Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Trong cuộc đua giành thêm một huy chương vàng khác, Ledecky cậy trông vào hồng ân của Thiên Chúa

Trong cuộc đua giành thêm một huy chương vàng khác, Ledecky cậy trông vào hồng ân của Thiên Chúa


"Kinh Kính mừng là một kinh rất đẹp và tôi cảm thấy lời kinh ban cho tôi sự bình an ..."

USA's Katie Ledecky competes in a Women's 200m Freestyle heat during the swimming event at the Rio 2016 Olympic Games at the Olympic Aquatics Stadium in Rio de Janeiro on August 8, 2016.  / AFP PHOTO / François-Xavier MARIT

AFP PHOTO / François-Xavier MARIT
Katie Ledecky đã trở thành “Michael Jordan” của môn bơi lội. Sau khi đạt huy chương vàng tại Olympics London 2012, Ledecky tiếp tục thiết lập 12 kỷ lục thế giới. Hôm Chủ nhật, cô đạt huy chương vàng đầu tiên của Olympics Rio và thiết lập một kỷ lục thế giới mới, phá kỷ lục cũ của cô trong môn bơi tự do 400m. Cô đã làm được điều mà hầu hết mọi vận động viên bơi lội mơ ước có thể làm được.
Sự thành công của cô đang tạo sự hứng khởi và nhiều người thắc mắc tại sao cô có thể duy trì một mức độ rất cao phong cách thể hiện khi cả thế giới đang theo dõi. Áp lực tại Thế vận hội Olympic rất lớn và đã làm nhiều người bị suy sụp tinh thần.
Bí mật sự thành công của cô là gì? Bằng cách nào cô vẫn giữ được bình tĩnh và tập trung, biết rằng mọi người đang mong chờ cô phá một kỷ lục khác?
Trong một phỏng vấn gần đây với Catholic Standard cô tiết lộ, “Tôi đọc một kinh – hoặc hai – trước bất kỳ cuộc đua nào. Kinh Kính mừng là một kinh rất đẹp và tôi cảm thấy lời kinh ban cho tôi sự bình an.”
USA's Katie Ledecky poses on the podium with her gold medal after she won the Women's 200m Freestyle Final during the swimming event at the Rio 2016 Olympic Games at the Olympic Aquatics Stadium in Rio de Janeiro on August 9, 2016.   / AFP PHOTO / Odd AndersenKatie Ledecky của Mỹ đứng trên bục trao giải với huy chương vàng sau khi cô đạt giải Chung kết Tự do 200m nữ trong môn thi bơi lội tại Thế Vận hội Olympic Rio 2016 trong Hồ bơi Sân vận động Olympic ở Rio de Janeiro ngày 9 tháng 8, 2016. / AFP PHOTO / Odd Andersen
Ledecky là người Công giáo gốc, đi học ở các trường Công giáo từ nhỏ đế trung học. Cha mẹ cô rất ủng hộ niềm đam mê bơi lội của cô từ bé, khuyến khích cô lúc 6 tuổi (age of six) là “cố bơi suốt chiều dài của hồ không nghỉ.” Anh trai của Ledecky là người khơi nguồn cảm hứng cho cô bắt đầu môn bơi lội, mặc dù lúc đó cô không giỏi lắm.
