Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Đức Thánh Cha: Đối thoại liên tôn được xây dựng trên sự cởi mở



© Vatican Media

Đức Thánh Cha: Đối thoại liên tôn được xây dựng trên sự cởi mở

“Anh chị em cho thấy rằng sự đối thoại giữa tín đồ của các tôn giáo là điều kiện cần thiết để góp phần cho nền hòa bình của thế giới.”

23 tháng Sáu, 2018 20:50
Ngày 23 tháng Sáu, 2018, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cởi mở trong đối thoại liên tôn.

Những nhận xét của ngài đưa ra trong một buổi tiếp kiến tại Vatican với phái đoàn của Hiệp hội Emouna Fraternité Alumni.

“Trong tinh thần cởi mở, anh chị em cũng chứng kiến được khả năng của các tôn giáo tham gia trong sự tranh luận chung trong một xã hội bị trần tục hóa,” Đức Thánh Cha nói. “Quả thật, anh chị em cũng biết rằng tình huynh đệ thật sự không thể có được nếu không có thái độ cởi mở với người khác, nó không bao giờ tìm đến chủ nghĩa hòa giải hổ lốn; ngược lại, nó luôn chân thành tìm cách làm phong phú bản thân với những sự khác biệt, với ý chí hiểu được những khác biệt để tôn trọng chúng, vì sự tốt đẹp của mỗi người nằm trong sự tốt đẹp của tất cả.”


Diễn từ của Đức Thánh Cha

Các bạn thân mến,

Tôi hân hoan chào mừng các bạn nhân chuyến viếng thăm Roma của các bạn. Tôi cảm ơn các vị Đồng Chủ tịch với phần trình bày về Hiệp hội và tôi xin gửi lời chào thân ái đến tất cả các thành viên, cũng như những người thuộc nhiều tôn giáo và nền tảng tinh thần khác nhau mà các bạn có quan hệ.

Tôi cảm tạ Chúa vì sự hiện diện của Hiệp hội của các bạn, một hiệp hội được thành lập trong bối cảnh của chương trình “Emouna – L’Amphi des religions”, được thúc đẩy và khởi xướng bởi Học viện các Môn học Chính trị ở Paris, cùng với sự tham gia của các tôn giáo lớn ở Pháp. Thật vậy, tôi rất vui mừng chia sẻ khát khao của Hiệp hội các bạn, nó nhắm đến việc củng cố những mối dây của tình huynh đệ giữa các thành viên của các tôn giáo, bằng cách mở rộng việc nghiên cứu. Thật vậy, qua việc nghiên cứu, và tôi xin gửi lời cảm ơn những vị khởi xướng và cộng tác viên, các bạn đã cho thấy khả năng sống tinh thần đa nguyên tốt đẹp, tôn trọng những khác biệt và những giá trị mà mỗi người trong các bạn mang đến.

Trong tinh thần cởi mở, anh chị em cũng chứng kiến được khả năng của các tôn giáo tham gia trong sự tranh luận chung trong một xã hội bị trần tục hóa. (xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 183; 255). Ngoài ra, nhờ những mối dây huynh đệ được thiết lập giữa các bạn, các bạn cho thấy rằng sự đối thoại giữa các tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau là một điều kiện cần thiết để góp phần vào nền hòa bình trên thế giới. Vì vậy, tôi động viên các bạn hãy giữ vững con đường của mình, chú ý kết hợp ba thái độ căn bản để thúc đẩy đối thoại: trách nhiệm đối với giá trị đặc thù, lòng can đảm đối với sự khác biệt và sự chân thành trong những mục tiêu (x. Diễn từ trong Hội nghị HÒa bình Quốc tế, Cairo, 28 tháng Tư 2017).

Quả thật, anh chị em cũng biết rằng tình huynh đệ thật sự không thể có được nếu không có thái độ cởi mở với người khác, nó không bao giờ tìm đến chủ nghĩa hòa giải hổ lốn; ngược lại, nó luôn chân thành tìm cách làm phong phú bản thân với những sự khác biệt, với ý chí hiểu được những khác biệt để tôn trọng chúng, vì sự tốt đẹp của mỗi người nằm trong sự tốt đẹp của tất cả. Vì vậy, tôi mời gọi các bạn thể hiện chất lượng của những mối quan hệ của các bạn cho thấy rằng “tôn giáo không phải là một vấn đề nhưng là phần của giải pháp: […] nó nhắc chúng ta nhớ rằng điều quan trọng là phải nâng cao tâm hồn lên Thượng giới để học cách xây dựng thành trì của con người” (Ibid.).

