Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Tiếp các tham dự viên Cuộc họp Giáo dục trong Hòa bình và Chăm sóc, 28.11.2022

Tiếp các tham dự viên Cuộc họp vì Giáo dục trong Hòa bình và Chăm sóc, 28.11.2022

Tiếp các tham dự viên Cuộc họp Giáo dục trong Hòa bình và sự Quan tâm, 28.11.2022

*******

Sáng nay, tại Điện Tông tòa Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các sinh viên và các nhà giáo dục tham gia Cuộc họp Giáo dục trong Hòa bình và sự Quan tâm.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước những người hiện diện trong buổi yết kiến:

________________________________________________

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Các chàng trai và các cô gái thân yêu, các thầy cô giáo thân mến, xin chào mừng!

Cha rất vui vì các bạn đã nhiệt tình hưởng ứng lời mời gọi của Mạng lưới Trường học Quốc gia vì Hòa bình. Cảm ơn các bạn đã đến! Và cảm ơn tất cả những người đã tổ chức cuộc họp này, đặc biệt là Tiến sĩ Lotti.

Cha xin chúc mừng các con sinh viên, và các nhà giáo dục của các con về chương trình hoạt động và đào tạo phong phú mà các bạn đã thực hiện, mà đỉnh điểm sẽ là cuộc Diễu hành Perugia-Assisi vào tháng Năm năm sau, nơi các bạn sẽ có cơ hội trình bày kết quả công việc của mình và đưa ra những đề xuất.

Assisi giờ đây đã trở thành một trung tâm của thế giới cổ vũ hòa bình, nhờ vào nhân vật đầy sức lôi cuốn là chàng trai trẻ thư thái và nổi loạn đến từ Assisi tên là Phanxicô, người đã rời bỏ gia đình và sự giàu có để theo Chúa và kết duyên với sự nghèo khó Madonna. Người mơ mộng trẻ tuổi đó ngày nay vẫn là nguồn cảm hứng cho tất cả những gì liên quan đến hòa bình, tình huynh đệ, tình yêu thương dành cho người nghèo, môi trường sinh thái và kinh tế. Trong suốt nhiều thế kỷ, Phanxicô đã mê hoặc nhiều người, cũng như ngài đã mê hoặc tôi, trong cương vị Giáo hoàng đã chọn tước hiệu là tên của ngài.

Chương trình giáo dục “Vì Hòa bình, với sự Quan tâm” của các bạn nhằm đáp lại lời kêu gọi về một Công ước Giáo dục Toàn cầu, mà ba năm trước cha đã gửi đến tất cả những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, để kêu gọi họ thúc đẩy “các giá trị về sự quan tâm đến người khác, hòa bình, công bình, sự thiện, cái đẹp, sự chấp nhận và tình huynh đệ” (Thông điệp Video ngày 15 tháng Mười năm 2020). Và cha rất vui khi thấy rằng không chỉ các trường học, đại học và các tổ chức Công giáo hưởng ứng lời kêu gọi này, mà cả các tổ chức công, thế tục và tôn giáo khác.

Như phương châm của các bạn đã diễn đạt một cách thích đáng, để có được hòa bình, người ta phải biết “quan tâm”. Chúng ta thường nói về hòa bình khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa trực tiếp, chẳng hạn như trong trường hợp có thể xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc chiến đang diễn ra ngay trước cửa nhà chúng ta. Cũng như chúng ta quan tâm đến quyền của người di cư khi chúng ta có một người thân hoặc bạn bè đã di cư. Trong thực tế, hòa bình luôn luôn liên quan đến chúng ta, luôn luôn! Cũng như người khác, anh chị em của chúng ta, luôn luôn liên quan đến chúng ta, và chúng ta phải chăm sóc họ.

Một mẫu gương chăm sóc tuyệt vời là người Samari của Tin Mừng, người đã cứu một người lạ mà ông tìm thấy bị thương bên vệ đường. Người Samari không biết người đàn ông bất hạnh kia là người tốt hay kẻ vô lại, giàu hay nghèo, có học hay dốt nát, là người Do Thái, là người Samari như ông hay là ngoại kiều; ông không biết liệu mình có “rước họa vào thân” hay không. Tin mừng kể: “Ông nhìn thấy người kia, và chạnh lòng thương” (Lc 10:33). Ông nhìn thấy người bị thương và động lòng trắc ẩn. Những người khác đến trước ông cũng đã nhìn thấy người đàn ông, nhưng vẫn tiếp tục con đường của họ. Người Samari không tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi như vậy, ông đi theo chuyển động của lòng trắc ẩn.

Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể gặp được chứng tá xác thực của những người hoặc các tổ chức hoạt động vì hòa bình và chăm sóc cho những người túng thiếu. Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ đến những người đã nhận giải Nobel Hòa bình, nhưng cũng có nhiều người vô danh đang âm thầm làm việc vì mục tiêu này.

Hôm nay cha muốn nhắc lại hai chứng nhân. Thứ nhất là Thánh Gioan XXIII. Ngài được gọi là “vị Giáo hoàng tốt lành”, và cũng là “vị Giáo hoàng của hòa bình”, bởi vì trong những năm khó khăn của đầu thập niên 70, được đánh dấu bằng những căng thẳng rất lớn – việc xây dựng Bức tường Berlin, cuộc khủng hoảng ở Cuba, Chiến tranh Lạnh và mối đe dọa hạt nhân – ngài đã công bố Tông huấn nổi tiếng và mang tính tiên tri Pacem in terris. Năm tới sẽ là kỷ niệm lần thứ sáu mươi của Tông huấn, và nó rất hợp thời! Đức Thánh Cha Gioan gửi đến tất cả những người thiện chí, kêu gọi giải pháp hòa bình cho mọi cuộc chiến thông qua đối thoại và giải trừ quân bị. Đó là một lời kêu gọi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trên thế giới, vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng Công giáo, bởi vì nó nắm bắt được nhu cầu của toàn nhân loại, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đây là lý do tại sao cha mời các bạn đọc và nghiên cứu Tông huấn Pacem in terris, và đi theo con đường này để bảo vệ và truyền bá hòa bình.

Vài tháng sau khi Tông huấn được công bố, một nhà tiên tri khác của thời đại chúng ta, ông Martin Luther King, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, đã có bài phát biểu lịch sử trong đó ông nói: “Tôi có một ước mơ”. Trong bối cảnh nước Mỹ bị ghi đậm dấu bởi sự phân biệt chủng tộc, ông đã khiến mọi người mơ ước với ý tưởng về một thế giới công bình, tự do và bình đẳng. Ông nói: “Tôi có một ước mơ: rằng một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ được sống trong một quốc gia nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm chất của chúng”.

Và còn các con, những chàng trai, những cô gái: ước mơ của các con cho thế giới hôm nay và ngày mai là gì? Cha khuyến khích các con hãy ước mơ lớn, giống như Đức Gioan XXIII và ngài Martin Luther King. Và vì thế cha mời các con tham gia vào Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ diễn ra tại Lisbon vào năm tới. Những người trong các con đến được sẽ gặp rất nhiều những chàng trai và cô gái khác đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả được hiệp nhất bởi ước mơ về tình huynh đệ đặt nền tảng trên niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là Hòa bình, là Cha của Đức Giêsu Kitô và là Cha của chúng ta. Và nếu các con không thể trực tiếp đến, cha mời gọi các con hãy theo dõi và tham gia trong mọi trường hợp, bởi vì ngày nay, với các phương tiện truyền thông ngày nay, điều này là có thể.

Cha chúc tất cả các bạn một hành trình tốt lành trong Mùa Vọng mà chúng ta đã bắt đầu hôm qua: một hành trình gồm nhiều cử chỉ hòa bình nhỏ bé mỗi ngày: những cử chỉ đón nhận, gặp gỡ, cảm thông, gần gũi, tha thứ, phục vụ… Những cử chỉ được thực hiện bằng con tim, như những bước chân hướng về Bêlem, hướng về Chúa Giêsu là Vua Hòa bình, hay đúng hơn, chính Ngài là Hòa bình.

