Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

5 truyền thống đẹp của Giáng sinh và nguồn gốc của chúng

5 truyền thống đẹp của Giáng sinh và nguồn gốc của chúng

5 truyền thống đẹp của Giáng sinh và nguồn gốc của chúng

Shutterstock

Edifa

18/12/20

Chúng ta cùng sơ lược qua tất cả những truyền thống này, mà có thể chúng ta không biết được nguồn gốc của chúng.

Hàng năm có rất nhiều cây thường xanh, khúc gỗ, vòng hoa lá và cảnh Chúa Giáng sinh. Tuy nhiên, một số truyền thống Giáng sinh có ý nghĩa thiêng liêng. Được ghép vào với các lễ hội ngoại giáo đã có từ trước hoặc đơn giản là do lòng mộ đạo bình dân sáng tạo ra, những truyền thống này cho phép chúng ta đi vào mầu nhiệm Giáng sinh.

Ánh sáng: Vinh danh Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi bóng tối


Ngày 25 tháng Mười Hai, ngày người Kitô Giáo Roma kỷ niệm sinh nhật của Đức Kitô, được xem như lễ hội ánh sáng của người ngoại giáo tổ chức vào ngày đông chí: sự tái sinh của thần mặt trời bất bại, Sol Invictus. Nó tương ứng với thời điểm khi ngày bắt đầu dài hơn. Người Kitô giáo đã dựng một vở kịch về điều này, kỷ niệm sự ra đời của Con Thiên Chúa Tối cao, “Ánh sáng của thế gian”, “Mặt trời của công lý”. Thắp nến và đèn lồng, đặc biệt trong đêm Giáng sinh, là một sự tôn vinh Đấng chiến thắng bóng tối.

Cảnh Giáng sinh: ban đầu là người thật

5 truyền thống đẹp của Giáng sinh và nguồn gốc của chúng© PixelDarkroom - Shutterstock

Những bức tranh và tác phẩm điêu khắc về cảnh Chúa giáng sinh đã phổ biến vào thời Trung cổ, vì câu chuyện Giáng sinh được tôn sùng theo lòng đạo đức bình dân. Những vở kịch về mầu nhiệm được diễn trong các nhà thờ về chủ đề Chúa Giáng sinh và sự thờ lạy của các Đạo sĩ rõ ràng đã ảnh hưởng đến Thánh Phanxicô Assisi. Cảnh Chúa Giáng sinh sống động đầu tiên vào một đêm Giáng sinh năm 1223 ở làng Greccio là của ngài.

Dần dần, các vai diễn sống được thay thế bằng những cảnh tĩnh. Đôi khi họ tạo cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật. Các nghệ sĩ người Ý nổi bật trong thế kỷ 18 với những tranh vẽ với kích thước bằng người thật và đầy màu sắc. Sau đó, sự yêu thích cảnh Chúa Giáng sinh lan rộng khắp Châu Âu. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực, đều có những cách thể hiện truyền thống riêng của mình, ở mức độ chi tiết hoặc đơn giản khác nhau. Số lượng nhân vật cứ thế nhân lên, và mỗi giáo xứ, mỗi nhà đều có. Người Kitô hữu cầu nguyện trước những cảnh bài trí này về Mầu nhiệm Nhập thể.

Cây thông (linh sam): một truyền thống gần đây


Chắc chắn phải có. Ai lại không nhớ về những cây thông Noel thời thơ ấu của mình? Luôn mãi xanh, ngay cả trong giữa mùa đông, cây linh sam là biểu tượng của sự sống trong khi những cây khác dường như đã chết. Người xưa luôn sử dụng, thậm chí tôn vinh nó. Vào thế kỷ 11, trong Mùa Vọng, những cây linh sam thường tô điểm cho các nhà thờ khi các vở kịch về mầu nhiệm được trình diễn — những cảnh thuộc tôn giáo và bình dân. Khi chủ đề của những cảnh này nói về tội nguyên tổ, thì cây thậm chí còn được trang trí bằng những quả táo đỏ và những chiếc bánh lễ (không được truyền phép!). Những quả táo tượng trưng cho tội của Ađam, bánh lễ là sự cứu chuộc của Đức Kitô. Vào thế kỷ 15, sự phổ biến của những vở kịch về mầu nhiệm đã phai nhạt, nhưng truyền thống trang trí cây thông vẫn tồn tại, đặc biệt là trong các hội quán ở Alsace, nước Pháp, và sau đó là trong các nhà riêng.

Vào thế kỷ 15, phong tục cây thông Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức. Dần dần các đồ trang trí bằng trái cây được thay thế bằng hoa, ruy băng và vòng hoa lá. Khi Tin lành Cải cách cấm các hình ảnh như cảnh Chúa giáng sinh, cây thông vẫn được dùng làm biểu tượng của cây tri thức về Thiện và Ác, cây của Thiên đàng đã mất.

Đến thế kỷ 17, phong tục đặt đồ chơi và quà tặng dưới chân cây thông Giáng sinh được áp dụng.

Mãi đến thế kỷ 19, truyền thống cây thông Giáng sinh mới trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi Nữ hoàng Victoria của Anh chấp nhận phong tục Giáng sinh của vị phu quân người Đức của bà. Ở Pháp, cây thông Giáng sinh đầu tiên được Nữ Công tước xứ Orleans trồng vào năm 1837 trong Vườn Tuileries. Sau chiến tranh năm 1870, phong tục đẹp về cây thông Giáng sinh được hình thành ở các thành phố và vùng nông thôn của Pháp.