Như vậy các bạn có thể hỗ trợ nhau để trở thành như những cây được chăm bón tốt, đâm rễ trong lòng đất của lịch sử và của những truyền thống của nhau; và bằng cách làm như vậy cùng với những người thiện chí, các bạn góp phần biến đổi “từng ngày từng ngày không khí bị ô nhiễm bởi sự hận thù thành khí ôxi của tình huynh đệ” (ibid.). Tôi khuyến khích các bạn hãy nuôi dưỡng một văn hóa gặp gỡ và đối thoại, để thúc đẩy hòa bình và để bảo vệ sự thánh thiêng, bằng lòng nhân hậu và tôn trọng, của mọi sự sống con người chống lại bất kỳ hình thức bạo lực về thể xác, xã hội, giáo dục hoặc tâm lý. Tôi khẩn xin Thiên Chúa ban cho các bạn ơn sủng bình an cho từng người trong các bạn, động viên các bạn hãy cầu nguyện cho nhau. Và tôi khẩn cầu Chúa Cha của mọi người giúp các bạn bước đi trên con đường gặp gỡ, đối thoại, và hòa hợp, như những người anh em trong tinh thần hợp tác và tình bạn.

Với niềm hy vọng này, tôi khẩn xin ơn lành từ trời đổ xuống trên từng người trong các bạn và trên các thành viên của Hiệp hội “Emouna Fraternité Alumni”, cũng như trên tất cả những người tham dự trong chương trình “Emouna – L’Amphi des religions”. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn các bạn.

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/6/2018]


BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva
Vatican Media Screenshot - Đức Thánh Cha lắng nghe Deborah Castellano Lubov của Zenit đặt những câu hỏi trên Chuyến ba Giáo hoàng

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Trên chuyến bay giáo hoàng, Zenit tháp tùng Hành trình Đại kết của Đức Thánh Cha với chủ điểm ‘gặp gỡ’ và ‘hiệp nhất’

22 tháng Sáu, 2018 19:47
Đức Thánh Cha Phanxico thực hiện chuyến đi đại kết một ngày đánh dấu bước ngoặt đến Geneva ngày 21 tháng Sáu, 2018 để kỷ niệm 70 năm Hội đồng Đại kết các Giáo hội.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Zenit có mặt trên chuyến bay giáo hoàng, cùng tháp tùng với Đức Thánh Cha Phanxico, và có mặt tại nhiều sự kiện, và góp tiếng nói trong chuyến đi. Trong chuyến bay về Roma, Zenit đại diện nhóm ký giả nói tiếng Anh đặt một câu hỏi với Đức Thánh Cha, cùng với các đại diện của Pháp, Đức và Tây Ban nha.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Các phóng viên, trong đó có nhiều người đã thức dậy lúc 3:30 sáng để đến Sân bay Quốc tế Fiumicino của Roma, để đi qua cổng an ninh, nhận một tem dán đặc biệt trên passport của họ, và qua nhiều bước theo nghi thức ngoại giao, trong đó có một tách cà-phê tại quầy bar khi họ đến cổng. Vì là chuyến bay ngắn nên họ có thể giữ passport của họ; đối với chuyến bay dài, chúng bị giữ lại từ lúc đầu và được trả lại ở điểm đến.


BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Đến giờ lên máy bay các phóng viên lên một xe buýt chở họ ra máy bay. Rồi mọi người vội vã tìm các chỗ ngồi tốt, vì về căn bản chỉ các nhiếp ảnh gia và một số người khác là có chỗ ngồi được chỉ định trước, rồi sau đó là bữa ăn nhẹ với nutella, nước cam, trà đá. Sau đó là phần ăn sáng. Nhiều người cúi xuống ăn. Những người khác có thể cảm thấy không ngon miệng vì họ biết rằng giây phút gặp gỡ trực tiếp với Đức Thánh Cha qua rất nhanh. Sau khi cất cánh, Đức Thánh Cha chào các phóng viên, cảm ơn họ với công việc, và bày tỏ hy vọng chân tình rằng chuyến đi ngày 21 tháng Sáu này là một chuyến đi của sự hiệp nhất. Sau đó ngài đến chào riêng từng phóng viên.


Chủ đề của chuyến thăm viếng là “Chuyến Hành Hương Đại Kết – Cùng Tiến Bước, Cùng Cầu Nguyện và Cùng Hoạt Động Chung” và buổi gặp gỡ bắt đầu bằng giờ cầu nguyện tại nhà nguyện của Trung tâm Đại kết.

