Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’
Photo Courtesy Of The US To The Holy See

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

Một sự kiện được tổ chức bởi Đại sứ quán Hoa kỳ tại Tòa Thánh, với bà Đại sứ, các nữ tu, và các viên chức Vatican

17 tháng Mười, 2019 15:00
Chúng ta đến đây để vinh danh công cuộc của các nữ tu trên những tiền tuyến ...


Lời tán dương này được bà Callista Gingrich, Đại sứ Hoa kỳ tại Tòa Thánh bày tỏ, bà đồng chủ trì và tổ chức sự kiện với Đại sứ quán ở đó hôm thứ Tư, 16 tháng Mười, 2019, để nhắc lại “Những người phụ nữ trên các tiền tuyến,” hội nghị chuyên đề thường niên lần thứ hai của họ để cho thấy cách thức các chính phủ, xã hội dân sự, và các cá nhân có thể đạt được những mục tiêu của họ hiệu quả hơn trong các cộng đồng và khu vực dễ bị xúc phạm bằng cách kết hợp với các nữ tu hoạt động trên các tiền tuyến.

Các diễn giả phát biểu bao gồm Sơ Orla Treacy, thuộc Dòng Đức Bà Đồng trinh Diễm phúc, hoạt động ở Sudan; Sơ Crescencia Sun, thuộc Dòng Religieuses Notre Dame Des Missions (RNDM), hoạt động ở Ấn Độ; và Sơ Anne Falola, thuộc Dòng Thừa sai Đức Bà của các Tông đồ (OLA).




#WomenOnTheFrontlines: Religious Sisters who risk lives to help those whose voices aren’t heard.

‘Today we’re here to applaud them,’ says @CallyGingrich at @USinHolySee event w/Sisters of #SouthSudan, #Nigeria, #India. Vatican’s Fr Limoncelli: ‘Wow’‘Thank you’ (@DeborahLubov)

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’

CHUYÊN MỤC: Phụ nữ, các nữ tu, liều mạng sống của họ trên các tiền tuyến … ‘Hôm nay chúng ta ở đây để vinh danh họ’


Sơ Orla Treacy, người được vinh danh là người Phụ nữ Quốc tế Gan dạ 2019 bởi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, được đề cử nhận giải thưởng bởi bà Đại sứ Gingrich công nhận công cuộc của Sơ nâng cao đời sống của phụ nữ và thiếu nữ ở Rumbek, Nam Sudan.

Sơ Patricia Murray, Thư ký Điều hành của Liên đoàn Bề trên Tổng quyền Quốc tế (UISG) và Đại sứ Gingrich đọc phát biểu khai mạc, và Phil Pullella, phóng viên cấp cao tại Ý và Vatican của Reuters, điều phối. Cả ba Sơ đều đã hoặc đang hoạt động trong các cộng đồng tại vùng xung đột hoặc hậu xung đột trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và phát triển.

Cha Henry Lemoncelli, thuộc Bộ Tu sĩ đọc diễn văn bế mạc.

Bà Đại sứ Gingrich tán dương các nữ tu là “những người cộng tác quan trọng” trong việc bảo đảm hòa bình và thấu hiểu” và “thúc đẩy và thăng tiến giáo dục, sức khỏe, và phát triển, thường ở trong các vùng xung đột và những khu vực nguy hiểm khác trên thế giới.”

Nhấn mạnh rằng họ rất “quan trọng,” “làm việc không mệt mỏi để thăng tiến nhân phẩm và sự tự do” và thường liều mạng sống của họ, Bà Đại sứ than phiền rằng “công việc của họ thường xuyên không được nhận biết, không được trân trọng.”

“Các nữ tu là những ngọn đèn soi dẫn hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới,” bà nhấn mạnh, đặc biệt “cho những người chưa bao giờ có một tiếng nói.”

Phil Pullella, cựu phóng viên Vatican của Reuters, khi điều phối đã ca tụng các nữ tu là những người có ảnh hưởng trên đời sống của ông.

