Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)

‘Mọi hoạt động của con người, gồm cả kinh doanh, đều có thể trở thành việc thực hiện lòng thương xót, đó là góp phần vào tình yêu của Thiên Chúa cho con người.’
17 tháng 11, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
L'OSSSERVATORE ROMANO
Lúc 11:45 sáng nay, Đức Thánh Cha tiếp kiến những tham dự viên của Hội Nghị Quốc tế Các Hiệp hội Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC) trong Sảnh đường Regia của Cung điện Tòa Thánh Vatican. Dưới đây là bản dịch của bài diễn từ của Đức Thánh Cha với những người hiện diện.
* * *
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Thưa Đức Hồng y, thưa Ông Chủ tịch của UNIAPAC, và các bạn thân mến:
Quý vị đã đến Roma – đến Vatican – đáp lại lời mời của Đức Hồng y Turkson và của những Nhà điều hành của Liên đoàn Quốc tế các Doanh nhân Công giáo, với mục tiêu cao cả phản ánh lại vai trò của các doanh nhân như là các nhân tố cho sự bao dung về kinh tế và xã hội. Tôi xin cam kết trong giây phút này sự cổ vũ của tôi và lời cầu nguyện của tôi cho nỗ lực của quý vị. Sự Quan phòng của Thiên Chúa đã sắp đặt cho buổi họp này của UNIAPAC trùng khớp vào với dịp bế mạc Năm Thánh Đặc biệt Lòng Thương xót. Mọi hoạt động của con người, gồm cả kinh doanh, đều có thể trở thành việc thực hiện lòng thương xót, đó là góp phần vào tình yêu của Thiên Chúa cho con người.
Hoạt động kinh doanh liên tục gánh trên mình nhiều rủi ro. Trong các dụ ngôn về gia tài ẩn giấu trong cánh đồng (Mt 13:44) và viên ngọc quý (Mt 13:45), Chúa Giê-su so sánh việc đạt được nước Trời với rủi ro của kinh doanh. Hôm nay tôi muốn suy tư cùng quý vị về ba điều rủi ro: rủi ro của việc sử dụng đồng tiền chính đáng, rủi ro của lòng trung thực và rủi ro của tình huynh đệ.
Chiếm vị trí hàng đầu, rủi ro của việc sử dụng đồng tiền — nói đến kinh doanh bắt chúng ta phải nghĩ ngay đến một trong những chủ đề khó khăn nhất của tri giác đạo đức: tiền. Tôi đã từng nói nhiều lần rằng “tiền là loại phân bón rất tốt của quỷ,” và lặp lại những gì các đức Giáo hoàng đã nói. Hơn nữa, Đức Leo XIII, ngài khởi xướng Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, chỉ cho thấy rằng lịch sử của thế kỷ 19 đã phân chia “các dân tộc thành hai hạng công dân, mở ra một hố sâu khổng lồ giữa người này và người kia (Thông điệp Rerum Novarum, 35). Bốn mươi năm sau, Đức Pi-ô XI đã nhìn thấy trước sự phát triển của một “chủ nghĩa đế quốc quốc tế của đồng tiền” (Thông điệp Quadragesimo Anno, 109). Bốn mươi năm sau đó nữa, Đức Phao-lô VI, trở lại với Tông thư Rerum Novarum, phải kêu lên rằng sự tập trung quá mức vào tiền bạc và quyền lực “có thể dẫn đến một hình thức lạm dụng mới của sự độc tài kinh tế trong lĩnh vực xã hội, văn hóa và cả chính trị” (Tông thư Octogesima Adveniens, 44).
