Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Toàn văn huấn từ Kinh Truyền Tin: Đức Thánh Cha tiếp tục hành trình qua sách Công vụ Tông đồ

Toàn văn huấn từ Kinh Truyền Tin: Đức Thánh Cha tiếp tục hành trình qua sách Công vụ Tông đồ
© Vatican Media

Toàn văn huấn từ Kinh Truyền Tin: Đức Thánh Cha tiếp tục hành trình qua sách Công vụ Tông đồ

Thánh Phaolo cho thấy ngài là một người rao giảng không mệt mỏi

13 tháng Mười Một, 2019 15:22

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:10 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu đến từ Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trước khi ra Quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha chào các bệnh nhân tập trung trong Khán phòng Phaolo VI do thời tiết xấu.

Tiếp tục loạt giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích chủ đề: “Bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la mời ông về nhà” (Cv 18:26) (Trích đoạn sách thánh: trích sách Tông đồ Công vụ 18:1-3).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đó ngài lên tiếng kêu gọi cho tình hình ở Burkina Faso và bày tỏ tình gần gũi với các nạn nhân của vụ tấn công gần đây.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Buổi Tiếp Kiến Chung này được chia thành hai nhóm: các bệnh nhân đang ở trong Khán phòng Phaolo VI — cha đã ở đó với họ, cha đã chào và chúc lành cho họ; có khoảng 250 người. Ở đó họ dễ chịu hơn, do trời mưa — và chúng ta ở đây, nhưng họ có thể nhìn thấy chúng ta trên màn hình khổng lồ. Hai nhóm chúng ta hãy chào nhau bằng một tràng vỗ tay lớn.

Sách Tông đồ Công vụ tường thuật rằng Phaolo, là một người rao giảng phúc âm không mệt mỏi, sau thời gian ở lại A-thê-na, đón nhận thái độ thù địch nhưng cũng có kết quả chẳng hạn sự trở lại của Đi-ô-ni-xi-ô và Đa-ma-ri, mang dòng chảy của Kinh Thánh trên thế giới. Chặng đường mới của hành trình này của ngài là ở Cô-rin-tô, thủ phủ của tỉnh Achaia thuộc Roma, kinh đô thương mại và đa quốc tịch, nhờ vào sự hiện hữu của hai hải cảng quan trọng.

Như chúng ta đọc thấy trong chương 18 của Sách Tông đồ Công vụ, Phaolo nhận được lòng hiếu khách trong gia đình của một đôi vợ chồng, bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la, bị buộc phải rời Roma để đến Cô-rin-tô sau khi Hoàng đế Clau-đi-ô ra lệnh trục xuất người Do thái (x. Cv 18:2). Cha muốn mở một cái ngoặc ở đây. Người Do thái đã chịu đau khổ quá nhiều trong lịch sử. Họ bị tống ra ngoài, bị bắt bớ … Và trong thế kỷ trước, chúng ta nhìn thấy quá nhiều, quá nhiều sự hung tàn nhắm vào dân tộc Do thái và tất cả chúng ta tin rằng điều này đã qua. Tuy nhiên, hôm nay thói quen bắt bớ người Do thái lại tái diễn. Thưa anh chị em, chuyện như vậy không phải là của con người hoặc của người Ki-tô hữu. Người Do thái là anh em của chúng ta! Và không được bắt bớ họ. Anh chị em hiểu chứ?

Những đôi vợ chồng này [chẳng hạn bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la] cho thấy họ có tâm hồn tràn đầy niềm tin vào Thiên Chúa và sự quảng đại đối với người khác, có thể dành không gian cho người khác, những người cũng giống như họ đã từng trải qua tình trạng là người ngoại kiều. Sự nhạy cảm của họ khiến họ từ bỏ cái tôi để thực hành nghệ thuật hiếu khách của người Ki-tô hữu (x. Rm 12:13; Dt 13:2) và mở rộng cửa nhà để đón Thánh Tông đồ Phaolo. Vì vậy họ không chỉ đón tiếp nhà rao giảng phúc âm nhưng cả thông điệp phúc âm mà ngài mang theo: Tin mừng của Đức Ki-tô đó là “sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1:16). Và từ giây phút đó nhà của họ được tràn ngập hương thơm của Lời “hằng sống” (Dt 4:12), truyền sức sống cho tâm hồn. Bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la cùng góp sức vào hoạt động mang tính chuyên môn, cụ thể đó là dựng lều. Quả thật, Phaolo rất coi trọng việc lao động chân tay và xem nó là một không gian đặc quyền để làm chứng của người Ki-tô hữu (x. 1 Cr 4:12), ngoài ra nó là một cách thức để giữ mình không trở thành gánh nặng cho người khác (x. 1 Tx 2:9; 2 Tx 3:8), hoặc cho cộng đồng.

