Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Gặp gỡ Tôi tớ Chúa, Cha Vincent Capodanno

Gặp gỡ Tôi tớ Chúa, Cha Vincent Capodanno

Gặp gỡ Tôi tớ Chúa, Cha Vincent Capodanno
Joan Lewis/EWTN

27 tháng Năm, 2019

Cha bị bắn từ sau lưng khi đang thực hiện những Nghi Thức Cuối cùng cho các chiến binh tử trận

Tôi tớ Chúa, Cha Vincent Capodanno chết trên chiến trường Việt Nam ngày 4 tháng Chín năm 1967.

Dù mới chỉ 38 tuổi lúc qua đời, nhưng cha rất được yêu quý bởi những người cha phục vụ một cách anh hùng, và bởi gia đình và bạn bè mà cha để lại. (Người anh, James, của cha kể lại đời sống của em mình ở đây trong nước mắt)



Cha Capodanno là một trong 10 người con lớn lên ở Đảo Staten, New York. Sau một năm tại Đại học Fordham, cha vào Chủng viện Thừa sai Maryknoll ở Ossining, New York, và được truyền chức linh mục ngày 14 tháng Sáu năm 1958.

Ban đầu cha được bài sai đi phục vụ người bản địa trong các vùng núi của Đài Loan, cuối cùng cha được gửi đến Hồng Kông để làm việc trong một trường học. Cuối năm 1965 cha trở thành đại úy trong Đoàn Tuyên úy Hải quân và được gửi sang Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Số Một ở Việt Nam.

Sáng sớm ngày 4 tháng Chín năm 1967, trong Chiến dịch Swift, một nhóm Hải quân bất ngờ bị bao vây bởi khoảng 2.500 bộ đội miền Bắc Việt Nam. Vài giờ sau, 26 lính Hải quân được xác định tử trận, lực lượng tăng viện đến và đối mặt với những trận mưa đạn, và quân tiếp viện được yêu cầu thêm.

Giữa cơn mưa đạn, Cha Capodanno chạy qua chạy lại — làm các Nghi thức Cuối cùng, an ủi những binh sĩ bị thương và tử trận, và thậm chí tháo cả mặt nạ chống độc của mình ra, trong khi chính cha đã bị thương ở mặt và ở cánh tay.

Khi cha chạy đi giúp một người anh em bị thương khác, chỉ cách khẩu súng máy của quân địch ít yard (1 yard = 0,914 m), cha bị bắn 27 viên đạn từ sau lưng và tử nạn.

Xác của cha được chôn ở Nghĩa trang Thánh Peters ở West New Brighton, Đảo Staten, New York.

Cha Capodanno được trao tặng những danh hiệu quân sự cao nhất sau khi chết — Medal of Honor (Huy chương Danh dự), Bronze Star (Huy chương Sao vàng), và Purple Heart (Trái tim tím) — nhưng tước hiệu lớn nhất của cha cuối cùng có thể là “Thánh.”

Tôi tớ Chúa, Cha Vincent, xin cầu cho chúng tôi.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/8/2019]


Cha Michael Czerny, S.J., nói về cam kết của Giáo hội đối với Amazonia

Cha Michael Czerny, S.J., nói về cam kết của Giáo hội đối với Amazonia
Lưu vực Putumayo trong vùng Amazon © Repam / Martina Conchione

Cha Michael Czerny, S.J., nói về cam kết của Giáo hội đối với Amazonia

Bài viết của Thư ký Đặc biệt của Thượng Hội đồng về Amazon

02 tháng Tám, 2019 16:50

Cha Michael Czerny Dòng Tên phân tích rằng, “như là người Samari Tốt lành,” và thông qua Thượng Hội đồng về vùng Pan-Amazon, Giáo hội thực hành sự cam kết “với lòng thương xót và công bình của Tin mừng,” trong vùng Amazon.

