Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Ki-tô hữu Iraq dựng Thập giá khổng lồ trên đồi, đánh dấu sự giải thoát khỏi ISIS
Thập giá trong vùng Telekuf-Tesqopa, gần Mosul, Iraq. (Patriarchate of Babylon via CNA)
24 tháng Hai, 2017


Ki-tô hữu Iraq dựng Thập giá khổng lồ trên đồi, đánh dấu sự giải thoát khỏi ISIS
Đức Thượng phụ Công giáo Can-đê của Baghdad đã làm phép thập giá khổng lồ và dâng Thánh Lễ đầu tiên sau hai năm rưỡi.
Bản tin của CNA/EWTN
MOSUL, Iraq — Sau nhiều năm trong bóng tối, sự hy vọng đã trở lại với vùng Telekuf-Tesqopa. Nằm cách Mosul 17 dặm, ngôi làng đang được tái kiến thiết sau khi được giải phóng khỏi ISIS.

Như là một dấu hiệu của sự tái thiết, một thập giá khổng lồ được dựng lên trên ngọn đồi, đánh dấu sự chiến thắng của đức tin Ki-tô chống lại bóng tối của chiến binh jihad.

Ngày 18 tháng Hai, Đức Thượng phụ Công giáo Can-đê, Louis Sako, của Baghdad, đã đến thăm ngôi làng, tại đây ngài làm phép thập giá khổng lồ và dâng Thánh Lễ đầu tiên trong nhà thờ Thánh George sau hai năm rưỡi.

Theo website của Tòa Thượng phụ Babylon, các nhà lãnh đạo và viên chức trong vùng cũng hiện diện trong Thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Thượng phụ nói rằng sự kiện này là “ánh lửa đầu tiên soi sáng trong mọi thành phố của vùng Đồng bằng Ni-ni-vê từ sau bóng tối của ISIS, kéo dài suối gần hai năm rưỡi..”

“Đây là vùng đất của chúng ta, và đây là quê hương của chúng ta,” ngài nói với các tín hữu. Ngài cũng nói rằng bây giờ là thời gian lấy lại những hy vọng và thời gian cho mọi người trở lại với thành phố của mình để bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc sống.

Đức Thượng phụ nói người Ki-tô hữu sẽ cho thế giới thấy rằng những lực lượng của bóng tối, nó đã gieo rắc hoang tàn và phá hủy quê hương của họ, chỉ là phù du và rằng Giáo hội của Chúa Ki-tô, dù phải chịu đau khổ, vẫn được xây trên đá tảng.

Khi Thánh Lễ kết thúc, mọi người đi lên một ngọn đồi nằm ở vùng ngoại vi của thành phố. Tại đó, Đức Thượng phụ Sako làm phép cây thập giá khổng lồ được dựng lên giữa pháo hoa và những tiếng hô vang “Chiến thắng! Chiến thắng! Chiến thắng! Cho những ai chọn đức tin và những ai trở về!”

Đức Thượng phụ Công giáo nói thập giá này sẽ công bố “cho thế giới rằng đây là vùng đất của chúng ta, chúng ta đã sinh ra tại đây. Tổ tiên của chúng ta được chôn cất trong vùng đất tinh tuyền này, và chúng ta sẽ tiếp tục bảo vệ nó bằng tất cả sức mạnh của chúng ta và cho các thế hệ tương lai.”

“Đó là một tiếng gọi chân thành và vĩ đại cho mọi người trở lại và tái thiết. Chúng ta cùng chung sức với vùng đất của chúng ta, với tương lai trên vùng đất của cha ông chúng ta. Tại đây chúng ta có thể tự hào về lịch sử của chúng ta, và tại đây chúng ta giành lại quyền của chúng ta,” Đức Thượng phụ Sako nói.

Trước Thánh lễ, một phái đoàn đến Telekuf-Tesqopa để đánh giá tình trạng thiệt hại và xin hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho sự tái thiết. Nhà thờ Thánh George được lau dọn bởi những người thiện nguyện từ tổ chức cứu trợ của Pháp SOS Chrétiens d’Orient. (SOS những Ki-tô hữu Phương Đông.

