Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

‘Ai-cập: Hành Trình Mục Vụ, Đại Kết và Liên Tôn,” ông Greg Burke nói

‘Ai-cập: Hành Trình Mục Vụ, Đại Kết và Liên Tôn,” ông Greg Burke nói

Chương trình của Đức Thánh Cha ở Cairo (28-29 tháng Tư)
24 tháng Tư, 2017
‘Ai-cập: Hành Trình Mục Vụ, Đại Kết và Liên Tôn,” ông Greg Burke nói
Greg Burke -- Copyright: Zenit
Chuyến đi của Đức Thánh Cha có ba chiều kích, ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, giải thích: “Một chiều kích mục vụ, với cộng đoàn Công giáo, cho dù nhỏ bé; một chiều kích đại kết, với Ki-tô hữu Chính thống Cốp-tíc; và một chiều kích liên tôn, với Hồi giáo.”
Người đứng đầu của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức một buổi họp báo hôm thứ Hai, 24 tháng Tư, 2017, lúc 1 giờ chiều trong Vatican để giải thích những chặng đường của chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Cairo cuối tuần này, 28-29 tháng Tư.
Ông nhắc lại rằng đây sẽ là chuyến tông du thứ 18 của Đức Thánh Cha Phanxico ra khỏi nước Ý, và là quốc gia thứ 27 ngài đến thăm, và đây là lần thứ hai một đức giáo hoàng đến Ai-cập, sau chuyến viếng thăm của Đức Gio-an Phao-lô II năm 2000.
Phát ngôn viên nói, Đức Thánh Cha nhận được lời mời của Tổng thống Abdel Fattah al-Sissi, Đức Đại Imam của Đại học al-Azhar, Đức Giáo chủ Ahmed Mohamed al-Tayeb, Đức Giáo chủ Chính thống Cốp-tíc Tawadros II, và các Giám mục Công giáo.
Báo chí đặt câu hỏi về vấn đề an ninh với ông Greg Burke: ông nói về những biện pháp được đưa ra cho cuộc chạy đua Marathon ở London hôm Chủ nhật, 23 tháng Tư: “Chúng ta trong một thế giới toàn cầu hóa, những biện pháp an ninh rất cao có ở khắp nơi.”
Ông từ chối không sử dụng cụm từ “lo lắng” nhưng nói thêm, “Chúng ta sống trong một thế giới trong đó mối đe dọa của những cuộc tấn công là một phần của cuộc sống.” Vì thế những biện pháp được đưa ra là những biện pháp của bao nhiêu chuyến đi khác.
Vì thế, Đức Thánh Cha sẽ sử dụng một chiếc xe “bình thường,” như Đức Thánh Cha “đã mong muốn.” Những lực lượng an ninh trong Vatican vẫn “luôn như vậy” và giới chức địa phương bảo đảm rằng “mọi việc diễn ra tốt đẹp.”

