Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Văn phòng Báo chí Tòa thánh khẳng định sự lo lắng của Đức Thánh Cha đối với tình hình Bắc Hàn

Văn phòng Báo chí Tòa thánh khẳng định sự lo lắng của Đức Thánh Cha đối với tình hình Bắc Hàn

Greg Burke, Director of Holy See Press Office - RV
Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh - RV
27/09/2016 19:15
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico lo lắng về những căng thẳng liên tục nhắm vào tình hình ở Bắc Hàn.
Trả lời cho câu hỏi về tình hình rất mong manh ở Bán đảo Triều Tiên, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Greg Burke nói hôm thứ Ba: “Tôi có thể khẳng định rằng sự lo lắng của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh về những căng thẳng liên tục trong khu vực vì những vụ thử vũ khí nguyên tử được thực hiện bởi Bắc Hàn, được lặp lại hôm nay bởi Đức ông Antoine Camilleri, Phó Tổng thư ký Phòng Quan hệ các Chính phủ của Tòa Thánh, nói tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)."

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/09/2016]



Từ vô gia cư đến gặp gỡ Đức Thánh Cha – một câu chuyện đầy động lực

Từ vô gia cư đến gặp gỡ Đức Thánh Cha – một câu chuyện đầy động lực

Shyla Montoya with Pope Francis. Photo courtesy of Tanya Cangelosi.

Shyla Montoya với Đức Thánh Cha Phanxico. Ảnh của Tanya Cangelosi.

