Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khai mạc hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khai mạc hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom
Secretary Of State Screenshot

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khai mạc hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom

Các đại diện của Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Pháp Luân công, và các Tổ chức Thế tục tại Sự kiện ở Washington

16 tháng Bảy, 2019 17:22

Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom (Thúc đẩy sự Tự do Tôn giáo), từ 16 đến 18 tháng Bảy, là sự kiện tự do tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Với hơn 1.000 các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn giáo, và trên 100 phái đoàn nước ngoài được mời, cuộc họp năm nay đánh dấu lần đầu tiên một Ngoại trưởng tham dự liên tục tại hội nghị Ministerials về cùng vấn đề nhân quyền. Lần khởi động hội nghị Ministerial năm ngoái là hội nghị đầu tiên chỉ tập trung duy nhất về quyền bất biến của con người đối với sự tự do tôn giáo.

Như Ngoại trưởng Pompeo trình bày tại Brussels vào tháng Mười Hai, Hoa Kỳ dốc sức xây dựng một trật tự tự do để hỗ trợ cho “những tổ chức hoạt động vì ích lợi của người Mỹ” và “phục vụ cho những giá trị chung của chúng ta” với các đồng minh và bạn bè trên khắp thế giới.

Ông nói rằng hội nghị Ministerial for Religious Freedom thể hiện chính sách hợp tác đa phương mềm dẻo, tự nguyện, và linh hoạt phục vụ tốt nhất cho lợi ích của các quốc gia dân tộc. Hội nghị Ministerial và những sự kiện liên quan tập trung một nhóm vô cùng đa dạng gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân viên chính phủ, các đại diện xã hội dân sự, và người có niềm tin vào ích chung.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khai mạc hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom

Trong diễn văn khai mạc sự kiện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lưu ý đến số tham dự viên đông đảo thuộc: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Pháp Luân công, và Thế tục.

Ông Pompeo nói, “Tôi muốn cảm ơn tất cả quý vị ở đây là những người đã cam kết một phần cuộc đời để giúp đỡ những người bị bách hại và bảo vệ quyền bất biến được thực hành tôn giáo của con người và đi theo lương tâm của họ, và chăm sóc linh hồn của họ. Và cho dù có nhiều sự khác biệt giữa chúng ta, mọi người ở đây đều đồng ý về sự cần thiết của tính đa nguyên tôn giáo.

“Và tất cả chúng ta đều đồng ý rằng cuộc chiến đấu để mỗi người được tự do tin, tự do nhóm họp và dạy các giáo lý về đức tin của chính mình – thật vậy, đây là một mệnh lệnh đạo đức phải cho phép mọi người được thực hiện. Tất cả mọi người từ mọi nơi trên địa cầu phải được phép thực hành niềm tin của họ một cách công khai – trong gia đình của họ, tại những nơi thờ phượng, trong những nơi công cộng – và tin vào những gì họ muốn tin.”

Đức Giám mục Timothy P. Broglio, Tổng Giám mục Quân đội Hoa Kỳ và là Chủ tịch của Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình Quốc tế, đã có bài phát biểu sau:

“Niềm tin của chúng ta nhắc chúng ta nhớ rằng sự tự do tôn giáo là tảng đá góc của một xã hội công bằng, điều mà ngày nay đang ngày càng bị đe dọa. 77 phần trăm dân số thế giới, tức 5,5 tỷ, sống tại 83 quốc gia bị những giới hạn cao hoặc rất cao đối với việc thực hành tôn giáo. Chúng ta đang chứng kiến các cộng đồng trên thế giới trả giá cho việc thực hành sự tự do lương tâm và niềm tin bằng chính mạng sống của họ. Tôi rất hân hạnh được tham dự trong hội nghị Ministerial này, và ủng hộ những nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy sự tự do lương tâm và tôn giáo cho mọi người.”

Ngày 17 tháng Bảy, Ngoại trưởng Pompeo sẽ chủ trì lễ trao Giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế đầu tiên của Bộ Ngoại giao để vinh danh những người biện hộ kiệt xuất cho sự tự do tôn giáo trên khắp thế giới.