“Nếu không có các Sơ tại Dòng Đức Bà Pompeii ở Làng Greenwich, chắc tôi đã không có mặt ở đây. Các Sơ đã làm công việc kỳ diệu để giúp cho những người nhập cư, như tôi đây …”

Sơ Orla bắt đầu chuyển sang những lời chào từ trẻ em ở Nam Sudan, nói rằng các em mong ước các em cũng được đến. Kể chi tiết về những khó khăn ở Nam Sudan, người nữ tu nói: “Cho dù có những thách thức và tàn phá, chúng tôi phải giữ niềm hy vọng sống động.”

Sơ than phiền rằng Nam Sudan là quốc gia bị mù chữ nhiều nhất, và cho biết rằng số người tới trường rất ít, đặc biệt là các em gái.

“Trong một đất nước với 4,3 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường, trong đó chỉ có 2,1 triệu trẻ em thật sự đi học,” Sơ nói. Sơ cũng chỉ trích rằng khuynh hướng cưỡng hôn ngày càng tăng, nói rằng khi một cô gái từ chối kết hôn, người đó sẽ bị đánh đòn và bị lạm dụng. Đây không phải là trường hợp hiếm, Sơ nói.

Nói về tầm quan trọng của việc giáo dục đối với những người đau khổ này, Sơ nói: “Trường của chúng tôi [trường nội trú nơi Sơ và các Sơ chị em điều hành] không thể đóng cửa được, nó là một nơi để trú ngụ an toàn.”

Khen ngợi về lòng can đảm Sơ nhìn thấy mỗi ngày từ những người phụ nữ Nam Sudan, Sơ lưu ý rằng “là các nữ tu và các nhà giáo chúng tôi ở đó để đi một chặng đường dài.”

Sơ nói: “Chúng tôi tin vào sự hy vọng.”

Sơ Sun hoạt động ở khắp Ấn Độ trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thừa tác vụ mục vụ, và phát triển xã hội. Sơ than phiền rằng khi thuốc điều trị tới, thậm chí khi hầu hết mọi chi phí đã được chi trả cho vận chuyển và giao hàng, nhưng giá vẫn bị đẩy lên rất cao.

Sơ Sun làm nổi bật vẻ đẹp những lời của Mẹ Teresa rằng tất cả chúng ta đều có thể làm những điều vĩ đại với tình yêu vĩ đại.

Nói về lý do bệnh sốt rét lây lan quá nhanh, Sơ than phiền rằng người ta “quá quen với việc bị sốt đến mức khi họ mắc bệnh sốt rét, họ không nhận ra được vấn đề. Họ uống thuốc, thấy đỡ một chút, không điều trị bệnh, và rồi mọi việc trở nên xấu hơn.”

Ở Ấn Độ, Sơ nói thêm, thường có các nạn nhân bị rắn cắn, nói rằng chi phí cho loại thuốc chống nọc rắn cũng là một vấn đề nghiêm trọng cho các nạn nhân. Sơ cũng cảm thán về nhiều người bị suy dinh dưỡng.

Sơ Falola chia sẻ kinh nghiệm riêng của Sơ trong việc bảo vệ cho quyền của phụ nữ ở Nigeria.

Với những vụ đụng độ trong nước và nhóm khủng bố Boko Haram, “quá nhiều người phải di tản khỏi nhà cửa để tìm những nhu cầu căn bản cho sự sống,” Sơ nói, nhấn mạnh đến con số không biết bao nhiêu người phải di tản trong nước vì hậu quả này, đặc biệt trong các thành phố ở miền bắc.

“Chúng tôi đến đó để trở thành bạn bè của họ, để hỗ trợ và trợ giúp họ.” Năm 2014, lúc đỉnh điểm của khủng hoảng, chúng tôi bắt đầu đến các trại. Năm 2016, Sơ giải thích về cách họ bắt đầu một trường học, để cải thiện chất lượng của cuộc sống, xây dựng tình bạn hữu và những kỹ năng sống. Họ đón nhận các tôn giáo khác nhau, người Ki-tô hữu và Hồi giáo, để họ sống với nhau như anh chị em.

Sơ nói, một số vấn đề lớn nhất là những con số người tị nạn khổng lồ, các gia đình bị ly tán, nhiều người rơi vào nạn mại dâm, và buôn người. Sơ than phiền rằng những con số lớn các bà mẹ đơn thân và góa phụ và việc thiếu trường học.

Sơ thừa nhận: “Lúc đầu, rất khó để nở nụ cười.”

