Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Liên Hợp quốc tôn vinh Mẹ Teresa bằng một con tem bưu chính

Liên Hợp quốc tôn vinh Mẹ Teresa bằng một con tem bưu chính

Con tem in một câu nói nổi tiếng của Thánh Teresa Calcutta: “Không phải tất cả chúng ta đều có thể làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu lớn lao”.

Liên Hợp quốc tôn vinh Mẹ Teresa bằng một con tem bưu chính

Con tem bưu chính của LHQ tôn vinh Mẹ Teresa Calcutta (photo: United Nations Postal Administration)


Ines Murzaku

Blogs

26 tháng Tám, 2021


Một tem bưu chính của Liên Hợp quốc để tôn vinh một vị thánh Công giáo?

Đúng. Vào ngày 12 tháng Tám, Liên Hợp Quốc đã phát hành một con tem kỷ niệm để tôn vinh Mẹ Teresa, một trong những người phụ nữ và nhà thừa sai Công giáo nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Ở bên phải con tem xuất hiện một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Mẹ Teresa: “Không phải tất cả chúng ta đều có thể làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu lớn lao”.


“Trong hơn 45 năm, Mẹ đã phục vụ người nghèo, người bệnh, trẻ mồ côi và người hấp hối, đồng thời dẫn dắt việc mở rộng của Dòng Thừa sai Bác ái, đầu tiên là ở Ấn Độ và sau đó ở các quốc gia khác, bao gồm cả việc xây dựng các nhà tế bần và nhà ở cho người nghèo và người vô gia cư.”

Liên Hợp quốc là tổ chức phi chính phủ duy nhất trên thế giới có đặc quyền phát hành tem thư riêng. Kể từ năm 1951, Cơ quan Bưu chính của LHQ đã phát hành tem bưu chính, theo đề xuất năm 1947 của Argentina. Một thỏa thuận đã đạt được với các cơ quan bưu chính của Hoa Kỳ yêu cầu tem phải có mệnh giá bằng tiền của Hoa Kỳ và được sử dụng duy nhất tại Trụ sở Liên Hợp quốc.

Các thỏa thuận sau đó giữa Liên Hợp quốc, Thụy Sĩ và Áo đã cho phép tem của Liên Hợp quốc được phát hành bằng đồng franc Thụy Sĩ và đồng schilling của Áo (sau này là đồng Euro). Do đó, Liên Hợp quốc là cơ quan bưu chính duy nhất phát hành tem bằng ba loại tiền tệ khác nhau — đồng Mỹ kim, đồng franc Thụy Sĩ và đồng Euro.

Tem bưu chính của LHQ là những sứ giả, dựa trên những mục tiêu của LHQ, các chủ đề phổ quát hoặc các ngày kỷ niệm của những người nam và nữ, những người đã có ảnh hưởng đến lịch sử.

Đây không phải là lần đầu tiên LHQ tôn vinh Mẹ Teresa vì đã phục vụ người nghèo nhất trong số những người nghèo. Năm 2012, Liên Hợp quốc đã chọn Ngày 5 tháng Chín là Ngày Bác ái Quốc tế, tập trung vào việc giúp đỡ những người gặp khó khăn thông qua các hoạt động từ thiện và thiện nguyện. Việc lựa chọn ngày đó không phải là ngẫu nhiên, LHQ giải thích:

“Ngày 5 tháng Chín được chọn để kỷ niệm ngày qua đời của Mẹ Teresa Calcutta… Trong hơn 45 năm, Mẹ đã phục vụ người nghèo, người bệnh, trẻ mồ côi và người hấp hối, đồng thời dẫn dắt việc mở rộng của Dòng Thừa sai Bác ái, đầu tiên là ở Ấn Độ và sau đó ở các quốc gia khác, bao gồm cả việc xây dựng các nhà tế bần và nhà ở cho người nghèo và người vô gia cư. Công cuộc của Mẹ Teresa đã được công nhận và ca ngợi trên khắp thế giới và Mẹ đã nhận được một số giải thưởng và danh hiệu, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Mẹ Teresa qua đời vào ngày 5 tháng Chín năm 1997, hưởng thọ 87 tuổi.”

Hai sự công nhận của Liên Hợp quốc đối với Mẹ Teresa — tem thư “Làm những việc nhỏ bé với tình yêu lớn lao” và sự công nhận Ngày Bác ái Quốc tế — bổ sung cho nhau. Tôi xin giải thích.

Đối với Mẹ Teresa, yếu tố quan trọng nhất chính là tình yêu và sự dấn thân mà một người kiên trì trên con đường đi theo tiếng gọi của mình, và đây là điểm then chốt của thông điệp và công cuộc trong cuộc sống của Mẹ. Cho dù có một tiếng gọi với những cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng phương châm của Mẹ vẫn luôn là một — làm những việc nhỏ bé với một tình yêu lớn lao, và sống theo tiếng gọi của bạn mọi lúc mọi nơi với sự dấn thân nhiệt thành. Mẹ đã trải qua cơn khát mãnh liệt đó với một tình yêu tương tự — tình yêu của mẹ dành cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo, những người chị em, những người anh em và các thành viên trong gia đình Mẹ thật mãnh liệt. Mẹ đã yêu cho đến khi đau đớn, và trong cuộc đời của mẹ, mẹ đã làm thỏa mãn tất cả những sự yêu thương này bằng cách phản chiếu lại mẫu gương ban đầu là Chúa Giêsu.

Phương châm “Làm những việc nhỏ bé với tình yêu lớn lao” nhắc đến sự dấn thân trọn đời của Mẹ theo gương Thánh Têrêsa thành Lisieux (1873-1897), vị thánh cùng tên của Mẹ Teresa. Con đường nhỏ bé của Thánh Têrêsa — nhắc nhở chúng ta rằng những điều bình thường trong cuộc sống, khi được thực hiện bằng tình yêu phi thường, sẽ được biến đổi thành một điều gì đó phi thường — đã trở thành nguyên tắc của Mẹ Teresa trong cuộc sống. Mẹ luôn sẵn sàng đóng góp phần nhỏ bé của mình để giảm bớt đau khổ và vác thập giá, như mẹ đã nói trong chuyến thăm Ethiopia bị nạn đói hoành hành năm 1984. Mẹ không ngần ngại thực hiện phần việc nhỏ bé của mình để giúp đỡ quốc gia đói khát nhất thế giới:

“Ethiopia là một đồi Canvê rộng mở, không phải là một địa ngục mở. Bạn và tôi có thể thực hiện phần việc nhỏ bé của mình và rồi sự sống sẽ được cứu thoát.”

Khi làm “những việc nhỏ bé với tình yêu lớn lao,” Mẹ Teresa đã trở thành một trong những người bảo vệ mạnh mẽ nhất cho quyền con người, mà đối với mẹ bắt đầu từ quyền được sống, đó quyền cơ bản nhất trong số các quyền con người. Đối với Mẹ, Chúa Giêsu đã đồng hóa với những người nghèo, người bị gạt ra bên lề, người bị bệnh phong, các thai nhi chưa sinh, những người bé mọn và không có tiếng nói — Mẹ là người ở tuyến đầu để bảo vệ quyền của những người này. Vì vậy, sự bảo vệ mạnh mẽ của Mẹ đối với sự sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên là một vấn đề nhân phẩm và nhân quyền mang tính Kitô luận sâu sắc và lấy Đức Kitô làm trung tâm. Mẹ biết rằng người nam, người nữ và trẻ em (đã được sinh ra và chưa được sinh ra) được tạo dựng cho những điều tuyệt vời — để yêu thương và được yêu thương — và Chúa Giêsu Kitô là nền tảng và là nguồn gốc của mọi quyền.

Danh hiệu quán quân về nhân quyền và phẩm giá con người của Mẹ Teresa đã đưa đến cho mẹ một vị trí danh dự tại Cổng vòm Nhân quyền của Nhà thờ Chính tòa Quốc gia (Episcopal) ở Washington D.C. Cổng vòm Nhân quyền của Nhà thờ Chính tòa dành để tôn vinh những cá nhân “đã có những hoạt động quan trọng, sâu sắc, và thay đổi cuộc sống trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền, sự công bằng xã hội, quyền công dân và phúc lợi của con người”.

Ngoài ra, nhân đức bác ái thần học là một bước đi tiến tới sự hoàn thiện của người Kitô hữu. Yêu thương và bác ái luôn song hành cùng nhau. Bác ái là tình yêu của Thiên Chúa, trong đó con người tham gia vào các hoạt động của Thiên Chúa, hoặc yêu thương như tình yêu của Thiên Chúa.

Nếu phương châm của Mẹ Teresa áp dụng vào đức ái, thì Mẹ đã làm những việc nhỏ bé với lòng bác ái cao cả, yêu thương những người mẹ phục vụ và noi gương tình yêu hy sinh và vị tha của Chúa Kitô. Mẹ yêu mến Thiên Chúa trên tất cả mọi sự và yêu thương con người vì Chúa. Mọi người đều có thể trở thành nhà thừa sai bác ái bằng tình yêu thương và sự phục vụ khiêm nhường, khám phá ra dung nhan của Chúa Giêsu dưới hình hài đau khổ của những người thiếu thốn. Do đó, yêu thương và bác ái gắn kết với nhau và trở thành dấu ấn xác định sứ mệnh của Thánh Teresa Calcutta là làm những việc nhỏ bé với tình yêu và lòng bác ái lớn lao. Cả cuộc đời Mẹ luôn trung thành với hai điều này.

