Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc lên án việc dùng khoa học để làm lan rộng cái chết

Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc lên án việc dùng khoa học để làm lan rộng cái chết

Vũ khí quy ước sinh học là “vấn đề chính của việc giải trừ quân bị và an ninh quốc tế”
8 tháng 11, 2016
Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc lên án việc dùng khoa học để làm lan rộng cái chết
Quan sát viên thường trực của Tòa Thành tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Đức Tổng giám mục Ivan Jurkovič, thúc giục các quốc gia cùng làm việc với nhau để chiến thắng cuộc chiến chống lại sự gia tăng mạnh của vũ khí sinh học, ngài kêu lên rằng nó là sự đối nghịch lại nhân phẩm khi sử dụng khoa học để làm lan rộng cái chết.
Lời của ngài phát biểu hôm thứ Hai trong một bài tham luận trước hội nghị đánh giá của Vũ khí Quy ước Sinh học.
Dưới đây là toàn văn bài tham luận của ngài:
__
Thưa ông Chủ tịch,
Để bắt đầu, thưa ngài Đại sứ Molnár, cho phép tôi chúc mừng ngài đắc cử chức Chủ tịch của Hội Nghị Đánh Giá Vũ Khí Sinh học Quy Ước lần thứ 8 này (BWC). Phái đoàn Tòa Thánh cam kết hoàn toàn ủng hộ ông để đưa đến một kết quả thành công và hiệu quả.
BWC là hiệp ước đa phương đầu tiên cấm toàn bộ vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc mọi chủng loại. Bằng cách nêu rõ những loại vũ khí sinh học, BWC đã xây dựng một quy phạm quốc tế rõ ràng, nó phải được liên tục củng cố.
Ngày nay chúng ta phải đối mặt với sự phức tạp chưa từng có trong hệ thống an ninh quốc tế: những đột phá trong những ngành khoa học đời sống đang đặt ra những thách thức ngày càng khó khăn cho việc áp dụng luật của BWC; những mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng đan xen lẫn lộn nhau; nguy cơ của sự sở hữu bất hợp pháp, sản xuất và sử dụng những tác nhân sinh học bởi những kẻ khủng bố đang gia tăng; sự lây lan thường xuyên của các bệnh dịch đe dọa sức khỏe và an ninh toàn cầu.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn Tòa Thánh muốn thêm tiếng nói và việc giải quyết những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình hành động, đặc biệt những việc có liên quan đến tính hiệu quả của Quy Ước.
BWC là một trụ cột quan trọng của giảm trừ quân bị và an ninh quốc tế và Phần Mở Đầu của nó khẳng định rằng việc sử dụng các loại vũ khí sinh học là “chống lại lương tâm nhân loại và phải dành ra những nỗ lực không ngừng để giảm thiểu nguy cơ này.” Dùng sự sống để phá hủy sự sống một cách bừa bãi, dùng khoa học để gieo rắc cái chết thay vì điều trị những căn bệnh và làm dịu bớt sự đau đớn, là nghịch lại với nhân phẩm.
Khuôn mẫu và mục đích của cơ cấu của BWC tạo ra một cơ hội để tăng cường và hiểu được sự liên hệ trực tiếp giữa việc giảm trừ quân bị và sự phát triển, và mối quan hệ củng cố lẫn nhau của chúng. Quyền được tham gia trọn vẹn vào việc trao đổi thiết bị, nguyên liệu và thông tin khoa học và kỹ thuật về việc sử dụng các tác nhân vi khuẩn học và toxin cho những mục tiêu hòa bình được nói rõ trong Điều Khoản X của BWC, và được hiểu rằng sự an toàn, an ninh và không nhân rộng nhanh là một phần rất quan trọng của yếu tố cân bằng. Vì vậy, sự áp dụng hiệu quả Điều Khoản X cũng có thể được dùng như một động cơ tốt cho việc phổ cập hóa tư cách thành viên của BWC.
Sự bộc phát các chứng bệnh xảy ra một cách tự nhiên gần đây là một ví dụ về mối quan hệ giữa việc giảm trừ quân bị và sự phát triển: chúng làm nổi rõ những hạn chế trong phản ứng của quốc gia và quốc tế. Chúng ta biết tốc độ lây lan vượt biên giới vô cùng nhanh chóng của những đợt bùng phát này, và hệ thống sức khỏe cộng đồng có thể dễ bị lây nhiễm như thế nào, đặc biệt ở những quốc gia nghèo nhất; sự phản ứng thậm chí có thể khó khăn hơn và gượng ép trong trường hợp có sự cố tình sử dụng các loại vũ khí sinh học, đặc biệt nếu nó xảy ra trong một cuộc xung đột vũ trang.
