Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 18 tháng Tư, 2021

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 18 tháng Tư, 2021

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô


Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 18 tháng Tư, 2021



Anh chị em thân mến, Buongiorno!

Vào Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh, chúng ta trở lại Giêrusalem, trong Nhà Tiệc Ly, theo sự hướng dẫn của hai môn đệ đi làng Emmau, họ đã lắng nghe những lời của Chúa Giêsu thật xúc động trên đường đi và sau đó đã nhận ra Ngài “khi bẻ bánh” (Lc 24:35). Giờ đây, trong Nhà Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện ở giữa nhóm các môn đệ và chào: “Bình an cho anh em!” (câu 36). Nhưng các ông thì kinh hồn bạt vía và tin rằng “họ đã nhìn thấy ma” (câu 37), như Phúc âm cho biết. Rồi Chúa Giêsu cho họ thấy những vết thương trên thân thể của Ngài và nói: “Nhìn chân tay thầy coi” – những vết thương – “chính Thầy đây mà; cứ rờ xem” (câu 39). Và để thuyết phục các ông, Ngài xin thức ăn và ăn trước con mắt kinh ngạc của họ (xem câu 41-42).

Có một chi tiết ở đây trong đoạn mô tả này. Tin Mừng nói rằng các Tông đồ “còn chưa tin vì mừng quá”. Niềm vui sướng quá đỗi đến mức họ không thể tin rằng đây là sự thật. Và một chi tiết thứ hai: họ ngỡ ngàng, kinh ngạc; kinh ngạc bởi vì sự gặp gỡ với Thiên Chúa luôn dẫn bạn đến sự ngạc nhiên: nó vượt ra ngoài sự nhiệt tình, vượt ra ngoài niềm vui; nó là một kinh nghiệm khác. Và các ông vô cùng vui mừng, nhưng nó là một niềm vui khiến họ suy nghĩ: không, điều này không thể là sự thật! ... Đó là sự kinh ngạc trước sự hiện diện của Chúa. Đừng quên trạng thái tâm lý bột phát này, nó thật đẹp.

Ba động từ rất cụ thể đặc trưng cho đoạn Tin Mừng này. Ở một khía cạnh nào đó, chúng phản ánh cuộc sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta: nhìn, rờ ăn. Ba hành động có thể mang lại niềm vui từ cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Giêsu hằng sống.

Nhìn. Chúa Giêsu nói: “Hãy nhìn chân tay thầy coi”. Nhìn không chỉ để xem thấy, nó còn hơn thế nữa; nó cũng bao hàm đến ý định, ý chí. Vì lý do này, nó là một trong những động từ của tình yêu. Một người mẹ và người cha nhìn đứa con của họ; những cặp tình nhân ngắm nhìn nhau; một bác sĩ giỏi nhìn bệnh nhân một cách chăm chú…. Nhìn là bước đầu tiên để chống lại sự thờ ơ, chống lại cám dỗ không ngoảnh mặt nhìn về hướng khác trước những khó khăn và đau khổ của người khác. Nhìn. Tôi có nhìn thấy hay nhìn ngắm Chúa Giêsu không?

Động từ thứ hai là rờ. Bằng cách mời các môn đệ rờ vào thân mình Ngài, để xác thực rằng Ngài không phải là bóng ma – cứ rờ thầy xem! – Chúa Giêsu chỉ cho các ông và cho chúng ta thấy rằng mối tương quan với Ngài và với anh chị em của chúng ta không thể “ở một khoảng cách”. Kitô giáo không tồn tại ở khoảng cách xa; Kitô giáo không chỉ tồn tại ở mức độ nhìn. Tình yêu đòi hỏi việc nhìn ngắm và nó cũng đòi hỏi sự gần gũi; nó đòi hỏi sự tiếp xúc, chia sẻ cuộc sống. Người Samari nhân hậu không giới hạn ở hành động nhìn người đàn ông nửa sống nửa chết mà ông phát hiện bên đường: ông ta dừng lại, ông cúi xuống, ông băng bó những vết thương cho người kia, ông chạm vào người kia, ông đặt người kia lên lưng con lừa và đưa người đó về quán trọ. Và với Chúa Giêsu cũng như vậy: yêu mến Ngài có nghĩa là đi vào sự hiệp thông sự sống, hiệp thông với Ngài.

