Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

“Thật xấu hổ khi đặt tên ‘mẹ’ cho một trái bom”

“Thật xấu hổ khi đặt tên ‘mẹ’ cho một trái bom”

Đức Thánh Cha gặp gỡ 7.000 sinh viên của các Trường học vì Hòa bình: “Văn hóa của sự phá hủy đang phát triển.” Sự chỉ trích nhắm vào loại bom Moab (Mother of all bombs: tạm dịch: Mẹ của các loại bom) và với sự tranh luận Le Pen-Macron ở Pháp: “Họ ném đá nhau. Sự đối thoại ở đâu? Một ví dụ thật tệ.” “Không thể có thêm sự bóc lột lao động nữa.”

“Thật xấu hổ khi đặt tên ‘mẹ’ cho một trái bom”
Đức thánh Cha Phanxico
Pubblicato il 07/05/2017
Ultima modifica il 07/05/2017 alle ore 21:36
SALVATORE CERNUZIO
THÀNH VATICAN
Đánh bom và tàn sát trẻ em, người di cư, lao động bất hợp pháp và phụ nữ nạn nhân của sự bóc lột, ngày càng đối xử tàn tệ với Tạo vật: rõ ràng là “một văn hóa phá hủy đang phát triển giữa chúng ta." Có một sự sự tiếc nuối trong bài phân tích bộc trực nhưng rất sát thực trước khoảng 7.000 học sinh từ “các Trường học vì Hòa bình” của Ý trong Đại sảnh Phao-lô VI. Ngài Bergoglio trả lời những câu hỏi về chiến tranh và bất công của các tham dự viên trẻ tuổi, sáng kiến được thúc đẩy bởi Bộ Giáo dục Cộng đồng (Valeria Fedeli, có mặt trong giảng đường), cùng hợp tác với Tổ chức Quốc gia Liên kết các Chính quyền Địa phương về Hòa bình và Nhân Quyền) và Thánh Bộ Phục vụ sự Phát triển Trọn vẹn Con người của Tòa Thánh. Ví dụ, Đức Thánh Cha cho biết cảm xúc rất “xấu hổ” khi nghe thấy tên Moab (Mother of all bombs: Mẹ của các loại bom) đặt tên cho “siêu bom” được Mỹ thả một tháng trước ở Afghanistan. “Người ta gọi nói là mẹ của các loại bom.” Một người mẹ trao tặng sự sống trong khi nó trao tặng cái chết! Vậy mà chúng ta gọi thiết bị đó là Mẹ. Cha cảm thấy xấu hổ …” ngài nói thẳng.
“Một văn hóa phá hủy đã và đang phát triển giữa chúng ta,” Đức Thánh Cha kêu lên, nhấn mạnh đến tình hình thảm kịch của những người di cư ngày nay như là “thảm kịch khủng khiếp nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II,” một quan điểm cũng được nhiều nhà xã hội học chia sẻ. “Chúng ta đang sống - ngài Bergoglio phân tích - trong một thế giới đang có chiến tranh. Chúng con phải nói lên điều đó, chúng con, tức là Trường của Hòa bình nói: “Thế giới đang có chiến tranh.” Rằng nếu có ai đó đánh bom ở đây, “nhưng không, nó là một nhà thương, một trường học, có những người bệnh, những trẻ em!” “Ồ, nhưng có quan hệ gì!” Và thế là bom rơi. Tới một mức độ nào đó cha chẳng biết chuyện gì xảy ra: nó tàn phá quá nhiều. “Sự xung khắc trong gia đình không phải là điều gì mới, chúng đã “bắt đầu ngay từ thuở khai thiên lập địa, với sự ghen tị của Ca-in, anh ta giết em mình là A-bel bằng một con dao, anh ta tàn sát em.” Sự độc ác này, Đức Thánh Cha nói, dường như phát triển ngày càng nhiều hơn: “Chúng ta nhìn thấy nó trên TV mỗi ngày. Hôm nay chúng ta đã nhìn thấy những trẻ em bị tàn sát.”
Đức Phanxico cũng xấu hổ tương tự với “một loại kinh doanh khác mà thế giới đang hưởng lợi”: sự bóc lột con người. “Những trẻ em tuổi 7, 8, 9 không được đi học bị bắt buộc phải đi làm. Sự bóc lột con người, những người được trả 2 xu mỗi nửa ngày làm việc.” Và rồi còn nữa: “Buôn bán vũ khí, ma túy và con người, trẻ em và phụ nữ” “bị buôn bán để bóc lột.” “Đây là những công việc kinh doanh giúp cho Thần Tiền lớn lên. Đây là điều đang thống trị thế giới, và điều này cũng đang xảy ra ở trong Châu Âu này, ở nước Ý. Ở đây người ta bị bóc lột khi họ được trả lương bất hợp pháp (ND: nguyên ngữ nhận lương dưới gầm bàn), với những hợp đồng ngắn hạn từ tháng Chín đến tháng Năm, và rồi họ phải ở nhà cho tới khi có thể được thuê trở lại vào Tháng Chín như là một cách để trốn thuế “Cả điều này cũng là một hình thức của ‘sự phá hủy,’ và nói thêm, bóc lột “là một tội phải chết đời đời.”