Tem thư kỷ niệm của LHQ đưa ra cho thế giới một cơ hội — vốn đang rất cần những điều nhỏ bé được thực hiện với tình yêu thương và lòng bác ái cao cả — phản ánh phương châm và Sứ mệnh của Mẹ Teresa. Có lẽ con tem bưu chính sẽ giúp đánh thức chúng ta thoát khỏi sự tự mãn và làm những việc nhỏ bé — nhỏ bé như viết một lá thư, dán tem lên thư và gửi nó đi — với tình yêu thương lớn lao.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/8/2021]


Lịch sử thú vị của các loài chim và các giáo hoàng

Lịch sử thú vị của những loài chim và các đức giáo hoàng

Lịch sử thú vị của các loài chim và các giáo hoàng

OSSERVATORE ROMANO | AFP

I.Media for Aleteia

24/08/21


Theo bước chân của Thánh Phanxicô, Đức Giáo hoàng Phanxicô đang thực hiện một truyền thống độc đáo.

Vào ngày 13 tháng Ba năm 2013. Các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đổ dồn đôi mắt hướng về ống khói của Nhà nguyện Sistine để tìm kiếm làn khói trắng nổi tiếng. Các vị Hồng y từ khắp nơi trên thế giới đã thận trọng cân nhắc suốt hơn 20 giờ. Đột nhiên, vào khoảng 4:30 chiều, một con mòng biển trắng đậu trên nắp ống đồng đỏ. Con chim trắng nhanh chóng được thay thế bằng con thứ hai, lớn hơn một chút. Từ chỗ đậu của nó, con vật dường như nhìn xuống đám đông.

Một nhà báo trên tài khoản Twitter của mình nói vui rằng: “Chúa Thánh Thần đang ngự đến với mật nghị hồng y. Đó là tất cả những gì cần thiết để Vatican chọn con chim trở thành điềm lành cho cuộc bầu chọn này. Trong vòng vài phút, một tài khoản Twitter (@SistineSeagull) được tạo ra và ngay lập tức đã có gần 4.000 người đăng ký. Mạng xã hội “tweet” không ngừng.

Liệu sự có mặt của loài chim này vài giờ trước khi công bố việc bầu chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô, một người yêu quý Tạo vật và là tác giả của tông huấn nổi tiếng Laudato si’, thuần túy là một sự tình cờ? Một số người cảm thấy thích thú vì sự trùng hợp này. Vào tối ngày 13 tháng Ba năm 2013, AICA, một hãng thông tấn Công giáo từ quê hương của Đức Giáo hoàng, đề cập đến một mối liên hệ rất nghiêm túc giữa con chim và ngài Bergoglio. Các phương tiện truyền thông của Argentina lập luận rằng con chim của mật nghị hồng y là một con mòng biển thuộc loài Larus argentatus, giải thích rằng thuật ngữ argentatus nhắc đến tên quốc gia quê hương của vị giáo hoàng thứ 266.


Chim bồ câu, dấu hiệu của cuộc bầu cử

Câu chuyện này, mang đến một nụ cười, không thể không nhắc chúng ta về mối liên kết tồn tại — lần này đã được chứng minh rõ ràng — giữa các giáo hoàng và một loài chim cao quý hơn: đó là chim bồ câu. Trong cuốn Lịch sử Giáo hội, nhà sử học Eusebius kể câu chuyện vào thế kỷ thứ 3, khi Đức Giáo hoàng Fabian đã được loài chim trong Kinh thánh này chọn để lãnh đạo Giáo hội. Nhà sử học viết, “Đột nhiên, một con chim bồ câu từ Trời bay xuống và đậu trên đầu của Đức [Fabian], (…) tái hiện lại sự ngự xuống của Chúa Thánh Thần trên Đấng Cứu Thế dưới hình dạng một con chim bồ câu,” và nói thêm rằng, “tất cả mọi người (…) hô vang lên rằng ngài là xứng đáng, và không chút chậm trễ (…) ngài đã được chọn ngồi vào ghế giám mục.”

Đức Fabian, một con người đơn sơ đến từ vùng nông thôn, không phải là người duy nhất theo ý Đấng Quan phòng được nâng lên hàng giáo hoàng theo cách này. Trong cuốn sách The Bestiary of the Pope (“Il bestiario del papa”), nhà viết sử Agostino Paravicini Bagliani giải thích rằng, theo nhiều nguồn khác nhau, Thánh Severus, Thánh Pôlycarpô, và có thể cả Thánh Zêphyrinô có thể đã được chọn bằng cách này. Nhà sử học người Ý cũng chỉ ra rằng những báo cáo của các mật nghị đề cập đến loài chim biểu tượng của Chúa Thánh Thần đáp xuống trong trường hợp có các sự bầu chọn bất ngờ — chọn những người đơn sơ hoặc những người vẫn còn xa lạ với thế giới Rôma.

Chim bồ câu cũng là biểu tượng của một vị giáo hoàng nổi tiếng: Đức Grêgôriô I, cũng còn được gọi là “Đức Grêgôriô Cả”. Trong cuốn tiểu sử của vị thánh thuộc thế kỷ thứ 8, tu sĩ Paul the Deacon đã kể lại nguồn gốc của sự kết hợp này. Một người đang theo dõi Đức Grêgôriô khi ngài đọc những chú giải của ngài về sách Êdêkien cho người khác viết, được cho là đã nhìn thấy một trong những con chim này bay lượn trên vai của vị giáo hoàng thứ 64. Khi ngài ngừng đọc, con vật đặt mỏ của nó vào giữa hai môi của ngài để gợi ý một chú giải mới. Từ đời giáo hoàng này đến giáo hoàng khác, chim bồ câu trở thành biểu tượng của Giáo hội và giáo tông. Nhiều biểu trưng của nó có ở Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma — không dưới 500 — chứng thực điều này.


Đại bàng, biểu tượng quyền bính của giáo hoàng

Tuy nhiên, loài chim biểu tượng của hòa bình không phải là loài chim duy nhất chiếm vị trí trên các bức tường của thành phố Rôma. Bằng một sắc thái khác, nhà sử học thế kỷ 13 Gilles of Rome đã sử dụng chim đại bàng để xác định chức năng của giáo hoàng. Theo ông, loài chim oai phong này rõ ràng là biểu tượng cho quyền bính của giáo hoàng đối với Giáo hội hoàn vũ. Có khả năng bảo vệ “mọi thứ” nhờ đôi cánh lớn của nó, đại bàng có “đầy đủ lông vũ, nghĩa là có đầy đủ đức tính tốt,” và do đó, giống như các Giáo hoàng có quyền tối thượng, ông nói.

Được biết đến nhiều hơn vì sự huyên thuyên hơn là sự khôn ngoan, loài vẹt cũng đã có một vị trí vinh dự với các giáo hoàng. Câu chuyện về tình bạn giữa loài vật đầy màu sắc này và các giáo hoàng bắt đầu vào thế kỷ 11, khi một người cai trị — có thể là vua Stephen I, Vua của Croatia và Dalmatia — gửi một con vẹt đến cho Đức Giáo hoàng Leo IX. Con vật không những có thể lặp lại câu “Tôi sẽ đến gặp Giáo hoàng” mà còn cả tên của Đức Giáo hoàng là Leo. Khi Đức Giáo hoàng mệt mỏi và chán nản, con chim đã trao “sức mạnh nội tâm mới” cho vị giáo hoàng có lai lịch nước ngoài này, người đã lãnh đạo trong tình hình rất khó khăn.

Vào thế kỷ 13, việc tái phát hiện La Mã cổ đại và biểu tượng của nó đã thúc đẩy sự quan tâm của Giáo triều đối với loài động vật oai phong này. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Avignon thì sự có mặt thường xuyên của loài chim này với các giáo hoàng, thậm chí trong phòng ngủ của các ngài, mới được chú ý. Hai vị giáo hoàng cuối cùng của Avignon — Đức Urban V và Đức Gregory XI — trở về Rôma với một con vẹt. Kể từ đó, truyền thống về “con vẹt của Giáo hoàng”, một con vật được mang theo trong các chuyến đi của người kế vị Thánh Phêrô, được tiếp tục cho đến thế kỷ 15.


“Căn phòng vẹt”

Vào năm 1420, lần đầu tiên một tài liệu cho biết về sự tồn tại của một “căn phòng vẹt” trong Điện Tông Tòa, trong đó giáo hoàng tập trung các hồng y trong thượng hội đồng và chuẩn bị trước khi tham gia các nghi lễ trọng thể. Là một ranh giới giữa không gian riêng tư và công cộng, căn phòng này cũng thường được sử dụng để tiếp đón các đại sứ.