Việc đặt những thánh giá đã trở thành một dấu hiệu trở lại từ khi Quân đội Iraq bắt đầu tấn công để lấy lại thành phố Mosul, thành trì của ISIS ở Iraq.

Trong mỗi ngôi làng được giải phóng ở Đồng bằng Ni-ni-vê, các tín hữu Ki-tô làm những thập tự bằng gỗ và dựng lên trên nóc các nhà thờ và nhà ở.

Người Hồi giáo cũng tham gia vào những sự kiện này. Tuần trước, một nhóm các bạn trẻ Hồi giáo tham gia lau dọn nhà thờ cung hiến Mẹ Maria Đồng trinh nằm ở phía đông Mosul, được Quân đội Iraq giải phóng. Hoạt động này là một phần của chiến dịch gợi nhớ lại sự chung sống của các tôn giáo đã hiện hữu trong thành phố trước khi các chiến binh jihad chiến đóng nó năm 2014.




[Nguồn: ncregister]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/02/2017]



Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’

‘Mỗi ngày một ngàn trẻ em chết vì những căn bệnh liên quan đến nước và hàng triệu người uống nước ô nhiễm. Đây là những con số nghiêm trọng; chúng ta phải chặn lại và thay đổi tình hình này. Nó vẫn chưa quá muộn, nhưng đã rất cấp bách phải nhận ra nhu cầu và giá trị đặc biệt của nước cho lợi ích của con người.’
24 tháng Hai, 2017
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’
PHOTO.VA - L'OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của Vatican bài diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước các tham dự viên trong hội nghị tại Vatican “Nhân Quyền về Nước.” Hội nghị, ngày 23-24 tháng Hai 2017, được tổ chức bởi Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học và diễn ra trong Biệt thự Casina Pio IV của Vatican trong tuần này:
_
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tôi xin chào toàn thể anh chị em và tôi xin cảm ơn anh chị em đã tham gia vào cuộc họp này liên quan đến nhân quyền về nước và sự cần thiết có những chính sách chung phù hợp liên quan đến vấn đề này. Điều quan trọng là anh chị em đã tập trung để đào sâu kiến thức và những nguồn tài nguyên để đáp lời cho nhu cầu bức thiết này của con người hôm nay.
Sách Sáng Thế kể cho chúng ta biết rằng nước có ngay từ ban đầu (x. St 1:2); theo lời của Thánh Phanxico Assisi, nó “hữu ích, trinh trong và khiêm nhường” (x. Bài ca Tạo vật). Những câu hỏi mà anh chị em đang thảo luận không những quan trọng, nhưng còn là nền tảng và bức bách. Nền tảng, vì nơi đâu có nước, nơi đó có sự sống, làm cho các xã hội có thể phát triển và tiến bộ. Bức bách, vì ngôi nhà chung của chúng ta cần được bảo vệ. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thức rằng không phải tất cả mọi loại nước đều tạo sự sống, nhưng chỉ có nước an toàn và chất lượng tốt.
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’
Tất cả mọi người đều có quyền sử dụng nước uống. Đây là nhân quyền căn bản và là vấn đề trung tâm của thế giới hôm nay (x. Tông huấn Chúc tụng Chúa - Laudato Si’, 30; Caritas in Veritate, 27). Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến mọi người và là một nguồn gốc của nỗi đau khổ lớn trong ngôi nhà chung của chúng ta. Nó cũng đang đòi những giải pháp thực tế đủ khả năng giải quyết những ích kỷ ngăn cản mọi người thi hành quyền căn bản này. Nước cần được cho một vị trí trung tâm mà nó xứng đáng có trong khung chính sách chung. Quyền của chúng ta đối với nước cũng là trách nhiệm của chúng ta đối với nước. Quyền của chúng ta đối với nước làm tăng trách nhiệm không thể tách rời của