Cùng với đời sống gắn bó với gia đình, Ledecky cho rằng nền giáo dục cung cấp những bài học kỹ năng sống đã cho cô sự cân bằng cần thiết để thành công trong hồ bơi. Thực ra, sau khi đoạt huy chương vàng ở London, việc đầu tiên Ledecky làm là đến thăm dòng các Nữ tu Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria ở Maryland để cảm ơn các nữ tu về tất cả những hỗ trợ trong suốt năm. Cô dự định cũng làm như vậy sau Rio. Điều này không làm các nữ tu ngạc nhiên tí nào, vì họ nhận ra đức tin Công giáo mạnh mẽ của cô trong suốt thời gian cô học ở trường.
Nói về nền giáo dục Công giáo của cô (Catholic education), Ledecky nhấn mạnh về cách thức nền giáo dục có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp bơi lội của cô. “Đi học ở những trường này rất quan trọng đối với môn bơi lội của tôi – các trường Công giáo thử thách tôi, họ mở rộng triển vọng cho tôi và họ cho phép tôi vận dụng trí óc của tôi để tìm ra những con đường đưa tôi vượt ra ngoài suy nghĩ rằng bơi lội chỉ là những bài thực hành, những buổi gặp gỡ và bơi lội và thể dục.”
“Đi học ở những trường này cũng cho phép tôi có những người bạn tuyệt vời. Bạn bè, giáo viên và những người quản lý đều giúp tôi đạt được mục tiêu trong môn bơi lội, và nói chung trong cuộc sống, qua cách họ hỗ trợ và quan tâm. Tầm quan trọng của sự cân bằng trong cuộc sống con người là một bài học tôi được học ở đây, và đó là bài học tôi hy vọng sẽ giúp tôi ở đại học và xa hơn nữa.”
Song song với việc cảm ơn các trường Công giáo về sự hỗ trợ và động viên của họ dành cho cô, Ledecky cũng giúp đỡ cộng đoàn Công giáo địa phương bằng nhiều cách khác nhau. Mùa hè năm ngoái cô giúp cổ vũ cam kết “Đồng hành cùng Phanxico” (Walk with Francis) được tổ chức bởi Tổng giáo phận Washington, D.C. trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Mỹ. Trong tài liệu cổ vũ của mình, cô giải thích tại sao Thiên Chúa yêu thương không phải là trừu tượng nhưng là cụ thể, và sau đó cam kết hỗi trợ những tổ chức bác ái như Hội Bác ái Công giáo, Bàn ăn của Người mục tử, và những Chiếc xe đạp cho Thế giới.
Ledecky sẵn sàng bảo vệ danh hiệu Olympic trong môn tự do 800m hôm thứ Năm, và hy vọng lại chiếm lĩnh được hồ bơi. Khi cô làm được, cô sẽ không chỉ cậy dựa vào những giờ này giờ kia luyện tập, nhưng còn cậy dựa vào hồng ân của Thiên Chúa. Ledecky biết rằng với Thiên Chúa “mọi việc đều có thể” và Người sẽ tặng ban cho cô sức mạnh và sự bình an khi cô cần nó nhất.