Dưới thời Đức Leo X, biểu tượng con vẹt ở Vatican đạt đến đỉnh điểm của nó: để tôn vinh giáo hoàng thuộc dòng tộc Medici, họa sĩ Raphael đã vẽ Thánh Gioan Tẩy Giả đang nhìn một con vẹt Nam Mỹ nhỏ. Lấy truyền thống của La Mã và trung cổ mô tả con chim báo tin cho hoàng đế, họa sĩ đã liên kết Thánh Gioan với một con vẹt để công bố giáo hoàng là vị đại diện của Chúa Kitô trên Trái đất.


Chim Hoàng yến của Đức Piô XII

Rất lâu sau đó, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa những con chim trở lại khung ảnh trong một buổi tiếp kiến vào năm 2014. Khi đi qua đám đông ở Quảng trường Thánh Phêrô, một con vẹt đã bay đến đậu trên ngón tay của ngài. Bức ảnh huyền thoại đã lan truyền đi khắp thế giới và tạo ra những bình luận trìu mến. Là một người con tinh thần của Thánh Phanxicô, vị giáo hoàng thứ 266 đã nói với chủ nhân của con vật: “Đó là một món quà rất đẹp của Chúa”. Sự dịu dàng này đối với con chim cũng không ngăn cản ngài đưa ra lời cảnh báo với các tín hữu trước nguy cơ cầu nguyện như vẹt, tức là một cách máy móc.

Trong lịch sử của triều đại giáo hoàng gần đây, đấng kế vị Thánh Phêrô yêu thích loài chim là Đức Piô XII. Đức Giáo hoàng trong Đệ Nhị Thế chiến có một tình cảm đặc biệt với một con chim hoàng yến nhỏ mà ngài thích cho đậu trên ngón tay của mình. Và nếu các thành viên của Giáo triều La Mã đôi khi có thể chọc ghẹo con chim nhỏ này — một con thú cưng khác lạ đối với một giáo hoàng — thì vị thư ký của ngài, Sơ Pascalina, chăm sóc rất kỹ con chim này để mang lại cảm giác thoải mái cho một người với gánh nặng rất lớn trên vai.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/8/2021]


Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Các vị thánh đã sống như những người tị nạn

Các vị thánh đã sống như những người tị nạn

Các vị thánh đã sống như những người tị nạn

Public Domain | Fair Use | Public Domain

Meg Hunter-Kilmer

24/08/21


Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người phải rời bỏ nhà cửa của họ, nhờ sự chuyển cầu của những người nam và nữ thánh thiện này.

Cuộc khủng hoảng ở Afghanistan vẫn tiếp tục. Những người Afghanistan tuyệt vọng đã đu bám vào máy bay khi chúng cất cánh để cố gắng rời khỏi đất nước. Những người khác thì nhấc bổng những đứa con của họ đưa về phía trước, nói lời tạm biệt chúng (có thể là tạm biệt mãi mãi) với hy vọng rằng những đứa con bé bỏng của họ sẽ tìm thấy một ngôi nhà an toàn ở một nơi khác. Khi chúng ta cầu nguyện cho Afghanistan, chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người tị nạn, cả những người chạy phải trốn chạy khỏi căn nhà của họ ngày hôm nay, và những người đã tái định cư từ lâu nhưng vẫn sống với những đau thương và mất mát do việc rời bỏ nhà cửa và văn hóa của họ trong những hoàn cảnh khủng khiếp như vậy. Các vị thánh từng là người tị nạn có thể chuyển cầu cho họ (và cho chúng ta khi chúng ta tìm cách chào đón người khách lạ một cách quảng đại theo mệnh lệnh của Thiên Chúa).

Mẹ Maria và Thánh Giuse là tấm gương cụ thể của những vị thánh từng là người tị nạn. Mặc dù cuộc tháo chạy của các ngài đến Ai Cập vẫn nằm trong đế quốc La Mã (về mặt ngữ nghĩa thì các ngài là “người di tản trong nước” chứ không phải là người tị nạn), các ngài đến một vùng đất không nói tiếng mẹ đẻ, văn hóa của các ngài không được biết đến, và chẳng ai hiểu rõ tôn giáo của các ngài. Các ngài đã bỏ lại nhà cửa và cộng đồng và vội vã lên đường trong đêm, và có thể đã bị ám ảnh bởi ký ức của những đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã từng chơi cùng, giờ đây chúng được chôn cất bởi những người cha người mẹ đau khổ. Các ngài chắc chắn sẽ trải qua sự bấp bênh và bất ổn cũng như đau buồn, và cảm giác có tội của người còn sống sót, tất cả đều được cộng thêm vào cú sốc khi phải chạy trốn khỏi nhà của mình. Nếu có vị thánh nào có thể chuyển cầu cho những người tị nạn Afghanistan, thì đó chính là Gia đình Thánh.

Thánh Jeanne-Antide Thouret (1765-1826) là một nữ tu người Pháp khi cuộc Cách mạng nổ ra và nhà cầm quyền yêu cầu chị phải rời bỏ đời sống tu trì, đánh đập chị một cách dã man khi chị từ chối. Sơ Jeanne-Antide mất nhiều tháng để hồi phục, sau đó phải trở về nhà theo lệnh. Nhưng không lâu sau đó, chị bỏ trốn khỏi đất nước, thích sống đời sống tu trì với thân phận một người tị nạn hơn là sống đời thế tục ở Pháp. Chị di chuyển qua lại giữa Đức và Thụy Sĩ trong bốn năm (thường bị đuổi khỏi thị trấn vì thành kiến chống Công giáo) trước khi bí mật trở về Pháp. Ở đó, chị đã thành lập một cộng đoàn tu trì mới và còn tiếp tục cho đến ngày nay.

Thánh Eugene de Mazenod (1782-1861) xuất thân trong một gia đình giàu có người Pháp, nhưng cuộc Cách mạng buộc họ phải tị nạn đến Ý, tại đây họ phải lang thang từ thành phố này sang thành phố khác khi người cha một thời giàu có của Thánh Eugene tìm việc làm. Quân đội Pháp đang tiến đánh truy đuổi những người lưu vong từ Venice đến Naples, sau đó đến Palermo. Hôn nhân của họ bị căng thẳng do khó khăn về tài chính, cha mẹ Thánh Eugene ly hôn, một điều rất bất thường vào thời điểm đó. Mẹ của Eugene coi vụ ly hôn như một cơ hội để chế nhạo người chồng cũ, lấy lại của hồi môn và viết cho ông, “Bây giờ anh không có gì cả.” Thánh Eugene có thể trở lại Pháp (và trở nên giàu có) vào năm 20 tuổi, nhưng nhận thấy rằng cuộc sống lạc thú và đặc quyền của mình trống rỗng. Anh trở thành một linh mục, thành lập Dòng Truyền giáo Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, và cuối cùng được tấn phong giám mục.

Đấng Đáng kính Egidio Bullesi (1905-1929) là một người Ý sinh ra tại Croatia ngày nay. Đệ nhất Thế Chiến khiến quê hương của cậu trở thành vùng chiến sự và cậu bé Egidio 9 tuổi chạy sang Áo-Hungary cùng mẹ và các anh chị em của mình. Gia đình chuyển hết nơi này đến nơi khác, Egidio có rất ít cơ hội đến trường. Họ trở về nhà sau chiến tranh, và Egidio trở thành một công nhân bến tàu, tham gia vào hội Công giáo Tiến hành, và cuối cùng trở thành một giáo lý viên. Mặc dù đã gia nhập hải quân Ý và phục vụ trong hai năm, nhưng Egidio dành phần lớn cuộc đời mình là người phác thảo bản vẽ của xưởng đóng tàu trước khi chết vì bệnh lao ở tuổi 23.

Thánh Rafael Guízar y Valencia (1878-1938) là một linh mục người Mexico (và sau đó là giám mục), người đã trải qua phần lớn cuộc đời linh mục của mình trong cảnh lưu vong. Khi Cách mạng Mexico bùng nổ, ban đầu Cha Guízar đã cố gắng ở lại với người dân của mình, cải trang thành một người bán rong, một bác sĩ và một nhạc sĩ để đem các Bí tích đến cho người dân. Nhưng sau khi bị bắt và suýt bị bắn, Cha Guízar đã bỏ trốn khỏi đất nước. Cha sống tị nạn ở Hoa Kỳ, Guatemala và Cuba, luôn phục vụ mọi người tại bất cứ nơi nào ngài sống. Cuối cùng, ngài được tấn phong làm giám mục và cảm thấy mình phải trở về Mexico, bằng bất cứ giá nào. Cách mạng kết thúc ngay sau đó, nhưng các cuộc nổi dậy của Cristero lại tiếp nối. Đức Giám mục Guízar đã phải sống lưu vong thêm vài năm trước khi phải đối mặt với viên thống đốc, người đã ra giá cho cái đầu của ngài. Nhưng Thống đốc quá ấn tượng với lòng dũng cảm của Đức Giám mục Guízar đến mức ông ta chấp nhận sự có mặt của giám mục trong giáo phận và cuối cùng Đức Giám mục Guízar đã chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Đấng Đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) được tấn phong Tổng giám mục Sài Gòn ở tuổi 47 — một tuần trước khi Sài Gòn thất thủ trước lực lượng cộng sản. Vài tháng sau, ngài bị bắt và bị đưa vào trại giam của cộng sản trong 13 năm, trong đó ngài bị biệt giam 9 năm. Trong thời gian đó, Đức Tổng Giám mục Văn Thuận rao giảng cho các cán bộ cai tù, cử hành Thánh Lễ với bàn tay thay cho chén thánh, và lén truyền đi những thông điệp hy vọng cho tín hữu của ngài. Cuối cùng ngài được trả tự do nhưng phải chịu lưu vong trong 11 năm cuối đời. Mặc dù nhiều mối liên hệ của ngài đã giúp ngài dễ dàng chuyển sang cuộc sống lưu vong, nhưng Đức Tổng Giám mục Văn Thuận không bao giờ có thể trở về quê hương của mình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/8/2021]


Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng Tám, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng Tám, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô


Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 29 tháng Tám, 2021

_______________________________


Anh chị em thân mến, Buongiorno!