Cha Czerny, phó thư ký thuộc Phân bộ người Di cư và Tị nạn của Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện, và là Thư ký đặc biệt của Thượng Hội đồng về vùng Amazonia, viết một bài với tiêu đề “Giáo hội ở Amazonia và sự Phát triển Con người Toàn diện: Cam kết Ngôn sứ đối với Phẩm giá của tất cả mọi con người,” đăng trong phiên bản ngày 31 tháng Bảy, 2019 của L’Osservatore Romano, và được “Vatican News” dịch ngày hôm sau, 1 tháng Tám.

Cam kết của Thượng Hội đồng

Theo bài viết này, Thượng Hội đồng Giám mục với tiêu đề: “Amazonia: những Con đường mới cho Giáo hội và cho một Môi trường Sinh thái toàn diện,” được Đức Thánh Cha Phanxico triệu tập, sẽ có thể “khởi động hoạt động về mục vụ và môi trường trong vùng Amazonia, và tái khẳng định con đường ‘là Giáo hội,” qua ý nghĩa của những hành động như vậy.”

Bài viết cũng phân tích rằng cam kết được đề cập đến của Giáo hội được cụ thể hóa một cách đặc biệt trong chương cuối cùng của Instrumentum Laboris (IL) (ND: tài liệu làm việc), tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng, là tài liệu “tổng hợp những thách đố và hy vọng của một Giáo hội ngôn sứ trong vùng Amazonia.”

Thừa tác vụ Mục vụ và Môi sinh Toàn diện

Trong bối cảnh của vùng Amazonia, như Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh trong Tông huấn Laudato Si’, “mọi việc đều có có sự liên kết với nhau,” “những điều thuộc xã hội và tự nhiên, môi trường và mục vụ không thể và không được tách rời nhau,” bài viết giải thích trong L’Osservatore Romano, bài viết phân tích thêm rằng chủ nghĩa giản lược về trí tuệ, tinh thần, kinh doanh và chính trị “đã gây nguy hiểm cho sự sống con người trên trái đất, là ngôi nhà chung của nhân loại.”

Vì vậy, Thượng Hội đồng cam kết giải quyết vấn đề này, để cộng tác trong việc “chữa lành” những vi phạm đang diễn ra trong vùng Amazon — như được đúc kết trong tiêu đề của cuộc họp, “Những Con đường Mới cho Giáo hội và cho một Môi trường Sinh thái Toàn diện,” và trong tiêu đề của chương cuối cùng của Tài liệu Làm việc, “Vai trò Ngôn sứ của Giáo hội và sự Thăng tiến Con người Toàn diện” — thừa tác vụ mục vụ trong Giáo hội “không tách rời khỏi sự thăng tiến của con người và môi sinh toàn diện.”

Những điều kiện của vùng Amazonia

Cả Tông huấn Laudato Si’ và Tài liệu làm việc đều đưa ra một phân tích thấu đáo về những điều kiện của vùng Amazon, được tóm tắt trong những lời sau đây của Đức Thánh Cha Phanxico: “Vùng Amazon là một vùng đất bị tranh cãi trên một số mặt trận: (...) thiên nhiên khai khoáng mới và áp lực mạnh về những lợi ích kinh tế vô cùng thèm khát nguồn dầu hỏa, khí đốt, gỗ, vàng, và những ngành độc canh công nghiệp chế biến nông sản.” 

Những nguyên nhân cho tình hình của vùng Amazonia là rất đa dạng. Cha Czerny đề cập đến “những nhóm đa quốc gia ủng hộ và xúi giục sự đầu tư khai khoáng công và tư, gây hậu quả là những tác động tàn phá môi trường vùng Amazon và cư dân của nó, quả thật, những cộng đồng người bản địa “nhìn thấy những vùng đất của họ bị đe dọa bởi những lợi ích bóc lột chúng và họ thường bị từ chối quyền đối với đất đai của riêng họ.”

Vi phạm quyền và thỏa thuận

Điều này gây nên sự vi phạm Luật pháp và những Thỏa thuận quốc tế, như Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 2007 về quyền của người dân bản địa, mà Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói đến. Tuyên bố bảo vệ những quyền như quyết định tự do của các cộng đồng nói trên (Điều 3) và quyền tự chủ của họ trong các vấn đề nội bộ và địa phương (Điều 4).