Vatican City, 27 tháng 9, 2016 / 04:33 pm (CNA/EWTN News).- Tanya Cangelosi không bao giờ hình dung ra rằng một ngày nào đó cô đưa những người vô gia cư đi hành hương đến Roma. Và Shyla Montoya không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó cô có chuyến hành hương đến Roma.
Nhưng đầu tháng này, đó là điều họ đã làm. Và còn gì nữa, hai người thậm chí có thể gặp gỡ Đức Thánh Cha.
Hôm 7 tháng 9 tại Quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha Phanxico đã dừng lại để nói chuyện với hai cô gái sau buổi Triều yết Thứ Tư bình thường của ngài. Cangelosi, bắt đầu sứ vụ vô gia cư riêng của cô ở Denver, dâng cho ngài một bức ảnh ghép cô làm bằng những tấm ảnh của “những đứa trẻ vô gia cư của chúng tôi,” như tên cô gọi chúng.
Đức Thánh Cha Phanxico giữ bức ảnh: “ngài không bỏ xuống, ngài thực sự nhìn chăm chú vào nó,” Cangelosi nói.
Montoya là người thứ ba từ cộng đoàn vô gia cư được chọn đi hành hương đến Roma qua Những Sứ vụ Vô gia cư Denver (DHM - Denver Homeless Ministries). Sứ vụ đầu tiên là Clarissa “Glitterbear” Salazar năm 2014 và lần thứ hai là Derrick Yearout – được gọi là “Cây” trên các đường phố.
Việc mà cô sẽ đưa người vô gia cư đi hành hương về Roma là “điều xa vời nhất trong suy nghĩ của tôi,” Cangelosi nói với CNA.
Là một tổ chức cam kết tạo ra ý thức về người vô gia cư ở cộng đồng Denver và đưa ra những cơ hội để phục vụ họ vừa bình đẳng vừa như bạn bè, DHM biến chuyến hành hương thành một cách để khơi gợi cho những người tham gia làm cho đời sống họ tốt hơn.
Tuy nhiên, theo Cangelosi, hiệu quả của chuyến đi không phải luôn được nhìn thấy. “Có thể mọi việc không thể tạo ra được điều gì khác biệt ngay trong 3 hay 4 năm đầu,” cô nói. Đôi lúc cần phải có thời gian để có kết quả, và điều đó là đương nhiên.
“Đó là điều khó khăn nhất tôi đã từng làm trong đời,” cô nói. “Tôi chỉ làm những gì Thiên Chúa đòi hỏi tôi làm.”
Montoya, 22 tuổi, nói rằng cô rất vui được gặp Đức Thánh Cha, và điều đó là cho chính cô, chuyến đi đến Roma không phải là cho cô. Cô đăng lên mạng xã hội những bức ảnh trong suốt chuyến hành hương cho tất cả bạn bè của cô – những người mà cô gọi là “gia đình” đường phố của mình – sau khi trở về ở Denver, Colorado.
Chuyến đi “không phải chỉ cho tôi,” Montoya nói. “Điều đó rất quan trọng đối với tôi. Tôi sẽ đưa tất cả mọi người đi theo nếu tôi có cơ hội.”
Lớn lên, Montoya không bao giờ biết mặt cha của cô, và phải chuyển qua chuyển lại lúc sống với mẹ đẻ của cô, lúc sống với ông bà cố của cô cho đến 6 tuổi thì mẹ cô mất. Sau đó cô được ông bà cố nuôi.
Khi cô lên 14, ông cố của cô chết, và trái tim cô tan vỡ, cô trốn khỏi nhà. Cô sống trong một nhà cho nhóm trẻ trong một thời gian. Cuối cùng, khi cô muốn trở về nhà, cô không được phép vì tuổi tác của bà cố của cô. Vì thế cô được đưa vào hệ thống chăm sóc con nuôi.
Cuối cùng cô lại trốn đi và ngủ lang thang nay nhà nay mai nhà khác cho tới khi quay lại sống trong nhà cho nhóm trẻ. Cô liên lạc lại với gia đình, và bà cố của cô – người mà cô gọi là “mama” – và được khuyến khích trở lại trường.
Nhưng khi cô 18 tuổi và bà cố chết, cô, nói theo từ ngữ riêng của cô, “trở lại đường cũ,” không đi học, và rơi vào “sự khủng hoảng.”
“Tôi bắt đầu ăn trộm. Cuối cùng, một lần nữa tôi mất tất cả. Tôi vẫn còn căn hộ, nhưng tôi không biết làm gì để sinh tồn,” cô viết trong một báo cáo trước chuyến hành hương đến Roma.
“Chiến đấu để có thức ăn và quần áo, và uống rượu rất nhiều, tôi đã bị rơi vào lầm lạc. Nhưng có điều gì đó đánh động tôi. Tôi nghĩ đó là Chúa Thánh Thần. Một điều gì đó làm tôi hoàn toàn dừng lại tất cả những việc xấu mà tôi đang làm.”
“Tôi bắt đầu quay trở lại trường. Từng bước từng bước, tôi nhặt mọi thứ lên, từng cái từng cái một.”
Montoya, bây giờ 22 tuổi, có một căn hộ và nói rằng cô rất yêu công việc tại cửa hàng bánh quy Auntie Anne. Bắt đầu năm tới, cô dự định học ngành xã hội tại một đại học ở New York qua một chương trình giúp chi trả cho giáo dục bậc cao hơn cho những người sống trong trung tâm chăm sóc trẻ con nuôi.
Cô nói cô đã ước mơ sống ở New York từ khi còn bé. Còn việc đi sang Roma “chưa bao giờ thoáng qua trong đầu tôi.”
“Không ngày nào trôi qua mà tôi không hồi tưởng về quá khứ,” cô nói. “Với từng khó khăn tôi phải đối mặt và tôi đang đối mặt hôm nay, tôi không có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Tôi luôn có nụ cười trên mặt, và ít khi tôi nghĩ rằng mọi việc xảy ra không có lý do của nó.”
Bất kể những thử thách cho chuyến hành hương đến Roma năm nay, Cangelosi nói rằng Thiên Chúa “đang gọi tôi để thực hiện lại lần nữa trong năm tới.”
Đồng thời, Montoya nói rằng cô rất trân trọng những trải nghiệm mà cô đã có trong cuộc sống, chỉ vì cô đã học được từ chúng. Mọi việc “hoàn toàn làm tôi mở mắt ra và trân trọng cuộc sống và tất cả mọi người đang đi trên đời,” cô nói.
“Cho dù có lúc tôi có thể không thích họ, tôi vẫn luôn tự nhắc mình rằng bầu trờ không phải là giới hạn vì vẫn có dấu chân người trên mặt trăng.”
[Nguồn:  catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/09/2016]