Tin Mừng phụng vụ hôm nay cho thấy một số kinh sư và người Pharisêu ngạc nhiên trước thái độ của Chúa Giêsu. Họ thấy chướng mắt vì các môn đệ của Ngài dùng bữa mà không thực hiện các việc rửa tay theo nghi thức truyền thống. Họ thầm nghĩ rằng “Cách làm này là trái với việc thực hành tôn giáo” (xem Mc 7:2-5).

Chúng ta cũng có thể tự hỏi: tại sao Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài lại không quan tâm những truyền thống đó? Xét cho cùng, chúng không phải là điều xấu, mà là những tập quá tốt theo nghi lễ, rửa tay trước khi ăn. Tại sao Chúa Giêsu không chú trọng đến nó? Vì đối với Ngài, điều quan trọng là phải đưa đức tin trở lại vị trí trung tâm của nó. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy lặp đi lặp lại điều này: đó là việc đưa đức tin trở lại vị trí trung tâm. Và để tránh một nguy cơ, điều này áp dụng cho những kinh sư cũng như cho chúng ta: tuân thủ các nghi thức bề ngoài, đặt tâm hồn và đức tin vào hậu cảnh. Nhiều khi chúng ta cũng “trang điểm” cho linh hồn của chúng ta. Nghi thức bề ngoài chứ không phải trọng tâm đức tin: đây là một nguy cơ. Nó là nguy cơ của tôn giáo theo hình thức: bề ngoài trông tốt đẹp, trong khi lại không thanh tẩy tâm hồn. Luôn luôn có sự cám dỗ “tổ chức cho Thiên Chúa” bằng một số việc sùng kính bề ngoài, nhưng Chúa Giêsu không chấp nhận sự thờ phượng này. Chúa Giêsu không muốn những hình thức bề ngoài, Ngài muốn một đức tin chạm đến trái tim.

Thật vậy, ngay sau đó, Ngài gọi mọi người lại để nói một chân lý tuyệt vời: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.” (câu 15). Đúng hơn, chính là “từ bên trong, từ lòng người” (câu 21) mà sự dữ được sinh ra. Những lời này mang tính cách mạng, bởi vì trong quan niệm của thời đó, người ta cho rằng một số loại thực phẩm hoặc sự tiếp xúc bên ngoài sẽ làm cho con người trở nên ô uế. Chúa Giêsu đánh đổ quan điểm đó: những gì đến từ bên ngoài không gây hại, nhưng đúng hơn là những gì xuất phát từ bên trong.

Anh chị em thân mến, điều này cũng có liên quan đến chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng sự dữ chủ yếu đến từ bên ngoài: từ hành vi của người khác, từ những người nghĩ xấu về chúng ta, từ xã hội. Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho xã hội, cho thế giới, cho tất cả những gì xảy ra với chúng ta! Nó luôn luôn là lỗi của “người khác”: nó là lỗi của con người, của những người lãnh đạo, của sự rủi ro, v.v. Có vẻ như các vấn đề luôn đến từ bên ngoài. Và chúng ta dành thời gian để đổ lỗi; nhưng dành thời gian để đổ lỗi cho người khác là lãng phí thời gian. Chúng ta trở nên giận dữ, cay đắng và đẩy Chúa rời xa lòng mình. Giống như những người trong Tin Mừng, những con người kêu ca phàn nàn, làm cớ vấp phạm, họ tranh cãi và không chấp nhận Chúa Giêsu. Chúng ta không thể có tôn giáo trong việc than phiền: than phiền là chất độc, nó đưa anh chị em đến sự giận dữ, phẫn uất và buồn bã cho tâm hồn và đóng chặt cửa lòng đến với Chúa.

Hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa giải thoát chúng ta thoát khỏi việc đổ lỗi cho người khác – giống như những đứa trẻ: “Không, không phải là con! Là bạn khác, là bạn khác… ”. Chúng ta hãy cầu xin ơn không lãng phí thời gian để làm ô nhiễm thế giới với những lời than phiền, bởi vì đây không phải là Kitô hữu. Thay vào đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào cuộc sống và thế giới khởi đầu từ tâm hồn của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào bên trong, chúng ta sẽ tìm thấy gần như có tất cả những gì chúng ta khinh miệt ở bên ngoài. Và nếu chúng ta thành tâm xin Chúa thanh tẩy tâm hồn mình, thì đó là lúc chúng ta bắt đầu làm cho thế giới trong sạch hơn. Bởi vì có một cách chắc chắn để đánh bại sự dữ: bằng cách bắt đầu chinh phục nó trong chính chúng ta. Các Giáo Phụ tiên khởi của Giáo Hội, các đan sĩ, khi được hỏi: “Con đường nên thánh là gì?”, các ngài thường nói rằng bước đầu tiên là hãy tự trách mình: hãy tự trách mình. Tự trách mình. Có bao nhiêu người trong chúng ta trong ngày, vào một thời điểm nào đó trong ngày hoặc một thời điểm nào đó trong tuần, có thể tự trách mình? “Vâng, người này đã làm điều này đối với tôi, người kia… đó là sự độc ác…”. Nhưng còn tôi? Tôi làm điều tương tự, hoặc tôi làm nó theo cách này…. Đây là sự khôn ngoan: học cách tự trách mình. Hãy cố gắng làm điều đó, nó sẽ tốt cho anh chị em. Nó sẽ tốt cho tôi, khi tôi cố gắng làm được như vậy, nhưng nó sẽ tốt cho chúng ta, nó tốt cho tất cả mọi người.

Xin Mẹ Maria Đồng trinh, Đấng đã thay đổi lịch sử qua sự thanh tẩy tâm hồn, giúp chúng ta biết thay tẩy tâm hồn mình, bằng cách trước hết vượt qua được tật xấu là đổ tội cho người khác và than phiền về mọi việc.

__________________________________

Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến, tôi đang theo dõi tình hình ở Afghanistan với sự quan ngại rất lớn, và tôi chia sẻ với nỗi đau khổ của những người đau buồn vì những người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công tự sát xảy ra vào thứ Năm tuần trước, và những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ và bảo vệ. Tôi phó dâng những người đã khuất cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng, và xin cảm ơn những người đang nỗ lực để giúp đỡ người dân bị thử thách nặng nề như vậy, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tôi xin mọi người tiếp tục giúp đỡ cho những người khó khăn và cầu xin rằng sự đối thoại và tình đoàn kết có thể dẫn đến việc thiết lập một sự chung sống trong hòa bình và huynh đệ, đồng thời mang lại hy vọng cho tương lai của đất nước. Trong những thời khắc lịch sử như lúc này, chúng ta không thể thờ ơ; lịch sử của Giáo hội dạy chúng ta điều đó. Là người Kitô hữu, hoàn cảnh này thúc bách chúng ta. Vì lý do đó, tôi ngỏ lời kêu gọi đến tất cả mọi người, xin hãy cầu nguyện thiết tha và ăn chay. Cầu nguyện và ăn chay, cầu nguyện và sám hối. Đây là thời điểm để làm việc này. Tôi đang nói một cách rất nghiêm túc: xin hãy cầu nguyện thiết tha và ăn chay, cầu xin lòng thương xót và ơn tha thứ của Chúa.

Tôi gần gũi với người dân của bang Mérida, Venezuela, bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và lở đất trong những ngày gần đây. Tôi dâng lời cầu nguyện cho những người đã khuất và các thành viên trong gia đình của họ, và cho những người đang đau khổ vì thảm họa này.

Tôi xin gửi lời chào thân ái tới các thành viên của Phong trào Laudato Si’. Cảm ơn vì sự cam kết của anh chị em đối với ngôi nhà chung của chúng ta, đặc biệt là vào Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Tạo vật. Tiếng kêu của Trái đất và tiếng kêu của người nghèo đang trở nên trầm trọng và đáng báo động hơn bao giờ hết, và họ kêu gọi một hành động dứt khoát và khẩn cấp để biến cuộc khủng hoảng này thành một cơ hội.

Cha xin chào tất cả anh chị em, người Rôma và anh chị em hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, cha chào nhóm nhà tập Salêdiêng và cộng đoàn Chủng viện Giáo phận ở Caltanissetta. Cha chào các tín hữu đến từ Zagabria và từ Veneto; cha chào đoàn học sinh, cha mẹ và thầy cô giáo đến từ Litva; các thanh thiếu niên chuẩn bị Thêm sức từ Osio Sotto; các bạn trẻ từ Malta đang thực hiện hành trình ơn gọi, những bạn đã thực hiện chuyến đi bộ của dòng Phanxicô từ Gubbio đến Rôma, và những người đang bắt đầu Chặng đàng Phục sinh Via lucis với người nghèo trong các nhà ga xe lửa.