Và như vậy, chúng ta đến với động từ thứ ba là ăn, động từ thể hiện rõ ràng bản chất con người của chúng ta trong sự nghèo đói tự nhiên nhất của nó, tức là nhu cầu của chúng ta phải nuôi dưỡng bản thân để sống. Nhưng ăn uống, khi chúng ta ăn uống với nhau, trong gia đình hoặc bạn bè, cũng trở thành một cách thể hiện tình yêu, thể hiện hiệp thông, mừng vui…. Các Tin mừng trình bày cho chúng ta biết bao nhiêu lần Chúa Giêsu trải nghiệm chiều kích yến tiệc này! Ngay cả với tư cách là Đấng Phục sinh, cùng với các môn đệ của Ngài. Đến mức độ Tiệc Thánh Thể đã trở thành dấu chỉ điển hình của cộng đoàn Kitô hữu. Cùng ăn Mình Chúa Kitô: đây là cốt lõi của đời sống Kitô hữu.

Thưa anh chị em, trích đoạn Tin Mừng này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không phải là một “bóng ma”, nhưng là một Ngôi vị hằng sống; rằng khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, Ngài làm chúng ta ngập tràn niềm vui, đến mức không tin được, và Ngài khiến chúng ta ngỡ ngàng, với sự kinh ngạc mà chỉ có sự hiện diện của Thiên Chúa mới mang đến được, bởi vì Chúa Giêsu là một Ngôi hằng sống.

Là người Kitô hữu trước hết không phải là một học thuyết hay một lý tưởng đạo đức; đó là một mối tương quan sống động với Ngài, với Chúa Phục Sinh: chúng ta ngắm nhìn Ngài, chúng ta chạm vào Ngài, chúng ta được nuôi dưỡng bởi Ngài, và được biến đổi bởi Tình yêu của Ngài, chúng ta nhìn, chạm vào và nuôi dưỡng người khác như anh chị em. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống kinh nghiệm ân sủng này.

_________________________________________________


Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng:

Anh chị em thân mến!

Hôm qua tại Tu viện Casamari, ngài Cardon và năm bạn tử đạo, các tu sĩ Xitô của Tu viện đó, đã được tuyên phong Chân phước. Năm 1799, khi binh lính Pháp rút khỏi Naples đến cướp phá các nhà thờ và tu viện, những người môn đệ hiền lành này của Chúa Kitô đã kháng cự với lòng dũng cảm anh hùng, cho đến chết, để bảo vệ Thánh Thể khỏi sự xúc phạm. Ước mong tấm gương của họ thúc đẩy chúng ta cam kết trung thành hơn với Thiên Chúa, thậm chí có thể biến đổi xã hội và làm cho xã hội trở nên công bằng và huynh đệ hơn. Xin một tràng pháo tay cho các vị tân Chân phước!

Và đây là một điều thật buồn. Tôi đang vô cùng lo lắng theo dõi các biến cố ở một số khu vực thuộc miền đông Ukraine, là nơi trong những tháng gần đây, những vi phạm về lệnh ngừng bắn đã tăng lên gấp nhiều lần, và tôi theo dõi với lòng lo sợ về sự gia tăng các hoạt động quân sự. Tôi tha thiết mong rằng có thể tránh được sự gia tăng căng thẳng, đồng thời có thể thực hiện những cử chỉ có khả năng thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau và tiến đến hòa giải và hòa bình, điều vô cùng cần thiết và được mong đợi. Mong rằng chúng ta cũng lưu tâm đến tình trạng nhân đạo nghiêm trọng mà người dân ở đó đang phải trải qua. Tôi xin bày tỏ sự gần gũi của tôi với họ và tôi mời gọi anh chị em cùng cầu nguyện cho họ. Ave Maria….

Hôm nay tại Ý, chúng ta đang kỷ niệm Ngày Đại học Công giáo Thánh Tâm, nơi đã có một trăm năm cống hiến sự phục vụ vô cùng giá trị cho việc đào tạo các thế hệ mới. Ước mong trường tiếp tục thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình để giúp những người trẻ trở thành nhân vật chính của một tương lai đầy hy vọng. Tôi xin gửi lời chúc chân thành đến các nhân viên, ban giáo sư và sinh viên của Đại học Công giáo.

Và bây giờ cha gửi lời chào nồng ấm tới tất cả anh chị em, người dân Roma và anh chị em hành hương…, người Brazil, người Ba Lan, người Tây Ban Nha…, và cha nhìn thấy một lá cờ khác ở đằng kia. Tạ ơn Chúa, chúng ta đã có thể trở lại Quảng trường này để gặp gỡ vào Chúa nhật và ngày lễ. Cha nói với anh chị em điều này: Cha rất nhớ Quảng trường khi cha phải đọc Kinh Truyền Tin trong thư viện. Cha rất hạnh phúc, cảm tạ Chúa! Và cảm ơn sự hiện diện của anh chị em…. Cha gửi lời chúc Chúa nhật hạnh phúc đến các bạn trẻ Immacolata, các con thật giỏi…. đến tất cả anh chị em. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng. Arrivederci!