Đức Thánh Cha: vượt qua nỗi cô đơn tâm hồn bằng cầu nguyện, không phải bằng thuốc ngủ hay rượu

Đức Thánh Cha: vượt qua nỗi cô đơn tâm hồn bằng cầu nguyện, không phải bằng thuốc ngủ hay rượu

Pope Francis during Mass in the Santa Marta chapel - EPA
Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh lễ tại nguyện đường Santa Marta chapel - EPA
27/09/2016 12:39
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng sự thinh lặng và cầu nguyện là con đường để vượt qua được những thời khắc đen tối nhất, hơn là dùng đến các loại thuốc hay rượu để thoát khỏi những đau buồn của chúng ta. Lời nhận xét của ngài trong bài giảng của Thánh lễ sáng nay Thứ ba tại nhà nguyện Santa Marta.
Lấy ý từ bài đọc Một trong ngày kể việc ông Gióp sống trong sự cô đơn tâm hồn và đã trút những nỗi buồn phiền của ông lên trước nhan Chúa, bài giảng của Đức Thánh Cha tập trung vào những thời khắc đen tối này của tình trạng cô đơn tâm hồn mà tất cả chúng ta có lúc nào đó phải trải qua và đưa ra cách để chúng ta có thể vượt qua. Ngài nói cho dù Gióp gặp khó khăn rất lớn và bị mất tất cả nhưng ông không nguyền rủa Thiên Chúa mà sự bộc lộ bùng phát của ông chỉ là cách của “một đứa con trước mặt người cha.”
Tất cả chúng ta rồi ai cũng phải trải qua bóng tối tâm hồn
“Sự cô đơn tâm hồn là điều chắc chắn xảy ra cho tất cả chúng ta: nó có thể mạnh hơn hay yếu hơn … nhưng cảm giác bóng tối của tâm hồn đó, của sự thất vọng, của sự bất tín, thiếu động lực sống, không nhìn thấy được điểm cuối của đường hầm, với quá nhiều lo âu trong tâm hồn và trong ý nghĩ … Sự cô đơn tâm hồn làm chúng ta cảm thấy như linh hồn chúng ta bị đè bẹp, chúng ta không thể thành công, chúng ta không thể thành công và chúng ta cũng không muốn sống: “Cái chết là tốt hơn!” Đây là sự bộc lộ của Gióp. Chết thì tốt hơn sống như vầy. Chúng ta cần phải hiểu rằng khi tâm hồn chúng ta trong tình trạng buồn chung chung như vậy chúng ta cảm thấy khó thở: Điều này xảy ra cho tất cả chúng ta … hoặc mạnh hoặc không … cho tất cả chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu những gì đang diễn ra trong lòng mình.”
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục đưa ra câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì khi chúng ta trải qua những thời khắc đen tối này, nó có thể là một thảm kịch gia đình, một căn bệnh, một điều gì đó đè nặng lên chúng ta?” Dẫn chứng một số người sử dụng thuốc ngủ để giúp họ tống khức các vấn đề hay uống một, hai, ba hay bốn ly,’ ngài cảnh báo rằng những biện pháp này “chẳng giúp được gì.” Thay vì vậy, phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy cách để đối phó với sự cô đơn tâm hồn này, “khi chúng ta thấy chán nản, buồn phiền và mất hy vọng.”
Đức Thánh Cha nói con đường thoát ra khỏi tình trạng này là cầu nguyện, cầu nguyện lớn tiếng, giống như ông Gióp làm, ngày và đêm cho đến khi nào Chúa lắng nghe.
“Nó là một lời cầu nguyện để gõ cửa nhưng phải bằng sức mạnh! ‘Lạy Chúa, linh hồn con đã quá chán ngán với những khó khăn. Đời sống con gần đến Hỏa ngục rồi. Con nằm trong số những người rơi xuống hố; con là người không còn sức mạnh.’ Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy như vậy, không còn sức mạnh? Và đây là cách cầu nguyện. Chính Thiên Chúa đã dạy chúng ta cách cầu nguyện trong những thời khắc kinh khủng này. ‘Lạy Chúa, Người đã đưa con vào đáy của cái hố này. Trên vai con, cơn giận của Người quá nặng. Xin cho lời cầu của con được đến trước nhan Người, lạy Chúa.’ Đây là lời cầu nguyện và đây là cách chúng ta nên cầu nguyện trong những thời khắc đen tối nhất, kinh khủng nhất, trống trải nhất và tan vỡ nhất đang thực sự đè nén chúng ta. Đây là một lời cầu nguyện chân thành. Và nó cũng là cách bộc phát giống như ông Gióp đã làm với những đứa con. Giống như một đứa con.”
Thinh lặng, gần gũi và cầu nguyện là cách giúp cho những ai đang đau khổ
Tầm quan trọng của sự thinh lặng, gần gũi và dùng lời cầu nguyện được Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh, ngài nói rằng đó cũng là cách đúng đắn cho bạn bè cư xử khi đối mặt với những người đang trải qua thời kỳ đen tối, những lời cảnh báo hay thuyết giáo lúc này có thể gây hại.
“Trước hết, chúng ta phải nhận biết những thời khắc cô đơn tâm hồn này trong chính chúng ta, khi chúng ta đang trong bóng tối, không còn hy vọng và tự hỏi tại sao. Thứ hai, chúng ta phải cầu nguyện với Thiên Chúa như bài đọc hôm nay trong Thánh vịnh 87 dạy chúng ta cách cầu nguyện trong những thời khắc đen tối. ‘Xin cho lời nguyện của chúng con đến trước nhan Chúa, lạy Chúa.’ Thứ ba, khi tôi đến gần một người đang đau khổ, bất kể vì bệnh tật, hay bất kỳ sự đau khổ nào khác và ai đang trải qua một cảm giác về sự cô đơn, chúng ta phải thinh lặng: nhưng một sự thinh lặng với tình yêu, sự gần gũi và quan tâm. Và chúng ta không được đưa ra những bài thuyết lý mà cuối cùng chẳng giúp được gì và có khi còn gây hại.”
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ba ơn này: ơn nhận biết sự cô đơn tâm hồn, ơn biết cầu nguyện khi chúng ta bị khổ sở với cảm giác cô đơn tâm hồn và ơn biết gần gũi với những người đang trải qua những khoảng thời gian buồn và cô đơn tâm hồn.”