Cha Lemoncelli, viên chức Vatican, có phản ứng mạnh mẽ về bài phát biểu của các nữ tu.

“Tôi nghĩ tôi có thể nói thay cho những người ở đây rằng: tuyệt vời và cảm ơn!” cha nói và nhận một tràng vỗ tay thật lớn. Sau đó cha tiếp tục cho họ tám lời khuyên để giúp trong sứ mạng.

Tuy nhiên, trước đó, cha phản ánh về sự cảm kích riêng của cha dành cho các nữ tu, điều thậm chí trở nên sâu sắc hơn nữa trong những năm cha làm việc tại Vatican.

Cha nói: “Lòng cảm kích của tôi dành cho các nữ tu không bắt đầu từ đó, nhưng đâu đó từ năm 1955, khi tôi gặp Sơ Mary Ann.

“Tôi có những kỷ niệm rất trìu mến về sáu trong số tám giáo viên tôi học trong trường,” cha hài hước.

Cha nói tiếp: “Các nữ tu là những người cho đi bản thân một cách không mệt mỏi.”

Trong những đề nghị của ngài về cách tốt nhất để sống sứ mạng của một người, cha nhấn mạnh rằng mọi công việc với sứ mạng, phải được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, và chỉ bằng cách như vậy thì chúng ta mới thành công.

Cha cũng nhấn mạnh rằng chúng ta được kêu gọi để có sự bình an với chính mình. “Chỉ khi chúng ta có điều này, thì chúng ta mới có thể trao tặng bình an cho người khác.” Hơn nữa, chúng ta được kêu gọi thương xót và tha thứ, thậm chí tới 77 lần.

Cha phản ánh: “Đừng bao giờ chán ngán làm việc tốt. Chúng ta không bao giờ hoàn thành sứ mạng của chúng ta cho đến khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay, và ngay cả khi đó, chúng ta vẫn có lời cầu nguyện thinh lặng.”

“Hãy chăm sóc cho bản thân!” cha nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc có sức khỏe thể lý, tâm lý, và tinh thần, để chúng ta có thể làm những điều chúng ta được kêu gọi để làm.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/10/2019]


Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen’

Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen’

Bài giảng Thánh Lễ Bế mạc Thượng Hội đồng về Amazon

27 tháng Mười, 2019 14:59
Đức Thánh Cha Phanxico nói: “Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen.”

Đức Thánh Cha phân tích điểm này trong bài giảng của ngài trong Vương cung Thánh đường Vatican ngày 27 tháng Mười, 2019, tại Thánh Lễ Bế mạc Thượng Hội đồng về Amazon, bắt đầu ngày 6 tháng Mười. Sự phân tích khởi đi từ lời cầu nguyện của người Pha-ri-sêu trong đền thờ ở chương 18 theo Thánh Lu-ca, dụ ngôn nói về người Pha-ri-sêu và người thu thuế trong đền thờ. Đức Thánh Cha nói, đó là lời cầu nguyện được bắt đầu tốt đẹp nhưng lại kết thúc không đạt được mục tiêu. Người Pha-ri-sêu thiếu sự khiêm nhường và quên đi điều răn “quan trọng nhất” là yêu thương anh em.

“Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu được những gì làm đẹp lòng Chúa,” Đức Thánh Cha giải thích. “Anh ta không bắt đầu bằng những phẩm chất xứng đáng nhưng từ những thiếu sót của mình; không bắt đầu từ sự giàu có nhưng từ sự nghèo nàn của anh ta.

“Trong Thượng Hội đồng vừa qua chúng ta được ơn lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy tư về tính tạm thời của cuộc sống, bị đe dọa bởi những mô hình phát triển mang tính chiếm đoạt. Tuy nhiên chính trong hoàn cảnh này, nhiều người đã làm chứng cho chúng ta rằng có thể nhìn vào thực tại theo một cách khác, chấp nhận nó với vòng tay rộng mở như một ân ban, cư xử với thế giới được tạo dựng không như một nguồn tài nguyên để bóc lột nhưng như một ngôi nhà được bảo tồn, với lòng tín thác vào Chúa.”

Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen’

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha

Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta biết cách cầu nguyện thông qua ba nhân vật: trong dụ ngôn của Chúa Giê-su, cả người Pha-ri-sêu và người thu thuế đều cầu nguyện, trong khi bài đọc một nói đến việc cầu nguyện của một người nghèo.

