Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Đức Giáo hoàng âm tính với Covid; được xét nghiệm sau tiếp xúc với Đức Hồng y Tagle

Đức Giáo hoàng âm tính với Covid; được xét nghiệm sau tiếp xúc với Đức Hồng y Tagle

Đức Giáo hoàng âm tính với Covid; được xét nghiệm sau tiếp xúc với Đức Hồng y Tagle

© Sabrina Fusco / ALETEIA

Pope Francis with Cardinal Tagle.

 

Kathleen N. Hattrup

15 tháng Chín, 2020


Đức Hồng y Tagle không thể thăm cha mẹ già ở quê nhà.

Theo các báo cáo, Đức Thánh Cha Phanxico một lần nữa được xét nghiệm coronavirus và cho kết quả âm tính; Đức Thánh Cha cho thấy tình trạng sức khỏe tốt. Xét nghiệm được thực hiện sau khi Đức Hồng y Luis Tagle được phát hiện dương tính với virus khi ngài trở về quê hương Philippines ngày 10 tháng Chín.

Vị hồng y 63 tuổi đã gặp gỡ Đức Thánh Cha vào ngày 29 tháng Tám.

Vatican xác nhận kết quả xét nghiệm dương tính của vị hồng y vào ngày 11 tháng Chín, nhưng nói thêm rằng hồng y “không có bất kỳ triệu chứng nào và sẽ ở trong tình trạng tự cách ly bắt buộc ở Philippines, nơi ngài đang ở.”

Đức Hồng y Tagle đã xét nghiệm âm tính tại Vatican chỉ vài ngày trước đó, vào ngày 7 tháng Chín.

Ít nhất đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha Phanxico được xét nghiệm virus corona. Trong thời gian cao điểm dịch bùng phát ở Ý vào tháng Ba, ngài đã trải qua ít nhất hai lần xét nghiệm.

Hiện tại, Đức Hồng Y Tagle sẽ không thể về thăm cha mẹ già của ngài trong chuyến thăm quê lần này; ông bà Manuel Sr. và Milagros Tagle đã ngoài 90 tuổi.

“Đức Hồng Y Chito cũng về nhà cũng là để thăm cha mẹ già của ngài ở Imus, Cavite. Bây giờ ngài không thể thực hiện điều đó vì ngài phải ở cách ly trong 14 ngày tới,” Đức Giám mục Caloocan Pablo Virgilio David, chủ tịch Hội đồng Giám mục, cho biết trong một lá thư gửi các huynh đệ giám mục ngày 12 tháng Chín.

Chito là biệt danh của hồng y.

Vị hồng y — được nhiều người cho là có thể được bầu lên ngôi giáo hoàng — tự gọi mình là OFW, tức là một “người lao động Philippines ở nước ngoài”. Giống như nhiều OFW khác, ngài hy vọng có thể gặp cha mẹ mình trong chuyến về quê.

Vị hồng y được bổ nhiệm giữ chức vụ ở Vatican vào tháng Mười Hai năm 2019, và rời vị trí tổng giám mục Manila. Ngài hiện là Tổng trưởng Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc, đồng thời là chủ tịch tổ chức bác ái của Giáo hội, Caritas Internationalis.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/9/2020]


Đức Thánh Cha: Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình, khi đối mặt với việc di cư phức tạp vào Châu u

Đức Thánh Cha: Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình, khi đối mặt với việc di cư phức tạp vào Châu  u

Copyright: Vatican Media

Đức Thánh Cha: Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình, khi đối mặt với vấn đề di cư phức tạp đến Châu Âu

Diễn từ trước dự án ‘Snapshots From the Borders,’ kêu gọi ‘tình đoàn kết cụ thể và trách nhiệm chung’

10 tháng Chín, 2020 13:02

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình …, khi đứng trước hiện tượng di cư phức tạp

Hôm nay ngày 10 tháng Chín, ngài nhấn mạnh điều này khi tiếp một phái đoàn từ dự án ‘Snapshots From the Borders’ tại Vatican.

Đức Thánh Cha: Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình, khi đối mặt với việc di cư phức tạp vào Châu  u

Snapshots From The Borders là một dự án 3 năm được đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, được điều hành bởi 35 đối tác, các nhà Chức trách địa phương vùng biên giới và các tổ chức Xã hội Dân sự.

Theo trang web, dự án nhằm mục đích “nâng cao sự hiểu biết sâu rộng đối với những người đưa ra quyết định của Châu Âu, quốc gia và địa phương, và đối với công luận về những mối tương thuộc toàn cầu quyết định các làn sóng di cư về phía những biên giới Châu Âu, trong viễn cảnh đạt được các mục tiêu SDGs ... ”

Website tiếp tục, “Đặc biệt, dự án nhằm củng cố một mạng lưới cùng cấp, tích cực giữa các thành phố để trực tiếp đối phó với những làn sóng di cư tại các biên giới EU, như là một cách để thúc đẩy sự kết hợp chính sách hiệu quả hơn ở tất cả các cấp độ (của Châu Âu, quốc gia, địa phương).”

Trong diễn từ, Đức Thánh Cha khuyến khích công việc của họ, ngài nhấn mạnh rằng “viễn cảnh di cư hiện tại thì phức tạp và thường có những thảm kịch.”

Đức Thánh Cha: Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình, khi đối mặt với việc di cư phức tạp vào Châu  u

Ngài nói thêm, “Không một ai có thể thờ ơ trước những thảm kịch của con người liên tục xảy ra trong các vùng khác nhau trên thế giới.”

Đức Thánh Cha kêu gọi “tình liên đới cụ thể và chia sẻ trách nhiệm.”