Với cùng sự cứng rắn như vậy, ngài Bergoglio một lần nữa làm nổi rõ “chủ  nghĩa khủng bố của tin đồn,” và cảnh báo các em học sinh nam nữ, “ai đã quen với việc tung tin đồn là một kẻ khủng bố.” Mọi người biết rằng ngài hay lặp đi lặp lại và ngài nhắc lại rằng “Tin đồn giống như một trái bom nổ và giết hại.” Rồi ngài cho “một lời khuyên cho tất cả mọi người: nếu bạn muốn tung tin đồn, hãy cắn lưỡi mình trước. Nó sẽ làm đau lưỡi của bạn một chút, nhưng bạn sẽ không trở thành kẻ khủng bố.” Đức Thánh Cha cũng đề nghị chấm dứt sự lăng mạ nhau và “lải nhải gọi hàng loạt tên”: người ta đi trên đường trong giờ cao điểm, và có thể là một xe máy hay một xe hơi quay đầu sai, và thay vì nói “Tôi xin lỗi,” thì một chuỗi lải nhải gọi tên này tên kia bắt đầu, tên này rồi đến tên kia.” “Chúng ta quen với việc lăng mạ nhau,” thay vì làm rõ vấn đề, “ngay lập tức chúng ta bắt đầu lăng mạ nhau, chúng ta nói về người khác không phải bắt đầu bằng “người đó” nhưng chúng ta lại đặt thêm những tính từ kia vào, và cha không thể lặp lại ở đây nhưng cha chắc chắn tất cả chúng con biết rõ. “Đặt tên vào tên người khác làm họ tổn thương. Nó làm tổn thương tâm hồn họ,” Đức thánh Cha cảnh báo, và đưa ra một ví dụ, ngài kể về cuộc tranh luận gần đây ở nước Pháp giữa hai ứng cử viên, Marine Le Pen và Emmanuel Macron. "Cha không kể điều này với cương vị là Giáo hoàng, nhưng với cương vị là một người đã nghe thấy (nhưng chưa nhìn thấy) chuyện gì đã xảy ra trong cuộc đối thoại trước bầu cử: sự đối thoại ở chỗ nào? Họ ném đá nhau, không bao giờ để cho người kia kết thúc, sử dụng những từ ngữ nặng nề. Nhưng nếu ở một cấp cao như vậy mà họ không thể tìm cách đối thoại với nhau, thì thách đố đối thoại tùy vào chúng con!” Vì thế ngài mời gọi các em dành ra “20 phút để đọc Thư gửi Thánh Tông đồ Gia-cô-bê. Nó ngắn … Ngài nói rằng những ai kiểm soát được lời nói là người hoàn hảo.”
Đối với Ngài Phanxico, nguyên nhân của nhiều hành vi sai trái nằm trong việc giáo dục không còn dẫn đưa “đến những đức tính ôn hoà, hòa bình và hòa hợp.” Về vấn đề này ngài tái khẳng định sự cần thiết phải “tái xây dựng một công ước giáo dục giữa gia đình, trường học và nhà nước” khi ngài nhớ lại một giai thoại của thời trẻ của ngài: “Cha học lớp bốn, cha lúc đó 9 tuổi, và cha nói điều không đẹp với cô giáo, cô giáo viết trên vở của cha vài dòng ngắn gửi về thân mẫu của cha vì cô giáo nghĩ, ‘Nếu một thiếu nhi 9 tuổi có thể nói với mình theo cách như vầy, thì cậu sẽ làm gì khi cậu 20 tuổi?’ Ngày hôm sau thân mẫu của cha đến trường và trước mặt cô giáo khiển trách cha và bắt cha xin cô tha thứ. Cha xin cô tha, cô liền hôn cha, và cha lại quay trở lại lớp, cha cảm thấy một chút là người chiến thắng, ‘không đến nỗi quá tệ, cha nghĩ’ nhưng đây là hành động đầu tiên … hành động thứ hai xảy ra khi cha về nhà.” Ngài Bergoglio sau đó bắt chước những cú đấm, trong khi đám đông cười và vỗ tay. “Những gì cha đang muốn nói là lúc đó có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, trong khi ngày nay, chuyện thường xảy ra là nếu thầy cô mắng một học sinh trong trường, hôm sau cha mẹ liền đến trường và mắng lại thầy cô vì “gây hấn với con của họ.”
Đức Thánh Cha Phanxico không bao giờ ngừng khuyến khích chăm sóc Tạo vật, và đó là chủ đề của buổi họp mặt: “Chúng ta cùng bảo vệ ngôi nhà của chúng ta.” Ngài lấy một gợi ý từ một câu hỏi của một cô bé trích dẫn trong Tông huấn Laudato si’ (Chúc tụng Chúa) của ngài: "Chúng ta đang tàn phá Tạo vật, món quà quý giá nhất Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta”, Đức thánh Cha liền nói ngay, “chủ nghĩa tiêu dùng dẫn chúng ta đến sự bóc lột Trái đất.” Chúng ta hãy nghĩ về những thí nghiệm hóa học: “Ngày nay chúng con không thể ăn một trái táo mà không gọt vỏ nó vì các loại thuốc trừ sâu. Bác sĩ khuyên các bà mẹ không cho con ăn thịt gà nữa vì nó tạo ra sự mất cân bằng về hormone. Và các mẹ đang rất lo lắng … “Có bao nhiêu lần – Đức Thánh Cha hỏi – chúng con gặp những người trẻ tuổi bị những chứng bệnh lạ? Chúng từ đâu đến? Chuyện gì đang xảy ra ở Vùng đất Lửa (Trung Ý) này? Chuyện gì đang xảy ra ở Biển Địa Trung Hải nơi có lượng nhựa rác cao gấp bốn lần khả năng chịu đựng của nó? Chúng ta không chỉ đang làm bẩn Tạo hóa, chúng ta đang tàn phá nó.”
Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại những mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 cho Sự Phát triển Bền vững, một điều mà một nữ sinh bày tỏ “sự đầu hàng và vỡ mộng” của cô vì “các nhà lãnh đạo chính trị dường như chẳng quyết tâm” đạt được chúng. “Điều này làm cho cha giận” Đức Thánh Cha nhận xét, “đầu hàng là một cụm từ cấm kỵ đối với chúng ta, chúng ta phải tiến tới và chiến đấu với sự sáng tạo.” “Dù sao đi nữa, khi cha nhìn vào cam kết chính trị,” ngài nói, “Các con có biết cha nghĩ gì không? Nghĩ đến ca sĩ vĩ đại Mina khi cô hát: “Lời nói, lời nói, lời nói.”
[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/05/2017]


Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu luôn trên hành trình đến gặp gỡ Thiên Chúa

Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu luôn trên hành trình đến gặp gỡ Thiên Chúa

Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu luôn trên hành trình đến gặp gỡ Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta
11/05/2017 13:39
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha nói đời sống của mọi người Ki-tô hữu là một hành trình và một tiến trình qua đó đào sâu đức tin.
Trình bày trong bài giảng Lễ Sáng tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha suy tư về bài đọc phụng vụ trong ngày trong đó Thánh Phao-lô kể về ơn Cứu độ dẫn đến Chúa Giê-su.
Đức Thánh Cha nói, trong suốt dòng lịch sử, nhiều quan niệm của chúng ta đã thay đổi. Ví dụ, nô lệ là một tình trạng trước đây được chấp nhận; theo thời gian chúng ta hiểu ra rằng đó là một tội phải chết đời đời.
“Thiên Chúa đã tỏ lộ Người ra trong suốt chiều dài lịch sử” ngài nói, “Ơn Cứu độ của Người” quay ngược trở lại quãng đường thời gian dài. Và ngài liên hệ đến lời giảng của Phao-lô trong Công vụ Tông đồ khi thánh nhân kể cho những con cái Israel về hành trình của cha ông của họ từ cuộc Xuất hành từ Ai-cập đến khi đấng Cứu độ đến, Chúa Giê-su.
Đức Thánh Cha nói rằng ơn cứu độ có một lịch sử vĩ đại và dài lâu trải rộng qua đó Thiên Chúa “hướng dẫn dân Người trong những thời gian tốt đẹp và thời gian khó khăn, trong những thời gian được tự do và thời gian bị làm nô lệ: trong một hành trình có sự đồng hành của “các thánh và những tội  nhân” trên con đường tiến đến sự hoàn thiện, “tiến đến gặp gỡ Thiên Chúa.”
Ngài nói, ở cuối hành trình có Chúa Giê-su, tuy nhiên: “nó không kết thúc ở đó.”
Đức Thánh Cha tiếp tục, quả thật, Chúa Giê-su ban cho chúng ta Thần khí Đấng cho chúng ta “ghi nhớ và hiểu được thông điệp của Chúa Giê-su, và từ đó, một hành trình thứ hai bắt đầu.