Nhà của bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la ở Cô-rin-tô không chỉ mở cửa đón Thánh Tông đồ nhưng là tất cả các anh chị em trong Đức Ki-tô. Quả thật, Phaolo nói đến cộng đoàn tụ họp tại nhà của họ (1 Cr 16:19), nó trở thành một “ngôi nhà của Hội thánh,” một “domus ecclesiae,” một nơi để lắng nghe Lời Chúa và dâng Lễ. Ngày nay cũng vậy, ở một số quốc gia không có sự tự do tôn giáo và không có sự tự do cho người Ki-tô hữu, người Ki-tô hữu tụ họp trong một căn nhà, phần nào đó phải lén lút, để cầu nguyện và dâng Lễ. Cả ngày nay vẫn có những ngôi nhà như vậy, những gia đình như vậy trở thành một đền thờ cho Thánh Thể.

Sau một năm rưỡi ở Cô-rin-tô, Phaolo rời bỏ thành phố đó cùng với bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la, họ dừng lại ở Ê-phê-xô. Tại đó nhà của họ cũng trở thành một nơi để dạy giáo lý (x. Cv 18:26). Cuối cùng hai ông bà trở về Roma và là những người đón nhận được những lời khen ngợi mà Thánh Tông đồ viết trong Thư gửi tín hữu Roma. Ngài đầy lòng tri ân và Phaolo đã viết như vầy về hai ông bà trong Thư gửi tín hữu Roma. Anh chị em lắng nghe: “Tôi xin gửi lời thăm chị Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, những người cộng tác với tôi để phục vụ Đức Ki-tô Giê-su; hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ mình tôi, mà còn các Hội Thánh trong dân ngoại cũng phải mang ơn anh chị” (16:4). Không biết bao nhiêu gia đình trong những giai đoạn bị bắt bớ đã liều mất đầu để che giấu những người bị bắt bớ! Đây là mẫu gương đầu tiên: lòng hiếu khách trong gia đình, cả trong những thời khắc khủng khiếp.

Trong số nhiều người cộng tác của Phaolo, Pơ-rít-ca và anh A-qui-la nổi bật lên như là “những mô hình đời sống gia đình với trách nhiệm cam kết phục vụ toàn thể cộng đoàn Ki-tô hữu: và họ nhắc chúng ta nhớ rằng, nhờ vào đức tin và sự cam kết trong công việc rao giảng phúc âm của không biết bao nhiêu giáo dân, như những người đó, Ki-tô giáo đã đến với chúng ta. Quả thật, bén rễ trong miền đất của con người, phát triển sâu rộng, sự cam kết của những gia đình này là cần thiết. Nhưng hãy nghĩ rằng từ ban đầu Ki-tô giáo được loan truyền bởi giáo dân. Giáo dân anh chị em cũng có trách nhiệm, bởi Phép Rửa tội, làm cho đức tin được lan truyền. Đó là cam kết của không biết bao gia đình, của những đôi vợ chồng như vậy, của những cộng đoàn Ki-tô hữu, của những tín hữu đã cung cấp ‘humus” cho sự phát triển của đức tin” (Benedict XVI, Giáo lý, 7 tháng Hai, 2007). Những lời này của Đức Giáo hoàng Benedict XVI rất đẹp: giáo dân cung cấp humus cho sự phát triển của đức tin.