Ngài nhấn mạnh, “Chúng ta phải cùng nhau hành động, không hành động một mình.”

Dưới đây là bản dịch (ND: tiếng Anh) của ZENIT diễn từ của Đức Thánh Cha:

***

Diễn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Tôi xin chào mừng anh chị em là những người gắn bó với dự án “Snapshots from the Borders”. Tôi cảm ơn ông Salvatore Martello, Thị trưởng của đảo Lampedusa và Linosa, về những lời ông gửi đến tôi đại diện cho tất cả anh chị em. Tôi rất cảm ơn về cây thập giá tuyệt đẹp này của anh chị em mang đến, rất đặc biệt. Cảm ơn anh chị em.

Dự án của anh chị em có tầm nhìn xa. Nó thúc đẩy sự hiểu biết sâu rộng hơn về tình trạng di cư, điều đó sẽ giúp cho các xã hội Châu Âu có thái độ phản ứng nhân văn hơn và đoàn kết hơn trước thách đố của những cuộc di cư hiện tại. Mạng lưới các nhà chức trách và các tổ chức địa phương thuộc xã hội dân sự được khai sinh từ dự án này, nhằm mục tiêu góp phần tích cực cho sự phát triển của các chính sách về di trú để giải quyết vấn đề.

Viễn cảnh di cư hiện tại thì phức tạp và thường xảy ra những thảm kịch. Cần phải nghiên cứu và hiểu rõ hơn về những mối tương thuộc toàn cầu là những điều quyết định các làn sóng di cư. Thách thức rất nhiều và đặt câu hỏi cho tất cả mọi người. Không ai có thể giữ thái độ thờ ơ trước những thảm kịch của con người tiếp tục diễn ra trong nhiều vùng trên thế giới. Trong số đó chúng ta thường bị chất vấn bởi những người lấy Địa Trung hải như sân khấu kịch, một vùng biển của những biên giới, nhưng cũng là sự gặp gỡ của các nền văn hóa.

Tháng Hai năm trước, trong cuộc Họp tại Bari với các Giám mục Địa Trung hải — rất tích cực — tôi nhắc lại rằng “trong số những người ở vùng Địa Trung hải phải phấn đấu nhiều nhất là những người chạy trốn chiến tranh hoặc rời bỏ đất đai của mình để tìm một đời sống xứng đáng của con người. [...] Chúng ta đều ý thức rằng trong những bối cảnh xã hội đa dạng thì khuynh hướng thờ ơ và thậm chí là cự tuyệt đã lan rộng [...] Cộng đồng Quốc tế đã chấm dứt những can thiệp quân sự, trong khi Cộng đồng Quốc tế nên xây dựng các cơ chế bảo đảm cho những cơ hội và vị trí bình đẳng trong đó người công dân có cơ hội đảm trách ích chung [...] Đồng thời, chúng ta không chấp nhận được rằng một người tìm kiếm hy vọng bằng đường biển lại chết mà không nhận được sự cứu giúp [...] Chắc chắn, lòng hiếu khách và sự hòa hợp thích đáng là những giai đoạn của một quá trình không dễ dàng; tuy nhiên, không thể hình dung nổi lại có thể giải quyết điều đó bằng cách dựng lên những bức tường” (Diễn từ, 23 tháng Hai, 2020).

Đứng trước thách thức này, rõ ràng không thể thiếu được tình đoàn kết cụ thể và trách nhiệm chung, ở cấp quốc gia cũng như quốc tế. “Đại dịch hiện nay đã làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta trở nên rõ ràng: tất cả chúng ta đều được liên kết với nhau, dù là xấu hay tốt” (Tiếp Kiến chung, 2 tháng Chín năm 2020). Chúng ta cần phải cùng nhau hành động, không hành động một mình.

Điều cần thiết là phải thay đổi cách nhìn và cách tường thuật vấn đề di cư: đó là vấn đề phải đặt con người, đặt những khuôn mặt và câu chuyện vào trung tâm. Vì vậy, hãy chú ý đến tầm quan trọng của các dự án, chẳng hạn như dự án của anh chị em thúc đẩy, tìm cách đề xuất những cách tiếp cận khác nhau, lấy cảm hứng từ văn hóa gặp gỡ, đó là con đường dẫn đến chủ nghĩa nhân văn mới. Và khi tôi nói “chủ nghĩa nhân văn mới”, tôi không có ý nói nó chỉ là một triết lý sống, mà còn là tinh thần, là phong cách ứng xử.

Cư dân của các thành phố và lãnh thổ biên giới — các xã hội, các cộng đồng, các Giáo hội — được kêu gọi trở thành những tác nhân đầu tiên của bước ngoặt này, nhờ những cơ hội gặp gỡ liên tục mà lịch sử mang lại cho họ. Những biên giới, từng được coi là ranh giới của sự phân chia, thay vì vậy có thể trở thành “những cửa sổ”, là những khu vực hiểu biết lẫn nhau, làm phong phú cho nhau, hiệp nhất trong sự đa dạng; chúng có thể trở thành nơi trải nghiệm các mô hình để vượt qua những khó khăn mà những người mới đến gặp phải đối với cộng đồng bản địa.

Tôi động viên anh chị em tiếp tục cùng nhau làm việc vì văn hóa gặp gỡ và tình liên đới. Xin Chúa chúc phúc cho những nỗ lực của anh chị em trong mối liên hệ này, và Đức Mẹ bảo vệ anh chị em và những người mà anh chị em làm việc cho họ. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa ban phúc lành cho tất cả anh chị em, cho công việc và những cố gắng của anh chị em để tiến bước theo hướng này. Cảm ơn anh chị em.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/9/2020]