Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Chuyến tông du đến Ai cập đã được xác nhận

Chuyến tông du đến Ai cập đã được xác nhận

Chuyến tông du đến Ai cập đã được xác nhận
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp Đức Giáo Chủ Coptic, Tawadros II tại Vatican năm 2013. Tháng Tư này, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ sang Ai-cập trong chuyến thăm mục vụ thứ 18 ngoài nước Ý. - ANSA
18/03/2017 12:20
(Vatican Radio) Một thông báo từ ông Greg Burke, Giám đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxico sẽ thăm Ai-cập cuối tháng Tư này.
Sau đây là toàn văn của thông báo của ông Greg Burke: “Đáp lại lời mời của Tổng Thống nước Cộng hòa, các Giám mục của Giáo hội Công giáo, Đức Giáo Chủ Tawadros II và Đức Grand Imam của Đền thờ Al Azhar, Sheikh Ahmed Mohamed el-Tayyib, Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ thực hiện chuyến Tông du đến nước Cộng hòa Ả-rập Ai-cập từ ngày 28 đến 29 tháng Tư năm 2017, đến thăm thành phố Cairo. Chương trình của chuyến viếng thăm sẽ sớm được công bố.”
Chuyến Tông du đến Ai-cập sẽ là chuyến thăm mục vụ thứ 18 của Đức Thánh Cha Phanxico ra ngoài nước Ý.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/03/2017]



Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các thành viên Hội Bác Ái Quốc Tế (AIC)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các thành viên Hội Bác Ái Quốc Tế (AIC)