Chúng ta hãy xin Chúa Cha, Đấng đã chọn những đôi vợ chồng trở thành “‘bức điêu khắc’ sống thật sự” của Ngài (Tông huấn Amoris Laetitia, 11) — Cha tin rằng có những đôi vợ chồng mới cưới ở đây: hãy lắng nghe tiếng gọi của chúng con, chúng con hãy trở thành bức điêu khắc sống thật sự — để làm tuôn chảy Thần Khí của Người trên tất cả các cặp vợ chồng Ki-tô hữu, để nên như mẫu gương của Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, họ có thể mở cửa tâm hồn cho Đức Ki-tô và cho anh em và biến nhà của họ thành những giáo hội tại gia. Cụm từ rất đẹp: một gia đình là một giáo hội tại gia, nơi sống tinh thần hiệp nhất và sự thờ phụng được thể hiện bằng một đời sống đức tin, hy vọng, và bác ái. Chúng ta phải cầu nguyện với hai vị Thánh này, Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, để các ngài dạy cho gia đình chúng ta biết trở nên giống họ: một hội thánh tại gia nơi có humus để đức tin phát triển.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Một phút mặc tưởng đặc biệt hướng về Burkina Faso thân yêu, từng lúc bị thử thách bởi tình trạng bạo lực tái diễn, nơi vụ tấn công gần đây cướp đi sinh mạng của gần một trăm người. Cha xin phó dâng lên Chúa tất cả các nạn nhân, những người bị thương, nhiều người phải di tản và tất cả những người chịu đau khổ vì những thảm kịch này. Tôi lên tiếng kêu gọi để việc bảo vệ cho những người cô thế nhất không bị giảm bớt; và tôi khuyến khích các nhà chức trách dân sự và tôn giáo và tất cả những người thiện chí nỗ lực nhiều hơn nữa trong tinh thần của Tài liệu Abu Dhabi về Tình Huynh đệ Con người, để thúc đẩy đối thoại liên tôn và chung sống hòa bình.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/11/2019]


Ngày quốc tế người nghèo: Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với 1.500 khách mời

Ngày quốc tế người nghèo: Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với 1.500 khách mời
Pope's Lunch With The Poor © Vatican Media

Ngày quốc tế người nghèo: Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với 1.500 khách mời

Những sáng kiến của Vatican

11 tháng Mười Một, 2019 18:03

Ngày Quốc tế Người nghèo lần thứ ba sẽ được tổ chức từ 10-17 tháng Mười Một, 2019, thông báo của một bản tin báo chí của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxico thiết lập Ngày Quốc tế Người nghèo, để thể hiện sự chăm sóc và bao gồm dành cho những con người từng ngày phải sống ngoài lề của xã hội; Ngày này được tổ chức và thúc đẩy bởi Hội đồng Giáo hoàng Thúc đẩy Tân Phúc âm hóa.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha


Thánh vịnh được viết vào một thời điểm khi con người trở nên kiêu ngạo, và không còn có cảm thức về Thiên Chúa, ngược đãi người nghèo và chiếm đoạt tài sản ít ỏi của họ và đưa họ vào vòng nô lệ.

Hoàn cảnh của họ “ngày nay không có gì khác,” Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp. Những lời của Thánh vịnh “không chỉ đề cập đến quá khứ, nhưng cả hiện tại của chúng ta, phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa,” cũng như ngày nay chúng ta phải nêu ra “rất nhiều hình thức nô lệ mới mà những người đàn ông, phụ nữ, người trẻ và trẻ em phải gánh chịu,” ngài tiếp tục.

Hòa nhạc

Vào tối ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Người nghèo lần thứ Ba, 7.000 người nghèo khổ là khách mời danh dự tại buổi hòa nhạc thứ ba “với người nghèo và cho người nghèo,” đã diễn ra Thứ Bảy trước, ngày 9 tháng Mười Một, trong Khán phòng Phaolo VI của Vatican. Maestro Nicola Piovani, người thắng giải Oscar cho âm nhạc của bộ phim “Life is Beautiful” (tạm dịch: Cuộc sống tươi đẹp), điều khiển ban nhạc giao hưởng Cinema Orchestra của Ý, trước sự tham dự của các gia đình khó khăn, người già, người vô gia cư, và nhiều người trong những hoàn cảnh bấp bênh.

Thánh Lễ và bữa ăn Trưa với Đức Thánh Cha

Lúc 10 giờ Chúa nhật, 17 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha sẽ chủ tế Thánh Lễ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, với sự tham dự của người nghèo, và đồng hành là một số hiệp hội thiện nguyện.

Sau đó sẽ là bữa ăn trưa truyền thống với Đức Thánh Cha. 1.500 người sẽ là khách mời tại Khán phòng Phaolo VI, được chuyển đổi thành phòng ăn rộng lớn với 150 bàn, để dùng bữa trưa.

Những người này đến từ giáo phận Lazio, thuộc Roma, và từ các giáo phận khác của Ý.

