Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Tham luận của Tòa Thánh Ngăn ngừa chạy đua vũ trang Ngoài không gian

Tham luận của Tòa Thánh Ngăn ngừa chạy đua vũ trang Ngoài không gian

‘Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, hơn bao giờ hết nhân loại trở nên lệ thuộc hơn vào công nghệ không gian để điều khiển cuộc sống hàng ngày và bảo vệ tương lai.’
21 tháng 10, 2016
The majestic spiral galaxy NGC 4414 imaged by the Hubble Space Telescope in 1995
WIKIMEDIA COMMONS - NASA Headquarters
Dưới đây là văn bản bài tham luận của Tòa Thánh do Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza đọc, Sứ thần và là Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, trong phiên họp 71 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, đề cập đến “Chương trình Nghị sự Ủy ban thứ nhất 96 (A): Ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian.” Văn bản được xuất bản ngày 19 tháng 10 trên website The Permanent Observer Mission of the Holy See to the United Nation (Phái bộ Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc:
***
Thưa ông Chủ tịch,
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, hơn bao giờ hết nhân loại trở nên lệ thuộc hơn vào công nghệ không gian để điều khiển cuộc sống hàng ngày và bảo vệ tương lai. Từ ngân hàng đến viễn thông, từ giao thông và điều khiển giao thông đến kiểm soát nguồn cấp nước và mạng lưới điện, các dân tộc trên trái đất phải lệ thuộc vào công nghệ vệ tinh. Những công nghệ tương tự đã dẫn đến những tiến bộ nhanh chóng trong sự phát triển thế giới. Công nghệ không gian, trước đây là địa hạt của một ít giới quyền lực, đã trở thành thiện ích chung toàn cầu, rất quan trọng cho sự sinh tồn và thịnh vượng của toàn nhân loại.
Vì sự lệ thuộc toàn cầu vào những công nghệ này, sự mong manh trước những vụ tấn công là một nguy cơ không chỉ cho một vài quốc gia nhưng cho toàn nhân loại. Tại một thời điểm khi những nguồn tài nguyên căn bản, như nước và năng lượng, được gắn chặt vào những hệ thống kiểm soát được kết nối bởi truyền thông vệ tinh, thì dòng máu chính yếu sự sống của các xã hội rất mong manh trước những cuộc tấn công trong vũ trụ. Những hậu quả liên quan đến con người của một cuộc chiến tranh vũ trụ sẽ là sự hủy diệt cho các dân tộc vượt xa hơn những hậu quả từ những chính những chính phủ thù địch nhau. Với những hoạt động cơ sở lệ thuộc vào công nghệ nền không gian, những ảnh hưởng đời sống người dân sẽ vô cùng tai họa.
Một điều bắt buộc đối với những nỗ lực của chúng ta nhằm cấm sử dụng những loại vũ khí trong không gian phải đủ rộng để bao hàm những điều kiện thay đổi của cuộc sống hiện tại và việc gia tăng những rủi ro cho nền văn minh nhân loại từ những mối nguy hiểm của chiến tranh vũ trụ. Căn cứ trên việc mở rộng cơ quan luật nhân đạo và sự chú ý nhiều hơn đến những hậu quả chiến tranh, sự tích hợp những luật cấm được đưa ra nhằm bảo vệ cấu trúc hạ tầng của con người phải trở thành một yếu tố quan trọng của luật vũ trụ.
Hơn nữa, căn cứ vào sức ảnh hưởng sâu rộng tiềm ẩn của xung đột vũ trang trong không gian đối với sự sống trên trái đất, việc duy trì những nguyên tắc miễn trừ những người không phải là chiến binh (noncombatant immunity) và tách lọc cả hai sẽ quan trọng hơn bao giờ hết và cũng sẽ rất khó bảo đảm được. Xung đột vũ trang trong không gian, đặc biệt với kỹ thuật vũ khí tiên tiến, có thể rất khó đưa chiến tranh vào những quy phạm của luật pháp. Vì thế mọi nỗ lực phải được đưa ra để ngăn cản sự lan rộng xung đột về không gian giữa các chính phủ. Nguy cơ chiến tranh chống lại con người qua những tấn công bằng công nghệ vệ tinh phải được phải được kiểm soát bởi hành động phối hợp quốc tế.
Hội nghị Giải trừ quân bị phải vượt qua được những bế tắc kéo dài nhiều năm và phải thống nhất bắt đầu từ những đàm phán về những loại vũ khí quy ước sử dụng trong không gian, luôn ghi ghi nhớ những loại vũ khí đủ chủng loại có thể được phóng từ bên ngoài không gian. Ủy ban Giải trừ Quân bị Liên Hợp quốc phải bắt đầu cân nhắc đến những biện pháp xây dựng rõ ràng và chắc chắn cho không gian như đã được đề nghị trong năm vừa qua bởi một số chính phủ.
Phái đoàn của tôi lặp lại đề nghị của chúng tôi, đã được đưa ra năm trước, rằng việc thông qua Bộ luật Quốc tế Kiểm soát những Hoạt động ngoài Vũ trụ phải được thực hiện ngay lập tức, và cân nhắc ngay đến việc đưa ra một dự thảo luật. Như chúng tôi đã lưu ý, Bộ luật này sẽ đóng một vai trò quan trọng cho hòa bình và an ninh thế giới.
Sự hợp tác trong phát triển hòa bình trong không gian sẽ có những bảo đảm mở rộng chống lại xung đột vũ trang ở đó. Để đạt được điều này, chúng ta phải đặt chú tâm nhiều hơn đến việc đưa ra sự thúc đẩy những dự án quốc tế và đa phương trong không gian.
Vũ trụ là một di sản chung của tất cả, một môi trường mà tất cả chúng ta phải lệ thuộc vào. Chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta giải quyết nó một cách phù hợp, và không để nó trở thành một nguồn gốc hay một nơi tạo ra sự xung đột khác.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[Nguồn:  zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/10/2016]