Vì những lý do này, điều quan trọng là Các Bên Chính Phủ tiếp tục và củng cố sự hỗ trợ cho việc xây dựng năng lực trong các Bên Chính phủ cần sự trợ giúp qua sự hợp tác quốc tế, đồng thời hợp tác và tạo ra những sự hiệp lực với các tổ chức quốc tế và tổ chức miền cùng các bên liên quan. Theo tính tự nhiên, các chứng bệnh không tuân theo biên giới, vì thế đây là sự quan tâm của mọi người rằng anh em của chúng ta có thể tin tưởng vào những hệ thống sức khỏe quốc gia mạnh khỏe. Về vấn đề này, phát triển thực sự là một cái tên khác cho hòa bình và công bằng.
Ngoài ra, việc thiếu những cơ cấu tổ chức trợ giúp dưới BWC phải được đánh giá lại: đang có một nhu cầu về những quy trình rõ ràng khi đệ trình yêu cầu trợ giúp hoặc khi phản ứng lại với một trường hợp bị tố cáo sử dụng các loại vũ khí sinh học hay toxin. Đây là việc quan trọng hàng đầu vì xét thấy không có những điều khoản trực tiếp đặc biệt nào cho những nạn nhân của những vụ tấn công như vậy.
Những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật và sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế có liên hệ mật thiết với nhau và nằm ở trọng tâm của BWC. Khi chúng ta chứng kiến thêm nhiều sự đột phát đáng kể trong những ngành khoa học đời sống qua công nghệ gien phức tạp hơn và sinh học tổng hợp, BWC đang hoạt động trong một bối cảnh thay đổi khoa học kỹ thuật nhanh chóng. Những tiến bộ này đem đến những cơ hội tích cực cho những mục tiêu sử dụng hòa bình, cho những liệu pháp chữa trị và điều trị các chứng bệnh hay cho những cải thiện cho môi trường; nhưng cùng một kiến thức và thiết bị có thể quá dễ dàng bị chuyển hướng sang những mục tiêu có hại. Vì tính chất hai mặt của vấn đề này, một sự cân nhắc đánh giá theo hệ thống và có định kỳ về khoa học và kỹ thuật có liên quan đến BWC là rất quan trọng nếu chúng ta muốn tránh không nhìn thấy Bản Quy Ước của chúng ta trở nên không phù hợp.
Liên quan đến việc này, giáo dục đóng một vai trò quyết định trong cách giải quyết vấn đề sử dụng sai mục đích ngay từ gốc. Những chuẩn mực quốc gia về hạnh kiểm và rèn luyện đạo đức phải được phát triển và tôn trọng. Tất cả các bên liên quan phải cùng tham gia các lực lượng: các nhà khoa học, các trường đại học, những ngành công nghiệp, chính phủ, và các cơ quan quốc tế tất cả phải cảm thấy có trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ sinh học để thăng tiến sự sống và một sự phát triển con người toàn diện. Như Đức Thánh Cha Phanxico đã nhắc nhở chúng ta: “... chúng ta cần phải liên tục cân nhắc lại những mục tiêu, hậu quả, bối cảnh chung và những giới hạn đạo đức của hoạt động nhân văn này, nó là một hình thức của sức mạnh trong đó có những nguy cơ rất lớn.” (Thông điệp Chúc tụng Chúa, 131)
Những khả năng sản xuất vũ khí sinh học đang rất dễ dàng đạt tới mức độ rộng lớn hơn, như chúng ta đã thấy trong sự phát triển “sinh học tự làm” và “phòng thí nghiệm cá nhân.” Không một chính phủ nào một mình có thể thắng được cuộc chiến chống lại sự phát triển nhanh chóng của vũ khí sinh học. Các nỗ lực ngăn cản những nhân tố không thuộc chính phủ không sở hữu, sản xuất hay sử dụng những loại vũ khí hóa học và sinh học đòi hỏi một ý chí kết hợp và hành động chung trong việc bảo đảm an toàn và an toàn sinh học, cũng như sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế và củng cố xây dựng năng lực.
Cuối cùng, Phái đoàn Tòa Thánh mong muốn bày tỏ sự đánh giá cao sự cống hiến và công việc tốt đẹp của ISU. ISU phải được củng cố vững mạnh, đặc biệt qua việc tăng thêm chuyên môn kỹ thuật liên quan đến những khía cạnh chủ yếu của BWC: cụ thể là, sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế và quy trình đánh giá khoa học và kỹ thuật.
Thưa ông Chủ tịch,
Sự giảm trừ quân bị và những văn kiện ngăn ngừa phát triển nhanh chỉ thành công khi các chính phủ cam kết thi hành chúng. Sự tự mãn hôm nay là thảm họa của ngày mai. Tòa Thánh chúc Hội nghị Đánh giá lần 8 này thành công, qua sự cam kết chung của chúng ta để bảo vệ con người chúng ta khỏi những nguy cơ thực sự mà chúng ta đang đối mặt trong lĩnh vực sinh học.
Xin cảm ơn Ông Chủ tịch!