Sau đó ngài đến thăm Học viện Đại kết Bossey, là học viện liên kết với Hội đồng Đại kết các Giáo hội và hoạt động đào tạo về thần học. Tại đó, 30 người nam nữ thuộc nhiều quốc gia khác nhau nghiên cứu và chia sẻ cuộc sống hàng ngày. Sau đó là một ‘bữa ăn trưa đại kết,’ mà trong cuộc họp báo trên máy bay Đức Thánh Cha cho các phóng viên biết rằng mọi người nói về nhân quyền và việc chống lại ‘chủ nghĩa chiêu dụ tín đồ.’

Với bữa trưa này, chúng tôi có thể thông tin cho độc giả về thực đơn bữa ăn (dù chúng tôi không có mặt): món tartare rau củ dùng chung với món salad; cá nướng & cơm và rau xào áp chảo. Với món tráng miệng có món bánh tart chanh, trái cây và chanh dây. Đức Giám mục Swensen làm phép bữa ăn bằng tiếng Anh, nhưng thông dịch viên của Đức Thánh Cha cũng có mặt.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Vẻ đẹp phi thường của việc được biết Chúa Giê-su

Trong cuộc họp đại kết hôm qua tại trụ sở WCC, Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Chúng ta được kêu gọi trở thành một dân tộc có kinh nghiệm và chia sẻ niềm vui của Tin mừng, ca khen Thiên Chúa và phục vụ anh chị em chúng ta bằng con tim rực cháy khát khao mở ra những chân trời tốt lành và vẻ đẹp ngoài sức tưởng tượng đối với những người chưa được ơn phúc biết Chúa Giê-su.”

“Những gì thực sự cần thiết là một cách thế rao giảng phúc âm mới,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Phản ánh về khẩu hiệu của ngày là cùng tiến bước, cùng cầu nguyện và cùng nhau hoạt động chung, Đức Thánh Cha cũng đưa ra một số lời khuyện: “Chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta cầu nguyện cho nhau tới mức độ nào? Chúa Giê-su cầu nguyện rằng chúng ta sẽ trở nên một: vậy chúng ta có bắt chước Ngài về vấn đề này không?”

Đức Hồng y nói về khát khao tinh thần Đại kết của Đức Thánh Cha

Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh sự Hiệp nhất Ki-tô hữu, nói với ZENIT:

“Theo Đức Thánh Cha Phanxico, mở lòng ra với các giáo hội trước hết là tình huynh đệ và sự gần gũi. Sau khi ngài lên ngôi giáo hoàng, tôi nhớ tôi có gặp ngài và hỏi điều ngài muốn nhất cho phong trào đại kết là gì.”

“Ngài trả lời bằng một từ duy nhất, ‘tình huynh đệ’.”

Đức Hồng y người Thụy sĩ giải thích rằng mối quan hệ thân thiện và huynh đệ giữa các giáo hội là nền tảng của phong trào đại kết. Ngài nói thêm, khi điều này được thiết lập thì phong trào đại kết thực tiễn sẽ tiếp nối, qua đó các giáo hội có thể cùng nhau hoạt động trên các lĩnh vực về văn hóa, chính trị và xã hội.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Gặp gỡ một lần một năm trong bữa ăn tối không phải là phong trào đại kết đích thực

Linh mục người Nigerian, Cha Lawrence Iwuamadi, là trưởng khoa của Học viện Đại kết Bossey. Trước Cha Lawrence, học viện chưa hề có một trưởng khoa Công giáo.

Ngài chia sẻ, “Việc tôi trở thành trưởng khoa Công giáo đầu tiên của Học viện, tôi nghĩ nó phù hợp với tinh thần mà Đức Phanxico mang đến, một tinh thần rất khó giải thích bằng một từ: đó là tinh thần tin tưởng, nhờ đó mà tôi sống và làm việc ở đây, giữa 90% là người không Công giáo, qua năm tháng tôi đã nhìn thấy sự thay đổi về thái độ đối với người Công giáo: bây giờ họ trân trọng những gì Giáo hội Công giáo làm và nói.”

Vị linh mục Công giáo cũng lưu ý rằng cho dù tất cả người Ki-tô hữu đều hòa hợp tốt với nhau, nhưng họ không tương tác nhiều với nhau, ngoài việc ‘bữa ăn tối một năm một lần’ thì điều đó chưa góp phần xây dựng nhiều cho phong trào đại kết.