Trong dụ ngôn người quản lý bất trung, Chúa Giê-su ủng hộ cho việc tạo quan hệ bạn bè bằng những đồng tiền không chính đáng, để khi thất bại người ta có thể đón anh vào nơi cư ngụ vững bền (Lc 16:9-15). Tất cả các Cha trong Giáo hội đều quảng diễn những lời này với ý nghĩa rằng của cải là tốt khi chúng được đặt mục tiêu vào sự phục vụ cho anh em, nếu không nó sẽ trở thành tội lỗi (Catena Aurea: Tin mừng theo Thánh Lu-ca, 16:8-13). Vì thế, tiền phải dùng để phục vụ, không phải để thống trị. Tiền chỉ là một công cụ kỹ thuật của sự trung gian, của sự so sánh các giá trị và quyền lợi, của việc hoàn thành nghĩa vụ và của việc tiết kiệm. Cũng như mọi ngành kỹ thuật, tiền không có một giá trị trung tính, nhưng nó đạt giá trị tùy theo kết quả cuối cùng và hoàn cảnh môi trường nó được sử dụng. Khi người ta khẳng định tính trung hòa của đồng tiền, người ta đang rơi vào quyền lực của nó. Kinh doanh không nên nhắm mục tiêu kiếm tiền, cho dù tiền rất hữu dụng như là thước đo cho hoạt động của người kinh doanh. Kinh doanh phải mang mục đích phục vụ.
Vì thế, khôi phục lại ý nghĩa xã hội của hoạt động tài chính và ngân hàng là rất khẩn thiết, với trí tuệ ưu tú nhất và đầy tính sáng tạo của những nhà kinh doanh. Việc này hàm ý phải chấp nhận rủi ro của việc làm phức tạp đời sống của một người, phải từ bỏ những khoản lợi nhuận kinh tế nào đó. Tín dụng phải tiếp cận được với những gia đình, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, với những nông dân, những hoạt động giáo dục, đặc biệt ở tầm mức cơ sở, và với sức khỏe cộng đồng, cho sự phát triển và hội nhập của tầng lớp đô thị nghèo nhất. Lập luận về nghệ thuật sinh lợi nhuận của thị trường, tạo sự tiếp cận dễ dàng hơn và rẻ hơn cho những người có nhiều tài sản hơn; và phí cao hơn và khó khăn hơn cho những người có ít tài sản hơn, đến mức độ đẩy những người nghèo nhất ra những vòng ngoài rìa của dân số rơi vào tay những kẻ cho vay nặng lãi bất lương. Tương tự vậy, ở tầm mức quốc tế, tài chính của những quốc gia nghèo nhất rất dễ trở thành một hoạt động cho vay cắt cổ. Đây là một trong những thách thức khổng lồ cho khu vực kinh doanh và những nhà kinh tế nói chung, họ được kêu gọi để tạo ra một dòng chảy tín dụng ổn định và đủ để không ai bị loại trừ và có thể thanh toán trong những điều kiện công bằng và dễ tiếp cận.
Ngay cả khi khả năng tạo ra những cơ cấu kinh doanh có thể tiếp cận được với mọi người và hoạt động vì lợi ích chung được chấp nhận, chúng ta phải thừa nhận rằng chắc chắn sẽ có nhu cầu được trợ cấp miễn phí rất lớn. Sẽ luôn phải có sự can thiệp của Chính phủ để bảo vệ tài sản tập thể và bảo đảm sự thỏa mãn cho những nhu cầu căn bản của con người. Vì tiền nhiệm của tôi, Thánh Gioan Phaolo II, đã xác quyết rằng nếu làm ngơ việc này sẽ dẫn đến “‘sự sùng bái ngẫu tượng’ của thị trường” (Thông điệp Encyclical Letter Centesimus Annus, 40).
Một rủi ro thứ hai mà các nhà doanh nghiệp phải gánh trên vai đó là sự rủi ro của lòng trung thực. Tham nhũng là một đại dịch tồi tệ nhất của xã hội. Nó là một sự dối trá đi tìm những lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm dưới những chiêu bài phục vụ cho xã hội. Nó tàn phá kết cấu xã hội dưới những chiêu bài thực thi trọn vẹn pháp luật. Nó là luật rừng được ngụy trang dưới hình thức hợp thức hóa xã hội. Nó là mánh khóe lừa bịp và bóc lột những con người cô thế nhất và ít hiểu biết nhất. Nó là chủ nghĩa vị kỷ thô bỉ nhất, núp bóng đằng sau lớp vỏ bọc cao thượng. Tham nhũng được sinh ra từ sự sùng bái đồng tiền và nó trả lại cho một kẻ tham nhũng khác, tù nhân của cùng một sự sùng bái. Tham nhũng là một kẻ lừa gạt nền dân chủ, và nó mở cửa cho những tội ác khủng khiếp khác, chẳng hạn buôn thuốc phiện, mại dâm và buôn người, nô lệ, buôn bán nội tạng người, buôn lậu vũ khí, v.v… Tham nhũng biến một con người thành tín đồ của quỷ, cha đẻ của mọi sự dối trá.