_________________________________________________


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/4/2021]


Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Ricardo Perna | Shutterstock

Marinella Bandini

17/03/21


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 29: Cơ sở đầu tiên của vương cung thánh đường giáo hoàng này có niên đại từ thời hoàng đế Constantine.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 29

Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành nằm trên mộ của Thánh Phaolô, người đã chết vì đạo ở Roma năm 67. Đây là một trong bốn đại vương cung thánh đường, hay còn gọi là vương cung thánh đường giáo hoàng, cùng với Đền Thánh Phêrô, Thánh Gioan Lateran, và Đức Bà Cả.

Thánh Phaolô chịu tử đạo tại một địa điểm khác, nơi này ngày nay là một nhà thờ khác, nhà thờ Thánh Phaolô ở Three Fountains (Ba mạch Suối); Theo truyền thống, ba mạch suối phun lên từ mặt đất tại ba vị trí mà đầu của Thánh Phaolô nảy lên khi ngài bị chém đầu.

Cơ sở đầu tiên của Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành là một nhà thờ nhỏ do hoàng đế Constantine xây dựng. Nó được mở rộng vào năm 384 bởi “ba hoàng đế” Valentinian II, Theodosius và Arcadius, và tồn tại cho đến khi bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn vào năm 1823. Nhà thờ được xây dựng lại theo phong cách tân cổ điển, trong khi vẫn trung thành với cấu trúc ban đầu.

Suốt thời gian hơn 1.300 năm, các tu sĩ Biển Đức là những người trông coi nơi này. Ngày nay, đặc sủng Biển Đức được đan xen với một đặc sủng đại kết. Trong số những sáng kiến nổi tiếng nhất của họ là Hội thảo chuyên đề Đại kết Phaolô và Tuần lễ Hiệp nhất Kitô hữu, kết thúc hàng năm vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô trở lại.

Kể từ năm 2008, bắt đầu Năm Thánh Phaolô, ngọn lửa Phaolô, do các tu sĩ thắp sáng, luôn tỏa sáng giữa Vương cung thánh đường.

Trong quá khứ, Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành là địa điểm của vòng điều tra rửa tội lần thứ ba. Tại nơi cung hiến cho vị tông đồ đã được hoán cải trên đường đi Đamát, những người tân tòng lần đầu tiên được lắng nghe lời Chúa trong một nghi thức phụng vụ được gọi là “in aperitione aurium”: theo ý nghĩa thiêng liêng là tai họ được mở ra để nghe lời hằng sống.

Cũng như Thánh Phaolô và những người tân tòng, chúng ta hãy canh tân lại hành trình hoán cải của mình.

Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. (Ga 5:24)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (bên ngoài). Cơ sở đầu tiên của vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành là một nhà thờ nhỏ do hoàng đế Constantine xây dựng. Nhà thờ được mở rộng năm 384 bởi “ba hoàng đế.”

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Tượng Thánh Phaolô đứng tại trung tâm sân trong — một sân trong có hàng cột bao quanh — phía trước vương cung thánh đường.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Trong quá khứ, vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành là địa điểm của vòng điều tra rửa tội thứ ba.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Bức tranh khảm của khải hoàn môn, còn được gọi là “Galla Placidia.” Ở giữa là Chúa Kitô và hai bên là các biểu tượng của bốn Thánh sử. Bên dưới là 24 trưởng lão, và bên dưới họ, trên nền màu xanh, là Thánh Phaolô và Thánh Phêrô.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Bàn thờ Sám hối.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Vương cung thánh đường được xây dựng bên trên mộ Thánh Phaolô, mộ ở dưới bàn thờ.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Khu nội vi của tu viện Biển Đức. Trong suốt thời gian hơn 1.300 năm, các tu sĩ Biển Đức là những người trông coi nơi này.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. “Ngọn lửa Thánh Phaolô,” được thắp sáng năm 2008 nhân dịp Năm Thánh Phaolô.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Nhà thờ Thánh Phaolô tại Ba mạch Suối, được xây dựng trên địa điểm chịu tử vì đạo của người Tông đồ Dân ngoại.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành: Một tượng đài cho sự hoán cải

Nhà thờ Thánh Phaolô tại Ba mạch Suối. Ba bàn thờ được xây trên ba vị trí mà đầu của Thánh Phaolô nảy lên, và là nơi ba mạch suối phun trào.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/4/2021]