Độc giả có thể đọc toàn bộ tiểu sử của những người được trao giải năm 2019 ở đây và tên của họ được liệt kê ở dưới:

  • Mohamed Yosaif Abdalrahan thuộc Sudan đã hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ quyền của các nhóm tôn giáo thiểu số của Sudan, cả trong phạm vi luật pháp và qua sự biện hộ chung.
  • Imam Abubakar Abdullahi thuộc Nigeria liều mạng sống một cách vị tha để cứu các thành viên của một cộng đồng tôn giáo khác, là những người đã có thể bị giết nếu không có sự can thiệp của ông.
  • Ivanir dos Santos thuộc Brazil miệt mài hoạt động để ủng hộ cho sự đối thoại liên tôn, chống lại sự phân biệt đối xử, và xây dựng những cơ cấu để bảo vệ cho các nhóm người dễ bị xúc phạm.
  • William và Pascale Warda thuộc Iraq đã dành trọn cuộc đời để thúc đẩy sự tự do tôn giáo và nhân quyền ở Iraq.
  • Salpy Eskidjian Weiderud thuộc Cyprus cam kết làm việc với các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức thuộc tôn giáo, và các cộng đồng tôn giáo về một loạt các vấn đề khác nhau, trong đó có sự tự do tôn giáo. Bà cũng là một trong những kiến trúc sư và người thúc đẩy sáng kiến xây dựng hòa bình chưa từng có trước đây ở Cyprus được đặt tên là Religious Track of the Cyprus Peace Process dưới sự đỡ đầu của Đại sứ quán Thụy Điển có trụ sở tại Nicosia, Cyprus.

Dưới đây là toàn văn diễn văn của Ngoại trưởng Pompeo

Ngoại trưởng Michael R. Pompeo

Tại hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom

16 tháng Bảy, 2019

Washington, D.C.

NGOẠI TRƯỞNG POMPEO: Xin chào tất cả mọi người. Tôi muốn tất cả mọi người đều có thể ở trong này. Đây là một nhóm thật tuyệt vời. Cám ơn rất nhiều tất cả mọi người đã đến đây. Chào mừng đến với Bộ Ngoại giao. Và với hàng trăm biện hộ viên hăng hái đến từ nước ngoài, một số đang cùng tham dự với chúng ta bên phòng họp trực tuyến, vì họ không thể vào trong khán phòng này được, xin chào mừng đến với đất nước Hoa Kỳ. Tôi thật vinh hạnh được khai mạc hội nghị Ministerial thứ hai này.

Cảm ơn Đại sứ Brownback rất nhiều đã sắp xếp điều phối hài hòa. Thật chẳng hợp lý khi vừa là một chỉ huy xe tăng vừa là giáo viên dạy giáo lý Chủ nhật. (Cười). Lát nữa tôi sẽ đề cập đến vấn đề đó.

Chúng tôi đã mời hơn 100 phái đoàn nước ngoài, trên 1.000 người đại diện có mặt ở đây. Và hôm nay tôi chỉ muốn đến đây để khai mạc sự kiện này một lát để có lời chào mừng mọi người. Tôi sẽ trao đổi với quý vị nhiều hơn trong suốt thời gian quý vị ở đây.

Chúng ta có các đại diện đến từ xã hội dân sự và từ Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo, và Pháp luân công, và các tổ chức thể tục. Chúng tôi chào đón tất cả mọi người. Và quý vì đến từ mọi miền, từ mọi nơi xa xôi trên thế giới.

Cuối tuần này, chúng ta sẽ có ngài Phó Tổng thống đến tham dự và những vị khách quý khác. Tất cả họ đều đánh giá cao việc quý vị đến đây với nhau để cùng với chúng tôi làm việc cho sứ mạng quan trọng này.

Tôi muốn cảm ơn tất cả quý vị ở đây là những người đã cam kết một phần cuộc đời để giúp đỡ những người bị bách hại và bảo vệ quyền bất biến được thực hành tôn giáo của con người và đi theo lương tâm của họ, và chăm sóc linh hồn của họ. Xin cảm ơn tất cả mọi người về điều đó.