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/08/2016]



Với Michael Phelps, tất cả huy chương vàng đó không thể tỏa sáng cho đến khi anh tìm được Thiên chúa

Với Michael Phelps, tất cả huy chương vàng đó không thể tỏa sáng cho đến khi anh tìm được Thiên chúa


Huy chương và truyền thông đều trống rỗng, và cũng không thể lấp đầy khoảng trống khiến anh nghĩ đến việc tự tử

AUSTIN, TX - JUNE 05: Michael Phelps prepares to swim the Men's 200 meter individual medley heat race during the Longhorn Aquatics Elite Invite on June 5, 2016 in Austin, Texas.   Tom Pennington/Getty Images/AFP

Tom Pennington/Getty Images/AFP
Siêu sao bơi lội Michael Phelps, vận động viên Olympic sáng giá nhất mọi thời đại, suýt nữa đã tự tử 2 năm trước. Năng lực thể thao và những thành công mang đến cho anh quá nhiều sự chú ý trong thập niên qua đến mức truyền thông thể thao gần như sùng bái xem anh như một vị thần, nhưng Phelps đã phải chiến đấu để tìm sự bình an cho tâm hồn.
USA's Michael Phelps competes in a Men's 200m Individual Medley heat during the swimming event at the Rio 2016 Olympic Games at the Olympic Aquatics Stadium in Rio de Janeiro on August 10, 2016.   / AFP PHOTO / Martin BUREAU
Michael Phelps của Mỹ tranh tài 200m nam cá nhân phối hợp trong vòng thi đấu bơi tại Thế vận hội Olympic Rio 2016  Olympic Games at the Olympic Aquatics Stadium in Rio de Janeiro on August 10, 2016. / AFP PHOTO / Martin BUREAU
Anh cảm thấy trống rỗng trong lòng và tìm cách lấp đầy nỗi đau bằng thuốc phiện và rượu, và nó đưa anh lao xuống vòng xoáy trôn ốc. Năm 2009 anh bị cấm thi đấu trong ba tháng vì một tấm ảnh chụp anh đang hút một ống tẩu thuốc phiện lan tràn khắp trên mạng, nhưng việc đó vẫn không ngăn anh đến với những bữa tiệc tùng và lối sống trên bờ vực. Mọi việc ngày càng tệ hơn, và lên đến cao điểm khi anh bị bắt lần thứ hai trong 10 năm vì lái xe trong tình trạng say rượu.
Phelps đã xuống đáy của vực thẳm. Trong những ngày sau khi bị bắt, anh tự nhốt mình và tiếp tục uống rượu.
Anh thừa nhận trong một phỏng vấn với ESPN, “Tôi không còn lòng tự trọng nữa. Không còn giá trị gì của bản thân. Tôi nghĩ thế giới sẽ tốt hơn nếu không có tôi. Tôi cho rằng đó sẽ là điều tốt nhất để làm — kết thúc đời tôi.”
Những huy chương vàng của anh không an ủi gì được và anh không còn mục tiêu gì để tiếp tục sống.
Ơn trời, gia đình và bạn bè khuyên anh đến một trung tâm phục hồi và đối mặt với những con ma trong người anh. Ban đầu anh không chịu mở lòng, nhưng sau một thời gian anh chấp nhận số phận và bắt đầu trên con đường phục hồi.
Phelps mang theo bên mình quyển sách The Purpose Driven Life (Mục tiêu định hướng cuộc đời) củ Rick Warren. Quyển sách được Ray Lewis, cựu hậu vệ đội Baltimore Ravens tặng anh, và anh không chỉ đọc quyển sách; anh còn chia sẻ nó với những bạn cùng đang điều trị. Việc này cho anh biệt danh “Mike Thầy Giảng” tại trung tâm phục hồi.
Anh cảm ơn Lewis về quyển sách, anh nói, “Quyển sách quá tuyệt vời! Ý tưởng nó cứ đi … lạy Chúa … thẳng vào trí não tôi, tôi không biết làm sao để cám ơn anh cho đủ. Anh đã cứu đời tôi.” Phelps giải thích trong một phỏng vấn (interview) rằng quyển sách “đã dẫn tôi đến niềm tin rằng có một quyền năng lớn lao hơn bản thân tôi và có một mục tiêu ấn định cho tôi trên trái đất này.”