Đức Thánh Cha Phanxico: đừng cắt ngang người khác – nó sẽ không có kết cục tốt đẹp

Đức Thánh Cha Phanxico: đừng cắt ngang người khác – nó sẽ không có kết cục tốt đẹp





pope francis

Đức Thánh Cha Phanxico trong Quảng trường Thánh Phê-rô trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư 22 tháng 5, 2015. Ảnh: Stephan Driscoll/CNA.

Vatican City, 22 tháng 10, 2016 / 03:53 am (CNA/EWTN News).- Đối thoại là một yếu tố then chốt của lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxico nói hôm thứ Bảy, ngài giải thích rằng khi chúng ta cắt ngang người khác để có thể đẩy những ý kiến của chúng ta vào mà không thực sự lắng nghe, chúng ta có nguy cơ làm hỏng những mối quan hệ.
Nói chuyện với những khách hành hương trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 22 tháng 10, Đức Thánh Cha nêu lên “một nét quan trọng của lòng thương xót, đó là đối thoại thực sự.”
“Chúng ta không thể đối thoại khi chúng ta không biết thực sự lắng nghe, hay khi chúng ta có khuynh hướng cắt ngang người khác để chứng minh rằng chúng ta đúng,” ngài lưu ý rằng rất nhiều khi chúng ta đang lắng nghe người khác, “chúng ta liền chặn họ lại và bảo ‘không phải như vậy!’”
Bằng cách không để cho người khác giải thích những gì họ muốn nói, “điều này làm hỏng cuộc đối thoại, đây là sự gây hấn,” ngài nói thêm rằng “nếu chúng ta không để người khác nói mọi điều chất chứa trong tâm hồn của họ, và tôi bắt đầu hét lên – và ngày nay có rất nhiều tiếng hét – mối quan hệ này giữa chúng ta sẽ không có hậu tốt.”
Thay vì vậy, “đối thoại chính đáng cần có những khoảnh khắc thinh lặng để có thể đón nhận món quà đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa trong người anh em.”
Đức Thánh Cha Phanxico trình bày trước khoảng 100.000 người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phê-rô, theo Vệ binh Vatican. Tiếp kiến chung đặc biệt được tổ chức một tháng một lần cộng với tiếp kiến hàng tuần của Đức Thánh Cha trong suốt Năm Thánh Lòng thương xót.
Trong bài giáo huấn, Đức Thánh Cha tập trung vào đoạn Tin mừng của thánh Gioan kể chuyện Chúa Giê-su gặp một người phụ nữ Sa-ma-ri tại bờ giếng, sau khi gặp Ngài, bà kể lại cho toàn vùng về cuộc đối thoại của bà với Đấng Mê-si-a.
Đức Phanxico nói, một trong những điều nổi bật nhất là phần đối thoại giữa Chúa  Giê-su và người phụ nữ.