Nô lệ và tử hình đã từng được chấp nhận; ngày nay chúng bị xem là tội phải chết đời đời
Đức Phanxico giải thích, hành trình được nhận lãnh “để hiểu, để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Giê-su và đào sâu đức tin của chúng ta” cũng là “để hiểu giáo huấn đạo đức, những Điều Răn.”
Ngài phân tích rằng có những điều “trước đây dường như là bình thường và không phạm tội, ngày nay được hiểu như là tội phải chết đời đời:
"Hãy nghĩ đến tình trạng nô lệ: ở trường chúng ta được kể người ta đã làm gì với những nô lệ, bắt họ ở một nơi và bán họ ở một nơi khác … Đó là một tội phải chết đời đời” ngài nói.
Ngài nói, nhưng đó là những gì ngày nay chúng ta tin. Ngược lại quá khứ người ta cho rằng điều đó chấp nhận được vì họ tin rằng một số người không có linh hồn.
Đức Thánh Cha nói, điều cần thiết là phải tiến tới để hiểu biết tốt hơn về đức tin và luân lý.
Và phản ánh một cách cay đắng sự thật rằng ngày nay “không có nô lệ,” Đức Thánh Cha Phanxico cho thấy rằng thực sự ngày nay còn có nhiều nô lệ hơn nữa … nhưng ít nhất, ngài nói, chúng ta biết rằng bắt người khác làm nô lệ là một tội phải chết đời đời.
Cũng như vậy đối với tội tử hình: “Nó đã từng được xem là bình thường; ngày nay chúng ta nói rằng nó là không thể chấp nhận được ngài nói.

Dân Thiên Chúa luôn trên hành trình đào sâu đức tin
Một khái niệm tương tự, ngài nói thêm, có thể áp dụng cho “chiến tranh của tôn giáo”: khi chúng ta tiến bước đào sâu đức tin và làm rõ những mệnh lệnh đạo đức “có những vị thánh, những vị thánh tất cả chúng ta đều biết, cũng như những vị thánh ẩn mình.”
Ngài nhận xét, Giáo hội “đầy những vị thánh ẩn mình,” và chính sự thánh thiện của họ sẽ dẫn chúng ta đến “bước hoàn thiện thứ hai” khi “Thiên Chúa cuối cùng sẽ hợp nhất tất cả.”
Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxico nói “dân Thiên Chúa luôn trên hành trình của họ.”
Khi dân Thiên Chúa dừng lại, ngài nói, “họ trở nên giống như những tù nhân trong một tình trạng ổn định, giống như những con lừa.” Trong tình trạng đó họ không thể hiểu, không thể tiến bước, không thể đào sâu đức tin - và sự yêu thương và đức tin không thanh tẩy được linh hồn họ.
Và, ngài nói, có một “sự hoàn thiện thứ ba của thời đại: của chúng ta.”
Mỗi chúng ta, Đức Thánh Cha giải thích, “đang trên đường tiến đến sự hoàn thiện trong thời gian riêng của chúng ta. Mỗi chúng ta sẽ đến một giây phút khi đó đời sống sẽ kết thúc và tại đó chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta phải bước đi.”
“Chúa Giê-su” ngài lưu ý, “đã gửi Thánh Thần đến hướng dẫn chúng ta trên hành trình” và ngài phân tích rằng Giáo hội hôm nay cũng đang trên đường đi.

Xưng tội là một bước đi trên hành trình của chúng ta trên con đường đến gặp gỡ Thiên Chúa
Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu hãy tự hỏi mình liệu trong suốt thời gian xưng tội chúng ta biết rằng không chỉ có sự xấu hổ vì đã phạm tội, nhưng cũng hiểu được trong giây phút đó họ đang bước “một bước tiến tới trên con đường đến với sự hoàn thiện của thời gian.”
“Xin Thiên Chúa tha thứ không phải là một điều được làm như máy móc” ngài nói.
“Nghĩa là tôi phải hiểu rằng tôi đang trên hành trình, là một phần của một dân tộc đang trên hành trình,” và chẳng sớm thì muộn “tôi sẽ thấy mình phải đối diện với Thiên Chúa, Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng luôn luôn đồng hành với chúng ta” ngài nói.
Đức Thánh Cha kết luận, và đây là công trình vĩ đại của lòng thương xót của Chúa.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/05/2017]