Các vận động viên hôn huy chương của họ, huy chương chứng thực cho sự luyện tập gian khổ của họ, nhưng không bao giờ được yêu lại. Những lời tán dương của truyền thông là cơn gió thoảng qua. Chỉ tình yêu có nền tảng từ đức tin mới giúp lấy lại triển vọng. Ngoài việc tìm ra được đức tin trong nhà phục hồi, Phelps nhận ra rằng hầu hết sự lo âu của anh đều do thiếu vắng người cha trong suốt cuộc đời. Cha mẹ anh ly dị lúc Phelps 9 tuổi và để lấp đầy vào chỗ trống đó anh đến hồ bơi. Khi anh đã chinh phục được nước, thì nỗi đau bộc lộ ra.
Đến thời điểm Tuần lễ Gia đình tại trung tâm phục hồi, Phelps liên lạc lại được với cha và đó là thời gian chữa lành cho cả hai. Họ ôm nhau lần đầu tiên sau nhiều năm và trải nghiệm đó giúp Phelps tiến bước.
Một vài tháng sau điều trị phục hồi, Phelps xin cầu hôn với cô bạn gái lâu năm là Nicole Johnson. Bây giờ họ đã đính hôn, lễ cưới của họ được lên kế hoạch sau Rio Olympics. Sau đính hôn không bao lâu hai người phát hiện Nicole có thai, và việc chào đời gần đây của đứa con trai của họ cũng là một khúc ngoặt khác cho Phelps.
Khi đón nhận đứa con trai quấn trong tấm chăn ấm, Phelps bật khóc. “Tôi chỉ biết đứng lặng người ở đó,” anh nói với ESPN, “Tôi nghĩ mình không thể có cảm xúc mạnh như vậy, nhưng nó đã hạ gục tôi: “Đó là con trai của chúng tôi.” Và đột nhiên bạn có cảm nhận về một tình yêu thực sự là gì.”
Với trách nhiệm mới của một gia đình, buổi thi đấu tối nay có thể là buổi cuối cùng của anh. Phelps nói rằng anh đã lên kế hoạch giải nghệ sau Thế vận hội Riio. Tuy nhiên, anh nói trong một lần phỏng vấn gần đây (interview),  “Để cho đứa con đầu lòng có thể theo dõi được — tôi xin nói như vầy, chỉ trong trường hợp tôi quay lại — có thể là Olympics cuối cùng của tôi. Chỉ để cho mấy anh đừng đánh tôi nhừ tử khi tôi quay lại, tôi chỉ muốn nói rằng : cho thằng bé xem được những vòng đua cuối cùng của tôi trong sự nghiệp là điều tôi mong ước có thể chia sẻ được với nó.”
Michael Phelps of the United States of America reacts during the awarding ceremony for men?s 4x200m freestyle relay final of swimming at the 2016 Rio Olympic Games in Rio de Janeiro, Brazil, on Aug. 9, 2016. The U.S. won the gold medal with 7 minute 0.66 seconds. / CHINA OUTMichael Phelps của Mỹ thể hiện cảm xúc trong lễ trao giải bợi lội 4 x 200m nam hỗn hợp tiếp sức tại Thế vận hội Rio Olympic ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 9 tháng 8, 2016. Mỹ giành huy chương vàng với 7 phút 0,66 giây./ CHINA OUT
Nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà Phelps được cứu ra khỏi hố sâu và đưa trở lại với cuộc sống. Phelps có thể không hoàn hảo, nhưng đức tin Ki-tô giáo vừa tìm được đã cho anh một hướng đi mới. Sự thành công của anh vẫn tiếp tục đặt anh trên sân chơi, và giới truyền thông vẫn tiếp tục ca tụng anh như một vị thần, nhưng lần này Phelps dường như đã có ý thức tốt hơn về vai trò anh là gì trong thế giới bao la này, và điều gì thực sự là quan trọng. Anh hiểu rằng những huy chương vàng – bất kể người ta có thể đạt được bao nhiêu – cũng chẳng có quyền năng giải thoát.