Tuy nhiên, tham nhũng “không phải là sự đồi bại của riêng chính trị. Có tham nhũng trong chính trị, có tham nhũng trong kinh doanh, có tham nhũng trong truyền thông, có tham nhũng trong các Giáo hội và cũng có tham nhũng trong những tổ chức xã hội và các Phong trào Chung” (Diễn từ trước các Tham dự viên trong Hội nghị Quốc tế các Phong trào chung, 5 tháng 11, 2016).
Một trong những điều kiện cần có cho sự phát triển xã hội là sự vắng bóng của tham nhũng. Điều có thể xảy ra khi các doanh nhân bị cám dỗ phải đầu hàng trước những mưu toan đe dọa tống tiền, tự bào chữa bằng suy nghĩ rằng để cứu doanh nghiệp và cộng đồng người lao động của doanh nghiệp, hay suy nghĩ cho rằng đây là cách làm cho doanh nghiệp phát triển và một ngày nào đó họ có thể thoát khỏi nạn dịch. Ngoài ra, người ta cũng có thể rơi vào cám dỗ cho rằng đó là điều mọi người đều làm, hoặc nghĩ những hành động tham nhũng nhỏ này nhắm đạt được những lợi ích nhỏ không thực sự quan trọng. Bất kể hình thức cám dỗ tham nhũng nào, chủ động hay thụ động, đều là sự khởi đầu của việc sùng bái chúa tể đồng tiền.
Rủi ro thứ ba là tình huynh đệ. Chúng ta hãy nhớ lại lời dạy của Thánh Gioan Phaolo II rằng “Vượt qua lập luận của những sự trao đổi [...] có một cái gì đó vị con người bởi vì anh ta là người,” trên nền tảng “phẩm giá cao trọng” (Thông điệp Centesimus Annus, 34). Đức Benedict XVI cũng khẳng định về tầm quan trọng của sự cho đi nhưng không, như là một yếu tố bất di bất dịch của đời sống xã hội và kinh tế. Ngài nói: “đức ái của chân lý đặt con người trước một trải nghiệm diệu kỳ của ơn sủng, […] nó biểu lộ và phát triển chiều kích siêu việt của người ấy. […] Sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị cần phải […] dành chỗ cho nguyên tắc cho đi nhưng không như là cách thế thể hiện tình huynh đệ” (Thông điệp Caritas in Veritate, 34).
Hoạt động kinh doanh phải luôn bao gồm yếu tố của sự cho đi nhưng không. Những quan hệ công bằng giữa quản lý và công nhân phải được tôn trọng và là sự đòi buộc của tất cả các bên; đồng thời, một doanh nghiệp là một cộng đồng người lao động trong đó tất cả xứng đáng được hưởng sự tôn trọng và giá trị huynh đệ từ cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới. Sự tôn trọng người khác như anh em cũng phải được nhân rộng trong cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và, bằng một cách nào đó, tất cả những quan hệ pháp lý và kinh tế của doanh nghiệp phải được điều tiết, bao phủ trong một môi trường tôn trọng và huynh đệ. Không thiếu những mẫu gương của những hoạt động trong tình đoàn kết cho những người thiếu thốn nhất, được thực hiện bởi ban nhân viên của các doanh nghiệp, các bệnh viện, các trường đại học hoặc những cộng đồng lao động và học tập. Đây phải trở thành một hoạt động bình thường, kết quả của những nhận thức sâu sắc của mỗi người, tránh để nó trở thành một hoạt động hiếm thấy chỉ nhằm làm dịu lương tâm hay, tệ hơn nữa nhằm đạt được sự chú ý của mọi người.