1. Lời cầu nguyện của người Pha-ri-sêu bắt đầu như thế này: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa.”

Đây là một lời mở đầu tuyệt vời vì lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen. Nhưng ngay lập tức chúng ta lại nhìn thấy lý do tại sao ông ta tạ ơn: “vì con không như bao kẻ khác” (Lc 18:11). Ông ta cũng giải thích lý do: ông ta ăn chay hai lần một tuần, mặc dù lúc đó luật chỉ bắt buộc một năm một lần; ông ta trả thuế thập phân trên tất cả những gì ông ta có, dù rằng thuế thập phân chỉ quy định cho những sản phẩm quan trọng nhất (x. Đnl 14:22ff). Nói tóm lại, ông ta khoe khoang vì ông ta đã thực thi trọn vẹn những điều răn ở mức độ tốt nhất. Nhưng ông ta lại quên điều răn quan trọng nhất: yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân (x. Mt 22:36-40). Miệng lưỡi ông ta đầy sự tự tin về khả năng tuân giữ những điều răn, về phẩm chất, và đức hạnh của mình, ông ta chỉ tập trung vào bản thân. Bi kịch của người đàn ông này là ông ta không có đức mến. Thánh Phaolo nói ngay cả những điều tốt đẹp nhất cũng chẳng là gì nếu không có đức mến(x. 1 Cr 13). Không có lòng yêu mến, kết quả sẽ là gì? Cuối cùng ông ta chỉ ca tụng bản thân thay vì cầu nguyện. Thật vậy, ông ta chẳng xin điều gì từ Thiên Chúa vì ông ta không cảm thấy thiếu thốn hay mắc nợ, nhưng ông ta cảm thấy Chúa nợ ông ta điều gì đó. Ông ta đứng trong đền thờ của Chúa, nhưng ông ta lại tôn thờ một vị thần khác: chính bản thân ông ta. Và nhiều nhóm người “có thanh thế,” “nhiều Ki-tô hữu Công giáo,” đi theo con đường này.

Cũng như việc quên Thiên Chúa, ông ta quên cả người anh em của mình; thật vậy, ông ta khinh miệt người kia. Với người Pha-ri-sêu, tha nhân không có giá trị gì, chẳng đáng gì. Ông ta xem mình tốt hơn những người khác là những người mà ông ta gọi theo nghĩa đen là “bao kẻ khác” (loipoi, Lc 18:11). Tức là, họ là “những người thừa,” họ là những kẻ thừa thãi mà một người phải tránh xa. Không biết bao nhiêu lần chúng ta nhìn thấy điều này xảy ra tái đi tái lại trong đời sống và lịch sử! Không biết bao nhiêu lần những người tinh hoa, giống như người Pha-ri-sêu đối xử với người thu thuế, đã dựng lên những bức tường để gia tăng khoảng cách, làm cho người khác càng cảm thấy bị chối bỏ nhiều hơn. Hoặc bằng cách xem họ là lạc hậu và chẳng mấy giá trị, người khinh miệt truyền thống của họ, xóa bỏ lịch sử của họ, thâu tóm đất đai và chiếm đoạt tài sản của họ. Không biết bao nhiêu thế lực ỷ sức mạnh đã biến thành áp bức và bóc lột vẫn còn tồn tại đến ngày nay! Chúng ta nhìn thấy điều này trong Thượng Hội đồng khi nói về sự bóc lột tạo vật, con người, cư dân của vùng Amazon, buôn người, buôn bán con người! Những sai lầm trong quá khứ không đủ để làm dừng lại việc bóc lột người khác và gây ra những vết thương trên những người anh chị em của chúng ta và trên người chị trái đất của chúng ta: chúng ta đã nhìn thấy điều này trên khuôn mặt bị hằn những vết sẹo của vùng Amazon. Sự tôn thờ bản ngã diễn ra một cách giả hình với những nghi thức và “những sự cầu nguyện” – nhiều người là người Công giáo, họ tuyên xưng mình là người Công giáo, nhưng họ đã quên họ là người Ki-tô hữu và là con người – quên đi việc thờ phượng Thiên Chúa luôn được thể hiện qua tình yêu dành cho tha nhân. Thậm chí cả những Ki-tô hữu cầu nguyện và đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa nhật cũng vướng vào cái tôn giáo bản ngã này. Chúng ta hãy kiểm tra lại bản thân xem cả chúng ta nữa có xem người khác là người thấp kém và đáng bị quăng ra ngoài không, thậm chí chỉ bằng lời nói. Chúng ta hãy cầu xin ơn không xem bản thân mình là cao trọng hơn, không cho rằng chúng ta là tốt lành, không trở nên người hay chỉ trích và khinh miệt người khác. Chúng ta hãy xin Chúa Giê-su chữa lành chúng ta khỏi việc nói hành nói xấu và kêu ca về người khác, không khinh rẻ người này hay người kia: đây là những điều làm phật lòng Chúa. Và trong Thánh Lễ hôm nay theo ý quan phòng chúng ta được đồng hành không chỉ là những người bản địa của Amazon nhưng cả những anh chị em nghèo khổ nhất trong các xã hội phát triển của chúng ta: những anh chị em khuyết tật từ Cộng đoàn L’Arche. Họ ở cùng với chúng ta, ở hàng ghế phía trước.