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/08/2016]



Chứng tá đức tin đầy ấn tượng của một nữ hoàng sắc đẹp

Chứng tá đức tin đầy ấn tượng của một nữ hoàng sắc đẹp


Những lời nói về đức tin của Hoa hậu Thụy sĩ đầy chân tình và rất, rất khác với những câu nói khuôn sáo thông thường.

web-miss-swiss-laurine-sallin-c2a9-trend-magazin-cc


© TREND MAGAZIN CC
“Tôn giáo là một sợi dây được nới lỏng dần theo thời gian để tiếp cận đến những bối cảnh suy tư khác.” Bạn có tin không nếu bạn được kể rằng câu nói này được một nữ hoàng sắc đẹp nói lên? Người đó là cô Lauriane Sallin, 22 tuổi, đội vương miện Hoa hậu Thụy sĩ, và cô là một người nhắc chúng ta phải nhìn vượt ra ngoài những mẫu rập khuôn.
Là một sinh viên tiếng Pháp và môn Lịch sử Nghệ thuật của trường Đại học Freiburg, Sallin tiến xa trên con đường đức tin Công giáo và cái nhìn của cô về Thiên Chúa trong một phỏng vấn với Trang tin Công giáo, Cath.ch, và thể hiện bản thân là một cô gái sâu sắc, tri thức.
“Đức tin của tôi phát triển đặc biệt nhờ việc đọc nhiều, từ Aristotle đến Descartes”
Sau nhiều suy tư về ý nghĩa cuộc sống, cô gái khám phá sau khi đọc trang này sang trang khác rằng “con người vẫn cứ phải đối mặt với những thực tại này,” đặc biệt việc đi tìm hạnh phúc: “Tôi nghĩ hạnh phúc là có, nhưng trước hết bạn phải biết phân định rạch ròi nó là gì,” cô nói. “Cá nhân tôi kết nối nó với những nguyên tắc căn bản của đức tin Ki-tô giáo: tôn trọng và yêu thương anh em.”
Câu nói đã thể hiện rõ: Hoa hậu Thụy sĩ thực sự bị lay động bởi đức tin Công giáo. Khi thừa nhận rằng “trong gia đình của cô, mọi người đều là tín hữu siêng năng,” tôn giáo đối với cô không phải là một vấn đề bị ảnh hưởng: “Đối với tôi, đức tin không phải là một yêu cầu của cha mẹ, nhưng là một vấn đề của cá nhân. Nó là của tôi. Đức tin phát triển đặc biệt qua việc đọc sách của tôi, từ Aristotle đến Descartes, và Tin mừng Luca. Tôi muốn hiểu câu chuyện Tin mừng này. Để hiểu được, tôi phải nghiên cứu ngữ cảnh. Nó đòi hỏi rất nhiều cố gắng, nhưng đó là cách duy nhất để nắm bắt được ý nghĩa của nó,” cô nói.
“Trong mỗi con người đều có một phần của Vương quốc của Thiên Chúa”
Do đó, từ việc này dẫn sang việc khác, cô nhận ra cách tôn giáo giúp cô quay lại và đưa mọi việc theo một viễn cảnh. “Chúng ta sống trong một thời đại cấp tốc,” cô nói. Cô đặc biệt ý thức được điều này sau cái chết của người chị: “Đứng trước cái chết của chị gái, tôi không còn chấp nhận tính cấp tốc được nữa, chuyện xảy ra ngay tại giây phút đó — vì chuyện xảy ra ngay tại giây phút đó là cái chết của chị gái tôi. Tôi phải vượt ra ngoài phạm vi đó.” Cô đã hiểu được ý nghĩa của điều được gọi là “vượt ra ngoài” nhờ một ngày kia có người bạn nói với cô câu này: “Trong mỗi con người đều có một phần của Vương quốc của Thiên Chúa,” một câu nói đã ghi dấu ấn rất mạnh cho cô.
Dần dần, Thiên Chúa trở thành một người thúc đẩy chúng ta dấn thân: “Đối với tôi, Người là một nguồn khả năng duy nhất. Chính Người giúp chúng ta vượt ra ngoài cái tôi của chúng ta.” Về cái chết, cô gái rất thẳng thắn: “Bạn biết đấy, quy luật rất rõ ràng: chúng ta sống, rồi tất cả chúng ta cũng đều phải chết. Bi kịch lớn không phải là điều đó; nhưng nó là điều mình tự dối mình và bị thuyết phục rằng một người mới 24 tuổi thì không thể chết.”
Nói về cuộc thi sắc đẹp và vẻ đẹp nói chung, Hoa hậu Thụy sĩ nói, “Vẻ đẹp và sự cân đối về hình thể luôn hấp dẫn và làm thỏa mãn con mắt. Cũng như tôi tự hỏi mình câu hỏi về hạnh phúc, tôi cố gắng để hiểu được vẻ đẹp là gì. Để nắm được ý nghĩa của nó, chúng ta phải vượt ra ngoài sự giả tạo. Đối với tôi, vẻ đẹp là một con đường dẫn đến sự hài hòa,” và cô nói thêm rằng: “Tôi sẽ cố trở thành gần như một biểu tượng để đưa mọi người đi xa thêm một tí.”
Dịch từ bản tiếng Pháp (French)

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/08/2016]