Ngài nói, “Tính mới lạ lớn nhất Đức Phanxico mang đến là gì? Như tôi vẫn thường nói, Đức Thánh Cha Phanxico có cách nói chạm đến tâm hồn mỗi người, bất kể họ là người Tin lành, Chính thống hay Giáo phái Ngũ tuần, đến mức họ phải nói: “Với vị giáo hoàng này, tôi có thể cộng tác được với những gì ngài nói.”

“Chẳng hạn, khi Tông huấn Laudato si‘ về việc bảo vệ Tạo vật được xuất bản, Hội đồng Đại kết các Giáo hội đã tổ chức nhiều buổi hội thảo về Tông huấn của một Giáo hoàng Công giáo. Ngoài vấn đề này ra, Đức Thánh Cha Phanxico cũng thường xuyên trích dẫn các tài liệu của WCC.”

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

“Chúng ta phải đón nhận những lời của Đức Thánh Cha một cách nghiêm túc hơn, có can đảm bước ra ngoài và gặp gỡ, đó là những gì tôi hiểu được với cương vị là một giáo sư của học viện này, với 30-35 người từ 25 quốc gia và 20 giáo hội Ki-tô có mặt tại đây.”

“Khi người ta ngồi đối diện nhau, họ cùng bước đi, thì họ có thể hiểu rõ được người kia thật sự là ai, rồi tinh thần đại kết trở nên dễ dàng hơn. Nhưng trước hết có những thành kiến, rằng người này là như vầy, người kia là như thế kia, nhưng khi chúng ta sống với nhau thì điều đó không còn tồn tại.”

Chúng ta không dừng lại ở đây

Buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxico một lần nữa đến thăm Trung tâm Đại kết, nơi WCC thực hiện rất nhiều công việc ở đấy. Giáo hội Công giáo và WCC cùng hoạt động cho những sáng kiến hoạt động chung trong nhiều khu vực và cùng hoạt động cụ thể trong những dự án giúp đỡ người nghèo, chống lại những bất công, giúp người nhập cư, v.v..

Đức Thánh Cha nói về sự hiện diện tích cực của Công giáo trong Ủy ban về Sứ mạng và Rao giảng Phúc âm; sự hợp tác với Văn phòng Đối thoại Liên tôn và Hợp tác, gần đây nhất là về chủ điểm giáo dục và hòa bình; và sự chuẩn bị chung văn bản cho Tuần Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Ki-tô hữu.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Tổng thư ký của Hội đồng Đại kết các Giáo hội, Mục sư Tiến sĩ Olav Fykse nói, “Ngày hôm nay là một bước ngoặt. Chúng ta không dừng lại ở đây. Chúng ta sẽ tiếp tục, chúng ta có thể cùng nhau làm nhiều hơn nữa cho những người đang cần chúng ta.”

Trong Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ tế trước khoảng 40.000 tín hữu thuộc đủ mọi sắc tộc và độ tuổi, họ là những người quá mong mỏi được nhìn thấy ngài đến mức họ đứng trên những chiếc ghế băng dài để được nhìn thấy ngài, Đức Thánh Cha phân tích về các cụm từ ‘Lạy Cha,’ ‘Lương thực’ và ‘Sự Tha thứ.’

Phân tích về sự cầu nguyện, ngài nói: “Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá để bắt đầu một ngày, hay trước bất kỳ biến cố quan trọng nào, mỗi khi chúng ta đọc “Kinh Lạy Cha” là chúng ta thể hiện nguồn cội của mình. Chúng ta cần những nguồn cội đó trong các xã hội thường đã bị mất gốc hôm nay.”

“Chúng ta đừng bao giờ chán ngán đọc “Kinh Lạy Cha.” Nó nhắc chúng ta nhớ rằng, cũng ví như không có người con nào lại không có một người cha, cho nên không ai trong chúng ta là cô đơn trong thế giới này.”

Chuyển sang phân tích về lương thực, ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không được quên rằng “lương thực hàng ngày” của chúng ta chính là Đức Giê-su. Nếu không có Ngài, chúng ta không làm được điều gì (x. Ga 15:5). Ngài là nguồn lương thực bổ dưỡng đều đặn cho sự sống khỏe mạnh của chúng ta. Nhưng đôi khi, chúng ta xem Chúa Giê-su như món ăn phụ.”