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/11/2016]


Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại một tôn giáo “phô trương” như pháo hoa chóng tàn

Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại một tôn giáo “phô trương” như pháo hoa chóng tàn

Pope Francis celebrating Mass at the Santa Marta residence - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta - OSS_ROM
10/11/2016 12:49
(Vatican Radio) Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxico cảnh báo Ki-tô hữu chống lại cám dỗ của một tôn giáo phô trương hay tôn giáo giải trí cứ mãi đi tìm phép lạ và mặc khải, ngài so sánh nó giống như chùm pháo hoa cho chúng ta những chùm sáng rực trước khi tắt. Lời nhận xét của ngài đưa ra trong Thánh Lễ sáng Thứ Năm tại nhà nguyện Thánh Marta.
Những suy tư của Đức Thánh Cha trong bài giảng được lấy từ bài đọc trong ngày kể việc Chúa Giê-su trả lời cho câu hỏi của những người Pha-ri-sêu về Nước Thiên Chúa sẽ đến và ngài nhấn mạnh việc người Ki-tô hữu phải giữ vững niềm hy vọng mỗi ngày khi mong chờ sự viên mãn của Vương quốc. Lưu ý rằng Chúa Giê-su bảo những người Pha-ri-sêu “Nước Chúa đang ở giữa các ông,” Đức Thánh Cha Phanxico so sánh Nước Chúa với một hạt giống nhỏ được gieo xuống đất và tự mọc lên theo thời gian. Ngài giải thích Thiên Chúa giúp hạt giống mọc lên nhưng không lôi kéo mọi sự chú ý vào nó.
“Nước Chúa không phải là một tôn giáo ‘phô trương’: một tôn giáo cứ mãi đi tìm những điều mới lạ, những mặc khải, những thông điệp … Thiên Chúa đã nói qua Đức Giê-su Ki-tô: đây là Lời cuối cùng của Thiên Chúa. Tôn giáo phô trương cũng giống như pháo hoa làm sáng rực bạn lên trong chốc lát rồi còn gì lại sau đó? Chẳng có gì. Không có phát triển, không có ánh sáng, chẳng có gì: chỉ là một vụt thoáng qua. Và rất nhiều lần chúng ta bị cám dỗ bởi tôn giáo giải trí này đi tìm những điều chẳng liên quan gì đến mặc khải, đến sự nhu mì của Nước Chúa đang hiện hữu giữa chúng ta và lớn lên. Vì đây không phải là hy vọng, đây là một khao khát có được cái gì đó trong tay. Ơn cứu độ của chúng ta đến từ niềm hy vọng, hy vọng của một người gieo hạt, hay của một người phụ nữ làm bánh, trộn men và bột: một sự hy vọng lớn dần. Thay vì vậy, ánh sáng giả tạo này chỉ kéo dài trong chốc lát và rồi tắt ngấm, giống như pháo hoa: chúng ta không cần nó để thắp sáng một ngôi nhà. Nó chỉ là một sự phô trương.”
Đặt câu hỏi chúng ta phải làm gì trong khi chờ đợi sự viên mãn của Nước Chúa, Đức Thánh Cha Phanxio giải thích rằng chúng ta phải trông chừng và giữ vững niềm hy vọng của chúng ta.
“Hãy trông chừng trong sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn trong công việc, trong những sự đau khổ của chúng … Hãy cảnh giác như một người đã gieo hạt xuống đất và và chăm sóc cây, bảo đảm không có cỏ dại mọc quanh nó, để nó lớn lên. Hãy trông chừng niềm hy vọng của chúng ta. Và đây là câu hỏi cha đặt ra với mọi người: nếu Nước Chúa ở giữa chúng ta hôm nay, nếu tất cả chúng ta đều có hạt giống trong chúng ta, nếu chúng ta có Thánh Thần ở đó, vậy chúng ta sẽ trông chừng như thế nào? Làm sao để tôi phân biệt được điều này, làm sao tôi có thể lựa được loại cây tốt ra khỏi hạt cỏ lồng vực? Nước Chúa lớn lên và tôi phải làm gì? Hãy cảnh giác. Lớn lên trong hy vọng và cảnh giác đem đến hy vọng. Vì chúng ta đã được cứu qua hy vọng. Và đây là nguồn mạch: hy vọng là nguồn mạch trong lịch sử cứu độ. Hy vọng của chúng ta chắc chắn được gặp Thiên Chúa.”
Trong phần kết, Đức Thánh Cha tiếp tục miêu tả việc Nước Chúa trở nên mạnh mẽ qua hy vọng.
“Chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi có hy vọng không? Tôi có tiến về phía trước bằng tất cả sức lực của tôi mà không biết phân biệt đâu là tốt đâu là xấu, hạt cỏ lùng, ánh sáng, ánh sáng nhu mì của Thánh Thần giữa ánh sáng rực của những điều giả tạo? Chúng ta hãy tự hỏi về niềm hy vọng của mình về hạt giống đang lớn lên trong chúng ta và làm sao để cảnh giới hy vọng của chúng ta. Nước Chúa ở giữa chúng ta nhưng chúng ta phải, qua sự nghỉ ngơi, làm việc, nhận thức phân biệt, cảnh giới hy vọng về Nước Chúa phát triển cho đến thời gian khi Thiên Chúa đến và mọi sự sẽ được thay đổi. Trong một thời khắc ngắn ngủi: mọi điều! Thế giới, chúng ta, tất cả. Như Thánh Phaolo nói với những tín hữu Tê-xa-lô-ni-ca, ‘chúng ta sẽ mãi mãi ở cùng Thiên Chúa.’”

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/11/2016]