Liên quan đến tình huynh đệ, tôi không thể không chia sẻ với quý vị chủ đề về di cư và người tị nạn, đang đè nặng lên con tim của chúng ta. Ngày nay, những đợt di cư và di tản với từng đoàn người đông đảo đi tìm nơi an toàn đã trở thành một vấn đề thảm kịch của con người. Tòa Thánh và các Giáo hội địa phương đang nỗ lực hết sức để giải quyết một cách hiệu quả những nguyên nhân của tình hình này, tìm kiếm sự cộng tác của các khu vực và các quốc gia đang có chiến tranh và thúc đẩy tinh thần hiếu khách. Tuy nhiên, một người không thể làm được mọi điều người đó muốn. Tôi xin quý vị nữa, cùng giúp sức. Về mặt khác cố gắng thuyết phục các chính phủ dừng bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra chiến tranh. Cũng như một câu được nói tới trong môi trường kinh doanh: một hợp đồng “xấu” vẫn luôn tốt hơn một cuộc chiến “tốt.” Hợp tác trong việc tạo ra nhiều nguồn việc làm phù hợp, ổn định và dồi dào, cả ở những nơi quê gốc của nhà đầu tư cũng như ở những nơi khác và, trong phạm trù này, cho cả những người dân địa phương và người nhập cư. Di cư phải được xét đến là một yếu tố quan trọng của sự phát triển.
Rất nhiều trong số chúng ta ở đây thuộc về các gia đình di cư. Ông bà và cha mẹ chúng ta đến từ Ý, Tây ban nha, Bồ đào nha, Li-băng hoặc những quốc gia khác ở Nam và Bắc Mỹ, hầu như luôn luôn ở trong những hoàn cảnh đói nghèo cùng cực. Họ đã có thể nuôi được gia đình, phát triển và thậm chí trở thành những doanh nhân vì họ đã gặp được những xã hội mở vòng tay chào đón, có khi nghèo là thế, nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ một chút ít họ có. Giữ vững và truyền lại tinh thần, với cội nguồn của Ki-tô giáo, thể hiện nơi đây là những bậc kỳ tài về kinh doanh.
UNIAPAC và ACDE gợi lên trong trí nhớ của tôi một doanh nhân người Argentina tên Enrique Shaw, một trong những Nhà sáng lập, mà tôi đã trình án phong Chân phước khi tôi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires. Tôi khuyên quý vị hãy noi gương ngài và, với những người Công giáo, khẩn cầu sự cầu bầu của ngài để trở thành những doanh nhân tốt.
Tin mừng cách đây hai Chủ nhật kể cho chúng ta về sự tận hiến của Gia-kêu (Lc 19:1-10), con người giàu có đó, đứng đầu các người thu thuế ở Giê-ri-cô, ông đã trèo lên một cái cây để có thể nhìn thấy Chúa Giê-su, và ông là người được cái nhìn của Thiên Chúa dẫn đưa về sự hoán cải sâu sắc. Tôi hy vọng rằng Hội nghị này cũng giống như cây sung ở Giê-ri-cô, một cái cây mọi người đều có thể trèo lên để qua một cuộc thảo luận khoa học về những khía cạnh của hoạt động kinh doanh, quý vị tìm được cái nhìn của Chúa Giê-su, và từ đây có thể dẫn đến những lối đi hiệu quả để làm cho mọi hoạt động kinh doanh của quý vị luôn thúc đẩy được thiện ích chung một cách hiệu quả.
Tôi xin cảm ơn quý vị đến thăm Người Kế nhiệm của Phê-rô, và tôi xin quý vị chuyển lời chúc lành của tôi đến tất cả những nhân viên, công nhân và người cộng tác của quý vị, và gia đình của quý vị. Và xin đừng quên, cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều.
[Văn bản gốc: tiếng Tây ban nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/11/2016]

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Doanh nhân Công giáo (UNIAPAC)



Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền

Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền

Pope Francis delivering his homily at the Mass - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico giảng lễ sáng - OSS_ROM
18/11/2016 12:29
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico khẩn cầu Thiên Chúa ban cho các tín hữu có được lòng can đảm biết ôm lấy cái nghèo của người Ki-tô hữu, ngài nói rằng người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền. Chia sẻ của ngài trong Thánh lễ sáng Thứ Sáu trong nhà nguyện Thánh Marta.