Như một số người trong quý vị ở đây đã biết, tôi vừa khởi động một ủy ban – Ủy ban về những Quyền Bất biến – để truyền thụ sự hiểu biết của chúng ta về nhân quyền, những quyền như tự do tôn giáo, trong những nguyên tắc nền móng của dân tộc chúng ta ở đây trong nước Mỹ này. Tôi hy vọng rằng hội nghị này sẽ thông tin về sự thảo luận đó.

Và cho dù có nhiều sự khác biệt giữa chúng ta, mọi người ở đây đều đồng ý về sự cần thiết của tính đa nguyên tôn giáo.

Và tất cả chúng ta đều đồng ý rằng cuộc chiến đấu để mỗi người được tự do tin, tự do nhóm họp và dạy các giáo lý về đức tin của chính mình – thật vậy, đây là một mệnh lệnh đạo đức phải cho phép mọi người được thực hiện.

Tất cả mọi người từ mọi nơi trên địa cầu phải được phép thực hành niềm tin của họ một cách công khai – trong gia đình của họ, tại những nơi thờ phượng, trong những nơi công cộng – và tin vào những gì họ muốn tin.

Trong tuần này, chúng tôi cần cứ liệu từ tất cả quý vị về cách thức để chúng ta có thể thúc đẩy tốt nhất quyền tự do tôn giáo đó.

Để kết luận, tôi muốn quý vị biết rằng cam kết của Mỹ đối với sự tự do tôn giáo sẽ không bao giờ nao núng. Chúng tôi đứng bên cạnh các bạn và cùng với các bạn trong từng chặng đường của cuộc chiến này.

Một lần nữa cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây. Tôi mong muốn được gặp gỡ nhiều người trong các bạn trong những ngày và giờ sắp tới. Cảm ơn Đại sứ Brownback đã đem tất cả chúng tôi đến với nhau. Chúc may mắn. Chúc một chuyến tham quan thú vị. (Vỗ tay)



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/7/2019]


Hoa Kỳ và Tòa Thánh đồng tổ chức Hội nghị Chuyên đề về Quyền Tự do Tôn giáo tại Roma

Hoa Kỳ và Tòa Thánh đồng tổ chức Hội nghị Chuyên đề về Quyền Tự do Tôn giáo tại Roma
Photo - US State Department

Hoa Kỳ và Tòa Thánh đồng tổ chức Hội nghị Chuyên đề về Quyền Tự do Tôn giáo tại Roma

Diễn văn của Đại sứ Hoa Kỳ Gingrich tại Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom 2019, Washington

18 tháng Bảy, 2019 00:27

Ngày 17 tháng Bảy, 2019, bà Calista Gingrich, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh công bố rằng Hoa Kỳ và Tòa Thánh sẽ đồng tổ chức một hội nghị chuyên đề tại Roma để làm nổi bật tầm quan trọng phải kết hợp làm việc với các tổ chức tôn giáo để hỗ trợ và bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Diễn văn của bà đại sứ tại hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom 2019 đang được tổ chức tại Washington trong tuần này và thu hút trên 1.000 nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn giáo, và hơn 100 phái đoàn nước ngoài. Các tham dự viên đại diện cho nhiều nền tảng đức tin khác nhau: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Pháp Luân công, và Thế tục.

Bà đại sứ Gingrich nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ thúc đẩy quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Bà lưu ý rằng bà làm việc rất chặt chẽ với Vatican về vấn đề này.

Bà đại sứ nói, “Mục tiêu nền tảng của hội nghị này chính là giải thoát cho thế giới khỏi sự bắt bớ và đàn áp tôn giáo. Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ trong nỗ lực này, và sẽ không bao giờ chấp nhận để cho người tín hữu bị bắt bớ, bị đàn áp, hoặc được khoan dung một cách đơn thuần bởi các chính phủ hoặc xã hội.

“Quyền tự do tôn giáo là một chìa khóa để xây dựng khối hòa bình và an ninh. Nó xây dựng một nền tảng mà trên đó một xã hội có thể phát triển thịnh vượng. Nó chính là quyền lợi của mọi dân tộc phải giữ gìn và bảo vệ sự tự do tôn giáo.”