Chương trình của ngày đầu tiên, Thứ Sáu 28 tháng Tư
Chung tất cả, Đức Thánh Cha sẽ có năm bài nói chuyện, ông Greg Burke nói: bài diễn văn đầu tiên sẽ đọc tại hội nghị hòa bình quốc tế trong Đại học Al-Azhar, bài này rất ít chi tiết được tiết lộ; bài thứ hai trong lần đi thăm Đức Tawadros II; bài thứ ba trước những giới chức của quốc gia; bài thứ tư là bài giảng Thánh Lễ với người Công giáo, và cuối cùng bài nói chuyện trước các giáo sĩ và người sống đời tận hiến.
Khi được ZENIT hỏi liệu Đức Thánh Cha có thể có một khoảng thời gian hỏi và trả lời trong buổi gặp gỡ với các giáo sĩ không, giám đốc văn phòng báo chí Vatican nói rằng Đức Thánh Cha thường hay tự phát trong những buổi gặp gỡ như vầy, tuy nhiên, theo chương trình hiện tại, ngài chỉ đọc diễn từ, và chúng ta sẽ đợi xem ngài có theo đúng chương trình không.
Trong suốt chuyến đi, Đức Thánh Cha sẽ có sự hộ tống của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, Các Đức Hồng y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Thánh bộ các Giáo hội Đông phương, và Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất, và Đức Khâm sứ tại Ai-cập, Giám mục Bruno Musaró. Thông dịch viên của Đức Thánh Cha sẽ là thư ký riêng của ngài, nhân viên của ban thư ký nhà nước, Đức ông Yoannis Lahzi Gaid, một linh mục Công giáo Cốp-tíc của Tòa Thượng phụ Alexandria.
Ông Greg Burke cũng lưu ý, Ai-cập có dân số 90 triệu người, đại đa số, ít nhất 85%, là người Hồi giáo. Khoảng 10% dân số là người Ki-tô giáo Chính thống Cốp-tíc, và người Công giáo, họ chia ra thành nhóm Công giáo Cốp-tíc và những nghi lễ khác nhau: Cốp-tíc, La-tinh, Armenian , Melkite, Maronite, Công giáo Syria, v.v.., chiếm dưới 1% dân số. Các giám mục tập trung trong Hội đồng Phẩm trật Công giáo đứng đầu là Đức Đại thượng phụ Công giáo Cốp-tíc của Alexandria, Ibrahim Isaac Sidrak.
Chuyến đi “khá đơn giản,” giám đốc của Phòng Báo chí nhận xét: Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến Cairo, có nghi thức chào đón tại dinh tổng thống Heliopolis, chuyến thăm ngoại giao Tổng thống nước Cộng hòa và sau đó là chuyến thăm Đức Đại Imam của Al-Azhar, và tặng quà.
Tại Đại học Al-Azhar, Đức Thánh Cha sẽ tham dự một hội nghị hòa bình quốc tế: sau diễn văn của Đức Đại Imam là diễn văn của Đức Thánh Cha. Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew cũng sẽ có mặt ở đó với Đức Thánh Cha trong dịp này.
Đức Thánh Cha Phanxico sau đó sẽ gặp gỡ với Đức Đại Thượng phụ Chính thống Cốp-tíc Tawadros II: sau hai bài diễn từ, các ngài sẽ cùng nhau cầu nguyện trong nhà thờ thánh Phê-rô cho các nạn nhân của những vụ tấn công chống người Ki-tô hữu gần đây.
Đức Thánh Cha sẽ đến nghỉ qua đêm tại Tòa Khâm sứ, và sau bữa tối, ngài sẽ chào thiếu nhi và một nhóm giới trẻ từ khắp đất nước. Ngài có thể ra chào trên ban-công, nhưng việc này vẫn chưa chắc chắn.

Thứ Bảy, 29 tháng Tư, ngày thứ hai
Ngày thứ hai sẽ bắt đầu bằng Thánh Lễ với người Công giáo tại sân vận động hàng không quân sự. Dù Thánh Lễ vào buổi sáng, nhưng phụng vụ sẽ được xem như Thánh Lễ Chúa nhật.
Đức Thánh Cha sẽ chào những đám đông bằng việc chạy vòng quanh sân vận động trên một xe điện. Cuối Thánh Lễ, Đức Thượng phụ Công giáo Cốp-tíc Ibrahim Isaac Sidrak, sẽ đọc diễn văn trước Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó sẽ dùng bữa trưa với các đức Giám mục Công giáo Ai-cập và đoàn của ngài.
Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giáo sĩ và người sống đời tận hiến trong một buổi cầu nguyện. Đức Thánh Cha sẽ làm phép những áo cho người tận hiến trong tương lai.
Sau đó Đức Thánh Cha sẽ ra sân bay trở về Roma.
Anita Bourdin và Deborah Castellano Lubov
[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/04/2017]



‘Một con người của hòa bình đem thông điệp hòa bình’ đến Ai-cập

In this photo provided by Egypt's state news agency, MENA, Egyptian President Abdel-Fattah el-Sissi, right, offers condolences to Coptic Pope Tawadros II for the victims of twin bombings on Palm Sunday in the cities of Tanta and Alexandria, at St. Mark's Cathedral, in Cairo, Egypt, Thursday, April 13.
Trong ảnh do thông tấn xã nhà nước Ai-cập MENA cung cấp, Tổng thống Ai-cập Abdel-Fattah el-Sissi, bên phải, chia buồn cùng Đức Giáo chủ Cốp-tíc Tawadros II vì các nạn nhân của hai vụ đánh bom hôm Chúa nhật Lễ Lá trong các thành phố Tanta và Alexandria, tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Mác-cô, ở Cairo, Ai-cập, thứ Năm, 13 tháng Tư. (MENA via AP)
VATICAN
20 tháng Tư, 2017

‘Một con người của hòa bình đem thông điệp hòa bình’ đến Ai-cập

Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến thăm Cairo trong không khí căng thẳng của vụ tấn công khủng bố chống lại người Ki-tô hữu gần đây.
Edward Pentin
THÀNH VATICAN — Chuyến viếng thăm đến Cairo cuối tháng này sẽ nhằm mục đích thúc đẩy sự đoàn kết với những Ki-tô hữu Ai-cập, thúc đẩy hòa bình giữa mọi người, và giúp cổ vũ cho những mối quan hệ tốt hơn của Giáo hội Công giáo với Giáo hội Chính thống Cốp-tíc và Hồi giáo, phát ngôn viên chính của các giám mục Công giáo Ai-cập nói.