Nhà thơ Borges kết thúc, hay đúng hơn, không kết thúc một trong những bài thơ của ông bằng những lời này: “Tôi muốn cảm ơn... ngài Whitman và Thánh Phanxicô Assisi đã viết bài thơ này, vì thực tế bài thơ này không bao giờ kết thúc và hòa quyện với toàn bộ các thụ tạo và sẽ không bao giờ đi đến câu thơ cuối cùng và những thay đổi theo con người”. Ước mong các con cũng vậy, các chàng trai và cô gái, hãy nhận lời mời của nhà thi sĩ để tiếp tục bài thơ của ông, mỗi người hãy thêm lời cảm ơn vào những gì mình muốn. Ước mong mỗi người trong các con trở thành một “nhà thơ hòa bình”! Trở thành những nhà thơ hòa bình: các bạn hiểu chứ? Những nhà thơ của hòa bình.

Cảm ơn các bạn đã đến! Cha ban phép lành cho tất cả các bạn. Và xin các bạn hãy cầu nguyện cho cha. Cảm ơn các bạn.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/11/2022]


Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Robert Sarah | Credit: Daniel Ibanez/CNA.

Hannah Brockhaus

Rome Newsroom, 27 tháng Mười Một, 2022 / 08:00 am


Người Kitô hữu ở phương Tây không nên coi tự do tôn giáo và tự do thờ phượng là điều hiển nhiên, Đức Hồng Y Robert Sarah nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với EWTN News.

Đức Hồng y Sarah, 77 tuổi, nói: “Các mối đe dọa chống lại tự do tôn giáo có nhiều hình thức. Rất nhiều các vị tử đạo tiếp tục chết vì đức tin trên khắp thế giới. Nhưng tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây.”

Ngài nói thêm: “Đó thường không phải là một mối đe dọa công khai, hay sự thù ghét đức tin,” mà là một “sự thiên vị ngấm ngầm chống lại Kitô giáo”.

Trong cuộc phỏng vấn, sẽ phát sóng trên chương trình Vaticano của EWTN lúc 6 giờ chiều ET vào Chúa nhật, ngày 27 tháng Mười Một, vị hồng y người Guinea đã chỉ ra Sách Xuất hành, kể về 10 bệnh dịch, sự ra đi của người Do Thái và sự hủy diệt của Ai Cập. Ngài nói những sự kiện đó đã diễn ra “để dân Chúa có thể có tự do để thờ phụng Người cách thích đáng.”

“Quyền tự do tôn giáo không được coi là đương nhiên, hoặc bị thỏa hiệp, hoặc bị thờ ơ.”

Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Robert Sarah với quyển sách mới nhất của ngài, Catechism of the Spiritual Life (Giáo lý về đời sống thiêng liêng), trong buổi phỏng vấn với EWTN News ở Roma. Credit: Daniel Ibanez/CNA


Đức Hồng Y Sarah đã nói chuyện với EWTN News vào đầu tháng này về quyển sách mới nhất của ngài, “Giáo lý về Đời sống Thiêng liêng,” do Nhà xuất bản EWTN xuất bản bằng tiếng Anh vào tháng Mười.

Quyển sách thứ bảy của Đức Hồng y là một suy tư sâu sắc về bảy bí tích của Giáo hội Công giáo và cách thức để đạt được sự tiến bộ trong đời sống thiêng liêng.

Một trong những chủ đề chính của quyển sách là tầm quan trọng của Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể.

“Chúng ta tập trung để cử hành Thánh lễ và rước Chúa của chúng ta trong Bí tích Thánh Thể,” Đức Hồng y Sarah nói trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ ở Roma.


Ngài chỉ trích điều mà ngài gọi là sự chấp nhận rộng rãi “những hạn chế hà khắc” đối với việc tham dự Thánh lễ trong đại dịch COVID-19.

Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không thể quên điều này: Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và là tuyệt đỉnh của đời sống Kitô hữu.”

Ngài nói tiếp: “Sự thích nghi có những lúc là cần thiết. Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều đại dịch hơn và các trường hợp khẩn cấp khác, và sẽ có sự tranh luận về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này liên quan đến việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Điều này là tốt. Nền dân chủ tự do đòi hỏi phải tranh luận, nhưng không bao giờ được quên hoặc bỏ qua tầm quan trọng của việc thờ phượng Thiên Chúa trong cuộc tranh luận. Nền dân chủ tự do không được quên Thiên Chúa.”

Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Robert Sarah. Credit: Daniel Ibanez/CNA


Đức Hồng y Sarah trước đây là tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích từ tháng Mười Một năm 2014 đến tháng Hai năm 2021, khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ nhiệm của ngài.

Đức hồng y đã đệ đơn từ nhiệm lên đức giáo hoàng khi ngài bước sang tuổi 75 vào tháng Sáu năm 2020, theo quy định của Giáo hội.

Khi còn là người đứng đầu phòng phụng vụ, Đức Sarah là vị giám mục Châu Phi cao cấp nhất tại Vatican, nơi ngài đã giữ các vị trí quan trọng kể từ năm 2001.

Ngài Sarah cho biết cuốn sách của ngài tập trung đặc biệt vào các bí tích, cầu nguyện và thập giá.

Đức Hồng y nói: “Đời sống người Kitô hữu phải được xây dựng trên ba trụ cột: crux, hostia và virgo. Thập giá, Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Đây là ba trụ cột mà bạn phải dựa vào đó để xây dựng đời sống Kitô hữu.”

Đức hồng y cho biết việc trở thành tổng trưởng Phòng Phụng tự của Vatican đã thực sự giúp ngài thấy rõ tầm quan trọng của phụng vụ là một khoảnh khắc tuyệt vời và độc đáo “để gặp gỡ trực tiếp Thiên Chúa và được Ngài biến đổi thành một người con của Thiên Chúa và là một người phụng thờ đích thực của Chúa.”

Ngài nói thêm: “Phụng vụ phải đẹp, phải thánh thiêng, và phải yên lặng.”

Ngài cảnh báo việc không nên biến Thánh lễ thành một “sự trình diễn” hay chỉ là một cuộc tụ họp bạn bè, làm mất trọng tâm của việc thờ phượng Thiên Chúa.

Đức Hồng y nói: “Tôi khuyến khích rằng phụng vụ phải ngày càng trở nên thiêng liêng hơn, ngày càng thánh thiện hơn, ngày càng thinh lặng hơn, bởi vì Thiên Chúa thì lặng lẽ, và chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong thinh lặng, trong sự tôn thờ. Tôi nghĩ rằng việc đào tạo dân Chúa về phụng vụ là rất quan trọng. Chúng ta có thể cho mọi người thấy được vẻ đẹp, để tôn kính và giữ thinh lặng trong phụng vụ, trong đó cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô được đào sâu.”

Nhận xét về xã hội hiện đại, Đức Hồng y nói: “Thiên Chúa đã bị lãng quên.”

“Tất cả chúng ta đều sống như thể Chúa không tồn tại. Sự nhầm lẫn ngự trị ở khắp nơi. Quá nhiều người thu hẹp cuộc sống của chúng ta, ý nghĩa thực sự của cuộc sống chúng ta, thành cá nhân chủ nghĩa tuyệt đối và chỉ theo đuổi lạc thú chóng qua.”

Ngài nói người Kitô hữu nên đáp lại bằng cách quay trở lại với những điều căn bản của đức tin.

“Chúng ta cần lui khỏi thế gian, đi vào sa mạc, nơi chúng ta có thể học lại những điều căn bản, những điều nền tảng: nhất thần luận, sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta và Thiên Chúa, Lời của Người, tội lỗi của chúng ta, sự phụ thuộc của chúng ta và việc cần đến lòng thương xót của Người,” ngài nói.

Đức Sarah nói rằng Thiên Chúa, thông qua Giáo hội và các bí tích của Người, “dẫn chúng ta đi vào mối quan hệ ngày càng sâu đậm hơn với Ngài. Và tất cả chúng ta đều cần tìm hiểu lại món quà sâu sắc của Ngài, đó là tình yêu của Chúa.”

Ngài nói, niềm tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể là một trong những niềm tin nền tảng của Giáo hội, nếu không có niềm tin đó, “Giáo hội sẽ mất đi ý nghĩa sự tồn tại của mình”.

Hồng y cho biết tiếp: “Giáo hội không phải là một tổ chức xã hội để giải quyết các vấn đề di cư hay nghèo đói. Giáo hội có một mục đích thiêng liêng: giải thoát thế giới.”

Ngài nói: “Nếu Chúa Kitô không cư ngụ trong Giáo Hội một cách hữu hình, qua bí tích, thì chúng ta có tin mừng nào để công bố cho thế giới? Ý nghĩa của việc rao giảng Tin Mừng là gì? Khi người Kitô hữu quên đi lý do tại sao mình là Kitô hữu, thì cộng đoàn phải rơi vào sự suy tàn. Họ quên Tin mừng và đánh mất mục đích của mình.”