Bà đại sứ nêu lên những quan ngại về sự vi phạm quyền tự do tôn giáo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.

“Chính phủ Trung hoa đã thể chế hóa một chiến dịch bắt bớ, quấy nhiễu, và giam cầm các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm người Hồi giáo, người Ki-tô giáo, và Phật giáo,” bà Đại sứ Gingrich nói. Bà trích dẫn luận điểm của ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, rằng “Chính quyền Trung hoa đang gây nên cuộc chiến với tôn giáo. Và đó là cuộc chiến họ không bao giờ chiến thắng.”

Dưới đây là toàn văn diễn văn của Bà Đại sứ Gingrich


Diễn văn của Bà Đại sứ Gingrich tại Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom 2019 

Xin chào (buổi sáng) quý vị. Thay mặt Ngoại trưởng Pompeo, tôi hân hạnh được chào đón quý vị đến Bộ Ngoại giao trong ngày thứ hai của Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom.

Thật vinh hạnh được phát biểu trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và những nhà vô địch tự do tôn giáo cao quý.

Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, tôi làm việc rất chặt chẽ với Vatican để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Tôi vui mừng công bố rằng ngày 2 tháng Mười tới Hoa Kỳ và Tòa Thánh sẽ đồng tổ chức một hội nghị chuyên đề tại Roma, như là kết quả trực tiếp của hội nghị này, để làm nổi bật tầm quan trọng phải kết hợp làm việc với các tổ chức tôn giáo để hỗ trợ và bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Một phần quan trọng của hội nghị tuần này là cơ hội được lắng nghe trực tiếp từ những nạn nhân và những người thoát được sự bách hại tôn giáo.

Mục tiêu nền tảng của hội nghị này chính là giải thoát cho thế giới khỏi sự bắt bớ và đàn áp tôn giáo.

Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ trong nỗ lực này, và sẽ không bao giờ chấp nhận để cho người tín hữu bị bắt bớ, bị đàn áp, hoặc được khoan dung một cách đơn thuần bởi các chính phủ hoặc xã hội.

Quyền tự do tôn giáo là một chìa khóa để xây dựng khối hòa bình và an ninh. Nó xây dựng một nền tảng mà trên đó một xã hội có thể phát triển thịnh vượng. Nó chính là quyền lợi của mọi dân tộc phải giữ gìn và bảo vệ sự tự do tôn giáo.

Ngày mai Ngoại trưởng Pompeo sẽ nhấn mạnh vào những điểm này khi ông đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo nước ngoài về những hành động cụ thể để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số và bảo vệ sự tự do tôn giáo.

Như chúng ta đã nhìn thấy xuyên suốt lịch sử, những quốc gia tôn trọng quyền tự do tôn giáo thì an toàn hơn, thịnh vượng hơn, và vững chắc hơn.

Một quốc gia không tôn trọng quyền tự do tôn giáo là Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.

Chính phủ Trung hoa đã thể chế hóa một chiến dịch bắt bớ, quấy nhiễu, và giam cầm các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm người Hồi giáo, người Ki-tô giáo, và Phật giáo.

Như ngài Đại sứ Brownback đã nói, Chính quyền Trung hoa đang gây nên cuộc chiến với tôn giáo. Và đó là cuộc chiến họ không bao giờ chiến thắng.

Từ năm 1999, Hoa Kỳ đã liệt kê Trung Hoa như là một “Quốc gia phải Quan tâm Đặc biệt” chiếu theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998. Đây là điểm đáng quan ngại nhất, dành cho các chính phủ có những vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do tôn giáo.

Và cho dù Trung Hoa đã hội nhập vào trường quốc tế, tình trạng tự do tôn giáo rất xấu trong đại lục này đang ngày càng xấu hơn.

Trong khu Tự trị Tân Cương, các nhà chức trách Trung Hoa đã giam giữ hơn một triệu người sắc tộc theo Hồi giáo.

Người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, và các thành viên khác của những nhóm thiểu số người Hồi giáo đã trở thành mục tiêu và bị cưỡng bức chuyển tới các trại giam giữ.