Dấu chỉ của sự bao gồm

Bữa ăn trưa được cung cấp bởi Roma Cares, cuối bữa các khách mời sẽ được tặng một món quà: một túi mì ống La Molisana và một chai dầu Coldiretti.

Bữa ăn trưa cho người nghèo cũng được tổ chức trong mỗi giáo xứ, như là một dấu chỉ của sự bao gồm, và tổ chức thiện nguyện cùng tham gia vào sáng kiến, cả trong Roma và toàn nước Ý, cũng như nhiều nơi trên thế giới, tùy theo khả năng. Một phòng Khám chữa bệnh Ngoại trú sẽ được dựng lên trong Quảng trường Thánh Phê-rô cho người nghèo khổ, tại đó sẽ có thăm khám y khoa, điều trị và phân tích lâm sàng trong suốt tuần, cho những người thường gặp khó khăn không đến được với những dịch vụ như vậy.

Nhờ sự phổ biến sáng kiến và sự hỗ trợ của các tổ chức quan trọng, lần này có thêm một số chuyên khoa y, chẳng hạn nội khoa, khoa tim, tiểu đường, da liễu, thấp khớp, các bệnh lây nhiễm, phụ khoa, nhãn khoa, bệnh về chân, vaccin cúm, và siêu âm.

Phòng khám chữa bệnh đã hoạt động từ Chúa nhật, 10 tháng Mười Một, và sẽ tiếp tục mỗi ngày từ 8:00 sáng đến 8:00 tối đến Chúa nhật ngày 17 tháng Mười Một. Sự phục vụ sẽ tạm gián đoạn vào sáng Thứ Tư, vì giờ Tiếp Kiến Chung hàng tuần, và sáng Chúa nhật, trong giờ Kinh Truyền Tin.

Tiếng vang của sáng kiến

Những hoạt động liên quan đến Ngày Người nghèo Thế giới đã nhận được ngày càng nhiều sự hỗ trợ trong những năm qua.

Năm ngoái, trong một tuần phòng Khám Điều trị đã tiếp khoảng 2.000 bệnh nhân, và họ sau đó lại nhận được 3.500 lần điều trị miễn phí. Sự can thiệp của các bác sĩ thật kịp thời cho trường hợp của ba bệnh nhân bị lên cơn đau tim ngay thời điểm họ được thăm khám. Nhiều người khác với các căn bệnh truyền nhiễm nặng cũng được xác định và được điều trị và theo dõi sau đó trong suốt thời gian cần thiết sau ngày Người Nghèo.

Những bản tin cũng cho biết nhiều sáng kiến được thực hiện trong các giáo phận trên toàn thế giới.

Những thực thể hợp tác

Những phục vụ của phòng Khám Chữa bệnh có được nhờ sự hỗ trợ của một số thực thể hợp tác với Hội đồng Thúc đầy Tân Phúc âm hóa, cùng với những thực thể mới tham gia trong năm nay.

Cụ thể trong số đó, ngoài Phòng Sức khỏe và Vệ sinh của Nhà nước Vatican, các chuyên gia của Đại học Công giáo — Nhà thương Đa khoa Gemelli, Đại học Tor Vergata và Assistance Pole và Holy Family Care Home (Nhà Chăm sóc Thánh gia), Thánh Gioan– Nhà thương Addolorata, INMP — Viện Quốc gia Thúc đẩy Chăm sóc Sức khỏe cho Di dân và Chống lại các căn Bệnh do Nghèo khổ, tất cả đều có sự đóng góp giá trị.

Ngoài ra, Hội Hồng Thập tự các Y tá Thiện nguyện, Hiệp hội Hồng Thập tự Nữ thuộc ONLUS của Ý và Hiệp hội Nội khoa và Chăm sóc Ban đầu của Ý, đã trợ giúp trong việc tiếp nhận, phân loại, và chăm sóc người đến thăm khám, cũng như cung cấp bác sĩ cho phòng Khám Chữa bệnh.

Việc cung cấp phòng Khám Chữa bệnh và những chuẩn bị cho Ngày Quốc tế Người nghèo được hỗ trợ bởi UnipolSai, Gilead, Roma Cares, Euroma 2, R.H. Regia Congressi, Sequirus S.r.l. Foundation, Liên minh Lòng Thương xót Quốc gia của Ý, Halga Italia S.r.l., Method, LEO Pharmacy, Lloyds Pharmacy, Dedalus S.P.A., và Kilabs.

Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/11/2019]