tâm của ngài” liên quan đến cuộc tranh luận tại Hội đồng Tối cao của Ukraine về một dự luật “nhằm đến việc phân biệt đối xử của Giáo hội Chính thống Ukraine, và ngài bày tỏ lòng tri ân với Tòa Thánh vì sự ủng hộ cho vị trí của Tòa Thượng phụ Moscow trong vấn đề này.”
Ngài “cũng cảm thấy tiếc về những trường hợp cá nhân của những công bố mang tính chính trị hóa và hành động gây hấn của các đại diện của người Ukraine gốc Hy lạp-Giáo hội Công giáo ở Ukraine.”
“Cả hai bên cùng bày tỏ quan điểm tin tưởng rằng chính trị không được can thiệp vào đời sống của Giáo hội, và các Giáo hội ở Ukraine được kêu gọi để đóng một vai trong trong việc gìn giữ hòa bình và góp phần giúp cho sự nhận thức hiệp ước dân chính trong nước,” một bài báo cho biết.
Trong suốt buổi họp, cả hai bên “nhấn mạnh đặc biệt đến tầm quan trọng của những mối quan hệ giữa Chính thống giáo và Công giáo của buổi gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow và Toàn nước Nga và Đức Giáo hoàng Phanxico ở Havana vào tháng Hai năm 2016 và cuộc rước thánh tích của Thánh Nicholas ở Moscow và tại St. Petersburg từ tháng Năm đến tháng Bảy năm nay.
Để kết luận, hai nhà đối thoại thảo luận về “những triển vọng của hợp tác song phương về các lĩnh vực văn hóa và giáo dục.”
Đức Khâm sứ ở Nga, Đức ông Celestino Migliore; Cố vấn Sứ thần, viên chức của Phòng Quan hệ với các Chính phủ của Phủ Quốc vụ khanh, Đức ông Visvaldas Kulbokas, và ngài Thư ký của Khâm sứ Tòa Thánh tại Nga, Đức ông Erwin Lengyel cùng tháp tùng với Đức Hồng y Parolin.
Ngài Quốc vụ khanh bắt đầu chuyến đi hôm thứ Hai, 21 tháng Tám, trong đó ngài sẽ gặp gỡ Đức Thượng phụ Kirill và Tổng thống Vladimir Putin. Chuyến đi của ngài sẽ kết thúc ngày 24. Đã 18 năm kể từ khi Quốc vụ khanh Tòa Thánh đến Nga. Đánh dấu tầm quan trọng của những cuộc gặp gỡ này, Vatican tuần trước đã công bố những giai đoạn khác nhau.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/08/2017]