Đức Hồng Y Sarah cho biết cuộc chiến thiêng liêng vẫn giống như trước đây, ngay cả nhiều giám mục và linh mục không còn nhắc nhở người Công giáo về thực tại của nó. Ngài giải thích rằng vũ khí của chúng ta trong cuộc chiến này là Lời Chúa.

Cần phải “hướng về Thiên Chúa mỗi ngày, không chỉ để được an ủi giữa những nghịch cảnh trần gian, mà còn vì chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Người trong cuộc chiến đấu lớn lao. Tất cả chúng ta đều đang trong cuộc chiến dù có nhận ra nó hay không. Thật tốt khi tất cả chúng ta nhận thức được sự thật đó và bảo đảm rằng mỗi ngày chúng ta đều chiến đấu bên phía của Chúa,” ngài nói.

Đức Hồng y Sarah: ‘Tự do tôn giáo cũng đang bị đe dọa ở phương Tây’

Đức Hồng y Robert Sarah. Credit: Daniel Ibanez/CNA


Đức Hồng y Sarah nói rằng quyển sách “Giáo lý về Đời sống Thiêng liêng” nhằm trả lời cho “sự lẫn lộn ngày nay, bên ngoài và thậm chí cả bên trong Giáo hội”.

“Tôi thấy cần phải trình bày một số suy tư về sự tiến bộ tinh thần của chúng ta trong đời sống thiêng liêng: sự tiến bộ trong mối quan hệ cá nhân và mật thiết của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô.”

Ngài nói thêm rằng ngài hy vọng quyển sách sẽ đáp ứng “một nhu cầu sâu sắc của thời đại chúng ta.”

Đức Hồng y nói: “Mỗi người trong chúng ta phải liên tục cố gắng để đến gần Chúa Giêsu Kitô hơn, trở về với Lời của Người, và với sự đơn sơ của đức tin trong mặc khải của Người. Đó là sự đơn sơ của sa mạc, của sự thừa nhận tính lệ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa, và gặp gỡ Người và món quà tình yêu và ân sủng của Chúa, nhờ đó Chúa làm cho chúng ta trở nên giống Người.”

“Đó là lý do tại sao tôi quyết định viết quyển ‘Giáo lý về Đời sống Thiêng liêng.’”




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/11/2022]


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27.11.2022: “Chúa của anh em đang đến”. Đây là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27.11.2022: “Chúa của anh em đang đến”. Đây là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta

Huấn từ của Đức Thánh Cha trong giờ Kinh Truyền tin

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27.11.2022: “Chúa của anh em đang đến”. Đây là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta

© Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc Kinh Truyền tin:

__________________________________________________

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno, Chúa nhật phúc lành!

Trong Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, chúng ta nghe một lời hứa tuyệt vời dẫn đưa chúng ta đến Mùa Vọng: “Chúa của anh em đang đến” (Mt 24:42). Đây là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta, nó là điều hỗ trợ chúng ta ngay cả trong những thời khắc khó khăn và đau khổ nhất của cuộc đời: Chúa đang đến, Chúa đang ở gần và đang đến. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này! Chúa luôn đến, Chúa viếng thăm chúng ta, Chúa trở nên gần gũi và sẽ trở lại vào ngày sau hết để đón nhận chúng ta trong vòng tay của Người. Trước lời này, chúng ta tự hỏi: Chúa sẽ đến như thế nào? Và làm thế nào để chúng ta nhận ra Chúa và chào đón Người? Chúng ta dừng lại ở hai câu hỏi này.

Câu hỏi thứ nhất: Chúa sẽ đến như thế nào? Chúng ta thường nghe nói rằng Chúa hiện diện trên con đường của chúng ta, rằng Ngài đồng hành với chúng ta và nói với chúng ta. Nhưng có lẽ, do chúng ta bị phân tâm bởi nhiều thứ, sự thật này vẫn chỉ là lý thuyết đối với chúng ta; vâng, chúng ta biết là Chúa đang đến nhưng chúng ta không sống theo sự thật này, hoặc chúng ta tưởng tượng Chúa sẽ đến một cách rất ngoạn mục, có thể qua một dấu lạ nào đó. Và thay vào đó, Chúa Giêsu nói rằng Ngài sẽ đến như trong “thời ông Nô-ê” (xem câu 37). Và người ta làm gì trong thời ông Nô-ê? Như bình thường, những việc bình thường, hàng ngày của cuộc sống, như bình thường: “ăn uống, cưới vợ lấy chồng” (c. 38). Chúng ta hãy ghi nhớ điều này: Thiên Chúa ẩn mình trong cuộc đời chúng ta, Ngài luôn ở đó – Ngài ẩn mình trong những tình huống bình thường và thông thường nhất trong cuộc đời chúng ta. Chúa không đến trong những biến cố phi thường, nhưng trong những điều hàng ngày; Chúa tỏ lộ mình trong những điều hàng ngày. Ngài ở đó, trong công việc hàng ngày của chúng ta, trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, khi đứng trước một ai đó đang cần giúp đỡ, ngay cả khi chúng ta đối mặt với những ngày dường như u ám và đơn điệu, chính ở đó chúng ta tìm thấy Chúa, Đấng gọi chúng ta, nói với chúng ta và truyền cảm hứng cho hành động của chúng ta.

Tuy nhiên, có câu hỏi thứ hai: làm thế nào để chúng ta nhận ra Chúa và chào đón Người? Chúng ta phải tỉnh thức, phải chú ý, phải cảnh giác. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta: có nguy cơ là chúng ta không nhận ra Chúa đến và không chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Người. Trong những lần trước cha đã nhắc lại điều Thánh Augustinô nói: “Tôi sợ Chúa đi ngang qua” (Bài giảng, 88, 14.13), nghĩa là tôi sợ rằng Chúa đi ngang qua và tôi không nhận ra Người! Thật vậy, Chúa Giêsu nói rằng những người vào thời ông Nô-ê đã ăn uống “và họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy” (c. 39). Hãy chú ý đến điều này: họ đã không nhận ra bất cứ điều gì! Họ mải mê với những việc riêng của họ và không biết rằng trận lụt sắp ập đến. Quả thật, Chúa Giêsu nói rằng khi ngài đến, “hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (c. 40). Theo nghĩa nào? Sự khác biệt là gì? Đơn giản là một người thì tỉnh thức, chờ đợi, người đó có khả năng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày, còn người kia thì lơ đãng, “bị cuốn theo”, và không nhận thấy gì.

Thưa anh chị em, trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy rũ bỏ cơn buồn ngủ và thức dậy thoát khỏi cơn ngủ mê! Chúng ta hãy cố gắng tự hỏi: tôi có ý thức được việc tôi đang sống không, tôi có cảnh giác không, tôi có tỉnh thức không? Tôi có cố gắng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tình huống hàng ngày không, hay tôi bị phân tâm và hơi choáng ngợp bởi các sự việc? Nếu chúng ta không ý thức về việc Chúa đến hôm nay, thì chúng ta cũng sẽ không chuẩn bị khi Ngài đến vào ngày tận thế. Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy luôn cảnh giác! Chờ đợi Chúa đến, chờ đợi Chúa đến gần chúng ta, vì Ngài ở đó, nhưng phải tỉnh táo chờ đợi. Và xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh, người Nữ của sự chờ đợi, người đã biết cảm nhận được việc Chúa đi qua trong cuộc sống khiêm nhường và ẩn dật ở làng Nazareth và đón nhận Ngài trong cung lòng Mẹ, xin Mẹ giúp chúng ta trong hành trình này, chú ý chờ đợi Chúa đang ở giữa chúng ta và đi ngang qua.

_____________________________________________

Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Tôi lo ngại theo dõi sự gia tăng bạo lực và những xung đột đã diễn ra trong nhiều tháng tại Nhà nước Palestine và Israel. Thứ Tư tuần trước, hai vụ tấn công hèn nhát ở Giêrusalem khiến nhiều người bị thương và một thiếu niên người Israel thiệt mạng; và trong cùng ngày, trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Nablus, một thiếu niên người Palestine đã chết. Bạo lực giết chết tương lai, phá tan cuộc sống của những người trẻ tuổi và làm suy yếu hy vọng về hòa bình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ đã chết và cho gia đình của các em, đặc biệt là những người mẹ của họ. Tôi hy vọng rằng chính quyền Israel và Palestine sẽ sẵn sàng hơn trong việc tìm kiếm đối thoại, xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không sẽ không bao giờ có một giải pháp hòa bình ở Đất Thánh.