“Mong chờ của chúng tôi là Đức Giáo hoàng Phanxico một con người của hòa bình sẽ đem đến một thông điệp hòa bình,” Cha Rafic Greiche nói với Register ngày 19 tháng Tư.

Ngài nói rằng chuyến viếng thăm ngày 28-29 tháng Tư của Đức Thánh Cha diễn ra chỉ ít tuần sau hai vụ đánh bom tự sát giết chết hơn 40 người vào ngày Chúa nhật Lễ Lá tại hai Nhà thờ Chính thống Cốp-tíc, một ở phía bắc Cairo, và một ở Alexandria.

“Ngài vẫn không hủy bỏ chuyến viếng thăm bất kể những vụ đánh bom tuần trước, và điều này cho thấy ngài rất can đảm,” vị linh mục nghi lễ La-tinh Ai-cập nói. “Ngài đang thực hiện sứ vụ làm giáo hoàng để thể hiện tình đoàn kết với những anh em Ki-tô hữu ở Ai-cập, và cũng là với tất cả người Ai-cập khi những vụ nổ này thực sự làm tổn thương chúng tôi và nhiều gia đình. Vì thế đó cũng là một thông điệp an ủi.”

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã nhận trách nhiệm những vụ tấn công; Đức Phanxico kết án sự tàn bạo, kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân, và chuyển “lời chia buồn sâu sắc” của ngài đến Đức Giáo chủ Tawadros II, tòa thượng phụ của Giáo hội Chính thống Cốp-tíc, “và tới tất cả dân tộc Ai-cập thân yêu.”

Bốn sự kiện chính
Chuyến thăm chính thức của Đức Thánh Cha, vì lý do an ninh Vatican chỉ thông báo giữa tháng Ba, sẽ gồm bốn sự kiện chính: Thánh lễ với người Công giáo Ai-cập; một buổi họp với Đức Đại Giáo chủ của Đại học Al-Azhar, Sheikh Ahmed Mohamed el-Tayyib; một cuộc thăm viếng Đức Thượng phụ Tawadros; một một cuộc gặp gỡ với Tổng thống Ai-cập Abdel Fattah el-Sissi và các giới chức dân sự.

“Bốn sự kiện đều rất quan trọng; không có sự kiện nào quan trọng hơn hay ít quan trọng hơn sự kiện khác,” Cha Greiche nói.

Đại học Al-Azhar là một trong những trụ sở hàng đầu của Hồi giáo Sunni của thế giới, thường được xem gần tương đương như một “Roma của Hồi giáo.” Nó là nơi đối thoại hàng đầu với Vatican khi Vatican đến đối thoại với Hồi giáo, và các mối quan hệ, được mở từ năm 1998, đã trở nên rất gần gũi trong những năm gần đây.

Đức Thánh Cha cũng nóng lòng tăng cường những mối quan hệ với Giáo hội Chính thống Cốp-tíc chiếm con số khoảng 6%-8% trong tổng trong đất nước với Hồi giáo chiếm đại đa số, theo The Wall Street Journal.

Đức Thượng phụ Tawadros là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu đã đến thăm Đức Thánh Cha Phanxico sau khi ngài được chọn lên ngôi năm 2013, và cả hai nhà lãnh đạo đã khởi động một “ngày tình bạn” để cố gắng và chữa lành những vết thương của sự chia rẽ quay ngược lại lịch sử từ Công đồng Chalcedon năm 451.

Chiều kích đại kết sẽ được làm phong phú mạnh mẽ thêm với sự hiện diện của Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew I của Constantinople, ngài cũng sẽ đến Cairo trong chuyến viếng thăm lần này. Cũng như Đức Thánh Cha Phanxico, ngài sẽ tham dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế ngày 28 tháng Tư của Sheikh el-Tayyib.