chúng ta. Chúng ta buộc phải công bố quyền con người quan trọng này và bảo vệ nó - như chúng ta đã làm - nhưng chúng ta cũng phải hoạt động thật cụ thể để đưa ra được những cam kết về chính trị và pháp lý liên quan đến vấn đề này. Mọi chính phủ được kêu gọi thực thi, cũng qua những công cụ pháp lý, những Nghị quyết được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua từ năm 2010 liên quan đến quyền con người tiếp cận với nguồn cấp nước uống an toàn. Tương tự như vậy, những tổ chức phi chính phủ cũng được đòi hỏi phải có trách nhiệm của họ tôn trọng quyền này.
Quyền sử dụng nước là thiết yếu cho sự tồn tại của con người (x. Tông huấn Laudato Si’, 30) và là quyết định cho tương lai của nhân loại. Phải dành ưu tiên cao cho việc giáo dục các thế hệ tương lai về tính nghiêm trọng của tình hình. Rèn luyện lương tâm là một trách nhiệm bắt buộc, một trách nhiệm đòi phải có nhận thức và sự cống hiến.
Những thống kê của Liên Hợp Quốc rất đáng lo lắng, chúng ta không thể thờ ơ. Mỗi ngày một ngàn trẻ em chết vì những căn bệnh liên quan đến nước và hàng triệu người uống nước ô nhiễm. Những con số này là nghiêm trọng; chúng ta phải chặn lại và thay đổi tình hình này. Nó vẫn chưa quá muộn, nhưng đã rất cấp bách phải nhận ra nhu cầu và giá trị đặc biệt của nước cho lợi ích của con người.
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’
Tôn trọng nước là một điều kiện để thực hành những quyền khác của con người (x. nt., 30). Nếu chúng ta cho đây là quyền cơ sở, chúng ta đang đặt nền tảng để bảo vệ cho những quyền khác. Nhưng nếu chúng ta chối bỏ quyền căn bản này, làm sao chúng ta có thể bảo vệ và bênh vực cho những quyền khác? Cam kết của chúng ta đặt nước vào một vị trí phù hợp kêu gọi phải phát triển một văn hóa chăm sóc (x. nt., 231) và gặp gỡ, kết hợp tất cả những nỗ lực cần thiết của các nhà khoa học và doanh nhân, các nhà lãnh đạo chính phủ và chính trị gia theo một nguyên tắc chung. Chúng ta cần phải hợp nhất những tiếng nói trong một nguyên tắc chung; để không còn tình trạng nghe thấy những tiếng nói cá nhân lẻ loi hay lạc lõng, nhưng nó sẽ hòa thành một lời yêu cầu khẩn thiết của anh chị em của chúng ta trong thành phố, và là tiếng kêu của trái đất đòi hỏi sự tôn trọng và chia sẻ có trách nhiệm đối với gia sản của tất cả. Trong văn hóa gặp gỡ này, điều quan trọng là mỗi chính phủ phải hoạt động như một người bảo đảm cho sự tiếp cận với nguồn nước an toàn và sạch trên toàn cầu.
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’
Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng không bỏ rơi chúng ta trong những nỗ lực cung cấp sự tiếp cận với nguồn nước uống sạch cho tất cả mọi người. Hy vọng của tôi là Hội nghị này sẽ giúp củng cố vững mạnh niềm tin của anh chị em và tầm quan trọng tối thượng để mọi người có thể sống. Bằng một “sự nhỏ bé” chúng ta có được, chúng ta sẽ giúp làm cho ngôi nhà chung của chúng ta trở thành một nơi đáng sống hơn và huynh đệ hơn, một nơi không ai bị từ chối và loại trừ, nhưng tất cả đều tận hưởng được những sự tốt lành cần thiết cho sự sống và phát triển phẩm giá.
Xin cảm ơn anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Tây Ban Nha] [bản dịch (tiếng Anh) do Vatican cung cấp]


[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/02/2017]
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Nghị Vatican về ‘Nhân quyền về nước’