Lấy ý từ bài đọc Tin mừng trong ngày tường thuật việc Chúa Giê-su đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ, lên án họ biến đền thờ thành một ổ trộm cướp, bài giảng của Đức Thánh Cha là một suy tư về sức mạnh và sự quyến rũ của đồng tiền. Ngài nói hành động của Chúa Giê-su giúp chúng ta hiểu đâu là nơi hạt giống chống lại Đức Ki-tô được gieo, hạt giống của kẻ thù phá hoại Vương quốc của Ngài: sự bấu víu vào đồng tiền.
“Thiên Chúa của chúng ta, căn nhà của Thiên Chúa của chúng ta là ngôi nhà cầu nguyện. Sự gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu. Và thần đồng tiền tìm cách đi vào nhà của Chúa, luôn luôn tìm cách đột nhập vào bên trong. Và những con người kia, những người trao đổi tiền hay buôn bán, họ đang thuê chỗ, đúng không? – từ các tư tế … các tư tế cho thuê những chỗ đó để lấy tiền. Ngẫu thần này có thể phá hoại cuộc sống của chúng ta và có thể dẫn chúng ta đến một kết cục xấu cho cuộc đời, không hạnh phúc, không có niềm vui phục vụ Thiên Chúa đích thực là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta niềm vui đích thực đó.”
Ngài lưu ý đây là một sự lựa chọn cá nhân, Đức Thánh Cha Phanxico đặt câu hỏi với những người đang lắng nghe: “Anh chị em có bấu víu vào đồng tiền không? Anh chị em bấu víu vào đồng tiền như thế nào?”
Dân Chúa có một khả năng thiên bẩm về sự chấp nhận, tôn vinh cũng như lên án – vì dân Chúa có thể kết án – về khả năng tha thứ những yếu đuối, rất nhiều lỗi lầm của các linh mục nhưng họ không thể tha thứ hai điều nơi các linh mục: sự bấu víu vào đồng tiền, khi họ nhìn thấy một linh mục bấu víu vào đồng tiền, họ không tha thứ cho linh mục đó, và điều thứ hai là đối xử bất công với người khác. Khi một linh mục đối xử bất công với tín hữu: dân Chúa không thể chấp nhận điều này và họ không tha thứ cho linh mục đó. Những điều khác, những yếu đuối khác, những tội khác … ồ, được, điều đó là không nên không phải nhưng con người tội nghiệp đó bị cô độc. Thế đó … Họ tìm cách để bào chữa cho lỗi phạm của linh mục. Tuy vậy sự kết án của họ không mạnh mẽ cũng chẳng dứt khoát: dân Chúa có thể thông cảm điều này. Đi theo thần đồng tiền đưa người linh mục trở thành người đứng đầu một công ty hoặc một ông hoàng, hay thậm chí có thể còn đi xa hơn …”
Đức Thánh Cha tiếp tục nhắc lại các thần tê-ra-phim, những ngẫu thần mà vợ ông Gia-cóp cất giấu, như là một ví dụ về sự bấu víu vào những thần vật chất.
“Thật buồn khi thấy một linh mục vào cuối đời, khổ sở về tinh thần, trong cơn hôn mê và thân nhân của linh mục ở đó như những con chim kền kền, đang chờ xem họ có thể lấy được thứ gì. Chúng ta hãy dâng niềm vui thích này lên Thiên Chúa, một cách kiểm tra thực sự lương tâm của chúng ta. ‘Lạy Chúa, Ngài có phải là Chúa của con hay có những thần tê-ra-phim – giống như Rachel – ẩn núp trong tâm hồn con, ngẫu thần của tiền bạc? Và hãy dũng cảm: hãy dũng cảm. Hãy lựa chọn. Kiếm đủ tiền như một người công nhân lương thiện, tiết kiệm đủ như một công nhân lương thiện. Nhưng tất cả những lợi tức tài chính này không thể chấp nhận được, nó là sự sùng bái thần tượng. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng của cái nghèo của người Ki-tô hữu.”
Đức Thánh Cha kết luận “Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta cái nghèo của một người lao công, những người làm việc và nhận đồng lương chính đáng và không cần tìm kiếm thêm nữa.”

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/11/2016]

Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền
Đức Thánh Cha: người ta không thể tha thứ cho một linh mục bấu víu vào đồng tiền