“Đối thoại cho phép người ta biết và hiểu được những nhu cầu của người khác,” ngài nói, và giải thích rằng đối thoại là một dấu hiệu của lòng tôn trọng, vì nó đặt người ta trong “vị trí lắng nghe” và tìm ra được cái tốt nhất của người khác.
Nó cũng là dấu hiệu của lòng bác ái, vì cho dù đối thoại không bỏ qua được những khác biệt, “nó có thể giúp tìm ra và chia sẻ những thiện ích chung,” ngài nói.
“Rất nhiều lần chúng ta không gặp gỡ anh em của chúng ta, mặc dùng sống ở gần họ, tệ hơn thế là khi chúng ta cho phép vị trí của chúng ta lấn át trên vị trí của người khác,” Đức Phanxico tiếp tục.
Khi chúng ta lắng nghe những gì người khác nói, rồi “với lòng nhân từ,” giải thích những suy nghĩ của chúng ta, “gia đình, chòm xóm và chỗ làm việc của chúng ta là tốt hơn nữa.” Tuy nhiên, nếu chúng ta cắt ngang và bắt đầu “hét lên,” thì mối quan hệ sẽ không có hậu tốt đẹp.
Đối thoại giúp “nhân cách hóa những mối quan hệ và vượt qua được những hiểu lầm,” ngài nói, và thêm rằng trong gia đình cần có rất nhiều đối thoại.
“Những vấn đề sẽ trở nên dễ giải quyết hơn nhiều nếu họ học cách lắng nghe  nhau,” ngài nói và lưu ý rằng điều này đúng trong mọi mối quan hệ, gồm cả vợ chồng, cha mẹ với con cái, giáo viên và học sinh, và quản lý và công nhân.
Giáo hội cũng trong sự đối thoại với mọi người ở mọi độ tuổi, để hiểu được “những nhu cầu có trong tâm hồn mỗi con người và đóng góp cách tìm ra thiện ích chung,” ngài nói.
Đức Thánh Cha Phanxico cũng chỉ ra tầm quan trọng của đối thoại với những tôn giáo khác và chăm sóc cho tạo vật, ngài nói rằng “đối thoại về một chủ đề quan trọng như vật là một đòi hỏi không thể tránh khỏi.”
Ngài kết luận bằng nhấn mạnh đến một hình thức đối thoại “là một cách diễn tả nhu cầu lớn lao có được tình yêu của Thiên Chúa,” vì đối thoại “phá đổ những bức tường chia rẽ và hiểu lầm.”
Thực sự lắng nghe người khác “tạo ra những chiếc cầu nối giao tiếp và không để cho ai bị cô đơn, khóa chặt mình vào bên trong thế giới nhỏ bé của riêng họ.”
Chúa Giê-su thấu hiểu những gì trong tâm hồn người phụ nữ Sa-ma-ri, tuy nhiên “Ngài không từ bỏ cơ hội trình bày bản thân của bà và Ngài đi một chút vào trong bí mật đời sống của bà,” Đức Thánh Cha nói, và giải thích rằng lời dạy này “cũng là cho chúng ta.”
“Qua đối thoại, chúng ta có thể tạo ra những dấu chỉ của lòng thương xót của Chúa và biến nó thành một khí cụ chào đón và tôn trọng.”

[Nguồn:  catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/10/2016]