Song song đó, Điều 6 của Thỏa thuận 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Người bản địa và các Dân tộc thuộc Bộ lạc ở các Quốc gia Độc lập năm 1989, “công nhận rằng quyền của họ không bị đụng chạm bởi các biện pháp thuộc lập pháp hoặc hành chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ, nếu không tham khảo ý kiến trước (...),” để có được sự đồng thuận tự do của họ.

Những cái chết trong các cộng đồng dân bản địa

Bài viết tiếp tục than thở về việc thiếu sự công nhận đối với các ranh giới và tên gọi của của các vùng đất Amazon, dẫn đến “một số lượng đáng báo động về những cái chết do bệnh tật hoặc bạo lực trong tự nhiên gây ra.” Trích dẫn điểm 145 của Tài liệu Làm việc, trình bày rằng “ngày nay đặt vấn đề về sức mạnh của việc bảo vệ lãnh thổ và nhân quyền tức là mạo hiểm sự sống, mở ra một con đường của thập giá và tử đạo.”

Tài liệu Làm việc cũng báo cáo 1.119 người Da đỏ bị giết từ năm 2003 đến 2017 chỉ riêng ở Brazil “vì bảo vệ lãnh thổ của họ.” Nói chung, cho dù có một số nguyên nhân, nhưng trong mọi trường hợp, những cái chết này có thể được xác định là “do hậu quả của các nguyên nhân về môi trường, xã hội, cấu trúc và các vấn đề xuất phát từ việc thiếu sự phân định lãnh thổ và sự xâm chiếm bởi các lợi ích bên ngoài đầy sức mạnh và bạo lực.”

Vai trò mục vụ của Giáo hội

Bài viết trình bày tiếp rằng trong vai trò mục vụ của mình, Giáo hội “làm việc cho các nạn nhân, chống lại sự lạm dụng và được kêu gọi để bảo vệ công lý và người nghèo. Giáo hội cũng quan sát “với lương tâm phê phán” về cách thức của những thái độ và thực tại trong các dân tộc bản địa chưa mang tính truyền giáo.

Về vấn đề này, kể từ cuối thế kỷ 19, với Đức Giáo hoàng Leo XIII và sau đó là Công đồng Vatican II và Giáo lý Xã hội của Giáo hội, các Giáo hoàng đã đưa ra “những hướng dẫn rõ ràng.” Và, theo vị Thư ký Đặc biệt của Thượng Hội đồng: “để trả lời cho một mô hình xã hội tạo ra sự loại trừ và bất bình đẳng đang chiếm ưu thế , và một mô hình kinh tế giết chết những người dễ bị tổn thương nhất và phá hủy ngôi nhà chung, sứ mạng của Giáo hội phải bao gồm cam kết ngôn sứ về công lý, hòa bình, phẩm giá của mọi người không có sự phân biệt, và tính toàn vẹn của tạo vật.”

Bài viết cho biết thêm rằng “cuộc sống tốt đẹp” của người dân bản địa phụ thuộc chủ yếu vào “việc phân định những địa giới của người Da đỏ và sự tôn trọng nghiêm ngặt của họ. Sau đó, đề cập đến Thông điệp Deus Caritas Est, nhắc nhở rằng “trách vụ nền tảng của chính trị là bảo đảm trật tự xã hội, và Giáo hội ‘không thể và không được đứng bên ngoài cuộc đấu tranh đòi công bằng.”

Bất chấp những khó khăn lớn, những sự đe dọa và lời hứa ở Amazonia, Cha Michael Czerny trích dẫn những lời của Đức Giáo hoàng Phanxico, mở đầu chương cuối cùng của Tài liệu Làm việc của Thượng Hội đồng về Amazonia: “Từ trung tâm của Tin mừng, chúng ta nhận ra mối liên hệ mật thiết tồn tại giữa việc rao giảng phúc âm và sự thăng tiến con người, nó phải được thể hiện và phát triển trong mọi hoạt động rao giảng phúc âm.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/8/2019]