Những mong chờ của người Công giáo
Theo cha Greiche, người Công giáo, với con số chỉ có 272.000 người ở Ai-cập, nhưng điều hành nhiều trường học và bệnh viện ở Ai-cập — làm cho nó giống một “Giáo hội thừa sai” hơn là một “Giáo hội mục vụ”, — có những kỳ vọng lớn về chuyến viếng thăm.

Cha Boulos Garas, linh mục xứ của giáo xứ Đức Bà Hòa Bình quốc tế ở Sharm El Sheikh, nói rằng điều đó sẽ rất “quan trọng cho Ai-cập ở mọi cấp độ.” Ngài tin rằng, trong bối cảnh chính trị, nó sẽ “tạo một sức đẩy” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đồng thời chuyến thăm viếng đến Al-Azhar sẽ “cho thấy rằng các tôn giáo không gây ra chiến tranh.”

Cha tin rằng những vụ tấn công gần đây không nhằm mục đích phá hủy Ki-tô giáo, nhưng thực ra ISIS đang gửi một thông điệp đe dọa đến chính quyền rằng họ có thể gây ảnh hưởng đến các sự kiện, vì họ biết “chính quyền và thế giới rất nhạy cảm về việc giết người Ki-tô hữu.”

Cha nói thực tại chung ở đây là các giới cầm quyền, người Hồi giáo và người Ki-tô giáo, “là bạn bè,” và cha nhắc lại giáo xứ của cha nhận được “rất nhiều cuộc gọi điện thoại từ những người Hồi giáo, họ cảm thấy rất buồn về những vụ tấn công.”

Và bất kể bản chất khủng bố của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, Cha Garas và Cha Greiche đều không nghĩ Đức Thánh Cha sẽ bày tỏ một quan điểm “hiện thực” của Hồi giáo.

“Chúng ta sẽ không bao giờ kết thúc nếu chúng ta đi xuống theo con đường đó; chúng ta sẽ vấp phải những vấn đề tương tự như Đức Benedict đã gặp phải sau Regensburg,” Cha Greiche nói, ám chỉ đến bài diễn từ năm 2006 của Đức Giáo hoàng về hưu có chứa những sự thật cứng ngắc về Hồi giáo, điều đã làm cho người Hồi giáo trên khắp thế giới khó chịu.

Thay vì vậy, cha tin rằng “tốt hơn là có một sự đối thoại, cho dù chúng ta không tin chắc lắm về những gì họ nói,” vì nó “luôn luôn tốt đẹp khi xây cây cầu đối thoại này.”

An ninh
An ninh sẽ vô cùng chặt chẽ trong suốt chuyến viếng thăm. Chỉ một tuần trước khi Đức Thánh Cha đến, ISIS đã tấn công trở lại, lần này giết chết ít nhất một cảnh sát, sau khi các chiến binh jihad mở cuộc đấu súng tại một trạm kiểm soát gần Tu viện Thánh Catherine ở nam Sinai của Ai-cập — một trong những tu viện Ki-tô giáo cổ xưa nhất trên thế giới.

“Mọi việc đều nằm trong tay của Chúa,” Cha Greiche nói. “Chính phủ đang làm cách tốt nhất để giúp chuyến viếng thăm được thành công.
“An ninh cho Đức Thánh Cha sẽ rất tốt.”
Edward Pentin là ký giả ở Roma của Register.

[Nguồn: ncregister]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/04/2017]



Phỏng vấn dành riêng: Phát ngôn viên Giáo hội Cốp-tíc ở Ai-cập nói trước chuyến thăm của giáo hoàng

Phỏng vấn dành riêng: Phát ngôn viên Giáo hội Cốp-tíc ở Ai-cập nói trước chuyến thăm của giáo hoàng

21 tháng Tư, 2017
Phỏng vấn dành riêng: Phát ngôn viên Giáo hội Cốp-tíc ở Ai-cập nói trước chuyến thăm của giáo hoàng
Le père Rafic Greiche © YouTube/ CBN

“Sau vụ đánh bom kép hôm Chúa nhật Lễ Lá, chuyến viếng thăm của giáo hoàng lại hướng theo một quan điểm khác,” phát ngôn viên Cốp-tíc nói