Cha gửi lời chào đặc biệt tới các tín hữu tập trung tại Thánh địa Oropa để tổ chức mừng Lễ Gia miện của Đức Bà Đen (Black Madonna). Xin Đức Mẹ đồng hành với hành trình của Dân Chúa trên con đường nên thánh.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng! Arrivederci!



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/8/2021]


Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước các tham dự viên của cuộc họp do Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế tổ chức

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước các tham dự viên của cuộc họp do Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế tổ chức

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trước các tham dự viên của cuộc họp do Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế tổ chức

Khán phòng Clementine

Thứ Sáu, 27 tháng Tám, 2021

___________________________


Sáng nay, trong Điện Tông tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các tham dự viên của cuộc họp của Mạng lưới các Nhà Lập Pháp Công giáo Quốc tế và có bài phát biểu mà chúng tôi đăng lại sau đây:

*****

Diễn từ của Đức Thánh Cha


Tôi xin lỗi vì không đứng phát biểu được, vì tôi vẫn đang trong thời gian hậu phẫu nên tôi phải ngồi phát biểu. Xin lỗi quý vị.

Thưa quý ông quý bà!

Tôi thật vui mừng được gặp gỡ lại quý vị, là những nghị sĩ từ các quốc gia khác nhau, vào thời điểm quan trọng này trong lịch sử: một thời điểm quan trọng trong lịch sử. Tôi cảm ơn Đức Hồng y Schönborn và ngài Alting von Geusau đã có những lời chào mừng và giới thiệu. Và tôi thật vui vì có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II của Giáo hội Chính thống Syria.

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước các tham dự viên của cuộc họp do Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế tổ chức

Kể từ khi thành lập Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế vào năm 2010, quý vị đã đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy công việc của Tòa Thánh như là các chứng nhân cho Tin Mừng trong việc phục vụ các quốc gia của quý vị và cộng đồng quốc tế nói chung. Tôi xin tri ân vì lòng yêu mến của quý vị dành cho Giáo hội và sự cộng tác của quý vị trong sứ mệnh của Giáo hội.

Cuộc họp của chúng ta diễn ra hôm nay trong một thời điểm vô cùng khó khăn. Đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Chắc chắn chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc chế tạo và phân phối các loại vaccine hiệu quả, nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Đã có hơn hai trăm triệu trường hợp nhiễm bệnh và bốn triệu người chết vì bệnh dịch khủng khiếp này, nó cũng đã gây ra sự tàn phá rất lớn về kinh tế và xã hội.

Vì vậy, vai trò của quý vị là những nghị sĩ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Được chuẩn bị để phục vụ cho ích chung, giờ đây quý vị được kêu gọi để cộng tác trong việc đổi mới toàn diện các cộng đồng của quý vị và của toàn xã hội nói chung, thông qua hoạt động chính trị của mình. Không chỉ để đánh bại virus, cũng không phải để trở lại nguyên trạng như trước đại dịch, không, việc đó sẽ là một sự thất bại, mà để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ mà cuộc khủng hoảng đã bộc lộ và lan rộng: nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, thất nghiệp tràn lan và thiếu sự tiếp cận giáo dục. Thưa anh chị em, kết thúc một cuộc khủng hoảng không giống nhau: chúng ta sẽ trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Bạn không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng một mình: chúng ta sẽ cùng nhau thoát ra hoặc chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi nó.

Trong thời kỳ chính trị xáo trộn và phân cực, các nghị sĩ và chính trị gia nói chung không phải luôn luôn giữ được sự trọng vọng. Điều này không phải là mới đối với quý vị. Tuy nhiên, có tiếng gọi nào cao cả hơn tiếng gọi phục vụ ích chung và ưu tiên phúc lợi cho tất cả mọi người vượt trên lợi ích cá nhân? Đây luôn phải là mục tiêu của quý vị, bởi vì đời sống chính trị tốt đẹp là không thể thiếu cho tình huynh đệ phổ quát và hòa bình xã hội (xem Tông huấn Brothers All, 176).

Đặc biệt, trong thời đại của chúng ta, một trong những thách thức lớn nhất ở chân trời này là việc quản lý công nghệ vì ích chung. Những điều kỳ diệu của khoa học và công nghệ hiện đại đã nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. “Thật đúng đắn để vui hưởng những tiến bộ này và được phấn khích bởi muôn vàn khả năng mà chúng có thể tiếp tục mở ra trước mắt chúng ta, vì “khoa học và công nghệ là những sản phẩm kỳ diệu của sự sáng tạo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người” (Tông huấn Laudato si', 102). Tuy nhiên, nếu chỉ phó mặc cho chúng và cho các sức mạnh của thị trường, mà không có những hướng dẫn thích hợp được đặt ra bởi các hội đồng lập pháp và những cơ quan công quyền được soi dẫn bởi ý thức trách nhiệm xã hội, thì những đổi mới này có thể đe dọa phẩm giá của con người.

Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước các tham dự viên của cuộc họp do Mạng lưới các Nhà Lập pháp Công giáo Quốc tế tổ chức

Đây không phải là vấn đề kìm hãm sự tiến bộ của công nghệ. Tuy nhiên, những công cụ chính trị và quy định cho phép các nghị sĩ bảo vệ nhân phẩm khi nó bị đe dọa. Chẳng hạn, tôi đang nghĩ đến tai họa của nội dung khiêu dâm trẻ em, việc khai thác dữ liệu cá nhân, các cuộc tấn công vào những cơ sở hạ tầng quan trọng như bệnh viện, sự lừa dối lan truyền qua mạng xã hội, v.v... Luật pháp cẩn trọng có thể hướng dẫn và phải hướng dẫn sự phát triển và việc ứng dụng của công nghệ vì ích chung. Vì vậy thưa anh chị em, tôi khuyến khích anh chị em hãy nhiệt tâm đảm trách nhiệm vụ phản ánh đạo đức một cách nghiêm túc và sâu sắc trước những rủi ro và cơ hội vốn có trong sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, để luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế chi phối chúng có thể tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển của con người, toàn diện và hòa bình, chứ không phải sự tiến bộ là mục tiêu duy nhất.

Các nghị sĩ chắc chắn phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu của những lĩnh vực mà họ đại diện, mỗi người đều có nét đặc thù để phục vụ lợi ích cho tất cả mọi người. Sự cam kết của người công dân tham gia trong các lĩnh vực xã hội, dân sự và chính trị là điều cần thiết. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi thúc đẩy tinh thần đoàn kết, bắt đầu từ nhu cầu của những người yếu thế nhất và thiệt thòi nhất. Tuy nhiên, để chữa lành thế giới đã chịu thử thách nghiêm trọng bởi trận đại dịch, và xây dựng một tương lai bền vững và bao gồm hơn, trong đó công nghệ phục vụ nhu cầu của con người và không cách ly chúng ta với nhau, chúng ta không chỉ cần những người công dân có trách nhiệm mà còn cần những nhà lãnh đạo được chuẩn bị và được truyền cảm hứng bởi nguyên tắc của ích chung.

Các bạn thân mến, xin Chúa ban ơn cho các bạn để trở thành men tái sinh cho trí óc, cho con tim và cho tinh thần, là những chứng nhân của tình yêu chính trị dành cho người dễ bị tổn thương nhất, để khi phục vụ họ là các bạn phục vụ Chúa trong mọi công việc các bạn làm.

Tôi cầu Chúa chúc phúc cho các bạn, tôi cầu Chúa chúc phúc cho gia đình các bạn và tôi cầu Chúa chúc phúc cho công việc của các bạn. Và tôi cũng xin các bạn hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn các bạn.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/8/2021]


Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng
Jörg Bittner Unna | CC BY 3.0

Daniel Esparza

23/08/21


Như chuyện thường xảy ra, tất cả là do vấn đề của bản dịch.

Việc đọc Kinh Thánh (và hiểu đúng) thường cho thấy là một nhiệm vụ khó khăn. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và được rèn luyện, chú ý đến từng chi tiết, một số kiến thức chung về bối cảnh mà các văn bản này được viết, và sự khiêm nhường về trí tuệ để thừa nhận rằng con người thường xuyên bị sai lỗi. Nhưng có lẽ, trước hết và quan trọng nhất, Kinh Thánh cần được đọc với tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng đối phó với nhiều “sự khác thường” của nó. Đối với nghệ thuật tôn giáo cũng vậy. Chúng ta thường bị bối rối trước một số tác phẩm nghệ thuật trong các nhà thờ chính tòa, vương cung thánh đường hoặc các bản viết tay, đòi hỏi (hoặc thậm chí thách đố) sự chú giải.