Đức Thánh Cha Phanxico: ‘Lời cầu nguyện đẹp nhất là lời tạ ơn, là lời ngợi khen’

2. Chúng ta chuyển sang lời cầu nguyện khác. Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu điều gì làm đẹp lòng Chúa. Anh ta không bắt đầu bằng những phẩm chất xứng đáng nhưng từ những thiếu sót của mình; không bắt đầu từ sự giàu có nhưng từ sự nghèo nàn của anh ta. Anh ta không nghèo về kinh tế – những người thu thuế rất giàu có và thường kiếm tiền một cách bất công với cái giá phải trả là những người đồng bào của mình – nhưng anh ta cảm nhận một sự nghèo nàn về đời sống vì chúng ta không bao giờ sống tốt đẹp trong tội. Người thu thuế là người bóc lột người khác thừa nhận mình là nghèo khó trước mặt Chúa, và Chúa đã nghe thấy lời nguyện cầu của anh ta, đơn sơ chỉ có bảy chữ nhưng là một cách diễn đạt chân thành từ tâm can. Quả thật, trong khi người Pha-ri-sêu đứng thẳng (x. c. 11), thì người thu thuế chỉ đứng từ xa xa và “chẳng dám ngước mắt lên trời,” vì anh ta tin rằng Thiên Chúa quả thật vô cùng vĩ đại, và anh ta biết mình là nhỏ bé. Anh ta “đấm ngực” (x. c. 13), vì ngực là vị trí của con tim. Lời cầu nguyện của anh ta xuất phát từ con tim; nó rất rõ ràng. Anh ta dâng tâm hồn mình trước Thiên Chúa, không phải là những hình thức bên ngoài. Cầu nguyện tức là đứng trước mặt Chúa – chính Thiên Chúa đang nhìn đến tôi khi tôi cầu nguyện – không giấu giếm, bào chữa hay biện hộ. Thường thường những tiếc nuối của chúng ta được phủ đầy bằng sự tự biện hộ có thể làm chúng ta phì cười. Còn hơn cả sự tiếc nuối, nghe chúng dường như chúng ta đang tự phong thánh cho mình. Vì từ ma quỷ xuất hiện bóng tối và những dối trá – đây là những sự tự bào chữa của chúng ta. Đến từ Thiên Chúa là ánh sáng và sự thật, sự ngay thẳng của tâm hồn. Nó là một kinh nghiệm tuyệt vời, và tôi vô cùng tri ân, thưa các thành viên của Thượng Hội đồng, vì trong những tuần lễ qua chúng ta đã có thể nói với nhau từ tâm hồn, với sự chân thành và ngay thẳng, và đặt những nỗ lực và hy vọng của chúng ta trước mặt Chúa và những người anh chị em của chúng ta.