Lễ kính thánh Vinh-xen-tê de Paul, Linh mục

Bài đọc 1 Gióp 3:1-3, 11-17, 20-23

Sau cùng, ông Gióp mở miệng nguyền rủa ngày ông chào đời. Ông Gióp lên tiếng nói:
Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời,
cũng như đêm đã báo:
"Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!
Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời,
không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ?

Sao lại có hai đầu gối đỡ lấy tôi, có đôi vú cho tôi bú mớm?
Chẳng vậy thì giờ đây tôi đã nằm xuống yên hàn,
đã an giấc nghỉ ngơi cùng các bậc vương hầu khanh tướng
đã xây lăng xây mộ cho mình, hay những bậc thủ lãnh vàng bạc chất đầy nhà.
Chẳng vậy thì giờ đây tôi đã không hiện hữu,
khác nào thai nhi chết yểu bị đem chôn,
hay trẻ sơ sinh không nhìn thấy ánh sáng.
Sao Người lại ban ánh sáng cho kẻ khốn cùng,
ban sự sống cho ai nuốt cay ngậm đắng?
Họ là những người mong chết mà không được,
tìm cái chết hơn cả tìm kho báu.
Họ phấn khởi mừng vui, hân hoan vì tìm thấy phần mộ.
Sao lại ban ánh sáng và sự sống cho kẻ chẳng biết mình đi đâu,
cho kẻ bị Thiên Chúa giam hãm tư bề?

Gospel LK 9:51-56

Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? " Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/09/2016]