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

“Chúa giải thoát tâm hồn chúng ta khỏi mọi tội, người tha thứ đến tận cùng. Nhưng Người chỉ yêu cầu chúng ta một điều: là phần chúng ta cũng đừng bao giờ mất kiên nhẫn trong sự tha thứ,” ngài nói thêm về vấn đề tha thứ: “Chúng ta phải soi x-quang thật kỹ tâm hồn của mình để tìm xem có những khối băng chặn lối, những chướng ngại cho sự tha thứ, những đá tảng cần phải loại bỏ không. Rồi chúng ta thưa với Chúa Cha: “Cha đã nhìn thấy tảng đá này? Con xin dâng nó lên Cha và con cầu nguyện cho người này, cho hoàn cảnh này; cho dù con phải chiến đấu để có thể tha thứ, con xin Cha ban cho con sức mạnh để làm được việc đó.’”

Ngài nói: Tha thứ làm canh tân, nó làm nên những phép lạ.”

Chuyến đi ngắn của Đức Thánh Cha sớm kết thúc, và ngay khi chúng tôi biết thì chúng tôi quay trở lại máy bay. Và đến giờ bay, trên máy bay Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự hài lòng của ngài về những hoa trái đại kết của chuyến thăm viếng và trả lời bốn câu hỏi của các phóng viên thuộc bốn nhóm ngôn ngữ khác nhau.

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Năm 2017, Giáo hội Công giáo Roma và Tin lành Luther cùng kỷ niệm chung 500 năm Cải tổ bằng chuyến viếng thăm ngày 31 tháng Mười đến 1 tháng Mười Một, 2016, của Đức Thánh Cha Phanxico đến các thành phố Thụy điển gồm Malmo và Lund. Phóng viên Deborah Castellano Lubov của Zenit đã tường thuật chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Thụy điển.

Trên chuyến bay đến Geneva, Deborah Castellano Lubov cũng đã có một phút ngắn ngủi chào Đức Thánh Cha và chị tặng cho ngài một món quà kỷ niệm riêng của một gia đình ở Buenos Aires rất gần gũi với tâm hồn Đức Thánh Cha, và ngay khi ngài nhìn thấy, ngài khựng lại một chút, nhắm mắt lại và ban phép lành, và quyển sách gần đây của chị ‘The Other Francis’ (L’Altro Francesco - Đức Phanxico khác) được xuất bản gần đây bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban nha, và tiếng Lithuanian, và bằng tiếng Anh năm 2018 và có thể sẽ có bản tiếng Đức.

Và trên chuyến bay, Deborah Castellano Lubov hỏi Đức Thánh Cha câu hỏi sau. Dưới đây là bản dịch của Vatican câu hỏi và trả lời bằng tiếng Ý:

***

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Deborah Castellano Lubov:

Cảm ơn Đức Thánh Cha. Thưa Đức Thánh Cha, trong bài diễn từ hôm nay của người tại buổi gặp gỡ đại kết, người nói đến sức mạnh to lớn của Tin mừng. Chúng ta biết rằng một số Giáo hội thuộc Hội đồng Đại kết các Giáo hội được gọi là “Những Giáo hội Hòa bình,” họ tin rằng một người Ki-tô hữu không được sử dụng bạo lực. Chúng ta cùng nhớ lại hai năm trước ở Vatican, có một hội nghị để xem xét lại giáo lý về “cuộc chiến công bằng.” Vậy thì, thưa Đức Thánh Cha, câu hỏi của con là, người nghĩ có phù hợp không khi Giáo hội Công giáo tham gia nhóm được gọi là “những Giáo hội hòa bình” và lại gạt sang một bên lý thuyết của “cuộc chiến tranh công bình” không? Cảm ơn Đức Thánh Cha.

ĐTC Phanxico:

Một sự phân định rõ ràng: tại sao chị lại nói rằng họ là “những Giáo hội hòa bình”?

Deborah Castellano Lubov:

BẢN TIN RIÊNG: Đức Thánh Cha Phanxico nói với ZENIT – Một cái nhìn vào tinh thần của chuyến đi đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha đến Geneva

Họ được xem là “những Giáo hội hòa bình” vì họ có khái niệm này, tức là nếu một người sử dụng bạo lực thì không còn được xem là người Ki-tô hữu nữa.