Chính quyền Trung Hoa tiếp tục đàn áp người Ki-tô giáo. Năm ngoái, Trung Hoa đại lục đã bắt đầu áp đặt những quy định mới về tôn giáo để kiểm soát nơi người dân thờ phượng, và với ai.

Có những báo cáo trong Tỉnh Hà Nam rằng các nhà chức trách ngăn cấm tất cả thiếu nhi không được đến các nhà thờ Công giáo để dự Lễ. Các cán bộ Trung Hoa đang đóng cửa các nhà thờ, tịch thu Kinh Thánh, và bắt bớ công dân của họ chỉ đơn giản vì họ thực hành niềm tin.

Và ở Tây Tạng, Trung Hoa tiếp tục những chính sách kéo dài nhiều thập niên can thiệp thô bạo vào việc thực hành Phật giáo Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng. Những sự cấm cản trong nước và ra nước ngoài đối với cả người phật tử và thầy tu Phật giáo Tây Tạng ngăn chặn những cuộc hành hương tôn giáo theo truyền thống.

Cán bộ Trung Hoa đã và đang cấm thiếu nhi Tây Tạng không được tham gia trong các hoạt động tôn giáo. Họ đã ép buộc hàng ngàn tăng ni ra khỏi nhà cửa của họ và phá hủy các chùa chiền. Quả thật, dự đoán cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Hoa sẽ cố gắng chỉ định vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp.

Cộng đồng quốc tế phải khẳng định chắc chắn rằng các thành viên của cộng đồng Tây Tạng, cũng như những thành viên của tất cả các cộng đồng tôn giáo khác, được quyền chọn và tôn kính các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ mà không có sự can thiệp của chính quyền.

Trong vài tháng tới, chúng ta sẽ nghe câu chuyện từ một người nữ trẻ thật phi thường: Nyima Lhamo.

Nyima Lhamo là một người ủng hộ nhân quyền và là cháu gái của đức Tenzin Delek Rinpoche, một vị Lạt ma tái sinh rất được tôn kính, và là một trong những tù nhân chính trị Tây Tạng nổi bật đã chết trong nhà tù của Trung Hoa vào tháng Bảy năm 2015.

Được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận, là một Lạt ma tái sinh vào những năm 1980, đức Rinpoche là một vị lãnh đạo cộng đồng và là người ủng hộ trung thành cho việc bảo vệ và bảo tồn văn hóa và tôn giáo Tây Tạng trong nhiều thập kỷ.

Năm 2002, đức Rinpoche đã bị bắt vì cáo trạng giả mạo đặt bom và rải truyền đơn chống đối.

Phiên tòa của ngài diễn ra trong bí mật, và mặc dù ngài không có luật sư độc lập bào chữa và không có bằng chứng xác thực chống lại, nhưng ngài đã phải nhận bản án tử hình.

Bản án sau đó được chuyển thành án tù chung thân, nơi ngài bị giam cầm cho đến khi chết.

Vì Nyima Lhamo công khai đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết của chú cô, và yêu cầu điều tra, cô cũng bị chính quyền Trung Hoa bắt giữ, cùng với mẹ cô.

Nyima Lhamo sau đó đã trốn khỏi Tây Tạng, bỏ lại mẹ và người con gái 6 tuổi.

Bất chấp những nguy hiểm, Nyima Lhamo vẫn tiếp tục lên tiếng về cái chết của chú mình, kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực với chính phủ Trung Hoa để tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng.

Gia đình cô tiếp tục đối mặt với sự quấy nhiễu. Chính quyền Trung Hoa đe dọa sẽ bức hại gia đình cô nếu cô tiếp tục biện hộ cho sự minh bạch, trách nhiệm, và quyền Thượng Đế ban được tự do thờ phượng.

Hôm nay cô ấy có mặt ở đây bất chấp mối đe dọa này. Đảng Cộng sản Trung Hoa rõ ràng đã đánh giá thấp người nữ trẻ dũng cảm này.

Chúng ta cùng chào đón cô Nyima Lhamo.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/7/2019]