‘Một đời sống đức tin, một đời sống kết hiệp với Đức Ki-tô cho phép chúng ta nhận thức được thực tại của con người, phẩm giá duy nhất của con người, chứ không phải như một thực tại giới hạn của sản phẩm vật chất, của các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị, nhưng nhìn nhận con người như một tạo vật được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, như là một người anh em hay chị em, như một tha nhân mà chúng ta phải có trách nhiệm.’
15 tháng Ba, 2017
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các thành viên Hội Bác Ái Quốc Tế (AIC)
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Zenit sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxico gửi các thành viên của Hội Bác Ái Quốc Tế (AIC), nhân dịp 400 năm thành lập của hội:
* * *
Sứ điệp của Đức Thánh Cha
Trong năm 2017 này, anh chị em kỷ niệm 400 năm Tình Huynh Đệ Bác Ái đầu tiên, được thành lập bởi Thánh Vinh Sơn Phao-lô tại Chatillon. Thật là một sự vui mừng khi tôi được hiệp nhất với anh chị em trong tinh thần để mừng lễ kỷ niệm này và tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc tuyệt đẹp của anh chị em để tiếp tục sứ mạng cống hiến một chứng tá đích thực của lòng thương xót Chúa cho những người nghèo nhất. Nguyện xin dịp lễ kỷ niệm này trở nên một cơ hội để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những ân ban của Người và mở lòng ra trước những kỳ công của Người, để nhận thức được những con đường mới, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần, để sự phục vụ bác ái của anh chị em trổ sinh nhiều hoa trái hơn bao giờ hết!
Những Công việc Bác ái được sinh ra từ lòng nhân hậu và sự thương xót của trái tim của Đức Vinh Sơn dành cho người nghèo, thường bị gạt ra ngoài lề và bị bỏ rơi ở miền quê và trong các thành phố. Hành động của ngài dành cho và cùng với họ ngụ ý phản ánh lại lòng nhân lành của Thiên Chúa dành cho tạo vật của Người. Ngài nhìn thấy người nghèo như là những người đại diện của Chúa Giê-su Ki-tô, như là những thành viên của Thân Thể Đau Khổ của Người; cũng thế ngài nhận ra rằng người nghèo được kêu gọi để xây dựng Giáo hội và ngược lại họ hoán cải chúng ta.
Noi theo Thánh Vinh Sơn Phao-lô, ngài trao phó công việc chăm sóc người nghèo của ngài cho giáo dân, và đặc biệt hơn là cho phụ nữ, hiệp hội của anh chị em mong muốn thúc đẩy sự phát triển cho những người ít được đặc quyền và làm giảm bớt đi những cái nghèo của họ, nghèo vật chất, thể xác, đạo đức và tinh thần. Và chính trong sự Quan phòng của Thiên Chúa mà quỹ dành cho sự cam kết này được thành lập. Đâu là Sự Quan Phòng nếu không phải là tình yêu của Thiên Chúa hoạt động trong thế giới và kêu gọi sự cộng tác của chúng ta? Hôm nay tôi một lần nữa khuyến khích anh chị em đồng hành trọn vẹn với con người, đặt sự chú ý đặc biệt vào những hoàn cảnh sự sống mong manh của vô vàn phụ nữ và trẻ em. Một đời sống đức tin, một đời sống kết hiệp với Đức Ki-tô cho phép chúng ta nhận thức được thực tại của con người, phẩm giá duy nhất của con người, chứ không phải như một thực tại giới hạn của sản phẩm vật chất, của các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị, nhưng nhìn con người như một tạo vật được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, như là một người anh em hay chị em, như một tha nhân mà chúng ta phải có trách nhiệm. “Nhìn thấy” những cái nghèo này và đưa bản thân lại gần, chỉ theo đuổi những ý tưởng vĩ đại là chưa đủ nhưng là sống mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm quá gần gũi với Thánh Vinh Sơn Phao-lô, mầu nhiệm của Thiên Chúa đã hạ mình xuống trở thành con người, Người sống ở giữa chúng ta và đã chết “để nâng con người lên và giải thoát họ.” Đây không chỉ là những lời nói đẹp, vì “chính đó là hành động của Thiên Chúa.” Đó là hiện thực mà chúng ta được kêu gọi để sống trong Giáo hội. Đó là lý do tại sao sự thăng tiến con người, sự giải phóng đích thực cho con người sẽ không tồn tại nếu không có việc loan báo Tin Mừng “vì khía cạnh cao cả nhất của nhân phẩm được tìm thấy trong ơn gọi của con người hiệp thông với Thiên Chúa.”
Trong Sắc lệnh công bố khai mạc Năm Thánh, tôi bày tỏ mong muốn rằng “những năm tiếp theo cũng sẽ thấm đẫm lòng thương xót để tiến đến sự gặp gỡ nhau bằng cách mang đến cho tha nhân sự tốt lành và nhân hậu của Thiên Chúa” (c. 5)! Tôi mời gọi anh chị em đi theo con đường này. Sự trung tín của Giáo hội thể hiện qua tình yêu thương xót và trắc ẩn để mở ra những hy vọng. Sự trung tín này cũng thể hiện qua chứng tá riêng của anh chị em: nó không chỉ là việc gặp gỡ với Đức Ki-tô trong người nghèo, nhưng còn là người nghèo nhận biết được Đức Ki-tô trong anh em và trong hành động của anh em. Có nguồn cội từ sự trải nghiệm riêng với Đức Ki-tô, anh chị em cũng sẽ cống hiến cho một “văn hóa thương xót” làm canh tân sâu sắc những tâm hồn và mở ra một thực tại mới.
Cuối cùng, tôi mời gọi anh chị em chiêm ngắm hồng ân siêu việt của Thánh Louise de Marillac, người mà Đức Vinh Sơn trao phó cho quyền lãnh đạo và cộng tác với Nhóm Bác ái, và tìm thấy nơi ngài sự cao thượng và tinh tế của lòng thương xót không bao giờ làm hạ thấp giá trị một ai nhưng ngược lại vực dậy, trao lại lòng can đảm và hy vọng.
Phó thác anh chị em trong sự cầu bầu của Mẹ Maria Đồng trinh, cũng như dưới sự bảo trợ của Thánh Vinh Sơn Phao-lô và của Thánh Louise de Marillac, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi!
Từ Vatican, 22 tháng Hai, 2017
FRANCIS
[Văn bản gốc: tiếng Pháp]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/03/2017]


Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico

Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico
Theo các chuyên gia tại một sự kiện của Phái Bộ Tòa Thánh, những phong trào hòa bình thành công nhiều hơn những cuộc nổi dậy bạo lực.
Đáp lời lại cho sứ điệp ngày 1 tháng Một của Đức Thánh Cha Phanxico cho Ngày Thế Giới Hòa Bình thứ 50, các chuyên gia về xây dựng hòa bình và kiến tạo hòa bình toàn cầu kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra những con đường sáng tạo và thiết thực để giải quyết xung đột theo cách bất bạo động tại một sự kiện ngày 2 tháng Ba có chủ đề Bất Bạo Động: Một Đường Lối Chính Trị vì Hòa Bình.
Sự kiện được tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và được tài trợ bởi Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ, cùng với Văn Phòng Maryknoll về Các Vấn Đề Quốc Tế, Phong Trào Pax Christi Quốc Tế và Tổ Chức Sáng Kiến Bất Bạo Động Công giáo.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ, nêu bật những điểm then chốt Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra trong Sứ Điệp, trong đó ngài kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo và mọi người dân đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng hòa bình.
Cùng với lời kêu gọi giảm trừ quân bị, cấm và hủy bỏ những loại vũ khí nguyên tử, Đức Thánh Cha “mạnh mẽ phản đối ý tưởng hoang đường rằng chỉ có thể giải quyết những xung đột quốc tế bằng những sức mạnh ngăn chặn và hủy diệt,” Đức Tổng Giám Mục Auza nói.
“Chống lại bạo lực bằng bạo lực là cách tốt nhất dẫn đến … đau khổ tột cùng” và, tệ nhất dẫn đến những cái chết về tinh thần và thể xác của vô số người — và thậm chi có thể dẫn đến tự tuyệt chủng,” Đức Thánh Cha nói trong Sứ điệp.
Đức Tổng Giám mục Auza nói xây dựng hòa bình tích cực đòi hỏi phải đối mặt với những sự khác biệt trong tinh thần xây dựng, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các xung đột, và bao dung và hội nhập tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực và xung đột.
Gerry Lee, Giám đốc Văn phòng Maryknoll về các Vấn Đề Quốc Tế, qua dữ liệu từ thực tế đã vạch trần ý nghĩ hoang đường rằng tính bất bạo động là phi thực tế để đối lại với chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố mà thế giới ngày nay đang đối mặt.
“Sự thật với những bằng chứng từ thực tế rất mạnh mẽ về ưu thế tốt hơn của tính bất bạo động tích cực,” ông Lee nói, dẫn chứng nghiên cứu của Erica Chenoweth và Maria J. Stephan đã thu thập chứng cứ thực tế về những chiến dịch bất bạo động và bạo động trên toàn thế giới từ năm 1990.
Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng từ năm 1990-2016, những chiến dịch bất bạo động, trong đó có sự tẩy chay, đình công, bất hợp tác, biểu tình số đông, có khả năng thành công lớn gấp đôi những cuộc nổi dậy bạo động. Nghiên cứu cũng tiết lộ 75 phần trăm tỷ lệ thất bại của những cuộc nổi dậy bạo động trong một khoảng thời gian, trong khi đa phần những chiến dịch bất bạo động lại thành công.
Một trong những lý do của tỷ lệ thành công cao hơn, ông nói, là những chiến dịch bất bạo động có thể huy động một lực lượng đông đảo người thuộc tất cả mọi nền tảng và tình trạng thể xác, trong đó có người già, người khuyết tật, và trẻ em, đề cập đến phong trào Cách Mạng Quyền Lực Nhân Dân (Power People) ở Philippines từ năm 1983 đến 1986 là một ví dụ.
