Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Trong cuộc yết kiến Đức Thánh Cha, tân thị trưởng Roma hướng tới Năm Thánh 2025

Trong cuộc yết kiến Đức Thánh Cha, tân thị trưởng Roma hướng tới Năm Thánh 2025

Trong cuộc yết kiến Đức Thánh Cha, tân thị trưởng Roma hướng tới Năm Thánh 2025

Antoine Mekary | ALETEIA

I.Media for Aleteia

18/11/21


Chính trị gia người Ý ca ngợi ‘nhân cách phi thường’ của Đức Thánh Cha.

Văn phòng Báo chí Vatican thông báo ngày 18 tháng Mười Một rằng Đức Thánh Cha đã tiếp ông Roberto Gualtieri, tân thị trưởng thành phố Roma.

Ông Gualtieri chia sẻ niềm vui của buổi yết kiến trên tài khoản Facebook của ông và thông báo rằng ông sẽ cộng tác với Tòa Thánh trong việc tổ chức Năm Thánh sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2025.

Vào cuối buổi yết kiến, nhà chính trị người Ý ca ngợi “nhân cách phi thường” của vị giám mục thành phố của ông. Ông nói: “Huấn giáo của ngài mang tín hiệu của hy vọng, hòa bình và tình huynh đệ là một điểm tham chiếu nền tảng cho tất cả những người đang phải đối mặt với những thách thức lớn của thời đại chúng ta.”

Hướng đến Năm thánh 2025

Việc tổ chức Năm thánh 2025, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào tháng Hai năm 2020, sẽ là điểm trọng tâm của Roma, thu hút người hành hương từ khắp nơi trên thế giới.

Ban đầu Năm Thánh được cử hành 50 năm một lần, hiện nay Năm thánh thông thường được cử hành 25 năm một lần. Năm thánh thông thường gần đây nhất là Năm thánh 2000, dưới triều Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Ngoài ra, có những Năm Thánh đặc biệt, Năm Thánh đặc biệt gần đây nhất là Năm thánh Lòng Thương xót vào năm 2016, được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành để kỷ niệm 50 năm kết thúc Công đồng Vatican II.

Ông Gualtieri nói rằng ông rất vui mừng với “những năm sát cánh cộng tác với Tòa Thánh” trước thềm Năm Thánh 2025. Trích dẫn lời trong bài diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 3 tháng Hai năm 2020, ông tỏ ý rằng ông muốn cộng tác với Vatican để “hỗ trợ những người bé mọn và yếu thế nhất.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/11/2021]


Báo cáo mới cho thấy sự gia tăng tội ác thù thù ghét đối với người Kitô giáo Châu Âu

Báo cáo mới cho thấy sự gia tăng tội ác thù thù ghét đối với người Kitô giáo Châu Âu

Báo cáo mới cho thấy sự gia tăng tội ác thù thù ghét đối với người Kitô giáo Châu  u

Stephen Barnes | Shutterstock

J-P Mauro

18/11/21 - updated on 11/18/21


Các quốc gia Kitô giáo trong lịch sử như Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ý đang trải qua giai đoạn đỉnh điểm của những tội ác thù ghét đối với người Kitô giáo.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đang kéo sự chú ý về mức độ gia tăng đáng báo động của các tội ác thù ghét nhắm vào người tín hữu Kitô giáo ở Châu Âu. Dữ liệu cho thấy 980 vụ tội ác thù ghét nhắm vào người Kitô giáo được ghi nhận năm 2020. Đây là mức tăng 60% so với 595 vụ được ghi nhận vào năm 2019.

Báo cáo, được công bố trên trang web của OSCE, cho thấy dữ liệu về những tội ác thù ghét chống lại người theo các tôn giáo, các khuynh hướng tình dục, người khuyết tật và các vấn đề khác. Các số liệu thống kê dựa trên thông tin lấy nguồn từ Tòa Thánh, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn và OSCE.

Có hai mục riêng biệt trong tài liệu về tội ác thù ghét: tội ác phá hoại tài sản và tội ác chống lại con người. Các cuộc tấn công vào những tài sản của Giáo hội đã chứng kiến một sự nhảy vọt từ 459 vụ vào năm 2019, lên 871 vào năm 2020. Mức tăng gần gấp đôi này tương phản với sự giảm nhẹ trong những cuộc tấn công vào các cá nhân. Năm 2019, có 80 báo cáo về tội ác thù ghét nhắm vào cá nhân, trong khi năm 2020 chỉ có 56 báo cáo. Catholic Herald cho rằng việc giảm các vụ tấn công cá nhân có thể là do lệnh giãn cách xã hội của năm 2020.

Được phân chia theo quốc gia, các quốc gia báo cáo có nhiều tội ác thù ghét nhất chống lại người Kitô giáo là Đức (172), Pháp (159) và Ý (113). Tòa Thánh đã báo cáo thêm 150 tội ác thù ghét diễn ra trên khắp Châu Âu. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng những con số này có thể cao hơn nhiều, vì chỉ có 11 trong số 57 chính phủ của OSCE đã gửi dữ liệu về tội ác thù ghét đối với người Kitô giáo.

Những cuộc tấn công vào các tài sản của Giáo hội, loại tội phạm có mức tăng mạnh nhất bao gồm đốt phá, trộm cắp và xúc phạm Mình Thánh, và vẽ bậy. Trong hầu hết các trường hợp vẽ bậy, những hình ảnh xấu xí dơ bẩn tấn công vào lập trường ủng hộ sự sống của Giáo hội.

Những người ủng hộ phá thai đặc biệt phức tạp ở Ba Lan, quốc gia đã có hơn 100 trường hợp sử dụng những từ ngữ thù hận được vẽ bậy lên mặt tiền của các nhà thờ. Catholic Herald ghi nhận một số trường hợp tồi tệ nhất, bao gồm việc vẽ bẩn lên bức tượng biểu trưng cho trẻ em chưa chào đời, và các buổi lễ nhà thờ bị gián đoạn do các băng nhóm phá phách ném các đồ vật vào giáo dân.

Các cuộc tấn công đốt phá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các quốc gia Kitô giáo lịch sử, như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ý. Ở Đức, một nhà thờ gần như bị thiêu rụi sau khi những kẻ tấn công đổ thuốc khử trùng lên các băng ghế và phóng hỏa. Vào tháng Mười năm 2020, 10 người đeo mặt nạ đã đẩy một chiếc ô tô đến trước cửa một nhà thờ ở Pháp và châm lửa đốt.

Trong khi các vụ tấn công vào người Kitô giáo đã giảm vào năm 2020, nhưng các tội ác này thường được báo cáo là kinh khủng nhất. Vào năm 2020, ba người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng dao tại Vương cung Thánh đường Đức Bà ở Nice. Ở Ý, một linh mục được mọi người biết đến vì công cuộc với người nghèo và người di cư đã bị đâm chết bên ngoài giáo xứ của mình. Tại Vương quốc Anh, hai vụ tấn công khác nhau nhằm vào các linh mục trong các nhà thờ của họ đã được báo cáo. Trong một trường hợp, linh mục bị hành hung trong một lễ tang.

Những cuộc tấn công và đốt phá này đi kèm với sự gia tăng mạnh những ngôn từ căm thù nhắm vào người Kitô giáo trên các nền tảng truyền thông xã hội. Nhiều trường hợp trong số này có các lời đe dọa sát hại nhắm vào các giáo sĩ và cá nhân người Kitô giáo. Một số thủ phạm đã chia sẻ hành vi thù ghét của họ trên các nền tảng mạng xã hội.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/11/2021]