Và tôi cũng tưởng nhớ anh Burkhard Scheffler đã qua đời cách đây ba ngày tại đây bên dưới hàng cột của Quảng trường Thánh Phêrô; anh chết cóng.

Cha thân ái chào tất cả anh chị em đến từ nước Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt anh chị em hành hương đến từ Warsaw và Granada, đại diện cho cộng đồng người Rumani và những người thuộc cộng đồng Đông Timor đang hiện diện tại Roma, cũng như những người Ecuador đang mừng kính Lễ Đức Mẹ El Quinche. Tôi xin chào các thiện nguyện viên của đội Hồng Thập Tự Acerenza, Ente Nazionale Pro Loco d’Italia, và các tín hữu của Turin, Pinerolo, Palermo, Grottammare và Campobasso. Tôi gửi lời cảm ơn đặc biệt đến những người thợ làm bánh Ý, với hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại.

Tôi xin chào những người tham gia cuộc tuần hành diễn ra sáng nay để lên án nạn bạo lực tình dục đối với phụ nữ, đáng buồn nó là một thực tế phổ biến và lan rộng ở khắp mọi nơi và cũng được sử dụng như một loại vũ khí chiến tranh. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc nói không với chiến tranh, nói không với bạo lực, nói có với đối thoại, nói có với hòa bình; đặc biệt là cho những người Ukraine tử vì đạo. Hôm qua chúng ta tưởng nhớ thảm kịch Holodomor.

Tôi chào ban thư ký của FIAC (Diễn đàn Công giáo Tiến hành Quốc tế), nhóm họp tại Roma nhân dịp Đại hội lần thứ VIII.

Và cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật phúc lành và hành trình Mùa Vọng tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/11/2022]


Vatican nói Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục

Vatican nói Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục

Vatican nói Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục


Một tín hữu vẫy cờ Trung Quốc khi Đức Thánh Cha Phanxicô rời đi sau buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào ngày 12 tháng Sáu năm 2019, tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican. | Photo by FILIPPO MONTEFORTE/AFP via Getty Images

Vatican City, Nov 26, 2022 / 05:40 am

Vatican cho biết hôm thứ Bảy rằng chính quyền Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản được quy định trong thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục.

Một tuyên bố được đưa ra vào ngày 26 tháng Mười Một nói rằng “Tòa thánh lưu ý với sự ngạc nhiên và tiếc nuối” rằng Giám mục John Peng Weizhao đã được bổ nhiệm làm “giám mục phụ tá của Giang Tây”, một giáo phận không được Vatican công nhận.

Lễ bổ nhiệm giám mục Peng tại Nam Xương, Trung Quốc “đã không diễn ra theo tinh thần đối thoại… và những gì đã được quy định trong Thỏa thuận tạm thời về việc Bổ nhiệm các Giám mục, ngày 22 tháng Chín năm 2018,” bản tuyên bố cho biết.

Tuyên bố của Vatican cũng ghi nhận các báo cáo rằng “áp lực nặng nề và kéo dài từ chính quyền địa phương” trước việc bổ nhiệm.

Thông cáo viết: “Tòa Thánh hy vọng rằng các sự việc tương tự sẽ không lặp lại, vẫn đang chờ thông tin liên lạc thỏa đáng về vấn đề này từ các cơ quan chức năng, và tái khẳng định việc hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại tôn trọng liên quan đến tất cả các vấn đề cùng quan tâm”.

Ranh giới của “Giáo phận Giang Tây” được chính quyền Trung Quốc vạch ra mà không có sự chấp thuận của Vatican.

Mặt khác, Giám mục Peng được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm một cách hợp pháp vào năm 2014 và được bí mật tấn phong làm giám mục hầm trú của Yujiang – vì việc đó mà Đức Cha đã bị chính quyền Trung Quốc bắt và giam giữ trong sáu tháng, theo Asia News.

Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc đã công bố trên trang web chính thức của họ rằng nghi thức bổ nhiệm giám mục Peng diễn ra vào ngày 24 tháng Mười Một với “sự đồng ý của Ủy ban Giáo dục Công giáo tỉnh Giang Tây và sự chấp thuận của hội đồng giám mục Công giáo Trung Quốc”.

Hiệp hội Công giáo được chính phủ chấp thuận cho biết đức giám mục Peng đã tuyên thệ tại buổi lễ bổ nhiệm rằng “sẽ dẫn dắt đạo Công giáo thích ứng với xã hội theo chủ nghĩa xã hội” và đóng góp vào “giấc mơ phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc”.

Vatican nói Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục

Lễ bổ nhiệm Đức Giám mục John Peng Weizhao tại Nam Xương, Trung Quốc vào ngày 24 tháng 11 năm 2022. Chinese Catholic Patriotic Association

Đức Giám mục John Baptist Sguang Li của Nam Kinh đã chủ tế buổi lễ bổ nhiệm với khoảng 200 người tham dự. Đức cha Li phục vụ với vai trò là phó chủ tịch của hội đồng giám mục Trung Quốc, một nhóm chưa được Tòa Thánh công nhận.

Lễ bổ nhiệm diễn ra một tháng sau khi Vatican gia hạn thỏa thuận với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo thêm hai năm.

Thỏa thuận tạm thời giữa Tòa thánh và Trung Quốc được ký lần đầu vào tháng 9 năm 2018 và được gia hạn thêm hai năm vào tháng 10 năm 2020. Các điều khoản của sự thỏa thuận chưa được công bố công khai.

Cựu giám mục của Hồng Kông là Đức Hồng y Joseph Zen, một người chỉ trích kịch liệt thỏa thuận, đã bị tòa án Hong Kong kết án và bị phạt 4.000 đô la Hồng Kông vào ngày sau lễ bổ nhiệm. Vatican vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về việc Đức Hồng y Zen bị kết án.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/11/2022]


Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma

Woman In St. Peter's Square In The Vatican. Photo: File

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma

Tân Phó Tổng thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục, Tân Thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Khảo cổ Thánh và Tân Cố vấn cho Bộ Giáo sĩ.

25 tháng 11, 2022 23:57

REDACCIÓN ZENIT



(ZENIT News / Vatican City, 25.11.2022). - Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã công bố ba sự bổ nhiệm mới, liên quan đến việc đưa thêm phụ nữ vào các tổ chức khác nhau của Giáo triều Rôma.


Thứ 2 trong Ủy ban Giáo hoàng về Khảo cổ Thánh

Tiến sĩ Raffaella Giuliani là tân Thư ký của Ủy ban Giáo hoàng về Khảo cổ Thánh. Theo Hiến pháp mới Praedicate Evangelium về Giáo triều Roma (số 245), “Ủy ban Giáo hoàng về Khảo cổ Thánh có nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ và đánh giá các hang toại đạo Kitô giáo của Ý, trong đó các chứng tá về đức tin và nghệ thuật của những cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi tiếp tục truyền tải thông điệp sâu sắc của họ đến người hành hương và du khách.”

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma

Bà Giuliani cũng là thành viên của Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Tôn kính các vị Tử đạo. Bà là một giáo dân gốc Roma, và đã kết hôn. Trong quá khứ, bà là Thanh tra các Hang Toại đạo của Roma. Bà là tác giả của một số nghiên cứu học thuật về hang toại đạo Roma.


Thứ 3 trong Bộ Văn hóa Giáo dục

Bước vào Thánh Bộ – sau cuộc cải tổ Giáo triều Roma đã hợp nhất văn hóa và giáo dục thành “Bộ Giáo dục và Văn hóa” mới – trong vị trí là Phó Tổng thư ký mới của Bộ là Tiến sĩ Antonella Sciarrone Alibrandi.

Theo số 153 của Hiến pháp hiện tại về Giáo triều Roma, Bộ mà Tiến sĩ Sciarrone làm việc “hoạt động vì sự phát triển các giá trị con người trong tầm nhìn của nhân học Kitô giáo, góp phần thực hiện trọn vẹn việc theo Chúa Giêsu Kitô.” Cũng có thông cáo rằng “Bộ được thành lập từ Phân ban Văn hóa, chuyên về thúc đẩy văn hóa, hoạt động mục vụ và đề cao di sản văn hóa; và Phân ban Giáo dục, nơi thực hiện các nguyên tắc cơ bản của giáo dục có liên quan đến các Trường Công giáo và thuộc Giáo hội, và các Viện Học thuật và Nghiên cứu bậc Cao. Bộ có thẩm quyền đối với các nguồn lực thuộc phẩm trật trong những vấn đề này.”