Bánh khúc cây Yule: không chỉ là món tráng miệng!


Rất lâu trước khi trở thành món tráng miệng trong Lễ Giáng sinh, gỗ Yule theo tự nhiên được đốt cháy để thắp sáng và sưởi ấm. Các dân tộc trước thời Kitô giáo chào đón gỗ Yule như biểu tượng cho sự trở lại của ánh sáng vào ngày đông chí. Phong tục tôn vinh gỗ Yule được chọn như một phần của lễ Giáng sinh. Ở Alsace, nước Pháp, gỗ được chúc phúc bởi người trẻ nhất hoặc lớn tuổi nhất trong gia đình trước khi bị đốt cháy. Nó được chọn bởi chủ nhân của ngôi nhà và trang trí bằng ruy băng. Sau đó, rượu vang, dầu hoặc mật ong được rót lên trên nó. Việc đó tượng trưng cho tội lỗi bị quăng vào lửa và bị thiêu đốt bởi Ánh sáng Chúa Kitô. Những chiếc bánh khúc gỗ Yule được phủ như băng giá và trang trí rất phổ biến trên khắp thế giới.

Một ngoại lệ: Bánh Ba Vua

5 truyền thống đẹp của Giáng sinh và nguồn gốc của chúng
By bonchan | Shutterstock

Lễ Hiển Linh là kết thúc những cử hành Giáng sinh. “Bánh ba Vua” rất phổ biến không có ý nghĩa tinh thần đặc biệt, nhưng nó là một truyền thống đẹp. Nó xuất hiện ở Pháp vào cuối thời Trung cổ. Nó có nguồn gốc từ phong tục Hy Lạp và La Mã cổ, trong đó “vua của ngày lễ” được chọn trong một bữa tiệc bằng một loại đậu đã được nướng thành bánh nướng. Phong tục đó tiếp tục qua nhiều thế kỷ. Ở một số nơi họ vẫn giấu một hạt đậu còn nguyên trong lớp bột, mặc dù một số nơi sử dụng các tượng nhỏ bằng sứ. Ở New Orleans, Hoa Kỳ, King Cake giấu tượng Chúa Hài Đồng Giêsu thay vì một hạt đậu.

Bénédicte Drouin


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/12/2020]


Sinh thái học: Đức Thánh Cha Phanxicô được trao giải thưởng quốc tế

Sinh thái học: Đức Thánh Cha Phanxicô được trao giải thưởng quốc tế

Pope Francis (C) Vatican Media

Sinh thái học: Đức Thánh Cha Phanxicô được trao giải thưởng quốc tế

Từ Hiệp hội Accademia Kronos

18 tháng Mười Hai, 2020 01:37

LARISSA I. LÓPEZ



Giải thưởng Quốc tế lần thứ 4 của Hiệp hội Accademia Kronos về Bảo vệ Môi trường đã được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm nay, cùng với một số người khác, theo bản tin của “Vatican News” ngày 15 tháng Mười Hai năm 2020.

Theo “Vatican News”, Giải thưởng này xét đến khái niệm sinh thái học toàn diện, được Đức Thánh Cha trình bày, đặc biệt là trong Tông huấn Laudato Si’, “một tầm nhìn mới có thể trở thành ngọn hải đăng”.

Đức Thánh Cha được trao giải thưởng vì “đã đặt chủ đề sinh thái học toàn diện vào trung tâm hoạt động của triều đại giáo hoàng của ngài và di sản văn hóa chung theo luận lý phát triển bền vững và tình đoàn kết phổ quát, đề cập đến tất cả mọi người sống trên hành tinh của chúng ta,” bức thư công bố Giải thưởng cho biết. Công trình của ngài nhấn mạnh đến “nghĩa vụ của mọi người phải góp phấn trách nhiệm trong Ngôi nhà chung”.

Giải thưởng quốc tế này có tên là “Io Faccio la Mia Parte” (Tôi làm phần việc của tôi”), và nó bao gồm một tác phẩm điêu khắc nhỏ được làm từ vật liệu tái chế, thể hiện một con chim ruồi trong truyện ngụ ngôn Châu Phi. Người ta kể rằng trong một trận cháy rừng, trong khi tất cả các loài động vật tháo chạy ra sông, con chim ruồi lại bay theo hướng ngược lại, mang một giọt nước trên mỏ của nó và nói: “Tôi làm phần việc của tôi.”

Luật sư Ottavio Maria Capparella, trưởng Phòng Pháp lý của Hiệp hội và Người Đại diện cho các mối quan hệ thể chế với Vatican, giải thích rằng thông điệp của Đức Giáo hoàng vượt xa hơn vấn đề sinh thái học, cả về mức độ nhấn mạnh và tính phổ quát của nó. Và thông điệp này rất đơn giản và dễ tiếp cận với tất cả mọi người, ông cho biết thêm.

Trong một bức thư gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 16 tháng Mười Một, ông Franco Floris, Chủ tịch của Hiệp hội, đã bày tỏ lòng tôn kính đối với giáo huấn của Đức Giáo hoàng, người đã “đưa ra những lời kêu gọi cần thiết, không chỉ đối với các tổ chức và giới quyền lực của thế giới mà còn với tất cả những người sống trên hành tinh, giao cho họ nhiệm vụ thực hiện ‘phần việc của họ’, thông qua các hành động hàng ngày.”

Bản dịch (ND: tiếng Anh) của Virginia M. Forrester


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/12/2020]