Một trong số những tác phẩm đó là tượng ông Môsê của Michelangelo. Được Đức Giáo hoàng Julius II ủy thác làm năm 1505, tác phẩm điêu khắc khổng lồ khắc họa một cách kỳ lạ người làm luật trong Kinh thánh với hai chiếc sừng trên đầu. Cho dù khi nhìn thấy lần đầu tiên thì bức tượng có vẻ kỳ dị, nhưng sự mô tả này hoàn toàn không phải là một sự lập dị. Thật vậy, mô-típ Môsê Có Sừng có thể được tìm thấy một cách khá dễ dàng trong các bản thảo có ảnh minh họa thời Trung cổ. Đó là kết quả — trường hợp thường xảy ra — của một bản dịch sai lúc đầu từ tiếng Do Thái sang tiếng Latinh được phổ biến rộng rãi. Một lần nữa, đó là do bản dịch Vulgata của Thánh Giêrônimô.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Trong tiếng Do Thái từ được sử dụng với nghĩa là “sáng chói” hoặc “tỏa sáng” là qaran. Nó có cùng một gốc (qrn) của từ được dùng với nghĩa “sừng” là qeren. Anna Pakutina | Shutterstock

Văn bản đọc được trong Sách Xuất hành (Xem Xh 34:29-30) như sau:

“Ông Môsê từ trên núi Xinai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Môsê không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa.”

Trong tiếng Do Thái từ được sử dụng để với nghĩa là “sáng chói” hoặc “tỏa sáng” là qaran. Nó có cùng một gốc (qrn) của từ được sử dụng với nghĩa “sừng” là qeren. Thật vậy, trong tiếng Do Thái hiện đại, từ dùng để chỉ về những tia nắng mặt trời là qeren, như thể nói về “những chiếc sừng của mặt trời”. Vì vậy, cũng không có gì lạ khi khi bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh, Thánh Giêrônimô đã mô tả khuôn mặt của ông Môsê là cornuta, “có sừng”, thay vì “sáng chói”. Lựa chọn biên dịch này dẫn đến việc các nghệ sĩ đọc nguyên văn văn bản về sau, trong đó bao gồm cả Michelangelo, tin rằng ông Môsê có sừng khi ông từ núi Sinai đi xuống.

Nhưng bản dịch của Thánh Giêrônimô cũng có thể không hoàn toàn là sai. Trong thế giới cổ đại, sừng được coi là biểu tượng của sức mạnh và uy quyền. Thật vậy, hầu hết các vị thần của thế giới cổ đại đều có sừng, liên quan đến loài thú mạnh mẽ nhất trên trái đất — bò tót, bò hoang, loài Bơhêmốt trong Kinh thánh. Hồi đó, sừng vẫn chưa được coi là độc quyền thuộc về ma quỷ, cũng như không liên quan gì đến sự dữ. Một số học giả thậm chí còn cho rằng Thánh Giêrônimô đang cố truyền đạt quan điểm rằng ông Môsê đã được thấm đẫm sức mạnh như thần thánh sau khi từ trên núi xuống.

Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều khẳng định Thánh Giêrônimô đã mắc lỗi. Trên thực tế, đây không phải là lỗi duy nhất được tìm thấy trong bản dịch của ngài. Bản dịch Bảy Mươi — bản dịch tiếng Hy Lạp từ Kinh thánh tiếng Do Thái — đề cập đến khuôn mặt của ông Môsê như được “tôn vinh” — một bản dịch có vẻ gần hơn với bản gốc tiếng Do Thái “sáng chói”. Thánh Phaolô dường như lặp lại bản dịch này trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô (xem 2 Cr 3:7), ngài viết rằng “dân Israel không thể nhìn mặt của ông Môsê được, vì mặt ông chói lọi vinh quang”.

Quý vị xem các ảnh dưới để khám phá 5 tác phẩm điêu khắc của Công giáo đẹp nhất mọi thời đại.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Giuseppe Sammartino - The Veiled Christ (Đức Kitô được phủ khăn)

Tác phẩm Cristo Velato (Veiled Christ - Đức Kitô được phủ khăn) là một tác phẩm điêu khắc được hoàn thành vào năm 1753, ban đầu bị nhầm lẫn được cho là của điêu khắc gia Antonio Corradini, và được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý nhất thế giới. Mặc dù thực tế ông Corradini đã được trao phó công việc này ngay từ đầu, nhưng ông qua đời khi mới làm xong một mô hình bằng đất sét cho bức tượng mà sau này trở thành một tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh trên đá cẩm thạch. Chính nhà điêu khắc Giuseppe Sammartino đã hoàn tất việc tạo ra tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ mô tả thân xác đã chết của Chúa Giêsu, được bao phủ bởi một tấm vải liệm “trong suốt” được điêu khắc trên chính khối đá cẩm thạch cho toàn thế bức tượng.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Marco D'Agrate - St. Bartholomew Flayed

Trong số tất cả các tác phẩm điêu khắc mà bạn có thể tìm thấy trong Nhà thờ Chính tòa Milan, tác phẩm “St. Bartholomew Flayed” (Thánh Batôlômêô bị lột da) của điêu khắc gia Marco D'Agrate có thể là bức nổi tiếng nhất. Được thực hiện vào năm 1562 cho tổ chức Veneranda Fabbrica, tác phẩm điêu khắc mô tả vị tử đạo mang một dải trông giống như một miếng vải trên vai và quấn quanh cơ thể. Nhưng đó là da của ngài, mô tả cụ thể sự tử đạo mà ngài phải chịu.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Michelangelo Buonarroti - Pietà

Pietà là tác phẩm duy nhất mà Michelangelo từng ký tên. Tượng hiện đang được đặt tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican, ban đầu nó được Đức Hồng y người Pháp, Jean de Bilhères, vị đại diện ở Rôma, đặt làm. Tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch Carrara ban đầu nhằm mục đích làm đài kỷ niệm tang lễ của Hồng y, nhưng đã được chuyển đến vị trí hiện tại vào thế kỷ 18.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Gian Lorenzo Bernini - The Ecstasy of Saint Teresa

Santa Maria Della Vittoria, một vương cung thánh đường nhỏ trên đường Via XX Settembre, gần quảng trường Piazza della Repubblica ở Rôma, thuộc dòng Camêlô Đi Chân Đất. Họ nhiệt thành bảo vệ tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ của Bernini, “The Ecstasy of Saint Teresa” (Sự xuất thần của Thánh Têrêsa) thánh bổn mạng của họ. Đây là một tác phẩm có từ giữa thế kỷ 17 và được coi là đỉnh cao của thiên tài nghệ thuật Bernini.

Lý do tại sao tượng ông Môsê của Michelangelo có sừng

Giovanni Strazza - The Veiled Virgin

Có thể không nổi tiếng như tác phẩm Veiled Christ năm 1753 của Sammartino, tác phẩm The Veiled Virgin (Đức Trinh nữ che khăn) của nhà điêu khắc Giovanni Strazza là một tác phẩm điêu khắc đặc biệt khác, mô tả một người được che một tấm vải phủ trong suốt chạm khắc trên cùng một khối đá cẩm thạch của toàn bức tượng. Kỹ năng điêu khắc bậc thầy của nhà điêu khắc, có thể làm cho tấm mạng che đầu của Đức Trinh Nữ có vẻ “trong suốt” như thật, làm cho tác phẩm này được xếp vào vị trí xứng đáng trong lịch sử điêu khắc phương Tây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2021]


Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 25 tháng 8, 2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 25 tháng 8, 2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô


Khán phòng Phaolô VI

Thứ Tư, 25 tháng Tám, 2021

__________________________________


Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra trong Khán phòng Phaolô VI. Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục các bài giáo lý về Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, tập trung vào chủ đề: “Những mối nguy hiểm của Lề Luật” (Bài đọc Kinh Thánh: Gl 2:11,14).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Sau đó ngài đưa ra lời kêu gọi cho Thế vận hội người Khuyết tật, khai mạc ngày hôm qua.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

*****

Giáo lý về Thư gửi tín hữu Galát: 6. Những mối nguy hiểm của Lề Luật

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Thư gửi tín hữu Galát kể lại một sự việc khá ngạc nhiên. Như chúng ta đã nghe, Thánh Phaolô nói rằng ngài đã chỉ trích ông Kêpha, tức là Thánh Phêrô, trước mặt cộng đoàn ở Antiôkia, vì hành động của Thánh Phêrô không được tốt lắm. Điều gì đã xảy ra nghiêm trọng đến mức Thánh Phaolô cảm thấy phải đối xử với Thánh Phêrô bằng những lời lẽ gay gắt như vậy? Có thể Thánh Phaolô đang cường điệu hóa, để cho tính cách của mình bột phát mà không biết kiểm soát bản thân chăng? Chúng ta sẽ thấy rằng đây không phải là vấn đề, nhưng lại một lần nữa, điều bị đe dọa là mối tương quan giữa Lề Luật và tự do. Và chúng ta phải thường xuyên quay lại việc này.