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma

Bà Antonella Sciarrone Alibrandi là thành viên của Phân khoa Khoa học Ngân hàng, Tài chính và Bảo hiểm của Đại học Công giáo Thánh Tâm ở Milan, một trong những trường Đại học Công giáo danh tiếng nhất của Ý. Sau khi biết tin về sự bổ nhiệm của bà, Tiến sĩ Sciarrone nói: “Tôi vô cùng ngạc nhiên và cũng rất phấn khởi vì đối với tôi và đối với sự nghiệp giảng dạy của tôi, đó là một sự thay đổi cách nhìn bất ngờ đưa tôi phần nào đó thoát ra ngoài ranh giới thường ngày của mình.” Và liên quan đến việc có nhiều giáo dân và phụ nữ tham gia trong Giáo triều hơn, bà nói: “Điều này là không thể phủ nhận. Cũng trên quan điểm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo ra một cuộc cách mạng nhỏ thật sự trong những năm gần đây. Có lẽ, thậm chí trước cả việc nhấn mạnh đến vai trò là phụ nữ, thì sự đánh giá cao người giáo dân dường như rất quan trọng đối với tôi, bởi vì nó thể hiện một ý tưởng về Giáo hội phổ quát đích thực và trong đó mỗi người chúng ta có thể đóng góp một phần rất nhỏ để xây dựng một bức tranh khảm tuyệt đẹp.”


Bộ Giáo sĩ

Cuối cùng, một nữ tu được bổ nhiệm làm Cố vấn cho Bộ liên quan đến các linh mục trên thế giới. Đó là Sơ Lidia González Rodríguez, F.M.H. Tiến sĩ Chiara D 'Urbano và Giáo sư Rosalba Erminia Paola Manes được bổ sung cùng với Sơ trong vai trò là cố vấn.

Phụ nữ đang đảm nhận các vị trí quan trọng hơn trong Giáo triều Rôma


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/11/2022]


Phát biểu đầu tiên của Ủy viên Caritas do Đức Thánh Cha bổ nhiệm

Phát biểu đầu tiên của Ủy viên Caritas do Đức Thánh Cha bổ nhiệm

Pier Francesco Pinelli. Photo: SicilyAmg

Phát biểu đầu tiên của Ủy viên Caritas do Đức Thánh Cha bổ nhiệm

Làm việc để đặt nền móng cho tiến trình đổi mới của Tổng thư ký Caritas Quốc tế đã bắt đầu và sẽ kết thúc với Đại hội đồng vào tháng 5 năm 2023.

25 tháng 11, 2022 23:59

REDACCIÓN ZENIT



(ZENIT News / Vatican City, 11.25.2022). - “Được khuyến khích bởi sáng kiến và sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha, chúng tôi đã bắt đầu cùng nhau làm việc, với các nhân viên, ban thư ký khu vực và các tổ chức thành viên, để thực hiện và củng cố sứ mệnh của Liên đoàn Caritas nhằm phục vụ những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”. Đây là những lời của ông Pier Francesco Pinelli, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Ủy viên Đặc biệt của Caritas Quốc tế. Caritas là một Liên minh gồm 162 cơ quan Caritas quốc gia hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Làm việc để đặt nền móng cho tiến trình đổi mới của Tổng thư ký Caritas Quốc tế đã bắt đầu và sẽ kết thúc với Đại hội đồng vào tháng 5 năm 2023. Mục đích của công việc này là nhằm củng cố công việc điều phối của Liên minh. Lộ trình này bao gồm việc tham gia đầy đủ của các ban thư ký khu vực và các cơ quan Caritas quốc gia, là những cơ quan hoạt động hàng ngày trong lãnh thổ của họ để đáp ứng các trường hợp khẩn cấp về nhân đạo và thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt cho người nghèo và người dễ bị tổn thương. Việc đổi mới Caritas Quốc tế là một phần của cuộc cải tổ giáo hội do Đức Thánh Cha Phanxicô thúc đẩy, bao gồm việc xem xét lại tất cả các tổ chức để chúng có thể phục vụ cách cụ thể cho sứ mệnh của Giáo hội, tùy theo mục đích của mỗi tổ chức.

Ông Pinelli nói: “Trong sáu tháng với nhiệm vụ được giao phó, chúng tôi sẽ đề xuất và đưa ra các công cụ quản lý và điều hành mới với mục đích giúp cho ban thư ký Caritas Quốc tế điều phối Liên minh hiệu quả hơn về lâu dài, hỗ trợ các tổ chức thành viên đương đầu với những thách thức thảm kịch mới trong bối cảnh bùng phát nhanh chóng. Các cuộc khủng hoảng nhân đạo như đại dịch COVID-19, chiến tranh ở Ukraine, những tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh lương thực rất nghiêm trọng và lan rộng kêu gọi tăng cường sự đồng hành của chúng tôi với các tổ chức Caritas.”

Trong tiến trình này và trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đồng, Đức Hồng Y Luis Antonio G. Tagle sẽ đóng một vai trò quan trọng, và ngài sẽ chịu trách nhiệm cách đặc biệt về mối quan hệ với các giáo hội địa phương và các tổ chức Caritas quốc gia. Pinelli kết luận: “Đức Hồng Y Tagle đại diện cho một điểm tham chiếu cho công việc của tôi và sự hỗ trợ của ngài là rất quý giá để bảo đảm rằng tất cả các thành viên Caritas đều tham gia vào hành trình này”.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/11/2022]


Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

Chín tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha viết thư cho người dân Ukraine

Chín tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha viết thư cho người dân Ukraine

Đức Thánh Cha hôn cờ Ukraine. Photo: Vatican Media

Chín tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha viết thư cho người dân Ukraine


“Tôi muốn anh chị em cảm nhận được tình cảm của Giáo hội, sức mạnh của lời cầu nguyện, tình yêu mà rất nhiều anh chị em từ mọi miền, là sự âu yếm khuôn mặt của anh chị em,” Đức Thánh Cha nói với người Ukraine, trong một lá thư gửi đặc biệt cho người dân.


26 tháng 11, 2022 00:05

REDACCIÓN ZENIT



(ZENIT News / Vatican City, 25.11.2022). - Chín tháng sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư cho người dân Ukraine, viết ngày 25 tháng Mười Một. Ngoài ra, sáng nay Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Sứ thần Tòa Thánh tại Nga, Đức ông Giovanni d’Aniello. Trước đó vài ngày, vào ngày 17 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha đã tiếp Đức ông Mieczyslaw Mokrzycki, Tổng Giám mục Kiev của Giáo hội Latinh (giáo phận theo Nghi lễ Latinh Roma của thủ đô Ukraine).

Sau đây là bức thư của Đức Thánh Cha:

_______________________________________________

Anh chị em Ukraine thân yêu,

Sự điên rồ phi lý của chiến tranh đã xảy ra trên vùng đất của anh chị em chín tháng trước. Trên bầu trời của anh chị em, tiếng gầm rú hung hãn của những tiếng nổ và âm thanh của tiếng còi báo động đầy đe dọa rúc liên hồi. Các thành phố của anh chị em bị bom đạn cày xới, trong khi những trận mưa tên lửa mang đến chết chóc, sự tàn phá và đau đớn, đói khát và lạnh giá. Nhiều người đã phải chạy trốn khỏi các đường phố, bỏ lại nhà cửa và những người thân yêu. Mỗi ngày, cùng với những dòng sông lớn của anh chị em, những dòng sông máu và nước mắt tuôn chảy.

Tôi muốn hòa những giọt nước mắt của tôi với nước mắt của anh chị em và nói với anh chị em rằng không ngày nào trôi qua mà tôi không gần gũi anh chị em, mang anh chị em trong tim tôi và trong lời cầu nguyện của tôi. Nỗi đau đớn của anh chị em là nỗi đau của tôi. Hôm nay tôi nhìn thấy anh chị em, đang gánh chịu sự kinh hoàng gây ra bởi sự hung hăng, trên thập giá của Chúa Giêsu. Vâng, thập giá đã hành hạ Chúa đang sống lại trong những cực hình được tìm thấy trên những xác chết, trong những hố chôn tập thể được tìm thấy trong nhiều thành phố, trong những nơi đó và trong rất nhiều hình ảnh đẫm máu khác đã khắc sâu trong linh hồn chúng ta, khiến chúng ta kêu lên: Tại sao? Làm sao con người lại có thể đối xử với những người khác như thế này?