ĐTC Phanxico:

Cảm ơn chị, tôi hiểu rồi. Chị đã chạm ngón tay vào vết thương … Hôm nay trong bữa ăn trưa, một Mục sư nói rằng có lẽ quyền đầu tiên của con người phải là quyền hy vọng, và tôi thích điều này, và nó có liên quan một chút đến chủ điểm này. Chúng ta đã nói về cuộc khủng hoảng nhân quyền ngày nay. Tôi nghĩ tôi phải bắt đầu bằng vấn đề này để đi đến câu hỏi của chị. Cuộc khủng hoảng nhân quyền hiện lên rất rõ. Chúng ta nói một chút về nhân quyền, những nhiều nhóm quốc gia vẫn giữ một khoảng cách. Đúng, chúng ta có nhân quyền nhưng … không có đủ sức mạnh, không có sự nhiệt huyết, không đủ sức thuyết phục. Tôi không dám nói 70 năm trước, nhưng chỉ 20 năm trước thôi. Và điều này rất nghiêm túc vì chúng ta phải nhìn thấy những căn nguyên. Đâu là căn nguyên dẫn đưa chúng ta đến với chuyện này? Đó là ngày hôm nay nhân quyền chỉ là tương đối. Quyền được có nền hòa bình cũng chỉ tương đối. Đó chính là sự khủng hoảng nhân quyền. Vấn đề này tôi nghĩ là chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo về nó.

Rồi, nhóm được gọi là “những Giáo hội hòa bình.” Tôi tin rằng tất cả các Giáo hội mang tinh thần hòa bình đều phải đến với nhau và cùng nhau hoạt động, như chúng tôi đã đề cập đến trong các bài diễn văn hôm nay, cả tôi và những người khác đều nói đến, và trong bữa ăn trưa, nó được đem ra thảo luận … Có người nói: thế chiến thứ ba này, nếu nói xảy ra, chúng ta biết là loại vũ khí nào sẽ được sử dụng, nhưng nếu có thế chiến thứ tư thì chắc chắn sẽ là gậy gộc vì nhân loại đã bị tiêu diệt. Cam kết hòa bình là một vấn đề vô cùng hệ trọng, khi bạn nghĩ đến khoản tiền tiêu vào việc vũ trang! Vì lý do này, họ là “những Giáo hội hòa bình”: nhưng đó là mệnh lệnh của Chúa! Hòa bình, tình huynh đệ, nhân loại hiệp nhất … Và với tất cả mọi xung khắc chúng ta không được giải quyết theo kiểu Cain, nhưng giải quyết chúng qua những thương thuyết, đối thoại, và hòa giải. Chẳng hạn, chúng ta đang trong sự khủng hoảng về hòa giải! Sự hòa giải, là một công cụ pháp lý vô cùng quý giá, nhưng ngày nay đang trong cơn khủng hoảng. Khủng hoảng về niềm hy vọng, khủng hoảng về nhân quyền, khủng hoảng về hòa giải, khủng hoảng về hòa bình. Nhưng rồi nếu chị nói rằng có “những Giáo hội hòa bình,” thì tôi liền tự hỏi: vậy có “những Giáo hội chiến tranh không?” Thật khó để hiểu được điều này, nó rất khó, nhưng chắc chắn có một số nhóm, và tôi phải nói rằng trong hầu hết mọi tôn giáo, đều có những nhóm nhỏ, tôi nói đơn giản hóa lại một chút, họ là những nhóm “theo trào lưu chính thống” tìm đến chiến tranh. Công giáo chúng ta cũng có một ít, họ luôn tìm cách phá hoại. Và điều rất quan trọng là phải luôn ghi nhớ điều này. Tôi không biết đã trả lời được câu hỏi của chị chưa …

Người ta bảo tôi là mọi người đang muốn dùng bữa tối, bây giờ đúng là lúc phải có cái bụng no trước khi hạ cánh… 

Tôi muốn nói một từ ngữ rất rõ ràng: rằng hôm nay là một ngày đại kết, đại kết thật sự. Và trong suốt bữa ăn trưa chúng tôi nói về những điều rất tốt đẹp, mà tôi muốn để lại cho anh chị em để suy nghĩ và phản ánh, và cũng là cân nhắc thật kỹ: trong phong trào đại kết chúng ta phải loại bỏ một từ ra khỏi từ điển: chiêu dụ tín đồ. Như vậy đã rõ chưa? Không thể có đại kết theo kiểu chiêu dụ tín đồ, chúng ta cần phải chọn lựa: hoặc bạn theo tinh thần đại kết, hoặc bạn là một “người chiêu dụ tín đồ.”

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/6/2018]