Khi viết thư gửi cho các tín hữu Galát, Thánh Phaolô cố ý nhắc đến sự kiện đã xảy ra vài năm trước tại Antiôkia. Ngài muốn nhắc nhở các Kitô hữu của cộng đoàn đó rằng họ tuyệt đối không được nghe lời những người đang rao giảng rằng cần phải cắt bì, và do đó phải sống “theo Lề Luật” với tất cả các quy định của luật lệ. Chúng ta nhớ lại rằng những người thuyết giảng theo chủ nghĩa chính thống này đã đến đó và gây ra sự hoang mang, và thậm chí đã cướp đi sự bình yên của cộng đoàn đó. Đối tượng bị chỉ trích là Thánh Phêrô do hành vi của ngài khi ngồi xuống bàn ăn. Đối với một người Do Thái, Luật cấm không được ăn uống với những người không phải là người Do Thái. Nhưng chính Thánh Phêrô, trong một hoàn cảnh khác, đã đến nhà của viên đại đội trưởng Conêliô ở Xêdarê, dù biết rằng mình đang vi phạm Luật. Vì thế, ngài khẳng định: “Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch” (Cv 10:28). Khi ngài trở về Giêrusalem, những người Kitô hữu đã chịu cắt bì, những người trung thành với Luật Môsê, đã chỉ trích Thánh Phêrô về hành vi của ngài. Tuy nhiên, ngài biện minh rằng: “Tôi sực nhớ lại lời Chúa nói rằng: "Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ được rửa trong Thánh Thần. Vậy, nếu Thiên Chúa đã ban cho họ cùng một ân huệ như Người đã ban cho chúng ta, vì chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà dám ngăn cản Thiên Chúa?” (Cv 11: 16-17). Chúng ta nhớ rằng lúc đó Chúa Thánh Thần đã ngự đến trong nhà của Conêliô khi Thánh Phêrô đến đó.

Một điều tương tự cũng đã xảy ra tại Antiôkia khi Thánh Phaolô có mặt. Đầu tiên, Thánh Phêrô dùng bữa với những người Kitô hữu có nguồn gốc ngoại giáo mà không gặp khó khăn gì; tuy nhiên, khi một số người Kitô hữu đã cắt bì từ Giêrusalem đến thành – họ gốc là người Do Thái – thì ngài không còn làm như vậy nữa, vì ngài không muốn bị họ tiếp tục chỉ trích. Và điều này – hãy cẩn thận – sai lầm của ngài là đặt sự chú ý nhiều hơn đến những lời chỉ trích, chú ý đến việc tạo ấn tượng tốt. Điều này là nghiêm trọng trong mắt của Thánh Phaolô, vì các môn đệ khác sẽ bắt chước Thánh Phêrô, đặc biệt đối với Banaba là người thậm chí đã truyền giáo cho người Galát (xem Gl 2:13). Khi làm như vậy, dù không hề muốn, nhưng trên thực tế Thánh Phêrô, người có một chút ở bên này một chút ở bên kia, không rõ ràng, không minh bạch, đã tạo ra một sự chia rẽ không đúng trong cộng đoàn: “Tôi thanh sạch… Tôi đi theo con đường này… Tôi phải làm điều này… không được làm điều này…”

Trong lời chỉ trích của mình – và đây là trọng tâm của vấn đề – Thánh Phaolô sử dụng một thuật ngữ cho phép chúng ta đi sâu vào phản ứng của ngài: thói giả hình (xem Gl 2:13). Đây là một từ ngữ được lặp đi lặp lại một vài lần: thói giả hình. Cha nghĩ tất cả chúng ta đều hiểu ý nghĩa của nó…. Việc tuân giữ Lề Luật của những người Kitô hữu đã dẫn đến thái độ giả hình mà Thánh Tông đồ muốn chống lại một cách mạnh mẽ và thuyết phục. Thánh Phaolô là một người thẳng tính, ngài có những khuyết điểm của ngài – nhiều khuyết điểm… tính cách của ngài thì bộc trực – nhưng ngài là người chính trực. Giả hình là gì? Khi chúng ta nói, “Hãy cẩn thận, người đó là một kẻ giả hình”, là chúng ta đang muốn nói điều gì? Giả hình là gì? Có thể gọi nó là sự sợ hãi sự thật. Kẻ giả hình sợ sự thật. Giả vờ thì dễ hơn là con người thật của mình. Nó giống như việc trang điểm cho linh hồn, giống như trang điểm cho hành vi của bạn, trang điểm cho cách làm: đây không phải là sự thật. “Không, tôi sợ phải làm việc với con người thật của tôi…”, tôi phải làm cho mình trông tốt đẹp bằng hành vi này. Sự giả vờ bóp nghẹt lòng can đảm để công khai nói lên sự thật; và do vậy, có thể dễ dàng tránh được nghĩa vụ phải nói sự thật mọi lúc, mọi nơi cho dù như thế nào. Sự giả tạo dẫn đến điều này: một nửa sự thật. Và một nửa sự thật là một sự giả dối, bởi vì sự thật là sự thật hoặc nó không phải là sự thật. Một nửa sự thật là cách hành động không đúng sự thật. Như cha đã nói, chúng ta thích giả vờ hơn là con người thật của mình, và sự giả vờ này bóp nghẹt lòng can đảm để công khai nói ra sự thật. Và bằng cách đó, chúng ta thoát khỏi nghĩa vụ – rằng đây là một điều răn: luôn luôn phải nói sự thật; phải trung thực: phải nói sự thật ở mọi nơi bất kể như thế nào. Và trong một môi trường nơi mối tương quan giữa các cá nhân được sống dưới ngọn cờ của chủ nghĩa hình thức, thì virus của thói giả hình dễ dàng lây lan. Nụ cười kia phải trông như thế này, nó không xuất phát từ con tim. Để ra vẻ như nhã nhặn với tất cả mọi người, nhưng lại chẳng nhã nhặn với ai.

Trong Kinh Thánh, có một số ví dụ chống lại thói giả hình. Một minh chứng đẹp chống lại thói giả hình là của cụ Eleda, cụ được yêu cầu cứ giả vờ ăn thịt cúng cho các thần ngoại giáo để cứu được mạng sống: cứ giả bộ như ông ăn thịt trong khi chẳng ăn gì. Hoặc giả vờ như ông ăn thịt và bạn bè của ông sẽ chuẩn bị một thứ khác cho ông. Nhưng con người kính sợ Chúa đó – người không phải là một thanh niên hai mươi tuổi – trả lời: “Ở tuổi chúng ta, giả vờ là điều bất xứng, e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già Elada đã chín mươi tuổi đầu, mà còn theo những lề thói dân ngoại.”Rồi bởi tôi đã giả vờ và ham sống thêm một ít lâu nữa, nên họ bị lầm lạc vì tôi, còn tôi thì chuốc lấy vết nhơ và ô nhục cho tuổi già” (2 Mcb 6: 24-25). Một người rất chân thật: ông không chọn con đường giả hình! Một câu chuyện hay để suy gẫm nhằm tránh xa thói giả hình! Các Tin Mừng cũng kể lại nhiều tình huống mà Chúa Giêsu mạnh mẽ quở trách những kẻ chuộng bề ngoài, nhưng bên trong lại chứa đầy sự giả dối và gian ác (xem Mt 23, 13-29). Nếu hôm nay anh chị em có chút thời gian, hãy đọc chương 23 của Tin Mừng theo Thánh Matthêu và xem Chúa Giêsu bao nhiêu lần nói: “Những kẻ giả hình, những kẻ giả hình, những kẻ giả hình”, đây là cách thức sự giả hình thể hiện.

Những kẻ giả hình là những người giả vờ, xu nịnh và lừa dối vì họ sống với một chiếc mặt nạ che mặt và không có can đảm để đối mặt với sự thật. Vì lý do này, họ không có khả năng yêu thương thực sự: một kẻ giả hình không biết cách yêu thương. Họ giới hạn bản thân sống theo chủ nghĩa vị kỷ và không có sức mạnh để thể hiện tấm lòng của họ một cách minh bạch. Có rất nhiều tình huống trong đó tính giả hình diễn ra. Nó thường ẩn nấp trong nơi làm việc, nơi có người tỏ ra là bầu bạn với đồng nghiệp, trong khi ngay lúc đó lại đâm sau lưng vì sự ganh đua. Trong đời sống chính trị, không có gì lạ khi thấy có những người giả hình sống theo cách này ở nơi công cộng và theo cách khác ở chỗ riêng tư. Đặc biệt, sự giả hình trong Giáo hội thật đáng ghê tởm; và thật đáng buồn, sự giả hình tồn tại trong Giáo hội, và có nhiều người Kitô hữu và thừa tác viên giả hình. Chúng ta đừng bao giờ quên lời của Chúa: “Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37). Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về thói giả hình mà Thánh Phaolô lên án, và Chúa Giêsu kết án: thói giả hình. Và chúng ta đừng sợ sự trung thực, đừng sợ nói sự thật, nghe sự thật, tuân theo sự thật, để chúng ta có thể yêu thương. Một người giả hình không biết yêu thương. Hành động khác với sự thật có nghĩa là gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất của Giáo hội, sự hiệp nhất mà chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em.

______________________

Lời chào đặc biệt

Cha thân ái chào các tín hữu nói tiếng Anh. Cha cầu nguyện rằng những ngày nghỉ hè này sẽ là một thời gian để nghỉ ngơi và làm mới lại tinh thần cho anh chị em và gia đình. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu đổ xuống trên tất cả anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!