Hiện lên trong tâm trí rất nhiều câu chuyện bi thương. Đầu tiên là những người bé mọn. Không biết bao nhiêu trẻ em đã chết, bị thương và mồ côi, bị cướp khỏi tay của mẹ chúng! Tôi cùng khóc với anh chị em cho từng trẻ nhỏ đã mất mạng vì cuộc chiến này, chẳng hạn như Kira ở Odessa, hay Lisa ở Vinnytsia, cũng như hàng trăm đứa trẻ khác: trong mỗi đứa trẻ, toàn thể nhân loại đã bị đánh bại. Bây giờ các trẻ đang ở trong lòng của Thiên Chúa. Nhưng làm sao người ta có thể không cảm thấy đau đớn cho các trẻ và cho những người, trẻ em và người lớn, những người đã bị trục xuất? Nỗi đau đớn của những bà mẹ Ukraine là không thể đong đếm.

Và cha nghĩ đến các con, những người trẻ tuổi đã dũng cảm cầm vũ khí để bảo vệ quê hương thay vì có những ước mơ mà các con ấp ủ cho tương lai. Cha nghĩ đến các chị em, những người vợ đã mất chồng, và phải cắn chặt môi tiếp tục bước đi trong im lặng, với phẩm giá và quyết tâm, hy sinh tất cả cho con cái của mình; nghĩ đến anh chị em, những người lớn, cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ người thân yêu của mình; nghĩ đến ông bà cao tuổi, thay vì là buổi hoàng hôn thanh bình đã bị quăng vào đêm đen của chiến tranh; nghĩ đến những phụ nữ, những người đã phải chịu đựng bạo lực và mang những gánh nặng trong lòng; nghĩ đến tất cả anh chị em bị thương tổn trong tâm hồn và thể xác. Tôi nghĩ về anh chị em và ủng hộ anh chị em bằng tình cảm và thán phục cách anh chị em đối mặt với những thử thách ác nghiệt như vậy.

Và tôi nghĩ đến anh chị em làm thiện nguyện đang cống hiến hết mình mỗi ngày cho mọi người; nghĩ đến anh em Mục tử của Dân thánh Chúa, anh em — thường mạo hiểm rất lớn đối với sự an toàn của bản thân — đã ở gần dân chúng, mang đến sự an ủi của Chúa và tình liên đới của anh chị em, biến đổi cách sáng tạo những địa điểm của cộng đoàn và tu viện thành nơi trú ẩn qua đó anh em thể hiện sự hiếu khách, cứu trợ và cung cấp thức ăn cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi cũng nghĩ đến những người tị nạn và những người di tản trong nước đang ở xa cách nhà của họ, nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy; và tôi cầu nguyện cho các Nhà chức trách. Họ được giao nhiệm vụ điều hành đất nước trong thời kỳ thảm kịch và đưa ra quyết định với tầm nhìn về một tương lai hòa bình và phát triển kinh tế trong khi rất nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng bị phá hủy, ở thành phố cũng như ở nông thôn.

Anh chị em thân mến, trong biển cả tội ác và đau khổ này — chín mươi năm sau cuộc diệt chủng Holodomor khủng khiếp —, tôi kinh ngạc trước nhiệt huyết của anh chị em. Bất chấp thảm kịch vô cùng lớn mà anh chị em đang phải gánh chịu, người dân Ukraine chưa bao giờ nản lòng và cũng chưa bao giờ từ bỏ lòng trắc ẩn. Thế giới đã nhận ra một dân tộc mạnh mẽ và táo bạo, một dân tộc chịu đau khổ và cầu nguyện, khóc và chiến đấu, kháng cự và hy vọng: một dân tộc cao cả và tử vì đạo. Tôi gần gũi với anh chị em, bằng tâm hồn và lời cầu nguyện của tôi, bằng sự quan tâm nhân đạo, để anh chị em cảm thấy được đồng hành, để anh chị em không trở nên quen với chiến tranh, để anh chị em hôm nay không cô đơn, và trên hết là ngày mai, khi cám dỗ đến có thể quên đi đau khổ của mình.

Trong những tháng này, khi mà sự khắc nghiệt của thời tiết càng làm cho cuộc sống của anh chị em trở nên bi đát hơn, tôi muốn anh chị em cảm nhận được tình cảm của Giáo hội, sức mạnh của lời cầu nguyện, tình yêu mà rất nhiều anh chị em từ mọi miền, là sự âu yếm khuôn mặt của anh chị em. Vài tuần nữa sẽ đến lễ Giáng sinh và sự nhức nhối của đau khổ sẽ càng được cảm nhận mạnh mẽ hơn. Nhưng tôi muốn cùng anh chị em trở lại Bêlem, đến với thử thách mà Gia đình Thánh phải đương đầu trong đêm đó, dường như chỉ có lạnh lẽo và tối tăm. Thay vào đó, Ánh sáng đã đến, không phải của con người mà là của Thiên Chúa, không phải của trần gian mà là của Thiên đàng.

Xin Đức Trinh Nữ là Mẹ của Chúa và Mẹ của chúng ta, dõi theo anh chị em. Cùng hiệp chung với các Giám mục trên thế giới, tôi thánh hiến Giáo hội và nhân loại cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ, đặc biệt là đất nước của anh chị em và nước Nga. Dâng lên Trái Tim Mẹ những đau khổ và nước mắt của anh chị em. Dâng lên Mẹ là Đấng đã “mang Thiên Chúa đến thế giới của chúng ta”, như một người con vĩ đại của đất nước anh chị em đã viết, chúng ta đừng mệt mỏi khi cầu xin Mẹ ban cho món quà hòa bình hằng khao khát, với niềm xác tín rằng “không gì là không thể đối với Thiên Chúa” (Lc 1:37). Xin Mẹ hoàn thất những ước nguyện trong lòng anh chị em, xin Mẹ chữa lành các vết thương của anh chị em và ban cho anh chị em niềm an ủi của Mẹ. Tôi ở bên anh chị em, tôi cầu nguyện cho anh chị em và tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và Đức Trinh Nữ bảo vệ anh chị em.

Roma, Đền thánh Gioan Lateran, 24 tháng Mười Một, 2022


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2022]


Bác sĩ trưởng của đội bóng đá Madrid gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là ‘bệnh nhân rất bướng bỉnh’

Bác sĩ trưởng của đội bóng đá Madrid gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là ‘bệnh nhân rất bước bỉnh’

Bác sĩ trưởng của đội bóng đá Madrid gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là ‘bệnh nhân rất cứng đầu’

Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô, 28 tháng 9, 2022 | Pablo Esparza / CNA

Courtney Mares

Rome Newsroom, Nov 23, 2022 / 07:34 am


Vatican đã tuyển dụng bác sĩ trưởng của một đội bóng đá Madrid vào nhóm các chuyên gia giúp điều trị vấn đề về đầu gối của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bác sĩ José María Villalón, một chuyên gia y học về thể thao và là bác sĩ trưởng của đội bóng đá Atlético de Madrid, đã mô tả Đức Thánh Cha là một “bệnh nhân rất bướng bỉnh” trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh tuần này.

Bác sĩ nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là “một bệnh nhân rất tốt và rất bướng bỉnh theo nghĩa là có những quy trình phẫu thuật mà ngài không muốn. Chúng tôi phải cung cấp cho ngài những phương pháp điều trị bảo thủ hơn để ngài đồng ý”.

Nói trong một cuộc phỏng vấn với COPE, đài phát thanh của hội đồng giám mục Tây Ban Nha, vào ngày 20 tháng Mười Một, bác sĩ Villalón nói rằng vấn đề đầu gối của Đức Thánh Cha cũng đã ảnh hưởng đến một số khớp khác của ngài.

Bác sĩ nói: “Đôi khi nó bắt đầu với một khớp bị viêm và các khớp khác thoái hóa vì chúng bị quá tải. Chúng tôi đang cố gắng bảo đảm rằng vấn đề này không tiến triển và mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.”

