Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

The Sistine Chapel. | Shutterstock.

Joe Bukuras

Boston, Mass., 14 tháng Tám, 2022 / 06:47 am


Ngày 15 tháng Tám năm 1483, Đức Thánh Cha Sixtus IV đã cung hiến Nhà nguyện Sistine cho Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Hôm nay, khi chúng ta cử hành Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta có cái nhìn gần hơn về nhà nguyện lịch sử này.

Một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Thành Vatican, nổi tiếng với trần nhà được trang trí bằng các bức bích họa lộng lẫy, ngoài ra nhà nguyện còn có chức năng quan trọng là nơi các hồng y nhóm họp để bầu chọn tân giáo hoàng. Dưới đây là năm điều cần biết:

1. Nguồn gốc tên của nhà nguyện

Nhà nguyện được đặt theo tên vị giáo hoàng đã thực hiện việc cung hiến: Đức Giáo hoàng Sixtus IV phục vụ trong cương vị Giáo hoàng Roma từ năm 1471 đến năm 1484. Ngài ủy thác việc trùng tu nhà nguyện Cappella Magna là nhà nguyện nằm ở vị trí của Nhà nguyện Sistine ngày nay.

2. Ai vẽ các bức bích họa?

Họa sĩ nổi tiếng nhất có liên quan đến Nhà nguyện Sistine là Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni. Tuy nhiên, phải đến vài năm sau khi một nhóm nghệ sĩ bắt đầu làm việc với nhà nguyện, Đức Giáo hoàng Julius II mới ủy quyền công việc của Michelangelo.

Từ năm 1481 đến năm 1482, bốn nghệ sĩ, Pietro Perugino, Sandro Botticelli, Domenico Ghirlandaio và Cosimo Rosselli, đã thực hiện các bức bích họa của nhà nguyện. Những nghệ sĩ này đã được các cửa hàng của họ hỗ trợ vẽ những tấm rèm giả trên tường, các câu chuyện về ông Môsê và Chúa Kitô, cũng như chân dung của các giáo hoàng.

Michelangelo vẽ trần nhà nguyện và các cửa vòm bán nguyệt ở phần trên các bức tường. Có lẽ bức bích họa nổi tiếng nhất trong nhà nguyện là bức “Tạo dựng Ađam” của ông, trong đó miêu tả Đức Chúa dưới hình dạng một người đàn ông, vây quanh là các thiên thần và khoác chiếc áo choàng, đang với tay phía ông Ađam, trong khi ông Ađam với tay về phía Đức Chúa.


3. Michelangelo kể một câu chuyện

Mặc dù là tâm điểm của trần nhà, bức “Tạo dựng Ađam” là một phần của chín bức bích họa miêu tả những câu chuyện khác nhau trong sách Sáng thế ký. Các câu chuyện được chia thành từng nhóm ba bức tranh.

4. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Nhà nguyện Sistine, và Thần học về Thân xác

Bước vào Nhà nguyện Sistine, người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều nhân vật khỏa thân trong các bức bích họa. Trong Thánh lễ tại nhà nguyện Sistine vào ngày 8 tháng Tư năm 1994, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gọi nhà nguyện là “thánh địa của thần học về thân xác con người”.

Đức giáo hoàng quá cố và hiện là thánh đã nói trong bài giảng của ngài: “Có vẻ như Michelangelo đã cho phép bản thân được hướng dẫn bởi những lời gợi mở trong Sách Sáng thế theo cách riêng của ông, những lời nói đến việc tạo dựng con người, nam và nữ, cho thấy: ‘Người nam và vợ của mình đều trần truồng, nhưng họ không thấy xấu hổ.”

Ngài nói thêm: “Có thể nói rằng Nhà nguyện Sistine chính là thánh địa của thần học về thân xác con người. Khi làm chứng cho vẻ đẹp của con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa có nam và nữ, một cách nào đó nó cũng thể hiện niềm hy vọng về một thế giới được biến đổi, thế giới khai sinh bởi Chúa Kitô Phục Sinh, và thậm chí trước đó là bởi Chúa Kitô trên Núi Tabor.”