_____________________________

LỜI KÊU GỌI

Hôm qua, Thế vận hội người Khuyết tật đã diễn ra tại Tokyo. Tôi gửi lời chúc mừng đến các vận động viên và tôi cảm ơn họ vì họ đã mang đến cho mọi người sự minh chứng của niềm hy vọng và lòng can đảm. Thật vậy, họ cho thấy rằng cam kết với thể thao đã giúp vượt qua được những khó khăn dường như không thể vượt qua.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/8/2021]


Nhà tạm Thánh Thể cổ xưa nhất là một hộp bằng vàng

Nhà tạm Thánh Thể cổ xưa nhất là một hộp bằng vàng

Nhà tạm Thánh Thể cổ xưa nhất là một hộp bằng vàng

stockcreations | Shutterstock

Philip Kosloski

23/08/21


Người Kitô hữu thời sơ khai mang Mình Thánh về nhà trong một chiếc hộp nhỏ gọi là “arca”.

Các Giáo hội Công giáo ngày nay sử dụng một hộp lớn gọi là nhà tạm, nơi cất giữ Bánh Thánh đã truyền phép sau Thánh lễ.

Phải mất nhiều thế kỷ thì truyền thống này mới được hình thành, vì những người Kitô hữu tiên khởi không có nhà thờ cố định riêng. Thay vào đó, họ thường xuyên phải di chuyển và cử hành Thánh Lễ trong nhà của người dân hoặc trong những nơi bí mật.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi không có nhà tạm cố định để lưu giữ các bánh thánh đã được truyền phép, mà chỉ có các hộp di động.

James Monti, trong cuốn sách được xuất bản bởi Our Sunday Visitor có tựa đề In the Presence of Our Lord (tạm dịch: Sự hiện diện của Chúa Giêsu), ghi lại truyền thống ban đầu này.

Có những ví dụ còn sót lại về arca trong các hang toại đạo của Vatican, đó là một chiếc hộp nhỏ được Giáo hội sơ khai sử dụng để đựng Mình Thánh, chiếc hộp được làm bằng vàng và được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba.

Đây là một cách thức để người Kitô hữu bảo vệ Thánh Thể khỏi sự xúc phạm của người ngoại giáo ở Rôma, và cũng là để đưa Mình Thánh cho những bệnh nhân và người tàn tật không thể ra khỏi nhà.

Bách khoa Tòa thư Công giáo khẳng định thêm về việc thực hành thời sơ khai này, và kể lại một trong những phép lạ Thánh Thể đầu tiên xảy ra trong lịch sử của Giáo hội.

Arca: Một chiếc hộp đựng Mình Thánh được những người Kitô hữu ban đầu cất giữ trong nhà của họ. Thánh Cyprian (De lapsis, 26) kể về một người phụ nữ “có đôi tay bất xứng” đã cố gắng “mở chiếc hộp của chị ta, trong đó có (Mình) Thánh của Chúa Giêsu,” nhưng không thể thực hiện được vì lửa từ đó phát ra khi chị ta chạm vào hộp. Wilpert tin rằng hình ảnh của Arca Thánh Thể có trong một bức bích họa trong mộ các Thánh Phêrô và Thánh Marcellinus. Cảnh này mô tả Chúa Kitô đang ngồi, đọc sách từ một cuộn sách mở; bên phải Người là ba tấm bánh, và bên trái là một chiếc hộp vuông đựng đầy bánh, biểu tượng của Thánh Thể.

Cuối cùng, khi người Kitô hữu có thể xây dựng các công trình kiên cố cho phụng vụ, họ cũng tạo ra các mẫu nhà tạm khác nhau để lưu giữ bánh thánh đã được truyền phép.

Điều này cho thấy rằng ngay từ ban đầu, người Kitô hữu đã biết rằng “bánh” này là hoàn toàn khác biệt và là sự hiện diện của chính Thiên Chúa.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2021]


Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

 Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tiền cứu trợ cho Haiti, Bangladesh và Việt Nam

Claire Giangravé | Religion News Service

Today at 5:23 p.m. EDT

VATICAN CITY (RNS) — Từ Haiti đến Afghanistan, Giáo hội Công giáo đã tìm cách giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu trong tuần này thông qua cứu trợ tài chính và nhân đạo, cũng như những lời kêu gọi thiết tha gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị “hãy hành động theo lương tâm”.

Kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào giữa tháng Tám và khiến Afghanistan rơi vào vòng xoáy hỗn loạn, hàng ngàn công dân Afghanistan đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước. Trong khi các quốc gia phương Tây rút quân khỏi Afghanistan, họ cũng phải đối mặt với thách thức phải lọc người tị nạn Afghanistan thông qua quy trình nhập cư của họ.

Một số quốc gia đã cố gắng tạo ra các hành lang nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư của các công dân Afghanistan, trong khi những quốc gia khác tạm gác lại canh bạc chính trị khi mở cửa cho một dòng người tị nạn mới.

Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, tổng giám mục Luxembourg và chủ tịch Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu, đã cảnh báo hôm thứ Ba (24 tháng 8) về một “quan điểm chính trị rạn nứt” xung quanh chính sách nhập cư của Châu Âu.

“Điều duy nhất chúng ta đang tranh luận là làm cách nào để tránh được một số lượng lớn người tị nạn đến từ Afghanistan thay vì giúp đỡ những người này,” đức hồng y nói với Agensir, hãng tin của hội đồng giám mục Ý.

Ngài nói, “Hành vi này khiến tôi cảm thấy xấu hổ.”

Hôm thứ Sáu, Hy Lạp thông báo rằng họ đã hoàn tất việc xây dựng một bức tường dài 25 dặm (hơn 40 km) để bảo vệ biên giới của họ với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn những người tị nạn Afghanistan nhập cảnh vào đất nước. Phản ứng trước tin tức này, ngài Hollerich nói rằng mặc dù Châu Âu lên tiếng bảo vệ các giá trị của mình, nhưng “chúng ta không thực hành chúng.”

“Tôi đã hy vọng rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin đánh dấu chấm hết cho những thời kỳ khó khăn này. Nhưng nó không phải như vậy. Các bức tường mới lại được xây dựng,” đức hồng y nói, và cho biết thêm rằng công việc lần này không phải của các cường quốc cộng sản mà là của các xã hội “phương Tây, hào phóng, tự do” ngày nay.

Ngài Hollerich ca ngợi các phong trào và tổ chức của Công giáo, chẳng hạn như Cộng đoàn St. Egidio ở Rôma, đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý hóa các thủ tục nhập cư cho người tị nạn Afghanistan để tránh việc họ bị đưa đến các trại di cư và tị nạn.

Đề cập đến những điều kiện tồi tệ của nhiều trại tị nạn, ngài Hollerich kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị ở Pháp và Đức hãy “hành động theo lương tâm” chứ không đơn thuần chỉ nhắm tới mục tiêu được tái bầu cử, điều mà ngài nói sẽ dẫn đến “một thế hệ các chính trị gia rất yếu kém”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện và cam kết đối thoại ở Afghanistan trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hàng tuần của ngài vào ngày 15 tháng Tám. Tờ báo của Vatican, L'Osservatore Romano, đã nêu bật tình hình của Afghanistan trên các trang nhất, hỏi câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra với những người phụ nữ, và những đứa trẻ bị bỏ lại ở Kabul.

Hôm thứ Ba, ngài phó Phái bộ Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc, Đức ông John Putzer, thúc giục cộng đồng quốc tế duy trì nhân quyền ở Afghanistan “vào thời điểm quan trọng này”.

Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền, ngài Putzer nói rằng Tòa thánh hy vọng cuộc “đối thoại toàn diện” có thể tiếp tục ở đất nước vì đây là “công cụ mạnh mẽ nhất để đạt được hòa bình.” Vị đại diện Tòa Thánh cũng kêu gọi “toàn thể cộng đồng quốc tế ủng hộ một tuyên bố về việc chào đón những người tị nạn trong tinh thần huynh đệ nhân loại”.

Haiti cũng là một mối quan tâm của Vatican và hôm thứ Ba, Tòa thánh thông báo rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gửi 235.000 USD để hỗ trợ quốc đảo, nơi đang gặp khó khăn sau trận động đất mạnh ngày 14 tháng Tám khiến hơn 2.200 người thiệt mạng và nhiều người khác phải di tản. Trận động đất xảy ra trong bối cảnh bất ổn chính trị lớn ở nước này, sau vụ ám sát tổng thống Jovenel Moise vào ngày 7 tháng Bảy, và một cuộc chiến đang diễn ra nhằm xử lý sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Khoản đóng góp tài chính ban đầu này, được phân phối cho các giáo phận địa phương với sự trợ giúp của đại diện Vatican, “nhằm thể hiện kịp thời tình cảm gần gũi về tinh thần và sự động viên của tình hiền phụ đối với người dân và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng,” bản tin của Vatican viết.

Vatican cũng thông báo rằng Tòa thánh sẽ gửi 69.000 Mỹ kim đến Bangladesh, nơi bị cơn bão lốc Yaas tàn phá, và hơn 117.000 Mỹ kim cho Việt Nam, quốc gia cũng đang phải chiến đấu để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và có số người chết kỷ lục trong tuần này.


[Nguồn: washingtonpost]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2021]