VATICAN — Trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Ai-cập ngày 28 và 29, I.Media đã phỏng vấn Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo hội Công giáo Cốp-tíc Ai-cập, về những mong chờ và bối cảnh của chuyến viếng thăm lịch sử này.
I.MEDIA: Những gì đang là nguy hiểm cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxico đến Cairo ngày 28 và 29 tháng Tư?
Cha Rafic Greiche: Trước vụ đánh bom kép hôm Chúa nhật Lễ Lá, mục đích của chuyến đi là đến thăm Ai-cập, gặp gỡ Đức Thượng phụ Tawadros II, Đức Imam Al-Tayeb, Chủ tịch của Al-Sissi, và Giáo hội Cốp-tíc, tuy nhiên, chuyến đi này lại hướng theo một quan điểm khác: Đức Giáo hoàng vẫn quyết định đi, có nghĩa là ngài không bị hăm dọa bởi những vụ nổ bom. Chúng ta đã nhìn thấy một vị giáo hoàng dũng cảm, cùng hiệp nhất với người dân và Giáo hội ở Ai-cập. Đặc biệt với người Cốp-tíc là những đích ngắm, nhưng cũng với toàn thể người Ai-cập.
Vì thế chúng tôi mong chờ một thông điệp hòa bình và hiệp nhất, nhưng cũng là một thông điệp của hy vọng. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đặc biệt rất quan trọng cho quốc gia và cho Giáo hội. Ai-cập, phải thể hiện cho thấy bản chất thật của nó bất kể những vụ tấn công.

I.MEDIA: Đức Giáo hoàng Phanxico đến Ai-cập 17 năm sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II. Ngài thấy có những sự phát triển nào?
Cha Rafic Greiche: Trong bối cản hiện tại, có rất nhiều thay đổi trong trạng thái tâm lý của người Ai-cập không thuộc Ki-tô giáo. Điều này vô cùng đúng khi người Ki-tô hữu là một lực lượng rất quan trọng trong cuộc cách mạng 30 tháng Sáu, 2013, lật đổ chính phủ Hồi giáo của Mohamed Morsi và nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Từ đó, người Ki-tô hữu được quan tâm rất nhiều, cho dù chủ nghĩa khủng bố tiếp tục. Những kẻ khủng bố đang nhắm vào người Ki-tô hữu vì sự đoàn kết của họ với cuộc cách mạng ngày 30 tháng Sáu.
Sau hai vụ đánh bom tại Tanta và Alexandria, người Hồi giáo đã đến chia buồn, tham dự lễ tang, và nói rằng “đây không phải là người Hồi giáo.” Chúng tôi cảm nhận một sự thay đổi tích cực. Trước đây, người Hồi giáo từ chối tiếp xúc với người Ki-tô hữu vì bài diễn thuyết của Salafist thuộc nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong các đền thờ. Ngày nay, sự nghi ngờ người Ki-tô hữu đã biến mất.

I.MEDIA: Giáo hội Công giáo ở Ai-cập có bị Chính thống giáo lãng quên?
Cha Rafic Greiche: Ở Ai-cập, có bảy Giáo hội Công giáo Đông phương: Công giáo Cốp-tíc, chiếm đại đa số; Công giáo Melkite, Công giáo Maronite, Công giáo Assyria, Công giáo Chaldea, Công giáo Armenia và Công giáo La-tinh. Tổng cộng, người Công giáo chiếm con số 300.000 trong một biển 17 đến 18 triệu người Chính thống Cốp-tíc, và số còn lại ở Ai-cập là người Hồi giáo. Họ là đoàn chiên bé nhỏ mà Chúa Giê-su nói đến. Giáo hội Công giáo hiện diện trong nhiều môi trường khác nhau: trường học, các hội bác ái, giới trẻ. Chúng tôi cũng có những chủng viện.
Nhưng chúng ta không thể nói rằng người Ki-tô hữu bị cô lập hay bị lãng quên bởi Vatican hay Đức Giáo hoàng. Khi Đức Giáo hoàng đến với chúng tôi, chúng tôi thấy đó là một dấu chỉ đặc biệt của sự yêu thương.

I.MEDIA: Những mong chờ của người Ki-tô hữu liên quan đến Tổng thống Al-Sissi và Đức Đại Giáo chủ Imam El-Tayeb?
Cha Rafic Greiche: Tổng thống Al-Sissi nói trong nhiều dịp khác nhau rằng ông yêu quý người Ki-tô hữu và muốn người Ki-tô hữu và người Hồi giáo Ai-cập được đối xử công bằng như nhau.
Còn về Đức Đại Giáo chủ Imam, gần đây ngài gặp gỡ với Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Cho dù những sự trao đổi này có không sinh hoa trái đột ngột, thì những sự gặp gỡ như vậy đã bắt đầu một sự đối thoại xây dựng giữa hai bên.

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/04/2017]