Hôm nay, nhìn vào người thu thuế, chúng ta tái khám phá đâu là điểm xuất phát: từ sự tin chắc rằng chúng ta, tất cả chúng ta, đều cần ơn cứu độ. Đây là bước đầu tiên của sự thờ phượng Chúa đích thực, Đấng giàu lòng thương xót với những người nhận biết mình cần giúp đỡ. Về mặt khác, như những đan sĩ xưa dạy rằng gốc rễ của mọi sai lầm về thiêng liêng là tin vào bản thân mình là công chính. Xem mình là công chính tức là gạt bỏ Chúa ngoài trời lạnh giá, chỉ Người là Đấng duy nhất công chính. Thái độ khởi đầu này quá quan trọng đến mức Chúa Giê-su cho chúng ta thấy nó bằng một sự so sánh khác thường, đặt song song trong dụ ngôn về người Pha-ri-sêu, nhân vật đạo đức và nhiệt thành nhất của thời đó, và người thu thuế, là người phạm tội công khai rõ ràng. Sự phán xét lại đảo ngược: một người tự cho là tốt nhưng quá tự tin lại thất bại; một người là tai họa nhưng khiêm nhường lại được Chúa nâng lên. Nếu chúng ta nhìn đến bản thân mình một cách thành thật, tất cả chúng ta đều thấy trong mình có một chút là người thu thuế và một chút là người Pha-ri-sêu. Chúng ta có một chút là người thu thuế vì chúng ta là những tội nhân, và có một chút là người Pha-ri-sêu vì chúng ta quá tự tin, có thể tự bào chữa cho mình, rất tài giỏi về nghệ thuật tự biện minh. Khả năng này thường có thể có tác dụng với bản thân chúng ta, nhưng chẳng có tác dụng gì với Thiên Chúa. Mánh khóe này không có hiệu quả với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin ơn cảm nghiệm bản thân mình cần có lòng thương xót, nghèo nàn trong tâm hồn. Vì lý do này, chúng ta hãy kết hợp với người nghèo, để nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cũng nghèo, để nhắc chúng ta rằng ơn cứu độ của Chúa chỉ hoạt động trong không khí nghèo nàn của tâm hồn.

3. Bây giờ chúng ta chuyển sang lời cầu nguyện của người nghèo, trong bài đọc một. Sách Huấn ca nói lời cầu nguyện này “sẽ vọng tới các tầng mây” (35:21). Trong khi lời cầu nguyện của những người cho rằng mình là công chính sẽ vẫn thuộc về thế gian, bị đè bẹp bởi lực hút của sự kiêu ngạo, còn lời cầu của người nghèo vươn thẳng lên tới Chúa. Cảm thức đức tin của Dân Chúa đã nhìn thấy nơi người nghèo là “những người gác cổng thiên đàng”: cảm thức đức tin bị biến mất trong cách bày tỏ của người Pha-ri-sêu. Họ là những người sẽ hoặc sẽ không mở rộng những cánh cổng của đời sống trường sinh. Họ không được xem là những ông chủ của cuộc sống, họ không đặt mình đứng trước những người khác; họ chỉ có gia tài nơi Thiên Chúa. Những người này là những biểu tượng sống của sứ ngôn Ki-tô hữu.

Trong Thượng Hội đồng vừa qua chúng ta được ơn lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy tư về tính tạm thời của cuộc sống, bị đe dọa bởi những mô hình phát triển mang tính chiếm đoạt. Tuy nhiên chính trong hoàn cảnh này, nhiều người đã làm chứng cho chúng ta rằng có thể nhìn vào thực tại theo một cách khác, chấp nhận nó với vòng tay rộng mở như một ân ban, cư xử với thế giới được tạo dựng không như một nguồn tài nguyên để bóc lột nhưng như một ngôi nhà được bảo tồn, với lòng tín thác vào Chúa. Người là Cha của chúng ta, và sách Huấn ca một lần nữa nói “Người nghe lời kêu xin của người bị áp bức” (c. 16). Không biết bao nhiêu lần, thậm chí trong Giáo hội, những tiếng nói của người nghèo không được lắng nghe và có thể bị chế giễu vì chúng không phù hợp. Chúng ta hãy xin ơn có khả năng lắng nghe tiếng kêu của người nghèo: đây là tiếng kêu của hy vọng của Giáo hội. Tiếng kêu của người nghèo là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội. Khi chúng ta lấy tiếng kêu của họ làm tiếng kêu của mình, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng lời cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ vọng lên các tầng mây.

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/10/2019]