Bác sĩ Villalón nói rằng ông đã được ngài Sứ thần Tòa thánh ở Tây Ban Nha và hội đồng giám mục Tây Ban Nha liên lạc, họ “đã nhờ một nhóm chuyên gia xem chúng tôi có thể giúp gì cho giáo hoàng không”.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bước sang tuổi 86 vào tháng tới, đã phải chuyển qua lại giữa việc sử dụng xe lăn và gậy chống kể từ tháng Năm.

Đầu tháng này, Đức Thánh Cha nói với các nhà báo rằng ngài “rất đau” trên chuyến bay đến Bahrain. Đức Thánh Cha Phanxicô trước đó đã hủy bỏ các lần xuất hiện trước công chúng và các chuyến đi do vấn đề về đầu gối, bao gồm cả chuyến đi dự kiến tới châu Phi vào tháng Bảy.

Bác sĩ Villalón nói rằng lúc đầu ông thấy “lo lắng” trong lần tiếp xúc đầu tiên với Đức Giáo hoàng, nhưng hai người thân thiết với nhau vì “ngài thích bóng đá”.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha bày tỏ sự yêu thích đối với cầu thủ tiền đạo Ángel Correa của Atlético de Madrid, một cầu thủ bóng đá người Argentina từng chơi cho câu lạc bộ bóng đá San Lorenzo ở Buenos Aires.

Correa gần đây đã tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina tại Giải vô địch bóng đá thế giới ở Qatar, nơi Argentina đã phải chịu một thất bại gây sốc trong trận đá với Ả Rập Saudi vào ngày 22 tháng Mười Một.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2022]


Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Sự an ủi tinh thần là gì?” ngày 24.11.2022

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Sự an ủi tinh thần là gì?”

Văn bản bài giáo lý thứ tám trong loạt bài về sự phân định

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Sự an ủi tinh thần là gì?” ngày 24.11.2022

Vatican Media


*******

Buổi Tiếp kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9 giờ sáng tại Quảng trường Thánh Phêrô, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục các loạt bài giáo lý về Phân định, tập trung phân tích chủ đề: “sự an ủi” (Bài đọc: Tv 62:2-3.6).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu hiện diện. Sau đó, ngài hướng suy nghĩ đến các nạn nhân của trận động đất xảy ra trên đảo Java, ở Indonesia, vào thứ Hai tuần trước; ngài nhắc lại hình ảnh của Cha Giuseppe Ambrosoli, được phong chân phước vào Chúa nhật tuần trước tại Kalongo, Uganda; ngài chào những người tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới đang diễn ra tại Qatar; và cuối cùng, ngài đưa ra lời kêu gọi cho Ukraine “bị hành hạ”, nhắc lại tội ác diệt chủng Holodomor và lời kêu gọi tiếp theo nhân Ngày nghề cá Thế giới được tổ chức vào thứ Hai tuần trước, ngày 21 tháng Mười Một.

Buổi Tiếp Kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

_____________________________________________

Bài Giáo lý về sự Phân định. 9. Sự an ủi

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về sự phân định tinh thần và cách phân định chúng khi chúng diễn ra trong tâm hồn và linh hồn chúng ta. Sau khi đã xem xét một số khía cạnh của sự ưu phiền – là bóng tối trong tâm hồn – hôm nay chúng ta nói về sự an ủi – đó là ánh sáng trong tâm hồn, và là một yếu tố quan trọng khác trong sự phân định, điều này không được coi là đương nhiên, bởi vì nó có thể gây ra những hiểu lầm. Chúng ta phải hiểu an ủi là gì, cũng như chúng ta đã cố gắng hiểu rõ ưu phiền là gì.

An ủi tinh thần là gì? Đó là một kinh nghiệm về niềm vui nội tâm, gồm việc nhìn thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa trong mọi sự. Nó củng cố niềm tin và hy vọng, và thậm chí cả khả năng làm việc thiện. Người cảm nhận được sự an ủi không bao giờ chùn bước trước những khó khăn vì họ luôn cảm nghiệm được sự bình an mạnh mẽ hơn bất kỳ thử thách nào. Do đó, nó là một món quà to lớn cho đời sống thiêng liêng cũng như cuộc sống nói chung… và để sống niềm vui nội tâm này.

An ủi là một sự chuyển động nội tâm chạm đến sâu thẳm của chúng ta. Nó không lòe loẹt nhưng nhẹ nhàng, tinh tế, như giọt nước trên miếng bọt biển (x. Thánh Inhaxiô Loyola, Linh Thao, 335). Người đó cảm thấy được bao bọc trong sự hiện diện của Thiên Chúa theo cách luôn luôn tôn trọng tự do của người đó. Nó không bao giờ là một thứ gì đó lạc điệu, cố gắng ép buộc ý chí của chúng ta; nó cũng không phải là một trạng thái phấn khích thoáng qua. Trái lại, như chúng ta đã thấy, ngay cả sự đau khổ – chẳng hạn do tội lỗi của chúng ta gây ra – cũng có thể trở thành một lý do cho sự an ủi.

Chúng ta hồi tưởng lại kinh nghiệm mà Thánh Augustinô đã sống khi ngài nói chuyện với mẹ ngài là Thánh Monica về vẻ đẹp của cuộc sống vĩnh cửu; hoặc niềm vui trọn vẹn của Thánh Phanxicô gắn liền với những hoàn cảnh hết sức khó khăn mà ngài phải gánh chịu; và chúng ta hãy nghĩ đến nhiều vị thánh đã có thể làm được những điều lớn lao không phải vì họ nghĩ rằng họ vĩ đại hay có khả năng, nhưng vì họ đã bị chinh phục bởi sự ngọt ngào an bình của tình yêu Thiên Chúa. Đây là sự bình an mà Thánh Inhaxiô đã khám phá trong chính bản thân ngài với sự kinh ngạc khi ngài đọc về cuộc đời của các thánh. Được an ủi là được bình an với Thiên Chúa, là cảm thấy mọi sự được giải quyết trong bình an, mọi sự hài hòa trong chúng ta. Đây là sự bình an mà chị Edith Stein cảm nhận sau khi trở lại. Một năm sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chị viết – đây là điều chị Edith Stein nói: “Khi tôi đắm mình vào cảm xúc này, từng chút một, một sự sống mới bắt đầu tràn ngập trong tôi và – không có bất kỳ áp lực nào đè nặng lên ý chí của tôi – thúc đẩy tôi hướng tới những nhận thức mới. Sự tuôn tràn sức sống này dường như phát xuất từ ​​một hoạt động và một sức mạnh không phải của tôi, và sức mạnh đó, không gây cho tôi bất kỳ sự cưỡng bức nào, trở nên tích cực trong tôi” (Psicologia e scienze dello spirito, Città Nuova, 1996, 116). Vì vậy, sự bình an thật sự là sự bình an làm triển nở những tình cảm tốt đẹp trong chúng ta.

Trên hết, sự an ủi tác động đến niềm hy vọng, và hướng tới tương lai, đưa chúng ta vào một cuộc hành trình, cho phép chúng ta thực hiện sáng kiến mà trước đây luôn bị trì hoãn hoặc thậm chí không thể hình dung ra, chẳng hạn như Phép Rửa tội cho chị Edith Stein.

An ủi là sự bình an đó, nhưng không phải là chúng ta cứ ngồi đó tận hưởng nó, không…. Nó mang lại cho anh chị em sự bình an và lôi kéo anh chị em đến với Chúa và thúc đẩy anh chị em làm mọi việc, làm những điều tốt đẹp. Trong giây phút an ủi, khi chúng ta được an ủi, chúng ta luôn muốn làm thật nhiều điều tốt. Thay vào đó, khi có khoảnh khắc cô độc, chúng ta cảm thấy muốn thu mình lại và không làm gì cả…. Sự an ủi thúc đẩy chúng ta tiến tới việc phục vụ tha nhân, phục vụ xã hội, phục vụ người khác.

Niềm an ủi tinh thần không được “điều khiển” – bây giờ bạn không thể nói rằng niềm an ủi sẽ đến – không, không phải vậy, nó không thể được “điều khiển”, được lập trình theo ý muốn. Đó là một món quà của Chúa Thánh Thần. Nó cho phép sự thân thuộc với Thiên Chúa dường như xóa bỏ mọi khoảng cách. Khi đến thăm Vương cung Thánh đường Santa Croce ở Gerusalemme tại Rome năm mười bốn tuổi, Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã cố gắng chạm vào chiếc đinh được tôn kính ở đó, một trong những chiếc đinh mà Chúa Giêsu đã bị đóng đinh. Ở đó thánh nữ hiểu rằng sự bạo gan của mình là sự bùng phát của tình yêu và niềm vững tin. Sau đó, thánh nữ viết: “Tôi thực sự quá táo bạo. Nhưng Chúa nhìn thấu tận đáy lòng chúng ta. Chúa biết ý định của tôi là trong sáng […] Tôi hành động với Ngài như một đứa trẻ tin rằng mọi thứ đều là được phép và coi kho báu của Cha là của riêng mình” (Bản thảo Tự truyện, 183).