“Trong khi nhiều ngàn người trẻ hầu hết là thanh niên ở vùng quê chiến đấu chống lại Marcos trong nhiều năm trong cuộc chiến tranh du kích bất thành, ông ta đã có thể tiêu diệt họ một cách tàn nhẫn bằng cách tách họ ra khỏi dân chúng Philippine,” ông Lee nói. “Trong khi ngược lại một phong trào khổng lồ gồm công nhân, người nghèo thành phố, sinh viên, các nhóm phụ nữ, cộng đồng doanh nghiệp, và Giáo hội Công giáo liên hiệp chống lại, họ đã có thể huy động trên 2 triệu người dần dần làm hao mòn nền tảng ủng hộ ông trong quân đội và cộng đồng doanh nghiệp.”
Trong trường hợp các chiến dịch bất bạo động thất bại, nghiên cứu cho thấy lý do không phải do thiếu lực lượng nhưng thực ra do sự mất đoàn kết bên trong và không có khả năng tạo ra một mạng lưới mạnh mẽ và liên kết.
“Một chiến dịch điều hành yếu kém, thiếu đoàn kết sẽ thất bại bất kể là bạo động hay bất bạo động,” ông Lee nói.
Marie Dennis, đồng chủ tịch của Phong trào Pax Christi Quốc Tế, nói cần có thêm nhiều sự đầu tư về tri thức và tài chính để phát triển những sự triển khai bất bạo động hiệu quả cho việc xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình.
“Liên tục từ năm 1945 LHQ đã phải đối mặt với một thách thức khổng lồ, đương đầu với những tình hình phức tạp và nguy hiểm với những chiến lược bất bạo động thiếu cấp vốn và thiếu sự phát triển,” bà nói. “Tại thời điểm có khủng hoảng – ở Aleppo hay Mosel, Rwanda hay vùng Balkans, Philippines, Haiti hay Nam Sudan — chúng ta có thời gian để một lần nữa mở ra hộp dụng cụ tương đương với sức mạnh quân sự, nhưng với mức đầu tư ít hơn nhiều qua những công cụ của sự bất bạo động tích cực.”
Tiến sĩ Maryann Cusimano Love, Phó Giáo Sư khoa Quan Hệ Quốc tế tại Đại học Công giáo Hoa kỳ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái kiến thiết các cộng đồng sau xung đột, đặc biệt qua sự tham gia, tái xây dựng những mối quan hệ bình đẳng, lấy lại trật tự, tái xây dựng, hòa giải giữa các bên tham chiến, và những giải pháp bền vững.
“Điều này có nghĩa là sửa chữa lại, không chỉ nhà cửa và các cây cầu nhưng còn là cơ sở hạ tầng con người, tâm hồn con người,” bà Love nói. “Chúng ta phải nhớ rằng tất cả mọi cuộc chiến rồi kết thúc, hoặc chúng kết thúc tốt đẹp hoặc tồi tệ tùy thuộc vào chúng ta và chúng ta có xây dựng được một nền hòa bình dài lâu hay không.”
Tiến sĩ Rima Saleh, cựu Phó Giám đốc Điều hành của UNICEF, nói rằng gìn giữ hòa bình chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi các cộng đồng mà nó hỗ trợ được trao quyền để là những chủ nhân của sự thay đổi trong việc ngăn chặn bạo lực và lấy lại hòa bình, và nhìn thấy sự thành công cụ thể qua việc giáo dục.
“Ở Tây Phi chúng tôi tập trung những binh lính trẻ em và đưa các em hội nhập trở lại với xã hội, và chúng tôi có những chiến dịch Trở Lại Trường Học và những chương trình giúp các em được chữa lành và tái hội nhập lại với xã hội của các em.”
Cha Francisco de Roux Chương Trình Phát Triển và Hòa Bình ở Vùng Magdalena của Colombia, đã giành được Giải Thưởng Hòa Bình Quốc Gia  Colombia năm 2001.  Cha de Roux chia sẻ những câu chuyện riêng của cha tại chính Colombia, trong đó nhóm của ngài liên tục gắn kết vào sự đối thoại làm trung gian hòa giải giữa các bên bán quân sự, du kích quân FARC, và quân đội Colombia, thuyết phục mỗi bên tôn trọng giá trị sự sống con người, đặc biệt của người dân.
“Những hoạt động bất bạo động không phải là phi thực tế,” cha nói. Nhưng, ngài nói thêm, “chúng ta sẽ không bao giờ có an toàn và an ninh từ các loại vũ khí.”
Để xem sự kiện trọn vẹn trên kênh truyền hình Web TV của LHQ, xin bấm vào đây.
Các chuyên gia nghiên cứu, thúc đẩy và ủng hộ sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxico

[Nguồn: holyseemission]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/03/2017]