5. Mọi người có thể thực hiện chuyến tham quan ảo Nhà nguyện Sistine.

Bạn có thể đến thăm Nhà nguyện Sistine mà không cần ra khỏi nhà. Trang web của viện Bảo tàng Vatican cho phép chúng ta dạo quanh nhà nguyện và phóng to các chi tiết của từng bức bích họa.

Trải nghiệm này không hoàn toàn giống như khi hiện diện thực tế, nhưng du khách có thể dành thời gian xem các bức bích họa mà không gặp những đám đông như bình thường.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/8/2022]


Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Thánh Cha cũng nói rằng các nhà làm truyền thông Công giáo có một ‘sự đóng góp đáng kể trong việc truyền bá văn hóa hòa bình đặt nền tảng trên sự thật của Tin mừng’.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người tham dự trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài tại Khán phòng Phaolô VI ở Thành phố Vatican vào ngày 6 tháng Mười năm 2021. (photo: Daniel Ibañez / CNA)

AC Wimmer/CNA

Vatican 18 tháng Bảy, 2022



Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi người Công giáo hãy chống lại tính độc hại trên mạng xã hội và tham gia vào sự đối thoại và giáo dục để giúp đối phó với “những sự dối trá và thông tin sai lệch”.

Trong một thông điệp được Tòa Thánh công bố ngày 18 tháng Bảy, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi việc hòa nhập các cộng đồng hiện đang bị loại trừ vào “không gian kỹ thuật số”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp này tới các tham dự viên Đại hội SIGNIS Thế giới năm 2022 ở Seoul, Hàn Quốc. Sự kiện này được tổ chức bốn năm một lần và Đại hội 2022 sẽ khai thác chủ đề “Hòa bình trong thế giới kỹ thuật số” vừa trực tiếp tại hội nghị vừa trên không gian kỹ thuật số ngày 16-19 tháng Tám.

SIGNIS là Hiệp hội Truyền thông Công giáo Thế giới, một tổ chức có sứ mệnh “giúp biến đổi các văn hóa dưới ánh sáng của Tin mừng bằng cách thúc đẩy phẩm giá con người, công bằng và hòa giải.”

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt là truyền thông xã hội, đã đặt ra một số vấn đề nghiêm trọng về đạo đức đòi hỏi sự đánh giá khôn ngoan và sáng suốt từ phía những người làm truyền thông và tất cả những người quan tâm đến tính xác thực và chất lượng của các mối quan hệ của con người.”

Đức Giáo hoàng nói thêm, “Có những lúc và ở một số nơi, các trang web truyền thông trở thành nơi mang tính độc hại, với ngôn từ kích động sự thù địch và tin giả.”

Ngài động viên các nhà truyền thông Công giáo hãy kiên trì trong những nỗ lực chống lại những vấn đề này, “đặc biệt chú ý đến nhu cầu hỗ trợ mọi người, nhất là giới trẻ, phát triển ý thức phê phán đúng đắn, học cách phân biệt thật giả, điều đúng và điều sai, thiện và ác, và hiểu đúng tầm quan trọng của việc làm vì sự công bằng, hòa hợp xã hội và tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta”.

Đức Giáo hoàng cũng hướng sự chú ý đến “nhiều cộng đồng trên thế giới của chúng ta vẫn bị loại trừ khỏi không gian kỹ thuật số, hội nhập trong thế giới kỹ thuật số trở thành một ưu tiên”.

Khi làm như vậy, các nhà truyền thông Công giáo có một “sự đóng góp đáng kể vào việc truyền bá văn hóa hòa bình dựa trên sự thật của Tin Mừng,” Đức Thánh Cha nói thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện rằng “câu chuyện của Thánh Anrê Kim và các bạn của ngài hai trăm năm trước [có thể] củng cố cho các con trong nỗ lực loan truyền Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng ngôn ngữ của các phương tiện truyền thông đương đại.”


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/8/2022]