An ủi là tự phát. Sự an ủi khiến anh chị em làm mọi thứ một cách tự nhiên, như thể chúng ta là những đứa trẻ. Trẻ con rất tự nhiên, và sự an ủi dẫn đưa anh chị em trở nên tự nhiên với sự dịu dàng, với sự bình an sâu thẳm. Một cô bé mười bốn tuổi cho chúng ta sự miêu tả tuyệt vời về niềm an ủi tinh thần. Chúng ta có thể cảm nhận một tình cảm dịu dàng đối với Thiên Chúa khiến chúng ta mạnh dạn ước muốn tham gia vào sự sống của chính Chúa, làm những gì đẹp lòng Người vì chúng ta cảm thấy thân thuộc với Người, chúng ta cảm thấy nhà Chúa là nhà của mình, chúng ta cảm thấy được chào đón. được yêu thương, được phục hồi. Với niềm an ủi này, chúng ta không bỏ cuộc trước khó khăn – thực tế, với sự mạnh dạn đó, Thánh Têrêsa đã xin phép Đức Thánh Cha để gia nhập Dòng Cát Minh mặc dù còn quá trẻ, và ước nguyện của thánh nữ đã được chấp thuận. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sự an ủi làm cho chúng ta trở nên táo bạo. Khi chúng ta thấy mình đang ở trong một khoảnh khắc tăm tối, cô độc, chúng ta nghĩ: “Tôi không có khả năng làm điều này, không…”. Sự cô độc nhấn chìm anh chị em xuống. Mọi thứ tối đen…. “Không, tôi không thể làm điều này…Tôi sẽ không làm điều đó”. Ngược lại, trong những lúc được an ủi, những điều tương tự – “Không, tôi sẽ tiếp tục. Tôi sẽ làm nó". “Nhưng bạn có chắc không?” “Tôi cảm thấy sức mạnh của Thiên Chúa và tôi đang tiến bước”. Và như vậy, niềm an ủi thúc đẩy anh chị em tiến tới và làm những điều mà anh chị em không thể làm trong một khoảnh khắc; nó thúc đẩy bạn thực hiện bước đi đầu tiên. Đây là điều rất đẹp về sự an ủi.

Nhưng hãy cẩn thận. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng sự an ủi đến từ Thiên Chúa và những niềm an ủi giả tạo. Một điều tương tự xảy ra trong đời sống thiêng liêng diễn ra trong các sản phẩm của con người: có bản gốc và có bản sao. Nếu một sự an ủi đích thực giống như giọt nước trên miếng bọt biển, nhẹ nhàng và gần gũi, thì bản sao của nó thì ồn ào và hào nhoáng hơn, chúng chỉ là sự nhiệt tình, như lửa rơm, thiếu thực chất, khiến chúng ta khép mình vào bản thân và không quan tâm đến người khác. Cuối cùng, sự an ủi giả tạo để lại cho chúng ta sự trống rỗng, xa rời trung tâm cuộc sống của chúng ta. Vì lý do này, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, bình yên, chúng ta có khả năng làm bất cứ điều gì. Nhưng đừng nhầm lẫn sự bình an đó với sự nhiệt tình thoáng qua bởi vì hôm nay có sự nhiệt tình, nhưng sau đó nó bị lấy đi và không còn nữa.

Đây là lý do tại sao chúng ta phải phân định ngay cả khi chúng ta cảm thấy được an ủi. Sự an ủi giả tạo có thể trở thành mối nguy hiểm nếu chúng ta miệt mài tìm kiếm nó như một cùng đích, mà quên Chúa. Như Thánh Bernard nói, đây là việc tìm kiếm sự an ủi của Thiên Chúa hơn là Thiên Chúa của sự an ủi. Chúng ta cần tìm kiếm Chúa, và Chúa an ủi chúng ta bằng sự hiện diện của Người. Chúa an ủi chúng ta, khiến chúng ta tiến bước về phía trước. Và chúng ta không nên tìm kiếm Chúa, Đấng mang đến cho chúng ta những niềm an ủi ở dưới đây: Không, điều này không đúng, chúng ta không nên quan tâm đến điều này. Đây là động lực của đứa trẻ mà lần trước chúng ta đã nói đến, đứa trẻ chỉ tìm kiếm cha mẹ của nó để xin một thứ gì đó, nhưng không phải tìm kiếm chính cha mẹ – chúng đang tìm kiếm lợi ích của riêng chúng. “Ba ơi, mẹ ơi” – trẻ em biết cách làm việc này, biết cách chơi… và khi gia đình chia rẽ, và chúng quen với việc đến với người này và đến với người kia, điều này không tốt, điều này không phải là an ủi, nhưng là lợi ích cá nhân. Chúng ta cũng có nguy cơ sống mối tương quan với Thiên Chúa theo cách trẻ con, tìm kiếm những lợi ích riêng của mình, biến mối tương quan đó thành một đồ vật để chúng ta sử dụng và tiêu thụ, đánh mất món quà đẹp nhất là chính Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta hãy tiến bước trong cuộc sống tiến triển giữa sự an ủi từ Thiên Chúa và sự ưu phiền do tội lỗi trần gian, nhưng biết phân định đâu là niềm an ủi của Chúa mang đến bình an cho sâu thẳm tâm hồn bạn, đâu là sự nhiệt tình thoáng qua, nó không xấu, nhưng không phải là sự an ủi từ Thiên Chúa.

________________________________________

LỜI KÊU GỌI

Vài giờ trước, đảo Java của Indonesia đã hứng chịu một trận động đất mạnh. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với dân tộc thân yêu đó và tôi cầu nguyện cho những người đã chết và bị thương.

Chúa Nhật vừa qua, Cha Giuseppe Ambrosoli đã được phong chân phước tại Kalongo, Uganda. Ngài là một nhà truyền giáo dòng Comboni, là linh mục và bác sĩ, sinh tại Giáo phận Como, qua đời ở Uganda năm 1987 sau khi dành cả cuộc đời cho các bệnh nhân mà nơi họ ngài nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô. Xin chứng tá phi thường của ngài giúp mỗi người chúng ta xứng đáng là một Giáo hội đang tiến bước. Chúng ta cùng vỗ tay hoan hô vị tân Chân phước!

Tôi xin gửi lời chào mừng tới các vận động viên, cổ động viên và khán giả đang theo dõi Giải vô địch bóng đá thế giới diễn ra tại Qatar. Xin cho sự kiện quan trọng này trở thành dịp gặp gỡ và hòa hợp giữa các quốc gia, nuôi dưỡng tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình trên thế giới và chấm dứt mọi xung đột, đặc biệt nghĩ đến sự đau khổ kinh hoàng của người dân Ukraine thân yêu và đang tử đạo. Và chúng ta hãy nghĩ đến Ukraine bị chiến tranh tàn phá. Thứ bảy này là ngày kỷ niệm nạn diệt chủng Holodomor khủng khiếp, sự tiêu diệt bằng nạn đói năm 1932-33 do Stalin cố tình gây ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của nạn diệt chủng này và chúng ta cầu nguyện cho tất cả người dân Ukraine, các trẻ em, phụ nữ và người già, những em bé ngày nay đang phải chịu tử đạo vì xâm lược.

Ước mong Ngày Nghề cá Thế giới, được tổ chức hôm qua, thúc đẩy sự bền vững của ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thông qua việc tôn trọng quyền của những người đánh bắt cá, với công việc của mình họ đóng góp vào nền an ninh lương thực, dinh dưỡng và giảm đói nghèo trên thế giới.

______________________________________

Lời chào đặc biệt

Cha gửi lời chào đến anh chị em hành hương nói tiếng Anh tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là anh chị em đến từ nước Anh và Hoa Kỳ. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Đức Kitô Chúa chúng ta đổ xuống trên tất cả anh chị em. Xin Chúa chúc phúc cho anh chị em!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/11/2022]